[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bảo tàng đầu tiên mà gia đình em đi là bảo tàng Người da đỏ. Như em đã nói, trong thế kỷ 18 một trong những vết nhơ của người Mỹ là đánh đuổi và chiếm đất của người da đỏ. Đến bây giờ nước Mỹ hối hận, muốn phục hồi những giá trị truyền thống của người da đỏ và họ đã xây bảo tàng này như lời khẳng định cho việc đó.


Nhìn bên ngoài bảo tàng được thiết kế giống như một khối đá lớn











 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đến giờ vẫn nhiều đồng chí bị tẩy não. Em nhớ Hồi cháy nhà thờ đức bà Paris cũng có nhiều thành phần lên trên này ăn mừng lắm.
Vâng thật đáng thương cho những người đó
 

thailx

Xe hơi
Biển số
OF-699183
Ngày cấp bằng
12/9/19
Số km
157
Động cơ
98,653 Mã lực
Tuổi
39
Theo bác từ bên phuot sang đây. Rất thích các topic của bác
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong một loạt các hình thức xâm lăng, xâm lăng văn hoá là thứ xâm lăng rẻ tiền nhất nhưng hiệu quả nhất và cũng tàn khốc nhất. Nó có thể xoá nhoà toàn bộ một nền văn minh mà không còn dấu vết. Sau khi quốc gia Hoa Kỳ được thành lập, họ ký những hiệp ước với người da đỏ nhưng luôn luôn bị vi phạm. Các nhà truyền giáo đến nơi bắt ngừoi da đỏ cắt tóc, mặc âu phục, nói tiếng Anh và theo đạo Thiên chúa. Họ lập ra các trường học da đỏ, trong đó bắt buộc trẻ em da đỏ phải học tiếng Anh, không được dùng tiếng thổ ngữ. Những đứa trẻ này lớn lên, trưởng thành, dần dần bị Âu hoá, rồi quên mất phong tục, nguồn cội. Cho đến nay rất nhiều người da đỏ không biết họ thuộc về đâu? Người da trắng không chấp nhận họ và ngay các bộ tộc da đỏ cũng không còn coi là máu thịt nữa. Cách đây khoảng chục năm có một nhà văn ở Úc xuất bản một cuốn sách nói về người thổ dân sau khi học xong không biết đi đâu về đâu khi mà cộng đồng nào cũng không chấp nhận. Cái tình cảnh đó nó cũng giống như người da đỏ ở Mỹ lắm.

Có lẽ chính vì thế nên khi phát hiện có mùi, lập tức chính quyền các tiểu bang cho đóng cửa một loạt các Viện Khổng tử của Trung quốc và rời xa chúng như dịch bệnh. Thế mà ở một số nước còn trải thảm đỏ rước nó vào để nó xâm lăng văn hoá mà cũng chẳng hiểu tại sao













 

trangdh121

Xe đạp
Biển số
OF-692230
Ngày cấp bằng
25/7/19
Số km
10
Động cơ
101,700 Mã lực
Tuổi
42
Em đi vào mùa hè nên vé máy bay ko rẻ. Hết 80 củ/ người các cụ ạ. Chứ 80 củ 5 người thì dân mình sang Mỹ du lịch hết :))
Trắc đợt vừa rồi đàn lợn nhà bác thoát cái bệnh Lợn châu Phi lên bác bán đi là có xiền đi Mỹ chơi. Chứ nhà em tèo hết cả đàn, chờ NN bù đắp cho 1 tý những chả thấy đâu lên tiền đi Mỹ....Tho cũng chả có bác ạ....
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Quá xúc động khi đọc đoạn này!
Quá xấu hổ khi nhớ lại năm 2001 ấy, những thằng sinh viên như chúng em vừa qua mấy học kỳ quân sự nào là thế lực thù địch và diễn biến hòa bình, đã vui mừng khôn xiết hóng tin thời sự VTV1 khi thấy tháp đôi sụp đổ, cũng như hóng thêm xem có vụ tấn công nào nữa không....Ôi chẳng biết cái nền giáo dục gì mà đưa những thằng sinh viên năm đầu ĐH ấy toàn thi 3 môn trên 24 điểm cả lại có những tư tưởng kiểu man rợ như thế...
Buồn!
Hồi đó em cũng suýt bỏ người yêu (vk bây giờ) vì vui mừng khi thấy nước Mỹ bị khủng bố. Hỏi vì sao nàng chỉ nói "Thầy em bảo thế"
Haizz
Trắc đợt vừa rồi đàn lợn nhà bác thoát cái bệnh Lợn châu Phi lên bác bán đi là có xiền đi Mỹ chơi. Chứ nhà em tèo hết cả đàn, chờ NN bù đắp cho 1 tý những chả thấy đâu lên tiền đi Mỹ....Tho cũng chả có bác ạ....
Vâng! May mà em bán trước dịch nên được giá cụ ạ :))
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mình đã đến đây, rất bùi ngùi khi nhìn thấy những di vật còn sót lại, đoạn thu âm của những người trên chuyến bay định mệnh gọi cho người thân...một niềm thương cảm và đau xót nhưng tuyệt nhiên lại không thấy hận thù, bởi vì đây là Vien Baỏ tàng tưởng niệm nạn nhân không phải nơi trưng bày tội ác khủng bố như nơi nào đó thường hay làm

