- Biển số
- OF-448333
- Ngày cấp bằng
- 25/8/16
- Số km
- 537
- Động cơ
- 710,063 Mã lực
Ôi, sorry cụ nha, do tình cờ thôi cụ.
Ôi, sorry cụ nha, do tình cờ thôi cụ.
Chuẩn cụ, cụ cũng BK ah?B6 là BKHN cụ nhỉ? Ra tắm bể thì sợ gì hết nước vì nhìn thấy đc, còn tầm 6-7h tối hay có nước bơm vào nhà tắm khu ở.
Thời đó ông nào có bánh Lux hay Camay thì trc khi đi tắm phải nhúng nước khăn mặt xong xát vào đó 1 ít ra gội đầu và tắm vì nếu mang ra bể sẽ bị đám đông "mượn" 1 lúc là mòn vẹt![]()
Em nhớ có mợ hát bài “bóng cây cơ nia”, giọng cao chót vót, thành kinh điển, phải tội không ăn ảnh nên ít xuất hiện trên vô tuyến.
À, cây cơ nia đấy, xuống miền biển thành cái tên không thể hay hơn “cây cầy”, nghe cứ liên tưởng đến nhựa mận![]()
Chắc ca sĩ Thúy Hà giọng ca opera![]()
Theo tôi đấy là ca sĩ Măng Thị Hội các cụ ợ. Đây là người đầu tiên hát Bóng cây Kơ-nia.Hình như ko phải tên đấy, nghe bảo da đen nhẻm. Của đáng tội, thời đấy ít make up, tv đen trắng, lại sóng analog kém.. khó mà nhìn ra màu da, nó nhờ nhờ tất, cô nào ko ăn ảnh tý thì cứ gọi là![]()
Chị Loan thì tài rồi. Nhưng sắc thì mợ hơn.Trời ạ, lúc em còn cắp sách đến trường thì cô ấy đã làm MC
'Lứa' cụ về đã bắt đầu có 'suất' đi xuất khẩu LĐ rồi, lứa em đi cũng mong hết 'niên' để được xuất khẩu
Chuẩn ạTheo tôi đấy là ca sĩ Măng Thị Hội các cụ ợ. Đây là người đầu tiên hát Bóng cây Kơ-nia.
Thời nghĩa vụ của em là 72% 3 in 1 (tắm, gội, giặt). Vải quân phục chất lượng kém, bạc màu, xơ xác và đặc trưng 'mùi lính'Vâng, lên giường đắp chăn và thêm tý hương Lavender là tuyệt mợ nhỉ. Em hay dùng loại này mua trên Amazon.
View attachment 9220313
Ôi văn nghệ phong trào ý mà cụ ơi, ko được đến như thế đâu ạÔi mợ xinh đẹp lại đa tài thế, ngày đó đúng là ong bướm dập dìu mợ nhỉ.
Mợ solo thì trình chắc tiệm cận ca sĩ rồi.
Cụ Măng Thị Hội người Banar nên hát Bóng cây Kơ-nia đúng chất 100%. Có điều vì hát đạt quá nên hát các bài khác chỉ được 60-70%, trong giới gọi là "ca sĩ 1 bài".Chuẩn ạ
Những năm cuối 8x, bọn em đạp rừng, ăn gió nằm sương ở miền Đông Nam bộ, lâu lâu mới có vài ngày về Sài Gòn phồn hoa trong bộ quân phục bạc màu để lĩnh những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống kham khổ của đời lính.Những tiếng ca thật ra là tiếng gào toàn lạc điệu của những thằng thanh niên ở trần trên nền nhạc gi ta bập bùng bên bờ sông Sài Gòn buổi chiều tà những năm 9x có lẽ là những bài hát hay nhất mình đã từng nghe hay từng gào, dù chẳng còn nhớ đích xác là những bài hát gì nữa.
Ký ức của một thời áo xanh, sôi nổi, trẻ trung, vô tư.
Còn bài hát mình ấn tượng nhất, không hiểu sao vẫn lưu lại trong ký ức là bài Quê Hương Anh Bộ Đội được phát lúc đài truyền hình quay cảnh các chiến sỹ ta rút quân về từ chiến trường Campuchia năm 1989. Từ cửa khẩu Tây Ninh, bà con ra đón đứng đầy 2 bên đường về tới TP.HCM.
