[Funland] Xung đột biên giới Campuchia và Thái Lan - chuẩn bị chiến tranh không?

yamaha-x8

Xe điện
Biển số
OF-8326
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
2,363
Động cơ
25,237 Mã lực
Cam mà thắng trận này thì nó coi cả ĐNA ko ra cái quần què gì luôn, các cụ nhỉ?
 

toisorry

Xe tải
Biển số
OF-154201
Ngày cấp bằng
27/8/12
Số km
402
Động cơ
377,627 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cam tung ảnh chứng minh cựu thủ tướng Hunsen vẫn ở trong nước. Truyền thông tiết lộ Hunsen sẽ tròn 73 tuổi vào tháng tới

View attachment 9233059

View attachment 9233061

View attachment 9233062

View attachment 9233063

View attachment 9233064

View attachment 9233066
Vụ ảnh ọt này bọn mạng Thái dúi đang hỉ hả: đồng hồ thì 11h, ipon thì 4 rưỡi. Chỉnh giờ đt cho giống giờ thực tế mà quên ko chỉnh đồng hồ treo tường. Suy ra pha ke, trốn đi Tàu rồi =))
 

godauyuh

Xe buýt
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
834
Động cơ
150,500 Mã lực
Cụ có nhớ Cam đã từng thuê 1 ông thợ gò hàn VN làm xe quân sự cho ko :)) Lên cả TV đấy..
Chuẩn ạ, trang bị cho cỡ 1 tiểu đoàn luôn
Em nhớ đầu tiên là sửa xe thiet giap trước, hư động cơ gì đấy ổng chế sửa động cơ lại cho đâu hơn chục chiếc, sau ổng chế thêm con thiết giáp 6 bánh chả biết nên gọi là gì, báo chí 1 dạo ầm ĩ, giờ mà nhìn lại ảnh chiếc xe đó chắc buồn cười lắm.
 

Pumzen

Xe ngựa
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
25,173
Động cơ
1,464,061 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không liên quan lắm nhưng em đang lăn tăn quá : Em đã đặt tour đi Thái Lan vào ngày kia 27/7. Giờ không biết có nên đi không. Liên hệ với đại lý thì không được hoàn hủy chuyến :(
Cụ sang đó, rồi làm 1 CCCĐ kể về tình hình chiến sự, đời sống sinh hoạt, tinh thần của ng dân Thái dư lào, nhà cháu tin sẽ rất hot trên OF này. :D
 

Nguoivactuva

Xe máy
Biển số
OF-885701
Ngày cấp bằng
15/7/25
Số km
88
Động cơ
1,322 Mã lực
Tuổi
45
Chuẩn rồi Cụ
Với diễn tiến mấy ngày qua thì Thái đang thể hiện sự tự tin hơn khi gạt bỏ việc trung gian đàm phán

Mọi việc sẽ do thực chiến trên chiến trường quyết định
Nhìn phát biết ngay. Thái vs Cam ko phải như Ix vs Iran mà là với Lebanon. Quân đội cơ bản ko có khí tài gì gọi là mới cả. Ko rõ TQ có cho đồ gì ngon ko
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,071
Động cơ
520,395 Mã lực
Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng xung đột là do ... chủ nghĩa thực dân để lại

Trích

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng đóng vai trò xây dựng trong việc giúp hạ nhiệt tình hình giữa Thái Lan và Campuchia.

Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc gặp với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn tại Bắc Kinh, ông cho biết: "Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này nằm ở những hậu quả dai dẳng mà chủ nghĩa thực dân phương Tây để lại trong quá khứ, và hiện tại cần phải bình tĩnh đối mặt và xử lý vấn đề này một cách thỏa đáng".

Những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tranh chấp của hai nước láng giềng phần lớn bắt nguồn từ bản đồ năm 1907 được vẽ dưới thời Pháp thuộc, được sử dụng để phân tách Campuchia khỏi Thái Lan.

