- Biển số
- OF-779823
- Ngày cấp bằng
- 9/6/21
- Số km
- 2,448
- Động cơ
- 414 Mã lực
Giờ thì cứ cảm thán thôi.Thế mà không nghĩ em.
Em ở văn lang
Cả làng nói phét
Chục năm nữa quen rồi nó khác.
Giờ thì cứ cảm thán thôi.Thế mà không nghĩ em.
Em ở văn lang
Cả làng nói phét
Tàu chạy đến giữa đường thì sang mạn cho người lên xuống ở Yên Hưng (em nghe vậy) chắc đoạn đảo Hà Nam.Bến Tàu, bén Đoan nhà Cháu có biết từ xưa.
Tàu về đến Phòng thì bến Bính. Xưa bến ô tô từ Phòng đi Thái Bình nhà Cháu có biết là bến Hồ Sen và bến Niệm Nghĩa. Xưa đường 10 toàn ổ Khủng long chứ chả phải ổ voi.
Hồi nhỏ, đầu những năm 70 thì Ông nhà Cháu toàn bắt nghỉ hè phải về quê 1 thời gian cho đỡ mất gốc nên giờ vẫn còn nhiều kỷ niệm về quê. Cũng chính vì vậy nên còn tình cảm gắn bó với quê, rỗi rãi vẫn muốn về. Con nhà Cháu giờ bảo về thì chúng về nhưng không có tình cảm với quê như mình đâu ạ !
2 ngón ở phà Tân Đệ cũng có lãnh thổ đấy. Địa bàn hoạt động từ phà cho đến đường tàu Phủ Lý là xuống, còn lại từ Phú Lý lên Hà Nội là của đội khác rồi. E cũng bị rạch mất cái thẻ, các anh bảo thẻ rơi kìa. Tiền e có đồng nào đâu khi đi về, đi lên thì được vài trăm nghìn e phải cho vào giày rồi đi k các anh lấy mất.Phà Tân đệ sang Nam định là ác mộng với dân TB vì nạn 2 ngón.
Nhà em cạnh đường 10 đoạn gần giáp HP. Xưa đường 10 vắng lắm, xong 1 lúc lâu lại có đoàn xe cộ tấp nập - người lớn bảo nhau là phà đã sang, cũng hơn 35 năm rồi.
Yên tâm cụ ợ, rồi lại xem phim: Trả lại tên cho em thôiTHÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!
Thưa các cụ mợ,
Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.
Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.
Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.
Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.
Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Cái tên Thái bình đẹp và ý nghĩa thế mà bị xóa sổ tiếc quá cụ nhỉ. Nhiều người cũng tâm tư lắm dù không phải dân TB.Mất tên tỉnh Thái Bình kể ra cũng thực sự tiếc.
Hưng Yên họ có "điều kiện thuận lợi" hơn tại thời điểm hiện tại nên chấp nhận Thái Bình mất tên thôi.
Em cũng bị y chang cụ ở phủ lý, trên đường lên HN đi học, ví có mỗi cái thẻ sinh viên với mấy đồng lẻ Bà nội cho sau khi trả tiền xe để uống nc, xe thì đông, e vừa chợp mắt tí thì có người gọi rơi ví cháu ơi, e cúi xuống nhặt. Thấy còn cái thẻ sv, mấy đồng lẻ ko còn.2 ngón ở phà Tân Đệ cũng có lãnh thổ đấy. Địa bàn hoạt động từ phà cho đến đường tàu Phủ Lý là xuống, còn lại từ Phú Lý lên Hà Nội là của đội khác rồi. E cũng bị rạch mất cái thẻ, các anh bảo thẻ rơi kìa. Tiền e có đồng nào đâu khi đi về, đi lên thì được vài trăm nghìn e phải cho vào giày rồi đi k các anh lấy mất.
Em chuyển nhà linh tinh 7 nơi trong 20 năm qua nên mọi cái tên chỉ để nhớ. Hiện nay em đang ở SG thấy đổi tên và sát nhập cũng nhiều cái hay. Việc chính phủ thúc đẩy số hóa nhanh làm cho nhiều việc hành chính trở nên đơn giản. Trước đây nhiều việc phải ra phường,lên quận nhưng giờ đây chỉ cần ngồi máy tính là xong. Thực sự là 1 số việc liên quan tới thủ tục hành chính hiện nay làm em rất hài lòng. Mọi người rồi sẽ quen và để hệ thống hoàn thiện cần một thời gian nữa. Nếu bộ máy khu vực công quyền gọn nhẹ và có trình độ em rất hy vọng đất nước sẽ phát triển.- Hà nội: có đc cái tên như ngày nay cũng thay đổi 5-7 lần qua các chiều đại nhà vẫn thế, dân ở vẫn vậy ai giàu vẫn giàu ai nghèo vẫn nghèo
- Tp Hcm: cũng hợp nhất từ Sài gòn, chợ lớn. Dân Q1 hay ở ngoại ô nó vẫn y chang vậy người giàu vẫn siêu giàu và ngược lại.
- Giờ tỉnh thành đc đổi tên kì vọng vươn mình, vẫn ko tránh khỏi tư duy làng xã, sao trung tâm ko đặt tỉnh mình mà đặt tỉnh kia, sao tỉnh này còn tên mà tỉnh mình mất tên … Muốn giàu có ở phố cổ hn mà tít trong ngõ cũng khổ lắm. Huống chi là các tỉnh.
Hay là sẵn dịp ta đổi lại Hà Nội thành Thăng Long cho hợp với kỷ nguyên vươn mình mới nhỉ.- Hà nội: có đc cái tên như ngày nay cũng thay đổi 5-7 lần qua các chiều đại nhà vẫn thế, dân ở vẫn vậy ai giàu vẫn giàu ai nghèo vẫn nghèo
- Tp Hcm: cũng hợp nhất từ Sài gòn, chợ lớn. Dân Q1 hay ở ngoại ô nó vẫn y chang vậy người giàu vẫn siêu giàu và ngược lại.
- Giờ tỉnh thành đc đổi tên kì vọng vươn mình, vẫn ko tránh khỏi tư duy làng xã, sao trung tâm ko đặt tỉnh mình mà đặt tỉnh kia, sao tỉnh này còn tên mà tỉnh mình mất tên … Muốn giàu có ở phố cổ hn mà tít trong ngõ cũng khổ lắm. Huống chi là các tỉnh.
Đến lúc ghế thì ít đuýt thì nhiều ta lại ca bài ca cây tre trăm đốt cụ nhểYên tâm cụ ợ, rồi lại xem phim: Trả lại tên cho em thôi