[Funland] Hậu sáp nhập: những cái tên Quê Hương giờ trở thành hoài niệm.

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Sáng sau ngủ dậy em sẽ theo chân bà đi chợ. Bố em sẽ cùng ông ra đồng. Mùa nào thức ấy ông bà giồng khoai tây, bầu, bí đỏ, khoai lang, thuốc lào... bố sẽ giúp ông thu hoạch và gánh về. Bà mang ra chợ bán hoặc mời người buôn cất đến mua. Bây giờ em thấy mọi người hay bảo ăn khoai lang mọc mầm thì có hại nhưng ngày ấy chúng em ăn suốt. Nhà nào cũng có cái kho rồi làm mấy cái giá bằng tre để khoai lên cho nó thoáng. Nhưng nếu không bán hết là mọc mầm. Nhà ông bà cứ chọn củ nào mọc mầm là đem nấu ăn. Cái kho của bà em là một kho báu. Trong í có đủ thứ dừa, mật mía, đỗ xanh, lạc, đỗ đen...Em toàn mò vào đấy xúc trộm mật mía của bà.

Thôn Tiểu Hoàng nơi ông bà nội em ở là thôn truyền thống làm bánh gai, bánh nếp. Những chiếc bánh gai làm từ lá gai, bột nếp trộn với mật mía giã trên cối cho nhuyễn. Em cực thích giã gạo và giã bánh gai. Em chen vào giữa các cô chú rồi lấy chân dậm theo. Nhiều lúc em phá nhịp làm các cô chú cười bò ra. Các cụ mợ có nhớ cái cối giã gạo đạp chân không? Người giã người vén để gạo rơi đều vào lòng cối. Thề luôn bây giờ tìm không ra cái cối ấy. Một kỷ vật mà làng quê nào cũng có các cụ mợ nhỉ? À còn cái cối xay lúa nữa. Em cũng hăm hở xay lắm. Cứ ù ù nghe vui tai đáo để.
 
Chỉnh sửa cuối:

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,810
Động cơ
1,031,908 Mã lực
Cũng nhiều người con TB khó ngủ giống em vì…. Oách cụ nhỉ
1751310187356.png

Mưa đêm to quá cụ ạ. Tỉnh dậy đọc thớt mà thấy nao lòng, k ngủ lại được. Ngày còn đi học e cứ đọc bài thơ này trên báo HHT lại nhớ tới quê em.

Tôi nghĩ về nơi ấy quê hương
Nơi tôi ướp nỗi buồn xuống cỏ
Thả ước mơ xanh, khói bếp oằn trong gió
Xao xác gầy trên mái rạ chênh vênh....
 

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,810
Động cơ
1,031,908 Mã lực
Sáng sau ngủ dậy em sẽ theo chân bà đi chợ. Bố em sẽ cùng ông ra đồng. Mùa nào thức ấy ông bà giồng khoai tây, bầu, bí đỏ, khoai lang, thuốc lào... bố sẽ giúp ông thu hoạch và gánh về. Bà mang ra chợ bán hoặc mời người buôn cất đến mua. Bây giờ em thấy mọi người hay bảo ăn khoai lang mọc mầm thì có hại nhưng ngày ấy chúng em ăn suốt. Nhà nào cũng có cái kho rồi làm mấy cái giá bằng tre để khoai lên cho nó thoáng. Nhưng nếu không bán hết là mọc mầm. Nhà ông bà cứ chọn củ nào mọc mầm là đem nấu ăn. Cái kho của bà em là một kho báu. Trong í có đủ thứ dừa, mật mía, đỗ xanh, lạc, đỗ đen...Em toàn mò vào đấy xúc trộm mật mía của bà.

Cái thôn Tiểu Hoàng nơi ông bà nội em ở là thôn truyền thống làm bánh gai, bánh nếp. Những chiếc bánh gai làm từ lá gai, bột nếp trộn với mật mía giã trên cối cho nhuyễn. Em cực thích giã gạo và giã bánh gai. Em chen vào giữa các cô chú rồi lấy chân dậm theo. Nhiều lúc em phá nhịp làm các cô chú cười bò ra. Các cụ mợ có nhớ cái cối giã gạo đạp chân không? Người giã người vén để gạo rơi đều vào lòng cối. Thề luôn bây giờ tìm không ra cái cối ấy. Một kỷ vật mà làng quê nào cũng có các cụ mợ nhỉ? À còn cái cối xay lúa nữa. Em cũng hăm hở xay lắm. Cứ ù ù nghe vui tai đáo để.
Đọc bài của mợ làm e lại nhớ đến bài của một chị ở Hưng Hà ngày đấy viết trên một 4rum giờ đã hủy. Những câu chuyện kể về cuộc sống làng quê ở TB từ chuyện đi xem nhờ TV đến kéo đá trục lúa. Chuyện rất hay, e đọc thấy một phần mình trong đấy. E có copy lại đặt tên file là Hồi ức Thái Bình, mấy lần đổi máy tính nên mất chuyện đấy. Giờ tìm trên mạng không ra nữa. Bao năm nay cứ tiếc vì mình k giữ được.
 