Campuchia đã sử dụng bản đồ này làm tài liệu tham khảo để tuyên bố chủ quyền trong khi Thái Lan cho rằng bản đồ này không chính xác.

họ nói không sai đâu cụ:
copy from Langven

Vấn đề biên giới Thái Lan – Campuchia và di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia là hệ quả phức tạp của lịch sử thuộc địa và sự can thiệp của thực dân Pháp vào khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, có thể thấy Thủ tướng Hun Sen đang cố tình khơi dậy tinh thần dân tộc của người Campuchia, trong khi phớt lờ một thực tế lịch sử: một phần lãnh thổ Campuchia ngày nay từng thuộc về Xiêm La (tức Thái Lan cổ), và chỉ được chuyển giao dưới áp lực của thực dân Pháp, tương tự như việc Pháp buộc nhà Nguyễn phải cắt đất cho họ ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ khi xâm lược Việt Nam.

Dù vậy, các chính phủ Thái Lan về sau vẫn công nhận đường biên giới do thực dân Pháp áp đặt. Những phần tranh chấp hiện tại chủ yếu là kết quả của các bản đồ mập mờ do Pháp vẽ ra, đôi khi bất chấp sự đồng thuận của Xiêm lúc bấy giờ. Ngay cả Hiệp ước Pháp – Xiêm về phân định lãnh thổ cũng là một sản phẩm của sự cưỡng ép, vì thế khi Pháp thất thủ ở châu Âu năm 1940 và Nhật Bản tiến vào Đông Dương, Thái Lan đã nhân cơ hội chiếm lại các vùng lãnh thổ cũ như Battambang và Siem Reap – những nơi từng là của họ.

Sự kiện đó còn liên quan đến Việt Nam: chính quyền Pháp từng dự định điều lính khố đỏ người Việt sang đánh Thái Lan, khiến mâu thuẫn lan rộng và trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong xung đột hải quân giữa Pháp và Thái, dù tàu chiến Pháp thắng trận, Thái vẫn chiếm được phần đất tranh chấp. Tuy nhiên, đến năm 1945, khi Nhật đầu hàng, Thái Lan phải rút quân, bắt đầu đàm phán với phe Đồng minh để tránh bị chiếm đóng. Sau này, khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ và buộc phải ký Hiệp định Genève, họ công nhận độc lập cho Campuchia và Lào – nhưng vẫn duy trì ảnh hưởng, khiến Thái Lan không thể đòi lại phần đất cũ. Từ đó, Thái Lan buộc phải chấp nhận biên giới do Pháp áp đặt.

Một điểm quan trọng khác là vai trò không hề khách quan của các tổ chức quốc tế phương Tây. Điển hình là vụ Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phán xử ngôi đền Preah Vihear – đầu tiên trao quyền sở hữu cho Campuchia, sau đó vào năm 2013 lại bổ sung thêm quyền kiểm soát cả khu vực xung quanh, với lập luận rằng đây là công trình thuộc nền văn hóa Angkor. Tuy nhiên, điều này là không hợp lý, vì văn hóa Angkor không phải độc quyền của Campuchia mà từng lan rộng sang cả Thái Lan và Lào (đế quốc Phù Nam). Ngược lại, trên phần đất Campuchia hiện tại, chưa chắc đã bao phủ toàn bộ nền văn hóa này. Việc lấy đó làm cơ sở phán xử là phiến diện, và phần nào phản ánh cái bẫy chính trị của thực dân Pháp khi xưa – khi họ khai quật Angkor không chỉ vì khảo cổ, mà còn để phục vụ cho mưu đồ tái cấu trúc lãnh thổ, gán toàn bộ di sản văn hóa đó cho Campuchia nhằm chiếm đất của Xiêm.

Đây là một sai lầm mang tính lịch sử, tương tự như việc ngày nay người ta gán cả đế chế La Mã cho nước Ý hiện đại – điều mà các học giả phương Tây thực tế lại không dám làm công khai.

Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng Thái Lan có cơ sở hợp lý trong vụ tranh chấp này. Việc giải quyết cần được thực hiện thông qua thương lượng trực tiếp giữa hai quốc gia, không cần qua trung gian nào cả. Biên giới giữa Thái Lan và Campuchia nên được nhìn nhận trong tinh thần cùng chung một nền văn hóa khu vực – giống như Pháp và Ý chấp nhận chia sẻ di sản La Mã – thay vì gán cho Campuchia vai trò "Phù Nam mất đất" và tô vẽ Thái Lan như một kẻ xâm lược.