Bước ra khỏi Viện Tưởng niệm lòng nặng chĩu nhưng không gian xanh mát chung quanh và hồ nước chảy êm đềm tự dưng lại cảm thấy yên bình và mang nhiều hy vọng . Đó là sự hài hòa trong kiến trúc và quy hoạch
Tất cả những người theo đạo Chúa họ sẵn sàng tha thứ vì đc dạy như thế. Khi Chúa Jesus bị câu rút, Người có nói một câu bất hủ "Xin cha tha cho họ, họ không biết họ đang làm gì"
 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Tất cả những người theo đạo Chúa họ sẵn sàng tha thứ vì đc dạy như thế. Khi Chúa Jesus bị câu rút, Người có nói một câu bất hủ "Xin cha tha cho họ, họ không biết họ đang làm gì"
Em vẫn theo dõi thường xuyên chuyến đi của cụ chủ, đọc dc rất nhiều thông tin bổ ích qua câu chuyện của cụ với lối kể chuyện thật sự cuốn hút pha chút hài hước. Em rất phục sự hiểu biết sâu và rộng của cụ. Qua đây em xin dc tò mò chút, cụ chủ làm nghề gì ạ? Em đoán cụ làm ngoại giao hay báo chí gì đó.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
867
Động cơ
210,555 Mã lực
Em vẫn theo dõi thường xuyên chuyến đi của cụ chủ, đọc dc rất nhiều thông tin bổ ích qua câu chuyện của cụ với lối kể chuyện thật sự cuốn hút pha chút hài hước. Em rất phục sự hiểu biết sâu và rộng của cụ. Qua đây em xin dc tò mò chút, cụ chủ làm nghề gì ạ? Em đoán cụ làm ngoại giao hay báo chí gì đó.
MD: Doctor of Medicine
Mình đoán vậy
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em vẫn theo dõi thường xuyên chuyến đi của cụ chủ, đọc dc rất nhiều thông tin bổ ích qua câu chuyện của cụ với lối kể chuyện thật sự cuốn hút pha chút hài hước. Em rất phục sự hiểu biết sâu và rộng của cụ. Qua đây em xin dc tò mò chút, cụ chủ làm nghề gì ạ? Em đoán cụ làm ngoại giao hay báo chí gì đó.
MD: Doctor of Medicine
Mình đoán vậy
Dạ đúng em là Medical Doctor nhưng em bỏ nghề đi buôn rồi các cụ ạ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong bảo tàng có khá nhiều phòng: phòng thì nói về hoà ước giữa người Mỹ và người da đỏ, phòng thì nói về các phong tục, các bộ lạc của nhiều tộc người, rồi vinh danh những người da đỏ thành công trên đất Mỹ... Nhưng chẳng phòng nào nói về sự diệt chủng của người da đỏ cả. Khi xem xét một vấn đề, ta phải nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. Nhất là đối với các sự kiện lịch sử phải nghiêm túc, chứ không thì bị nhồi sọ cũng chẳng khác gì đàn cừu. Nước Mỹ có những cái văn minh mà cả thế giới phải học, nhưng nước Mỹ cũng có nhiều vấn đề và cách hành xử với người da đỏ là một trong nững vấn đề lớn của nước Mỹ mà họ muốn quên đi
Như em đã nói, ông tổng thống Andrew Jackson mà người Mỹ rất ngưỡng mộ được in trên đồng 20 USD chính là người mà ban hành đạo luật Indian Removal Act, trong đó bắt tất cả những người da đỏ đủ các sắc tộc phải bỏ mảnh đất của mình, nơi ông cha họ sinh sống từ ngàn đời nay để lại cho những người Mỹ da trắng. Còn họ bắt buộc bị di dời tới một vùng đất sâu hơn trong lục địa, nơi mà họ chưa từng đặt chân đến. Đạo luật này bị coi là một hành động diệt chủng có hệ thống và là đạo luật phân biệt chủng tộc đầu tiên của chính phủ. Nó tạo ra "Đường mòn nước mắt" nơi mà xác hàng nghìn người da đỏ nằm rải rác suốt 1.600 km trên đường này