PHUONG.

Xe buýt
Biển số
OF-869673
Ngày cấp bằng
14/10/24
Số km
612
Động cơ
11,605 Mã lực
Cũng nhiều người con TB khó ngủ giống em vì…. Oách cụ nhỉ
Giờ đây quê hương mới cc sẽ là HY. Là đồng hương với đương kim đề hoáng chú giảo và hàng loạt quý nhân . Cứ vui và ngủ thôi cụ .😅
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Những tháng ngày ở nhà ông bà nội, anh em em cùng lũ em và lũ trẻ hàng xóm ra đồng bắt cua, mót lúa, mót khoai. Ngày ấy người ta chỉ bón phân chuồng, không có phân hoá học nên cua ốc và đỉa rất nhiều. Em chả sợ. Em lội phăm phăm xuống ruộng mò cua, mót lúa. Những bông lúa còn sót lại do liềm gặt sớt qua, em mót về rửa sạch ròi đổ ra sân phơi cùng thóc của bà. Sự gian khổ khiến cho những đứa trẻ như chúng em biết nắm bắt cơ hội, biết sáng tạo và trở nên kiên cường trong đời sống. Làng quê ngày ấy tuyệt đẹp, cá rô đầy đồng đầy ruộng. Những trưa hè óng ả phiêu diêu tiếng sáo diều vi vút trên cao. Mùa hè là mùa gặt hái, cả làng quê thơm lừng mùi thóc mới, mùi bùn, mùi rơm rạ. Mùa gặt nhà nào cũng có mấy cây rơm cao ngút. Chúng em chui vào đống rơm chơi, lấy rơm trải ra nằm rồi nhìn lên trời cao mây trắng bay bồng bềnh, ước gì một ngày nào đó mình được bay lên cùng mây. Đúng là cứ ước mơ rồi ước mơ sẽ thành sự thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
14,381
Động cơ
1,625,526 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Viết tiếp nhé mợ. Em cũng dân TB đây, ngày xưa TB đi sang tỉnh nào cũng phải dùng phà, cái phà cuối cùng là phà qua sông Luộc để sang đất Hải Dương - tận 2012 mới có cầu.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Ông nội em có một đôi bàn tay tài hoa tuyệt diệu. Ông rất đẹp, sống mũi thẳng, dáng người nho nhã thư sinh. Ông hiểu về kinh dịch, hiểu về phong thuỷ và có tài xem bói chân gà. Bây giờ xem chân gà đầu năm hình như đã thất truyền. Lâu rồi em không thấy ai nhắc đến nữa. Ông đan bị, đan rổ rá, đan nia cho bà mang chợ bán. Ông chặt những cây tre già ở bụi tre bờ ao vác về chẻ lạt ngồi đan. Những chiếc dần, sàng, nong, nia, rổ, rá ông làm rất tỉ mẩn, rất đẹp. Giờ còn mấy ai biết đan? Còn mấy ai dùng mấy thứ đồ này các cụ mợ nhỉ? Cứ đồ nhựa là nhanh nhất. Ông làm đến trưa thì nghỉ. Bà đi chợ về thì mua cho ông vài thức để ông uống rượu trước khi ăn cơm. Có khi thì vài lát thịt chó, vài lát dồi lợn. Ông vừa uống rượu vừa nghe đài. Ngày ấy cứ 12 giờ trưa là có hát chèo. Nhưng làn điệu chèo ngày ấy không cải tiến như bây giờ. Em nghe chèo mãi thành yêu những làn điệu chèo. Sau này lớn lên tự dưng chèo cải tiến đi như xe bò cải tiến. Em không còn muốn nghe nữa.

Khổ lũ cháu thì đông, chúng em thèm thuồng lượn như đèn cù xung quanh ông. Bà và các chú gọi mới tản ra. Ông thương cháu gọi từng đứa lại cho mỗi đứa một miếng. Đến đứa cuối cùng thì ông cũng hết đồ nhắm. Khổ. Thương ông.