Đáng tiếc là chính huyền thoại "Campuchia là chủ nhân duy nhất của Phù Nam" – được gieo rắc bởi các học giả Pháp – lại là thứ nọc độc đầu độc tinh thần dân tộc Campuchia. Chính nó đã được Pol Pot và Khmer Đỏ khai thác để hợp thức hóa việc thanh trừng các nhà yêu nước Khmer từng thân Việt Nam, tạo cớ để gây chiến với Việt Nam. Từ đó dẫn đến thảm sát với con số nạn nhân lên tới hàng triệu người. Nếu không có sự hỗ trợ từ Việt Nam, bản thân Hun Sen có thể đã chết trong cuộc thanh trừng ấy.

Tuy nhiên, tâm lý dân tộc cực đoan này vẫn còn âm ỉ trong xã hội Campuchia ngày nay, là mối nguy hiểm tiềm tàng cho hòa bình khu vực. Vì vậy, điều cấp thiết là hai nước Thái Lan và Campuchia cần đối thoại trong tinh thần thực tế, tôn trọng lịch sử, và hiểu rằng di sản Phù Nam hay Angkor không phải là của riêng ai, mà là một phần của lịch sử chung khu vực..

Việt Nam nên làm gì? Một góc nhìn từ lịch sử, văn hóa và hiện thực địa chính trị

Trong bối cảnh tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, câu hỏi đặt ra là: Việt Nam nên hành xử ra sao? Dưới đây là quan điểm cá nhân của tôi, dựa trên phân tích thời sự, nhưng có gốc rễ sâu xa từ nhận thức lịch sử – văn hóa trong bối cảnh thế giới đang dần bước vào thời kỳ phi phương Tây hóa. Sự suy giảm ảnh hưởng của phương Tây ở Đông Nam Á hiện nay là một thực tế rõ ràng, không chỉ vì sự trỗi dậy của Trung Quốc hay đối đầu Mỹ - Trung, mà chủ yếu là hệ quả tất yếu của quá trình giải phóng dân tộc từng diễn ra mạnh mẽ trong khu vực.

Khi ảnh hưởng phương Tây suy yếu, các mâu thuẫn và vấn đề nội tại của khu vực – vốn bị dồn nén hoặc bị che đậy dưới lớp vỏ của trật tự thuộc địa – bắt đầu trỗi dậy trở lại. Một trong số đó là quan hệ giữa Thái Lan, Campuchia và Việt Nam – vốn đã tồn tại và tương tác từ trước cả khi thực dân Pháp dựng lên cái gọi là “Liên bang Đông Dương”. Trong cách nhìn này, giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam (1975–1991), không chỉ là một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, mà còn là một giai đoạn giao thời – nơi Việt Nam đóng vai trò duy trì trật tự hậu thuộc địa, trong hành trình tự khẳng định và giải phóng dân tộc của chính mình.

Trở lại câu chuyện hiện tại: với xung đột Thái – Campuchia, Việt Nam không có nghĩa vụ phải can dự hay đứng về phía nào. Điều cần làm chỉ là tiếp tục duy trì quan hệ đối tác song phương với cả hai nước – những đối tác quan trọng và là thành viên cùng ASEAN. Đây không phải là một cuộc chiến tiềm tàng, mà là mâu thuẫn nội bộ liên quan đến vấn đề chính trị – “chính danh” – của từng nước.

Ở Thái Lan, nó phản ánh mâu thuẫn giữa hệ thống nhà nước sâu (deep state) gắn liền với quân đội, hoàng gia và giới tài phiệt, đối lập với phe chính trị xung quanh gia tộc Thaksin. Trong khi đó, ở Campuchia, đây là vấn đề kế thừa quyền lực: “bố chính danh – con kế nghiệp”, và khơi lại câu chuyện biên giới là một công cụ hữu hiệu để củng cố tính chính danh đó. Thật ra, toàn bộ lập luận đòi hỏi về biên giới của Campuchia ngày nay, xét cho cùng, đều bắt nguồn từ nhận thức lịch sử sai lệch mà thực dân Pháp đã cấy vào: rằng Campuchia là "đế quốc Phù Nam bị mất đất", và rằng nơi nào có dấu tích văn minh cổ như Angkor hay các đền đài cổ là đất của Campuchia.

