[Funland] << Bác sỹ cũng chỉ là người >>

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,139
Động cơ
577,628 Mã lực
Chủ thớt nói không sai, nhưng có 3 nghành nghề theo em được coi là sự quyết định đối với sự phát triển của xã hội văn minh là: Giáo dục - Y tế - Công an. Ba nghành này mà không có lương tâm, lòng yêu nghề thì xã hội đi xuống là cái chắc. Tất nhiên vai trò của bộ máy nhà nước là quan trọng nhất rồi, nhưng ko bàn ở đây!
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,313
Động cơ
-5,844 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Chủ thớt nói không sai, nhưng có 3 nghành nghề theo em được coi là sự quyết định đối với sự phát triển của xã hội văn minh là: Giáo dục - Y tế - Công an. Ba nghành này mà không có lương tâm, lòng yêu nghề thì xã hội đi xuống là cái chắc. Tất nhiên vai trò của bộ máy nhà nước là quan trọng nhất rồi, nhưng ko bàn ở đây!
Cụ thử nêu ngành nào không có lương tâm, không có lòng yêu nghề mà xã hội không đi xuống?
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,139
Động cơ
577,628 Mã lực
Cụ thử nêu ngành nào không có lương tâm, không có lòng yêu nghề mà xã hội không đi xuống?
Ý em cụ hiểu hơi máy móc:
- Giáo dục, ngày xưa thứ tự là Quân-Sư-Phụ, thầy cô còn hơn cha mẹ, là người dạy dỗ con trẻ tạo nên một xã hội tương lai như cụ mong muốn: ai cũng có lương tâm
- Y tế: Bác nói Lương y như từ mẫu: người đã có bệnh chả ai vui đc, nên BS phải có tấm lòng như từ mẫu thì người bệnh mới được nhờ
- Công an: là lực lượng chấp pháp, thực thi pháp luật. Tạo lòng tin và công bằng cho toàn xã hội.
Cái em đề cập là ở tầm ảnh hưởng, 3 nghành nghề trên nó ảnh hưởng lâu dài và toàn xã hội. Còn tất nhiên ngành nào ko có lương tâm thì đều ảnh hưởng, nhưng ko lớn và lâu dài như 3 nghành trên.
Cụ cứ bình tĩnh suy nghĩ :).
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,157
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Em rỗi tí chút, đọc lướt, chỉ nhớ và cho là đúng nhất: Sinh viên Y đa khoa chỉ có hai mùa : Mùa thi và mùa ôn thi. Cả lò cả ổ nhà em đều làm Y khoa, không bao giờ quan tâm tiếng khen, sợ lắm, còn chê thì chúng em biết xếp loại. Vợ con chỉ khoái em nhất là cả tuần mới phải thay một bộ quần áo dài, năm chỉ sắm hai bộ, lúc nào cũng mới, chỉ tốn quần áo lót, dễ nuôi!
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
577
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Đấy đấy, cấp trên đã giao nhiệm vụ là phải thực hiện bằng mọi giá, ai bảo chọn nghề, ai bảo đã thề, buông xuôi trước khó khăn thì y đức để đâu, trả ơn nền giáo dục đã nuối dạy nên người như vậy sao, trước dịch thu nhập cao ngất ngưỡng giờ hơi tí đã nhặng cả lên, mặt mũi đâu mà dám xứng với 2 chữ từ mẫu... vân vân và mây mây ^:)^
Tự các bác y bác sỹ bắt cụ gọi người ta là từ mẫu, là thiên thần, là chiến sỹ à? Hay là tự đám 3 môn 9 điểm và tuyên láo gán cho người ta rồi bắt người ta phải thế lọ thế chai để xứng với mấy cái từ xáo rỗng này.

Y bác sỹ có trả TIỀN cho cái "nền giáo dục đã nuôi dưỡng nên người" không? Có, tự trả và trả nhiều. Người ta học mửa mật ra nên có trả ơn ai thì phải Trả ơn bố mẹ đã cho tiền đọc học phí thôi nhé. Cuối cùng, điểm thi vào trường Y cao nhất nhì trong các loại trường, học và thực tập vất vả nên họ ĐƯỢC QUYỀN thu phí cao hơn và lương cao hơn, dù về thực tế mặt bằng chung y bác sỹ là tầm trung của XH chứ không thể gọi là giàu có.

Dịch vụ y tế cũng như dịch vụ giáo dục - Đặt cho đúng chỗ và đừng có dùng từ hoa mỹ để lấy cớ đó mà ép buộc người ta phải làm vì lý tưởng. Ai thích làm vì lý tưởng thì cứ làm, nhưng quan trọng nhất nghề nào cũng phải làm đúng luật! Dẹp ngay mấy cái mỹ từ trên báo chí đi.