Không biết ở quê các cụ mợ thế nào? Ở quê em, ông vẫn ăn trên bàn khi bà cùng các con cháu trải chiếu ăn dưới nền nhà. Nó thành một nguyên tắc. Nhưng điều đó không có nghĩa ông xa cách với chúng em. Trái lại ông rất gần gũi, yêu thương chúng em. Ông em mất năm 79 tuổi vào một ngày cận tết ông đi ra chợ xem chỗ cho bà để bà đem bí ra chợ bán. Một chú hàng xóm lơ đễnh quẹt xe đạp vào ông, hai ông cháu ngã ra, đầu ông đập xuống đất chắc trúng hòn đá và ông bị chấn thương sọ não nhưng ngày ấy không ai có khái niệm về nó. Ông ngất đi một chút rồi tỉnh lại. Chú thứ 2 bảo thầy làm chén rượu cho ấm người. Chén rượu vô tình làm cho chấn thương nặng thêm. Sau đó ông nói nhịu rồi rơi vào hôn mê. Các chú đưa ông ra trạm xá Tiền Hải rồi điện cho bố em. Bố em bảo đưa ngay ông lên Hà Nội. Nhưng ngày ấy xe cứu thương không có, giờ vàng qua rồi, bác sĩ ở bệnh viện Thái Bình lên bảo thôi các anh chị ơi, đưa ông về thôi, giờ vàng qua rồi không làm gì được nữa. Em lúc ấy đang ở Mỹ tính đến giao thừa thì gọi điện về chúc tết ông bà.

Hồi giao thừa năm trước, ông xem chân gà rồi ông bảo bố em và các chú: nếu năm nay thầy qua được thì thầy sẽ sống đến 93 tuổi. Còn không thì thầy hết số rồi.

Lúc ông tỉnh dậy sau cú ngã, các chú rất giận chú hàng xóm. Ông em bảo số thầy chỉ được thêm vài ngày nữa thôi. Thầy nhận em Tuynh làm con. Các con phải yêu thương em Tuynh, không được đánh đập nó. Thế là các chú phải làm theo. Giờ nhà có công việc là chú thím ấy có mặt đầy đủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Viết tiếp nhé mợ. Em cũng dân TB đây, ngày xưa TB đi sang tỉnh nào cũng phải dùng phà, cái phà cuối cùng là phà qua sông Luộc để sang đất Hải Dương - tận 2012 mới có cầu.
Giờ em nhớ một cái phà là phà Tân Đệ
À còn một cái phà nữa là phà Quí Cao
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
14,381
Động cơ
1,625,526 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Giờ em nhớ một cái phà là phà Tân Đệ
À còn một cái phà nữa là phà Quí Cao
Phà Tân đệ sang Nam định là ác mộng với dân TB vì nạn 2 ngón.
Nhà em cạnh đường 10 đoạn gần giáp HP. Xưa đường 10 vắng lắm, xong 1 lúc lâu lại có đoàn xe cộ tấp nập - người lớn bảo nhau là phà đã sang, cũng hơn 35 năm rồi.
 

ngxchinhs

Xe buýt
Biển số
OF-408855
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
691
Động cơ
270,165 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!


Thưa các cụ mợ,

Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.

Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.

Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.

Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.

Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Tuần rồi e về Thái Bình, tuần này em cũng về Thái Bình.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Ông bà nội em có 6 người con trai và một cô. Cô em mất rất sớm khi mới 16 tuổi. Cô xinh lắm. Em vẫn nhớ cô cao và trắng, tóc đen mượt mà, mắt đẹp mê hồn. Cô hát chèo rất hay và rất hay hát. Những hè em về quê, tối nào cũng ngủ với cô và bà. Năm ấy em chưa về thì được tin cô mất. Hôm ấy cô đi gặt lúa giúp bạn ở làng bên. Làng bên ấy có một ngôi miếu rất thiêng. Ngày ấy ai đi qua cũng phải bỏ mũ bỏ nón. Đi qua rồi mới đội nón lên. Cô đi qua không biết cứ đội nón rồi bứt quả duối chín ngoài miếu ăn. Gặt xong cô ở lại ăn cơm với gia đình bạn rồi về nhà. Nửa đêm đang ngủ cô ngồi dậy một lúc thì bà em tỉnh. Cô quay lại nói với bà em là mẹ ơi các quan đến đưa con đi. Rồi cô nằm xuống và nấc lên mấy tiếng rồi mất. Lúc liệm người cô vẫn mềm mại như đang ngủ. Em về đến nhà cùng bố mẹ và các anh, thấy trong nhà ngoài sân binh lính ( người âm) áo xanh áo đỏ đứng hai bên đường từ linh cữu cô ra đến ngoài đường. Có cả kiệu để đưa cô đi. Cô cứ dùng dằng ngồi lại nhà không đi. Sau rồi mãi lúc khênh quan cô ra đường thì cô mới lên kiệu hoa và đi mất.