Nếu có hệ quả kinh tế nào xảy ra, như việc Thái và Campuchia cắt giảm giao thương, thì điều đó đơn giản là cơ hội để Việt Nam (và các nước ASEAN khác) mở rộng thị phần với cả hai bên – đây là chuyện thị trường tự nhiên, tùy thuộc vào cách tiếp cận và năng lực kinh tế của doanh nghiệp.

Về bản chất chính trị, đây vẫn là vấn đề song phương giữa Thái Lan và Campuchia. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: nguyên nhân sâu xa không phải là địa lý hay bản đồ, mà chính là nhận thức lệch lạc mà thực dân Pháp đã cố tình gieo rắc trong quá trình xâm lược Đông Dương – cụ thể là việc gán ghép toàn bộ văn hóa cổ như Phù Nam hay Angkor cho Campuchia hiện đại. Từ đó hình thành nên một quan điểm cực đoan rằng: nơi nào có dấu vết Phù Nam thì nơi đó "phải" là đất Campuchia. Đây là một nhận thức nguy hiểm, và chính là mầm mống của nhiều thảm họa lịch sử – tiêu biểu nhất là Khmer Đỏ.

Với tôi, Thái Lan có lý khi phản đối việc đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế – một thiết chế phương Tây vốn chẳng liên quan gì về mặt văn hóa, lịch sử với khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, việc dựa vào các bản đồ do Pháp vẽ – nhiều khi là “vẽ đại” vì mục tiêu chính trị – là điều thiếu căn cứ. Hiệp ước Pháp – Xiêm vốn đã thiếu công bằng, tương tự như cách Pháp buộc nhà Nguyễn phải cắt đất Nam Bộ cho họ.

Điều đáng quan ngại là hiện nay, Pháp dường như sẵn sàng can dự trở lại vấn đề này, thông qua các mối liên hệ lịch sử và thậm chí vai trò tư vấn cho Campuchia. Nếu điều này xảy ra, nó không hề có lợi, vì Pháp rõ ràng sẽ hành xử theo lợi ích của họ – vốn luôn thiên về duy trì ảnh hưởng ở Campuchia. Nhưng đây không còn là thời kỳ thuộc địa nữa. Thái Lan không nên rơi vào cái bẫy này.

Về mặt lịch sử, kể từ sau năm 1954, Pháp từng nhiều lần tìm cách sử dụng Campuchia như một bàn đạp để quay lại Đông Nam Á – ví dụ rõ nhất là chuyến thăm của De Gaulle đến Campuchia năm 1966, hay vai trò mờ ám của họ trong việc tạo dựng lực lượng FULRO thời kỳ đầu (trước khi chuyển sang tay Mỹ). Trong giai đoạn miền Nam Việt Nam rối loạn sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Pháp cũng từng có ý định chen chân vào (ví dụ như ủng hộ Nguyễn Khánh), nhưng kết quả mơ hồ. Tóm lại, bất kỳ phán quyết nào từ tòa án châu Âu đều có khả năng không khách quan và bị chi phối bởi lợi ích của các cường quốc cựu thực dân.

Nhìn rộng ra, từ tranh chấp biên giới với Thái Lan đến các vấn đề biên giới khác, Campuchia không thực sự bị “thiệt hại”. Vấn đề nằm ở chỗ: họ tự mang bệnh vào mình, bởi sự lệch lạc trong nhận thức về lịch sử. Và điều này đã từng dẫn tới thảm họa như Khmer Đỏ – một bài học đẫm máu vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh. Nếu người Campuchia hiểu được điều này, thì cũng là điều tốt đẹp cho chính họ, hiện tại lẫn tương lai.