Đầu tiên, có 5 bộ lạc văn minh nhất trong số người da đỏ bản địa này nằm trong đất mà ngừoi da trắng chiếm, đó là các bộ lạc Cherokee, Chickasaw, Choctaw, Muscogee và Seminole. Họ như là một khu tự trị trong lòng nước Mỹ. Các tổng thống ban đầu như Washington, Jefferson...vỗ về họ, khuyến khích họ làm nông nghiệp, thậm chí cho quyền họ sở hữu nô lệ....nhưng nhu cầu của những ngừoi da trắng muốn mở rộng đồn điền, vướng phải đất của người da đỏ. Dẫn đến những tình trạng tranh chấp, va chạm...mà người da đỏ bao giờ cũng thiệt thòi. Nhưng họ quyết ở lại giữ đất đến người cuối cùng. Trước thực trạng đó Jackson được bầu lên làm tổng thống. Ông thấy nếu người da đỏ họ cố bám trụ lại đất của họ thì họ cũng sẽ chết, nhất là khi người ta phát hiện ra vàng trên đất của người Cherokee. Chính vì thế ông quyết định đổi đất vùng xa hơn về phía tây (bang Oklahoma ngày nay) cho tất cả 5 tộc người này. Và hỗ trợ cho các bộ lạc này đi tới đó. Đổi lại người da đỏ ký lại hiệp ước nhường toàn bộ vùng đất họ đang sở hữu lại cho các tiểu bang.
Đầu tiên chính quyền cưỡng ép các bộ tộc Choctaw, Seminole, Muscogee (Creeks) và Chickasaw. Mặc dù có hiệp ướp giữa các tộc trưởng với người Mỹ, nhưng cũng có nhiều người da đỏ không chịu đi theo, trốn lại....Nhưng quá trình di chuyển là cả một cực hình, đói rét, bệnh tật là chết tới gần 4.000 người Choctaw với dịch tả, bộ lạc Muscogee mất hơn 3.000 người. Hai bộ lạc Seminole và Chickaswa mất ít người hơn những cũng gần 1.000 người/ bộ tộc
Nhưng vấn đề pháp lý lại xảy ra với người Cherokee. Người Cherokee sống ở bang Georgia và một phần phía tây của bang bắc Carolina và họ đã ký hiệp ước với người Mỹ từ năm 1781 về quyền được sinh sống trên mảnh đất của họ (Nghe vô lý nhưng nó là sự thật). Đen cho họ là vào năm 1829 người ta lại vô tình tìm thấy vàng trên đất của người Cherokee vậy là rắp tâm cướp đất của họ bắt đầu.
Trải qua các cuộc đàm phán với chính phủ, không nhượng bộ không được. Kiện cáo cũng không xong. Cuối cùng người Cherokee cũng phải đầu hàng và chấp nhận rời bỏ mảnh đất của tổ tiên. Mùa đông năm 1838 họ chính thức bước chân lên đường đến Oklahoma mà sau này được gọi với tên Trail of Tears (Con đường nước mắt)
Con đường dài có 1.600km nhưng có tới 8.000 người Cherokee nằm rải rác lại. Thế mới biết những sự ghê gớm như thế nào khi người Cherokee phải trải qua. Họ ra đi vào mùa đông, quần áo sơ sài với đôi chân đất. Mà dã man nhất là họ không được đi vào các thị trấn làng mạc của người da trắng trên đường vì sợ lây bệnh tật. Họ phải ngủ qua đêm trên những hẻm núi phủ đầy tuyết. Hơn thế nữa họ thường xuyên bị người da trắng tấn công và giết hại.
Đến ờ con sông Ohio họ phải đợi phà phục vụ hết ngừoi da trắng xong mới được lên phà vượt sông và ban đêm với giá tiền 1$/người.
Họ mất tới 3 tháng chỉ để đi 60 dặm trên đất liền khu vực đầm lầy giữa hai con sông Ohio và Mississippi. Họ phải băng qua sông băng, lấy tuyết làm lều ủ ấm. Và khi màn đêm xuống, cái đói rét và cả những đàn sói chỉ chầu chực hết lửa là lao vào tấn công. Sống trên đầm lầy cơ thể họ chưa quen, từ đời ông cha chưa sống bao giờ, cùng với điều kiện thiếu vệ sinh nên dịch bệnh là không thể tránh khỏi. Lần lượt những người Cherokee lại âm thầm ngã xuống. Bộ tộc họ vội vàng chôn sơ sài bên đường rồi tiếp tục lên đường đi tiếp












