- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 31,096
- Động cơ
- 667,149 Mã lực
Chỗ Cụ Gấu tuyền cán bộ trẻ nhể?
Nó làm mình làm mẩy mãi, sau ta cũng tống chúng nó về, coi như trả cái nợ ân nghĩa trung đoàn Mig 17 năm xưa Cụ ợ.Ngày 7/1/1979, quân tình nguyện Việt nam vào được Phnompenh.
Thế nào quân ta vớ được 1 mớ chuyên gia quân sự Bắc Triều tiên sang hầu Polpot chưa chạy được.
Ta và họ hục hặc chán trong vụ trả người này.
Trong 10 năm quân tình nguyện Việt nam hiện diện ở Cambodge, BTT là đứa chống phá ta hung hăng chỉ sau mỗi Tầu.
Nhân chuyện cụ Gấu, em nhắc lại cũng chuyện kiểu này nhưng vào năm 2009, 1 năm rất chẵn.Em vẫn nhớ ngày 17/02/2014, đúng vào ngày thứ hai. Trung tâm em họp giao đầu tuần và em đã hỏi mọi người có biết hôm nay là ngày gì không? Tất cả im lặng.
Đến khi em kể lại mọi chuyện, mọi người mới biết đã có một cuộc chiến hết sức ác liệt chống bọn Trung quốc xâm lược VN vào tháng 2 năm 1979 và kéo dài hết thập kỷ 80'.
Lúc này bà con cũng mới biết ông già lụ khụ này đã từng đi bộ đội vào thời đấy.
Cũng không trách các em cuối 7x trở đi được Cụ ah, chính thống chúng có được học mô? Bố mẹ, người thân có kể chúng mới biết!Nhân chuyện cụ Gấu, em nhắc lại cũng chuyện kiểu này nhưng vào năm 2009, 1 năm rất chẵn.
Sớm ngày 17/2, ngồi họp giao ban phòng xong, ngứa mồm em mới bẩu thiên hạ:
Chúng mày có nhớ 30 năm trước vào ngày này có cái chuyện gì không.
Cả gần 3 chục con người trong phòng từ trẻ tới già ngớ người ra, mắt chữ I, mồm chữ O tuốt.
Sau 1 đứa trẻ con thẽ thọt: Vậy có cái gì hở anh?
Em : Miệ. Ngày Tầu đánh chứ còn ngày gì nữa.
Chán
Con người ta giờ vô tâm quá.
Em nghĩ có nguyên nhân cả đấy, khó trách các bạn trẻ được. Nhiều khi nhìn LĐ trên TV mà các bạn trẻ còn hỏi trông ông này quen, ko biết làm cái gì.Nhân chuyện cụ Gấu, em nhắc lại cũng chuyện kiểu này nhưng vào năm 2009, 1 năm rất chẵn.
Sớm ngày 17/2, ngồi họp giao ban phòng xong, ngứa mồm em mới bẩu thiên hạ:
Chúng mày có nhớ 30 năm trước vào ngày này có cái chuyện gì không.
Cả gần 3 chục con người trong phòng từ trẻ tới già ngớ người ra, mắt chữ I, mồm chữ O tuốt.
Sau 1 đứa trẻ con thẽ thọt: Vậy có cái gì hở anh?
Em : Miệ. Ngày Tầu đánh chứ còn ngày gì nữa.
Chán
Con người ta giờ vô tâm quá.
Vâng, toàn 7x và 8x ... (có nhõn 1 ông già này làm bảo vệ)Chỗ Cụ Gấu tuyền cán bộ trẻ nhể?
Đọc cái này thấy hơi buồn. Người nằm xuống chắc gì đã cần được vinh danh. Ông già em là đại đội phó trinh sát đánh trận thành cổ Quảng Trị, được huân hay huy chương gì đó ông cất trong tủ khóa, chỉ duy nhất một lần em nhìn thấy nhưng vì còn bé nên chả biết nó là cái gì. Có đợt kỷ niệm đánh thành cổ người ta mời ông cũng không đi. Ông bảo, nghĩ đến chiến tranh lại thấy buồn vì bao đồng đội nằm lại không về, vui vẻ gì mà kỷ niệm. Có lần em hỏi ông bao nhiêu lần ông diệt được bao nhiêu lính mỹ ông không nói. Có lẽ người lính khi phải cầm súng thì phải đánh, về nhà rồi chả mong gì nhắc lại giết được bao nhiêu người đâu.Cùng với anh Lê Đình Chinh, chị Hoàng Thị Hồng Chiêm cũng mãi đi vào bài hát của cuộc chiến vệ quốc Biên giới 10 năm...
Hoàng Thị Hồng Chiêm - người nữ anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược
Cùng với Lê Đình Chinh, người nữ anh hùng đã hy sinh sáng 17-2-1979 trên tuyến biên giới phía Bắc dưới làn đạn của bọn Trung Quốc xâm lược - Hoàng Thị Hồng Chiêm, từng được ngợi ca như một biểu tượng của tuổi trẻ yêu và giữ nước. Tên của chị cũng từng được đặt cho một ngôi trường cấp 2 nơi biên giới.
Tượng nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm trong sân ngôi trường từng mang tên chị
Anh dũng hy sinh trên đỉnh Pò Hèn
Như chúng ta không thể nào quên, rạng sáng ngày 17-2-1979, khi mặt trời vẫn còn chưa mọc, từ phía bên kia biên giới bỗng rền vang tiếng súng. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã xua trên 600 ngàn quân ồ ạt tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta, với mục tiêu "dạy cho Việt Nam một bài học" - như lời của Đặng Tiểu Bình.
Trong trận chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc sáng 17-2 ấy, đồn biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) là một điểm chiến đấu ác liệt.