Thực tế cũng cho thấy, hiện có khoảng 2 triệu người Campuchia sinh sống và làm việc ở Thái Lan – theo báo chí Việt Nam. Với tôi, đó chính là hình ảnh sống động nhất của một "vùng giao thoa văn hóa Phù Nam" – không phải là một vương quốc đã mất, mà là sự tiếp nối tự nhiên giữa các cộng đồng. Văn hóa Campuchia ngày nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ Thái Lan, và hợp tác cùng phát triển là điều có lợi cho Campuchia hơn nhiều so với việc mãi ôm ấp một tâm lý tự huyễn rằng mình bị mất đất – thứ tâm lý sai lầm do thực dân Pháp dựng lên từ huyền thoại Angkor.
 
Chỉnh sửa cuối:

Laminar

Xe tải
Biển số
OF-834783
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
207
Động cơ
16,898 Mã lực
Cô bé này chuyên môn ổn, tâm lý vững, kinh nghiệm dẫn sóng dày dặn... tiếc... Lỗi này thường chỉ coi là tai nạn nghề nghiệp nhưng VTV lỗi hệ thống nên xử lý kém nên đẩy vụ việc thành khủng hoảng. Và không chỉ lần này... Tiếc cho cô bé, vận đen nên thành vật tế thần!
Nếu có chuyên môn thì không thể có sự lầm lẫn khi lên sóng cả nước đọc khơi khơi chiến sự đang diễn ra giữa VN TL có thương vong lớn như thế đc mà phải đọc trước 1 lần kiểm tra có sai sót gì không, nếu ko check thì coi như phó mặc cho trời thì trời hành thôi. Mà xem lý lịch thì tay ngang nhảy qua làm mc truyền hình nên chắc cũng cocc như các cụ trong đây nói thôi.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,124
Động cơ
1,060,910 Mã lực
Tuổi
40
Em nhớ đầu tiên là sửa xe thiet giap trước, hư động cơ gì đấy ổng chế sửa động cơ lại cho đâu hơn chục chiếc, sau ổng chế thêm con thiết giáp 6 bánh chả biết nên gọi là gì, báo chí 1 dạo ầm ĩ, giờ mà nhìn lại ảnh chiếc xe đó chắc buồn cười lắm.
Ông Hải.
1000012726.jpg
1000012725.jpg
1000012724.jpg

Hàng này ra trận. Kẻ thù chết vì cười mất.
 

trungthu2020

Xe điện
Biển số
OF-744758
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
2,703
Động cơ
208,842 Mã lực
eo ôi, có "cô bé" là cụ Thọ nhẹ nhàng thế
chả bù như ở thớt bên kia
Cô bé này chuyên môn ổn, tâm lý vững, kinh nghiệm dẫn sóng dày dặn... tiếc... Lỗi này thường chỉ coi là tai nạn nghề nghiệp nhưng VTV lỗi hệ thống nên xử lý kém nên đẩy vụ việc thành khủng hoảng. Và không chỉ lần này... Tiếc cho cô bé, vận đen nên thành vật tế thần!
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,071
Động cơ
520,395 Mã lực
Căng thẳng biên giới: công cụ đối nội của cả Thái Lan và Campuchia

Hiện tại, có thể nói cả Thái Lan và Campuchia đều đang tận dụng căng thẳng biên giới như một công cụ để xử lý các vấn đề nội tại. Tuy nhiên, theo phân tích của tôi, Campuchia có sự chuẩn bị bài bản và chủ động hơn trong việc sử dụng xung đột như một “vũ khí chính danh”, trong khi Thái Lan lại tỏ ra bị động và thiếu nhất quán trong phản ứng.

Ở phía Thái Lan, vấn đề biên giới thực chất không phải là ưu tiên cốt lõi. Chính trường Thái đang bị chia rẽ sâu sắc giữa các thế lực – đặc biệt là giữa phe quân đội và hoàng gia (thường được gọi là "cờ vàng") với phe dân chủ – đại diện bởi Đảng Pheu Thai và gia tộc Thaksin ("cờ đỏ"). Trong bối cảnh đó, vụ căng thẳng biên giới với Campuchia bị một số thế lực lợi dụng như một cái cớ để gây áp lực hoặc làm mất uy tín của chính phủ dân cử hiện tại. Điều đó khiến cho phản ứng của Thái Lan kém hiệu quả và thiếu sự phối hợp, do nội bộ chưa thống nhất về mặt lợi ích và mục tiêu.