Những con đường nước mắt của người da đỏ

 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thôi nói chuyện buồn nhiều quá. Rời bảo tàng Người Mỹ da đỏ, em đi sang bảo tàng Không gian và hàng không bên cạnh. Trái với bảo tàng người Mỹ da đỏ thì bảo tàng không gian này thu hút khá nhiều người. Phải xếp hàng dưới nắng khá lâu em mới vào bên trong được









 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cái phòng đầu tiên là phòng Cột mốc lịch sử của Boing. Nên ngẩng đầu lên nhìn thấy các loại máy bay từng thời kỳ treo khắp trần nhà








 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Họ treo đầy máy bay trên trần, các loại từ cổ chí kim mà em cũng chẳng biết nó là loại gì. Chỉ biết nó là máy bay bà già, nên khi nghe thấy cái từ này em nghĩ em cũng có thể lái được nó ;)










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bọn này là thuỷ phi cơ










Chiếc này có lẽ là cổ nhất ở đây. Hình như nó có từ thời anh em nhà Wright



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khinh khí cầu





Máy bay cũng dek biết đời nào luôn






Họ làm cái mô hình động cơ cánh quạt cho dễ hiểu, sơ sơ máy này có khi là máy I8


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chiếc máy bay này của hãng Lockheed và nó đã lập cả hai kỷ lục cùng với một người phụ nữ tên là Amelia Earhart. Kỷ lục đầu tiên là bay thẳng qua Đại tây dương (Từ Newfoundland, Canada đến bắc Ai len) Kỷ lục thứ hai là bay Từ LA tới NY. CŨng là chuyến bay đầu tiên xuyên nước Mỹ

Tượng của Amelia Earhart dựng ngay bên cạnh. Không ngờ một người phụ nữa bé nhỏ này mà lập được nhiều kỷ lục hàng không thế











 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
11 Sep Memorial

Hôm nay 11/9/2019, đúng ngày này 18 năm trước, cả nhân loại sững sờ vì vụ tấn công khủng bố nước Mỹ. Em xin phép tạm thời cắt ngang chuyến đi của em mà viết đôi dòng về ngày 11/9 và chuyến đi thăm Bảo tàng 11/9 của gia đình em ở New York