Tiền Hải quê em có tục cứ ai mất thì hàng ngày vào buổi chiều, gia đình sẽ ra mộ thắp hương mời hương linh về ăn cơm. Em và các anh hay được bà bảo ra mộ thắp hương mời cô về. Chúng em thắp hương lên nấm mồ cô. Từ lúc nó còn là nấm đất mới tinh đến lúc những ngọn cỏ non bắt đầu lác đác đâm lên khỏi mặt đất. Em thường đặt tay lên nấm mồ cô, nhớ cô và mông lung về kiếp người. Em không biết cô đang ở đâu? Em không bao giờ gặp lại cô kể từ ngày đó dù em nhìn thấy rất nhiều hương linh khác phiêu diêu trong cõi trần ai này.

Bà em khóc nhiều quá, hết 49 ngày cô bố em đưa bà ra Hạ Long chơi để cho bà khuây khoả. Trước khi đi bà thắp hương lên bàn thờ cô mời cô ra nhà em với bà. Trên đường đi thì phù hộ cho bà. Chuyến đi của bà rất êm xuôi, đến đâu là có xe có người rước đến đó. Em ở nhà hôm ấy chạy ra chạy vào ngó xuống đường xem bà đến chưa? Tầm chiều thì bà đến. Nhưng bà vừa bước vào đến nhà thì em lăn ra ốm. Ốm một trận kinh hoàng mê man bất tỉnh. Bệnh viện kết luận em bị hen phế quản. May thay bà ngoại em từ Thái Nguyên không hiểu vì sao tức tốc về Hạ Long, vào thẳng nhà em khấn khứa làm gì đó trên bàn thờ. Em đang mê man trên viện tự dưng ngồi dậy đòi ăn cháo. Sau này mới biết bà không cho cô gặp em nữa. Bà cắt hẳn sợi dây tâm linh vô hình còn níu giữ giữa tình thân máu mủ, bảo vệ 3 đứa cháu ngoại của bà.
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
4,260
Động cơ
-166,596 Mã lực
THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!


Thưa các cụ mợ,

Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.

Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.

Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.

Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.

Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Lại nói đến bến tàu Cửa Ông e lại nhớ hơi thở cuối cùng của ông cụ nhà e nằm lại nới đó cách đây 44 năm ngày giáp tết năm 1981. Vụ đắm tàu đó e chỉ đc nghe kể lại nhưng nó là 1 ký ức đau thương với gia đình em khi cụ nhà e có mặt trên chuyến tàu đó để về quê Thái Bình ăn tết. 🥺
Hình ảnh quê hương Thái Bình của em đây
20250521_091748.jpg
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
14,381
Động cơ
1,625,526 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đọc thớt này em mới biết ngày xưa cc đi bằng đường biển nhiều chứ không phải đường bộ nhỉ?
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Thái Bình, vựa lúa Đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi biết bao người con ưu tú đã ra đi bảo vệ tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Ông bà nội em cũng là một trong những gia đình đã hiến dâng những người con cho tổ quốc. Chú thứ 2 sau bố em nhập ngũ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Những năm ấy, bố mẹ em bám đất mỏ sống và chiến đấu. Một lần chú Hai lúc ấy đang huấn luyện ở Hải Phòng xin phép ghé qua thăm bố mẹ em để chuẩn bị vào Nam. Ngày ấy Hạ Long vẫn còn đi phà. Vượt chặng đường gian nan từ Hải Phòng ra đến Hạ Long, bố và chú chỉ kịp căn dặn dăm ba điều rồi chú lên phà về lại Hải Phòng. Bố em kể nhìn chú đi, gầy còm yếu ớt bố em không cầm được nước mắt, chỉ cầu mong chú chân cứng đá mềm, ông bà tổ tiên phù hộ tránh mũi tên hòn đạn. Vào kia chiến trường khốc liệt, biết có ra không hay là hôm nay là ngày cuối cùng nhìn thấy chú?

Chú đi biền biệt không thư từ, không tin tức. Bố em ở nhà tìm cách liên lạc với sư đoàn chú nhưng cũng không có tin. Chiến trận ngày càng ác liệt. Hạ Long cũng bị dội bom. Nhà trẻ, trường học, nhà thờ bị bom bỏ. Bố em chỉ còn biết hàng ngày cầu nguyện cho chú.