Ngược lại, phía Campuchia lại chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Như đã phân tích ở phần trước, câu chuyện biên giới là một phần trong chiến lược củng cố tính chính danh cho quá trình chuyển giao quyền lực “cha truyền con nối”. Các động thái gần đây của Campuchia, bao gồm việc tuyên bố xây dựng "kênh đào Phù Nam", là một phần của chiến lược khơi dậy chủ nghĩa dân tộc một cách có hệ thống. Mặc dù ban đầu, mũi nhọn của chiến dịch tuyên truyền có phần hướng về phía Việt Nam, nhưng do phía Việt Nam không phản ứng – và vì dự án kênh này vẫn còn mơ hồ, chưa rõ tính khả thi – hiệu quả kích động tinh thần dân tộc từ hướng đó không đạt được như kỳ vọng. Vì thế, Campuchia chuyển hướng sang Thái Lan – một mục tiêu dễ tạo được sự đồng thuận nội bộ hơn trong tâm lý đại chúng.

Ngoài ra, việc khơi lại xung đột biên giới còn giúp Campuchia làm lệch trọng tâm dư luận khỏi những khó khăn kinh tế đang ngày càng rõ nét, đặc biệt là sau khi Mỹ áp dụng một số chính sách thuế quan với hàng hóa từ nước này. Mỹ từ lâu đã bày tỏ quan ngại về quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Campuchia và Trung Quốc, đặc biệt là việc cho Trung Quốc sử dụng quân cảng Ream. Bên cạnh đó, Mỹ nghi ngờ rằng hàng xuất khẩu "Made in Cambodia" thực chất là sản phẩm của các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng, để né thuế – một cáo buộc không hoàn toàn vô căn cứ. Trong hoàn cảnh Campuchia khó có thể đàm phán hiệu quả với Mỹ, thì việc khơi lại xung đột biên giới là một cách để chuyển hướng bất mãn xã hội sang lĩnh vực "an ninh – chủ quyền", một chiêu bài điển hình trong lịch sử chính trị hiện đại.

Trở lại với Thái Lan, câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền hiện tại có thể tập hợp được sự đồng thuận quốc gia trong vấn đề biên giới hay không – cụ thể là có thể làm cho “vấn đề dân tộc” trở nên lớn hơn mâu thuẫn nội bộ giữa hai phe “cờ vàng” và “cờ đỏ” hay không. Nếu không, rất có thể Thái Lan sẽ tiếp tục gặp khó trong việc phản ứng hiệu quả với chiến thuật đã được tính toán từ phía Campuchia.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
14,796
Động cơ
1,180,617 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Nếu có chuyên môn thì không thể có sự lầm lẫn khi lên sóng cả nước đọc khơi khơi chiến sự đang diễn ra giữa VN TL có thương vong lớn như thế đc mà phải đọc trước 1 lần kiểm tra có sai sót gì không, nếu ko check thì coi như phó mặc cho trời thì trời hành thôi. Mà xem lý lịch thì tay ngang nhảy qua làm mc truyền hình nên chắc cũng cocc như các cụ trong đây nói thôi.
Nói về bằng cấp thì giờ bạn nào 9x chả giắt đầy người, chức danh thì toàn là Biên tập viên nhá

Nhìn lại 197x, 198x. ĐTHVN phát sóng duy nhất 1 kênh, thế hệ lên sóng bản tin thời sự hồi đó toàn chỉ là Phát Thanh viên, nhưng những tên tuổi như Kim Tiến, Minh Trí, Mạnh Tường...đã đi vào huyền thoại, có sai tên TTg, sai tên Tổ quốc bao giờ đâu?