Trong phim đoạn cuối là cảnh đơn vị rời nhà 2 vợ chồng đồng đội và đi trong mưaEm nhớ, ngày đó, trong khi xem phim "Bài ca không quên" em đã khóc. Rất tiếc là không có video chọn vẹn, mời các Cụ, các Mợ nghe ca khúc cùng tên do ca sĩ Cẩm Vân thể hiện trong nhạc phim đó.
câu lạc bộ hài truyền thanhNhững năm ấy trên Đài TNVN có mấy chương trình em thích
- 6h30-7h00 các ngày chủ nhật: Văn nghệ quân đội
- 6h45-7h00 các ngày thứ bảy: Chuyện kể ở Đại đội
- 12h30-13h00: nhạc Nước ngoài, nhạc nhẹ các nước
- 15h00-15h15: Kể chuyện cho các cháu mẫu giáo
- 17h-17h15: Chương trình giành cho thiếu nhi
- 19h-19h30 các tối thứ bảy: Cảnh giác truyền thanh
Em cũng thích Hồng Nhung thời Con dế vô tư, lúc ấy dù ko nhiều kỹ thuật nhưng đi vào lòng người bởi cô ấy đặt cả trái tìm mình vào bài hátEm tưởng 30 tết phải mua ít cây mùi già về gội đầu... rồi mới tiếp tục làm việc khác mợ nhỉ.
Bản này em thích nghe Hồng Nhung hát hơn, giọng Hồng Nhung trong, tròn, rõ, thanh nhạc thì nó đạt đến tuyệt đỉnh.
Em nhớ tầm năm 8x, 3 thằng đi nhậu say đến sáng, nghe loa phường hát bản "Em ơi Hà nội Phố" lúc 6-7 giờ sáng, sao thấy thân thương quá đỗi, mợ nghe nhử nhé:
Má Trung Anh cũng bầu bầu giống NSND Thu Hiền nên dân ta vốn rất hào hứng với những câu chuyện Giật tóc móc mắt nên tha hồ đồn thổiTrung Anh hình như SN 73, là học trò cưng của NSND Thu Hiền nên phong cách và giọng hát khá giống bà Thu Hiền ( ngày xưa còn đồn nhầm là con riêng của TH, thực tế mẹ TA là bạn bà TH nên gửi con nhờ kèm cặp).
Trước NSND Doãn Tần thì NSƯT Kim Oanh thể hiện ca khúc Đường chúng ta đi rất thành công cụ ạViệt nam trên đường chúng ta đi ! Đến giờ vẫn chưa có ca sỹ nào qua được bác Doãn Tần. Thế mà giờ Bác ấy đã thành người thiên cổ.
Cô ca sỹ Ngọc Ánh thời đó chuyên nhảy Twist, giờ các cháu nó nhìn nhảy như cô ấy nó cười chết. Thời trước đó bốc lửa có Nhã Phương nhưng ca sỹ thời đó vũ điệu kém, đứng hát tay khua khua, đến lúc không hát mới ngoáy ngoáy cái !![]()
Ngày đó em cũng như cụ, về nhà trong túi chẳng có xu nào. Ở nhà thì sướng hơn mình 1 chút nhưng cũng khổ lắm. Nhà giàu thì mới có cub mà đi nhưng ít thôi.Những năm cuối 8x, bọn em đạp rừng, ăn gió nằm sương ở miền Đông Nam bộ, lâu lâu mới có vài ngày về Sài Gòn phồn hoa trong bộ quân phục bạc màu để lĩnh những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống kham khổ của đời lính.
Ba lô lộn, cuốc bộ nhìn những bạn thanh niên cùng lứa tuổi cưỡi Cup chở bạn gái dập dìu và khi nghe bài Một đời người, một rừng cây của Nhạc sị Trần Long Ẩn nó thấm lắm, giúp mình nguôi ngoai phần nào sự mặc cảm giữa những người cùng lứa tuổi, học hành, xuất thân chưa chắc ai hơn ai nhưng mức sống chênh lệch quá khủng khiếp
Em cũng nhớ mãi bài này, giờ cũng mai một rồi, nghe không thấy rưng rưng như xưa nữa.Sáng mồng 1, sau khi cúng xong đốt pháo, loa phường luôn luôn mở bài này:
Phản ánh đúng ko khí m1 Tết mợ hoaoaihuong nhỉ?![]()
19h-19h30 các tối thứ bảy là Câu chuyện cảnh giác
Em góp thêm:
-11h30-12h00: Dân ca và nhạc cổ truyền VN
-13h00-13h30: Nhạc thính phòng giao hưởng
À, tối thứ bảy sau Câu chuyện cảnh giác là Sân khấu truyền thanhCòn chương trình ca nhạc theo yêu cầu hình như 8h sáng chủ nhật.
Mợ phát thanh viên Văn nghệ quân đội lúc đó có giọng phải nói là tuyệt đỉnh, không thể diễn tả được các cụ nhỉ.
Giống em ạEm chờ đến “đọc truyện đêm khua” với “tiếng thơ” là được đi ngủ![]()