Bỗng một hôm bố em nhận được tin chú đang ở khu thương bệnh binh ở tỉnh nào đó tuyến sau. Bố em xin phép thủ trưởng, cầm giấy đi đường và giấy giới thiệu rồi đạp chiếc xe đạp Liên Xô đi cả ngày lẫn đêm mấy ngày đường đất mặc bom rơi đạn nổ để vào với chú. Chú trúng bom trong một trận giao tranh. Chú đeo băng đạn quanh người. Lúc bị bom, đạn đeo trên người chú nổ xé toạc cả ngực cả bụng chú. Ai cũng tưởng chú chết rồi. Đến lúc thấy chú còn thở nên đưa về trạm xá, cắt mấy đoạn ruột, khoét mấy mảnh ngực mà chú vẫn sống. Nhìn thấy bố em, chú mừng rơi nước mắt, thều thào hỏi thầy bu có khoẻ không anh?

Rồi chú ra quân. Chú về đi học và sau đó được sang Nga học mấy năm rồi về làm Giám đốc Ty Thương Mại Thái Bình. Chú về lấy vợ và sinh 3 cậu con trai nhưng các em cũng nhiễm chất độc da cam và không được lành lặn. Đặc biệt là em thứ 3. Thỉnh thoảng em cũng được chú cho xuống thị xã Thái Bình chơi. Lần đầu tiên em được ăn phở là chú mua cho bát phở ở một cái nhà gì đó rất đẹp hình như gọi là Giao Tế, gần cơ quan chú.

Ông giám đốc ty Thương mại Thái Bình này là một bệnh nhân đặc biệt của khoa Tiêu hoá và khoa tim mạch, khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Bạch Mai. Cứ lâu lâu chú lại phải đi cắt ruột một lần hoặc đi gắp mảnh đạn mảnh bom. Các giáo sư, bác sĩ ở các khoa đó rất thương chú. Giáo sư "Phạm Gia Khải bảo anh là một anh hùng".

Các cuộc phẫu thuật liên miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ chú. Một ngày chú lên cơn đau tim, gia đình chuyển chú lên bệnh viện Tim Hà Nội, lúc đó bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn còn làm giám đốc. Bác sĩ là người thân của gia đình em. Cuộc phẫu thuật không thành công.

Người vợ đầu của chú mất sớm, sau này chú lấy thêm thím hai ở xã An Ninh. Thím về với chú được 13 năm thì chú mất. Thương cho thím 13 năm làm vợ, chăm sóc chú tận tình. Chỉ còn vài tháng nữa thôi là thím được hưởng tiền hưu trí của chú. Thế mà thím không may. Chú mất đi thím chả được hưởng gì, lại về nhà mẹ đẻ ở và cấy cày làm lụng trên đồng ruộng để sống qua ngày.
 
Biển số
OF-882295
Ngày cấp bằng
3/6/25
Số km
277
Động cơ
1,908 Mã lực
Tuổi
44
Phải hàng trăm năm nữa mới quen được xã và tỉnh mới
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
4,260
Động cơ
-166,596 Mã lực
Đến Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Diêm Vương, Putin, Trump cũng quê Thái Bình thì chắc ai ai cũng quê Thái Bình thôi ạ. Em fun tí :D
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,615
Động cơ
541,664 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Sắp còi rồi các cụ mợ ơi. Em không ngủ được. Cảm giác giống như người thân của mình ra đi mãi mãi không về. Mà sao không đặt cho tỉnh mới là Bình Yên các cụ nhỉ?
 

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,810
Động cơ
1,031,908 Mã lực
Viết tiếp nhé mợ. Em cũng dân TB đây, ngày xưa TB đi sang tỉnh nào cũng phải dùng phà, cái phà cuối cùng là phà qua sông Luộc để sang đất Hải Dương - tận 2012 mới có cầu.
Về chuyến phà cuối cùng.
Năm 2002 ngày cuối năm âm lịch khánh thanh cầu Tân Đệ. Cũng sắp nghỉ Tết em liên nghỉ sớm không đợi ngày khánh thành câu để đi qua nữa mà muốn về đi trên chuyên phà cuối cùng để lưu giữ ký ức.
Ngày ấy đi từ TB lên HN vé xe là 10k, mỗi lần về nếu có xe đạp đi theo thì e phải chờ, con k cứ qua phà là nhảy lên cái xe khách bất kỳ để về hướng thị xã. Xe đông, ng xuống xe đi xe khác như mình cũng nhiều nên nhà xe cũng kệ.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,448
Động cơ
423 Mã lực
Thông cảm với các cụ mợ.
Xưa các cụ nhà mình còn đổi tên nước suốt dc mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top