"Không làm được thì lùi ra cho người khác làm"
Lãnh đạo Đ và NN đã có quan điểm chung rất rõ ràng trong Kỷ nguyên vươn mình.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
14,796
Động cơ
1,180,617 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ông Hải.
1000012726.jpg
1000012725.jpg
1000012724.jpg

Hàng này ra trận. Kẻ thù chết vì cười mất.
Đúng rồi cụ. Dạo đấy em cũng còn ù ù cạc cạc chưa trải sự đời nhưng vẫn thấy sai sai 😁, con này quả đúng là xe bọc thép.
Đúng xe này đây Cụ
Em nhớ hồi đó khá nhiều tay moãm nhôm đồng ca là tư nhá/cá nhân chế xe TG, thế CNQP đâu? Rồi thì sao không mời ông ấy vào làm trong CNQP...bla bla....

Giờ thì XCB bò lổm ngổm, đám moãm chui hang sạch

Lèo mè, auto chửi nó quen. Xe Cam gò tôn này phi ra trận thì 23 ly nó xuyên như kim chọc miếng bơ
Cam đoan Crew không ai bị thương cmnl
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,721
Động cơ
429,204 Mã lực
Ông Khờ Me sống giữa 2 anh to khá yêu hoà bình mà không giữ được hoà khí thì là lỗi của Lotus rồi.
 

Laminar

Xe tải
Biển số
OF-834783
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
207
Động cơ
16,898 Mã lực
Nói về bằng cấp thì giờ bạn nào 9x chả giắt đầy người, chức danh thì toàn là Biên tập viên nhá

Nhìn lại 197x, 198x. ĐTHVN phát sóng duy nhất 1 kênh, thế hệ lên sóng bản tin thời sự hồi đó toàn chỉ là Phát Thanh viên, nhưng những tên tuổi như Kim Tiến, Minh Trí, Mạnh Tường...đã đi vào huyền thoại, có sai tên TTg, sai tên Tổ quốc bao giờ đâu?

"Không làm được thì lùi ra cho người khác làm"
Lãnh đạo Đ và NN đã có quan điểm chung rất rõ ràng trong Kỷ nguyên vươn mình.
Em coi thời sự từ thời xưa 90-2000 (chưa có báo online các kiểu), khi PTV đọc sai tên hay quốc gia nào trong bản tin thời sự thì họ ngập ngừng 1-2 giây và xin lỗi đọc lại chính xác ngay ạ, chứng tỏ họ vừa đọc vừa kiểm tra thông tin ngay.
Chứ không như thời nay, MC hay BTV gì đó chỉ là cái máy đọc không hơn không kém, không hề có kiến thức xã hội hay nhận biết đúng sai khi đọc thông tin cho nhân dân cả nước, khi xảy ra lỗi thì nói do vận đen thì không thể chấp nhận được.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,124
Động cơ
1,060,910 Mã lực
Tuổi
40
Đúng xe này đây Cụ
Em nhớ hồi đó khá nhiều tay moãm nhôm đồng ca là tư nhá/cá nhân chế xe TG, thế CNQP đâu? Rồi thì sao không mời ông ấy vào làm trong CNQP...bla bla....

Giờ thì XCB bò lổm ngổm, đám moãm chui hang sạch

Lèo mè, auto chửi nó quen. Xe Cam gò tôn này phi ra trận thì 23 ly nó xuyên như kim chọc miếng bơ
Cam đoan Crew không ai bị thương cmnl
Cần gì phải 23ly. Em sợ 7,62 cũng không chống được ấy.
Vì ngoài cái giáp nghiêng ra. Nó có cái gì đâu.
 

wuhan2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
751
Động cơ
88,146 Mã lực
Tuổi
38
hiệu quả lên tiktok hả cụ? thấy thông báo bên Thái toàn táng vào siêu thị, bệnh viện với nhà dân, có thấy phá hủy được thiết bị, kho vận hay căn cứ gì đâu nhỉ? chỉ thấy livestream của dân như xi nê thôi ạ
thái nó cho mình biết vậy thì mình nghe tai này qua tai kia thôi, nó đâu có quay clip căn cứ bị phá hủy làm gì, nó vừa đưa tin cấm quay phim chụp ảnh đó, thế nếu cam ko gây thiệt hại gì thì thái thắng từ lâu r, bên phía cam cũng đưa tin thái bắn vào thường dân đó, tele cả đống
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top