Chưa có một vụ khủng bố nào lại làm nhân loại xúc động nghẹt thở như vụ 11/9. Từ bán đảo Scandinavia mênh mông tuyết phủ, cho đến những hòn đảo chơ vơ lạc lõng giữa biển khơi, từ dinh ********* Anh số 10 Downing street đến một ngôi làng hẻo lánh tận châu Phi, từ Nhà Trắng đến nhà xanh...tất cả đề bàng hoàng kinh sợ khi nghe tới vụ tấn công khủng bố có một trong hai trong lịch sử thế giới này.
Hàng loạt các nhà văn, nhà báo (chân chính) đa khóc nức nở cho sự sụp đổ của toà tháp đôi WTC, cho những con người vô tội thiẹt mang trong sự kiện này với những dòng chữ khi đọc lên không khỏi không xúc động "Không có cách nào tránh khỏi những khuôn mặt của các nạn nhân vô tội. Ảnh của họ hiện diện khắp mọi nơi, tại trạm điện thoại, đính vào trụ đèn đường, trên tường trạm xe điện ngầm. Mọi thứ ở đây khiến tôi liên tưởng đến một đám tang vĩ đại, mọi người buồn bã và lặng lẽ, nhưng rất thân ái với nhau. Trước đó, New York cho tôi cảm giác lạnh lẽo, nhưng bây giờ mọi người tìm đến giúp đỡ lẫn nhau.". Trong hàng nghìn các thánh đường Catholic, hàng vạn các ngôi chùa Phật giáo, thậm chí tới cả thánh đường Hồi giáo Mecca....người ta đều rung chuông cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ khủng bố này. Lịch sử thế giới chứng kiến chưa bao giờ thế giới đoàn kết, một lòng chống khủng bố đến thế. Cho dù bạn có thuộc hệ tư tưởng nào, tôn giáo gì, có bằng lòng hay thù hận gì với nước Mỹ hay không...nhưng cùng đồng thanh lên án chủ nghĩa khủng bố. Hầu như tất cả thế giới văn minh sẵn sàng cử những chuyên gia, hay đóng góp tiền bạc để hỗ trợ nước Mỹ. Yasser Arafat xắn tay áo lên và nói sẵn sàng đến Mỹ để hiến tới những giọt máu cuối cùng của mình, hay như tổng thống Iran một nước thù địch với Hoa Kỳ mà còn lên tiếng chia sẻ. Cho tới tận sau này Mỹ đem quân trừng phạt Al - Qaeda thì tất cả các nước trên thế giới cũng sẵn sàng đem quân sát cánh cùng nước Mỹ.
Thế nhưng trong xã hội văn minh bao giờ cũng có những kẻ man rợ. Tôi còn nhớ mãi bộ mặt tươi hơn hớn của một cô phát thanh viên lên đài truyền hình của một quốc gia với câu "Biểu tượng của chủ nghĩa tư bản đã sụp đổ" Hay cái thái độ mừng ra mặt của những ông được gọi là GS, TS khi nói với sinh viên về sự kiện này....
Ngoài tình đoàn kết giữa các quốc gia thì trái lại phần hồn cuả con người lại chia rẽ. Khắp nơi trên thế giới người ta kỳ thị, tấn công người Hồi giáo vì cho rằng họ là thủ phạm chính của sự kiện này. Nó nghiêm trong tới mức, mặc dù bận trăm công ngàn việc thu dọn hậu quả của vụ này mà tổng thống Bush đã phải xuất hiện trước công chúng tại Trung tâm Hồi giáo lớn nhất Washington và thừa nhận "sự cống hiến cực kỳ giá trị" mà hàng triệu người Hồi giáo Mỹ đã làm cho đất nước và kêu gọi họ nên được "đối xử với sự tôn trọng"
Sự kiện 11/9 này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. ********* Anh Tony Blair nhẩy ba bậc một trên bậc tam cấp vôi vàng bước và phòng họp của quốc hội với đề xuất mở rộng quyền lực hành pháp và đặc biệt cấp thêm ngân sách cho MI6 để hoạt động chống khủng bố nước ngoài. Và đây có lẽ là bản đề nghi quốc hội mà được cả hai viện phê chuẩn nhanh nhất cùng với sự đồng thuận cao nhất, và dễ dàng nhất trong cuộc đời làm ********* của ông. Và trong khi tại Hoa Kỳ bộ luật An ninh nội địa đã được nhanh chóng thông qua, nó giao quyền cho Cơ quan An ninh quốc gia được quyền nghe lén điện thoại và liên lạc thư điện tử giữa người Mỹ và những người ở hải ngoại mà không có sự đồng ý của họ.
Vụ tấn công khủng bố này đã gây ra cho Hoa Kỳ những tổn thất không thể tính được bằng tiền. Kể từ khi trận chiến Trân Châu Cảng, tổng thống Hoa Kỳ mới phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Chế độ kiểm soát an ninh không phận và không lưu được kích hoạt, tất cả các chuyến bay trên toàn nước Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp, phi công quân sự và hệ thống phòng không được lệnh bắn tất cả mọi máy bay nào không nghe lời và những máy bay nào bị nghi là khủng bố. Mọi chuyến bay tới Mỹ bị huỷ hoặc phải chuyển hướng sang Canada và Mexico. Trong sự kiện này ngành hàng không Hoa Kỳ cũng lập một kỷ lục buồn là trong 3 ngày không có bóng dáng một chiếc máy bay nào bay trên không phận nước Mỹ.
Cái sự sụp đổ của hai toà tháp đôi WTC này cũng dẫn đến những tranh luận gay gắt trong giới xây dựng, với nhũng ý kiến nên xây những toà cao ốc theo cách truyền thống như Empire State Building...nó sẽ chịu được một cuộc tấn công như thế mà không sụp đổ....cuộc tranh luận giữa các vị chuyên gia xây dựng hàng đầu thế giới gay gắt đến nỗi, tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush phải lập một đội điều tra cấp liên bang về thanh tra công trình xây dựng và các điều kiện ký thuật đã góp phần xảy ra thảm hoạ này.
Sự kiện 11/9 ngoài những sự buồn bã mà nó mang lại, nó còn đề cao chủ nghĩa anh hùng. Những người lính cứu hoả, cảnh sát, nhân viên y tế và cả những chú chó...họ không ăn, không ngủ, làm việc hết mình chỉ để cứu giúp những con người không hề quen biết. Hay liều mạng xông vào những đám cháy, những căn phòng có thể sập bất kỳ lúc nào, chỉ để cứu 1 người nếu còn cơ hội. Vì họ biết rằng cứu được một người đằng sau họ còn cả gia đình, còn những người vợ đợi chồng bên bữa cơm, còn những đứa con đợi cha về đơn giản chỉ để hôn lên má. Thế nhưng sau buổi chiều hôm đó ngoài những người đã mất vì bọn khủng bố, còn hơn 300 lính cứu hoả, hàng trăm cảnh sát và nhân viên y tế mãi mãi không về nhà. Họ chết, họ hy sinh cho những người khác được sống. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh trong xã hội. Nhưng trái tim và tấm lòng nhân ái họ còn sống mãi và luôn là tấm gương cho thế hệ sau. Hôm nay, tới đây không thể không bỏ mũ, cúi đầu dành một phút tưởng nhớ đến những ngừoi đã khuất nơi đây