Trước thời khắc cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn nơi chị Hoàng Thị Hồng Chiêm công tác cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Mọi người thay nhau lên trông coi, bảo vệ.
Chiều ngày 16-2-1979, chị Chiêm được lệnh lên cửa hàng dọn dẹp một số hàng. Chị tranh thủ ghé qua thăm anh Bùi Văn Lượng, người yêu của chị, đang công tác tại đồn biên phòng Pò Hèn. Sau đó, chị Chiêm quay về cửa hàng bảo vệ hàng hóa ở kho.
Sáng hôm sau khi Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam, từ cửa hàng, Hồng Chiêm đã chạy lên đồn Pò Hèn, sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ nam giới. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt ấy, chị Chiêm đã hy sinh. Người yêu của chị cũng đã hy sinh.
Theo báo Tuổi Trẻ, mộ chị ban đầu được an táng ở khu vực Tràng Vinh. Sau đó khu vực này xây cất một công trình gì đó nên được quy tập về địa bàn khác. Nhưng người được giao nhiệm vụ báo tin cho gia đình lên cất bốc lại quên mất. Nên mộ chị Chiêm được quy tập về xã Hải Hòa mà gia đình không hề hay biết. Mãi sau này một người bà con trong thôn khi đi viếng mộ người thân ở nghĩa trang Hải Hòa, thấy tên tuổi chị Chiêm trên bia mới vội vã chạy về báo cho biết. Sau đó anh chị em mới đưa hài cốt chị Chiêm quy tập về nghĩa trang gia đình.
Trong gia đình, chị Chiêm là con thứ ba, người chị ruột của Hồng Chiêm là chị Hoàng Thị Liễm, vợ của trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng. Tướng Hưởng cũng là người quê ở phường Bình Ngọc (Móng Cái).
Tên chị được đặt tên trường, rồi ...
Năm 1984, năm năm sau ngày chị hy sinh, tên chị được đặt cho một ngôi trường cấp II ở xã Bình Ngọc - Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm.
Trong sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Đặc biệt bàn chân bức tượng dẫm lên một chiếc mũ lính Tàu, thể hiện sự khinh bỉ quân xâm lược.
Bao năm qua, các thế hệ học trò xã Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.
Thế rồi qua năm 2010, không biết vì lý do gì, trường không còn mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm nữa, mà quay lại với tên cũ là trường THCS Bình Ngọc.
Hiện bức tượng của chị trong sân trường vẫn còn, nhưng lại bị quét nhiều lớp nước vôi rất dày, không biết vô tình hay hữu ý, đã làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.
Nhà báo Lê Đức Dục (báo Tuổi Trẻ) kể: Chúng tôi đến bên chân tượng ngước nhìn lên, có lẽ dường như chị Chiêm không hề quan tâm đến chuyện ngôi trường thay tên hay dòng chữ tên mình bị làm chìm mờ ẩn khuất. Dù bức tượng chỉ được đắp bằng xi măng thô mộc và vụng về song thật kỳ lạ, từ gương mặt chị, ánh mắt vẫn rực lên những thần thái tinh anh và bất khuất, như lời bài hát của nhạc sĩ Thế Song viết năm nào về chị :
“ Bọn giặc thù tàn ác đến giày xéo quê hương
bao hờn căm rực cháy trong tim
Hoàng Thị Hồng Chiêm chiến đấu hiên ngang..
Mang dòng máu Bà Trưng oai phong
Muôn đời còn ghi mãi chiến công
Đây người con gái trên đỉnh Pò Hèn..”
Xuân Bình
ạ Thánh SoiHềnh như hôm nay các CCB kỷ niệm 37 năm cuộc chiến vệ quốc ở ....đường ướp lạnh - Mỹ Đình phải không pain và anh CCB sư đoàn Khánh Khê 2 tai 8 banh ?
Vâng,thật buồn khi thế hệ 9x trở về đây không nhiều người biết khúc bi tráng này cụ ạ.Em vẫn nhớ ngày 17/02/2014, đúng vào ngày thứ hai. Trung tâm em họp giao đầu tuần và em đã hỏi mọi người có biết hôm nay là ngày gì không? Tất cả im lặng.
Đến khi em kể lại mọi chuyện, mọi người mới biết đã có một cuộc chiến hết sức ác liệt chống bọn Trung quốc xâm lược VN vào tháng 2 năm 1979 và kéo dài hết thập kỷ 80'.
Lúc này bà con cũng mới biết ông già lụ khụ này đã từng đi bộ đội vào thời đấy.
Em rất quan tâm đến cái này vì chưa thấy thông tin chính thống giải thích,ngày còn nhỏChúng nó tự nghe theo tiếng gọi của quê hương về xây dựng đất nước đấy chứ, hồi ý (78-79) câu chuyện cảnh giác tối thứ 7 tuyền phát thanh các câu chuyện gián điệp tàu đi gõ cửa nhà hoa kiều vận động về nước
8X không biết thì còn có thể viện lý do không được học đọc qua sử sách, báo đài...nhywng 7x thì thạt đáng trách.Vâng, toàn 7x và 8x ... (có nhõn 1 ông già này làm bảo vệ)
Anh chiến sĩ góc trái ảnh tay đang cầm lựu đạn chày. Ảnh này chắc được chụp lúc vừa chiến đấu hoặc truy quét thám báo Trung quốc.Băng bó cho đồng đội tại Lạng Sơn
Em 9x đây ạCũng không trách các em cuối 7x trở đi được Cụ ah, chính thống chúng có được học mô? Bố mẹ, người thân có kể chúng mới biết!
Vả lại chơi game, vào Fb ..nhiều thú vui hơn!!!