Hôm qua là ngày 11/9, là ngày kỷ niệm 18 năm một trong những sự kiện đau thương nhất trong lịch sử nước Mỹ thời kỳ hiện đại. Cu bé được cô cho đọc cuốn sách "14 con bò tặng nước Mỹ" (14 cows for America). Đây là lời nhắn của cô

"Để tưởng nhớ ngày 11 tháng 9, tôi đã đọc cuốn sách, 14 con bò cho nước Mỹ của Carmen Deedy và Wilson Kimeli Naiyomah. Khi chúng tôi khám phá các khái niệm về ý nghĩa của con người tôi và các con đã học về lòng trắc ẩn và sự hào phóng của người Maasai để đáp lại thảm kịch ngày 11 tháng 9 năm 2001. Dựa trên một câu chuyện có thật, bộ lạc Maasai ở Kenya đã tặng 14 con bò để an ủi sự đau buồn mà người Mỹ trải qua vào ngày 9-11. Câu chuyện này là một ví dụ tuyệt vời về cách mọi người từ các nền văn hóa, sắc tộc, chủng tộc... khác nhau có thể mở rộng lòng tốt và sự đồng cảm với nhau; những đặc điểm làm cho tất cả chúng ta là con người độc đáo. Cha mẹ, nếu bạn không quen thuộc với cuốn sách này, tôi khuyến khích bạn nên xem cuốn sách này trên YouTube, thư viện hoặc mua một bản sao cho thư viện cá nhân của bạn. Yêu cầu con bạn chia sẻ những kiến thức và / hoặc sự thật thú vị mà chúng đã học được từ việc đọc sách ngày




Còn đây là youtube đọc về cuốn truyện

 

hieutcnd

Xe điện
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
4,427
Động cơ
489,339 Mã lực
Đây là lời viết tựa của tác giả cuốn truyện


Tôi là Kimeli trong câu chuyện này. Tôi lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở Kenya, nơi có bộ tộc Maasai sinh sống. Khi tôi còn là một cậu bé, mẹ tôi nói tôi quá hiền để có thể trở thành chiến binh Maasai. Tôi nuôi những con bọ non trong bụi rậm và giải cứu những con kiến chết đuối khỏi vũng nước. Tôi thích chăm sóc những con bò, tôi đã cảm thấy có liên kết chặt chẽ với những con bò này. Một cậu bé Maasai giống như một trong những con bê trong đàn bò. Cậu uống sữa từ những con bò và cảm thấy được bảo vệ bởi những con bò. Mẹ tôi quá nghèo để sở hữu một con bò. Tôi đã mơ về có một ngày nào đó tôi đủ tiền để mua 1 con bò cho mẹ và tôi. Đó là giấc mơ lớn nhất của tôi.

Khi còn là một cậu bé, tôi đã dành phần lớn thời gian của mình quây quần bên các bô lão của bộ lạc của tôi. Thông qua họ mà tôi học được trái tim dịu dàng của tôi không phải là một điều xấu. Họ đã dạy tôi rằng Maasai coi trọng sự bao dung hơn là sức mạnh và sự táo bạo. Tổ tiên chúng ta cũng coi trọng lòng trắc ẩn và lòng tốt đối với bất cứ ai có nhu cầu: trẻ mồ côi, góa phụ, người lạ. Họ dậy tôi rằng "Để chữa lành nỗi đau trong tim ai đó thì bạn hãy cho họ thứ gì đó gần với trái tim của bạn"
Khi tôi lớn hơn, tôi đã giành được học bổng du học tại Hoa Kỳ. Nhiều bà mẹ Mỹ và các ông bố đón tôi đến nhà như họ sẽ là con của họ. Giống như những người lớn tuổi của tôi ở buôn làng Maasai, những người này đã cho tôi thấy lòng tốt của họ bằng cách giúp tôi có được một nền giáo dục tốt.
Nước Mỹ trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi có mặt ở thành phố New York vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Điều gì đã xảy ra ngày hôm đó thật tàn khốc.
Nhiều người bị bỏ lại mà không có mẹ và cha, anh chị em của họ. Giống như vô số những người khác, tôi đã tận mắt chứng kiến những người lính cứu hỏa và cảnh sát đã dũng cảm liều mạng để cứu người. Trái tim chiến binh không thể ngồi yên trong tôi. Tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đỡ nước Mỹ. Trái tim thời thơ ấu của tôi nói cho tôi biết phải làm gì "Để chữa lành một trái tim đau khổ, cách tốt nhất là cho đi một cái gì đó thật thân yêu của riêng bạn". Tôi đã tiết kiệm đủ để hoàn thành giấc mơ và mua một con bò. Tôi quyết định rằng con bò, một biểu tượng của cuộc sống của bộ lạc Maasai, sẽ là món quà của tôi
dành tặng cho người Mỹ.

Nhưng đó là cơn đau rất lớn mà chỉ 1 lồng ngực của tôi không thể san sẻ đủ, tôi đã yêu cầu những người lớn tuổi trong làng của tôi ban phước cho con bò, làm cho nó trở nên đặc biệt để món quà có thêm giá trị giúp cho bớt đi phần nào nỗi đau của người Mỹ.

Tôi trở lại Kenya vào mùa xuân năm sau và kể câu chuyện về ngày bi thảm đó ở thành phố New York. Nghe câu chuyện của tôi, nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi, tinh thần cổ xưa của bộ lạc tôi đã bị khuấy động. Khi tôi dưa con bò của tôi ra làm phước, những người khác đã dâng lên những con bò quý giá của riêng họ. Mười bốn con bò đã được ban phước ngày hôm đó. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời trong làng của tôi. Chúng tôi đã góp phần giúp chữa lành nỗi đau của một dân tộc ở nơi xa xôi.

Khi đại sứ Mỹ và vợ ông đến làng chúng tôi để nhận những con bò, họ hát những bài hát cảm tạ. Mặc dù mọi người trong bộ lạc không hiểu bài hát, nhưng họ đứng cùng với người Mỹ và cùng đặt tay của họ lên trên ngực. Nhìn thấy hàng trăm người Maasai đứng cạnh mình trong im lặng tôn trọng, ngày đại sứ đã khóc. Nước mắt anh khiến người Maasai bất ngờ, và tất cả chúng tôi đều thực sự thấy xúc động. Một sự kết nối giữa hai nền văn hóa đã được thực hiện. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng đã san sẻ phần nào nỗi đau của người Mỹ vào trái tim mỗi người Maasai chúng tôi.

Những con bò thiêng liêng, đã không bao giờ bị giết thịt. Chúng vẫn được chúng tôi chăm sóc ở Kenya, dưới sự hướng dẫn của người cao tuổi đáng kính Mzee Ole-Yiampoi. từ 14 con bây giờ đàn bò đã lên đến con số hơn ba mươi lăm. Chúng tiếp tục là biểu tượng của niềm hy vọng từ người Maasai
dành cho nước Mỹ. Điều ước của người Maasai là mỗi khi người Mỹ nghe thấy câu chuyện đơn giản về mười bốn con bò này, họ sẽ tìm thấy sự thanh thản trong mình





 
Thông tin thớt
Đang tải
Top