Nhân tiện em of topic chút: CẢM ƠN CÁC GIÁO VIÊN thời học Online này. Họ cũng đáng được ngã mũ cảm ơn vì họ rất vất vả với các học sinh khi ở xa, phải thay đổi cách làm việc và không phải ai cũng được phát máy tính, dụng cụ để làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt này. TTg kêu gọi máy tính cho học sinh mà không biết rồi giáo viên có được không nữa....
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tự các bác y bác sỹ bắt cụ gọi người ta là từ mẫu, là thiên thần, là chiến sỹ à? Hay là tự đám 3 môn 9 điểm và tuyên láo gán cho người ta rồi bắt người ta phải thế lọ thế chai để xứng với mấy cái từ xáo rỗng này.

Y bác sỹ có trả TIỀN cho cái "nền giáo dục đã nuôi dưỡng nên người" không? Có, tự trả và trả nhiều. Người ta học mửa mật ra nên có trả ơn ai thì phải Trả ơn bố mẹ đã cho tiền đọc học phí thôi nhé. Cuối cùng, điểm thi vào trường Y cao nhất nhì trong các loại trường, học và thực tập vất vả nên họ ĐƯỢC QUYỀN thu phí cao hơn và lương cao hơn, dù về thực tế mặt bằng chung y bác sỹ là tầm trung của XH chứ không thể gọi là giàu có.

Dịch vụ y tế cũng như dịch vụ giáo dục - Đặt cho đúng chỗ và đừng có dùng từ hoa mỹ để lấy cớ đó mà ép buộc người ta phải làm vì lý tưởng. Ai thích làm vì lý tưởng thì cứ làm, nhưng quan trọng nhất nghề nào cũng phải làm đúng luật! Dẹp ngay mấy cái mỹ từ trên báo chí đi.

Nhân tiện em of topic chút: CẢM ƠN CÁC GIÁO VIÊN thời học Online này. Họ cũng đáng được ngã mũ cảm ơn vì họ rất vất vả với các học sinh khi ở xa, phải thay đổi cách làm việc và không phải ai cũng được phát máy tính, dụng cụ để làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt này. TTg kêu gọi máy tính cho học sinh mà không biết rồi giáo viên có được không nữa....
Cụ không có máu hài hước à mà không thấy em troll, nợ em chai vang đấy nhé =))
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,234
Động cơ
606,661 Mã lực
Đấy đấy, cấp trên đã giao nhiệm vụ là phải thực hiện bằng mọi giá, ai bảo chọn nghề, ai bảo đã thề, buông xuôi trước khó khăn thì y đức để đâu, trả ơn nền giáo dục đã nuối dạy nên người như vậy sao, trước dịch thu nhập cao ngất ngưỡng giờ hơi tí đã nhặng cả lên, mặt mũi đâu mà dám xứng với 2 chữ từ mẫu... vân vân và mây mây ^:)^
Chắc là cụ nghĩ khác với cả viết, chứ nếu thực cụ nghĩ thế thì có mấy điểm thế này:
1) Về mặt nguyên tắc, các ngành nghề khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau. Để có thu nhập như các bác sĩ, luật sư ..., đương nhiên cũng cần tư chất, cần một quá trình học hỏi miệt mài. Nhìn nick của cụ có lẽ em thử lấy ví dụ bên US, cụ cũng biết ở bên đấy từ lúc vào đại học cho đến lúc có license hành nghề Y chắc cũng cần ít nhất là 10 năm. Trong khi các nghề khác nhiều khi chỉ mất 4, 5 năm để có thể đi làm.
2) Việc cụ nói đến "trả ơn nền giáo dục" nghe buồn cười lắm. Thực ra là nên đảm bảo tính chuyên nghiệp, học tử tế, đi làm việc tử tế, đảm bảo thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của nghề của mình. Ơn với huệ là khái niệm không cân đong đo đếm được, chỉ dành cho mấy vụ lấp liếm xuê xoa thôi.
3) Tiếp nữa, cụ cho em hỏi trong bao nhiêu nhân viên Y tế đang gồng mình ra chống dich ở Việt Nam bây giờ, có bao nhiêu người buông xuôi?
4) Đối với các bác sĩ ở Việt Nam, không phải tất cả đều có thu nhập cao "ngất ngưởng". Cách nhìn vào một số bác sĩ thu nhâp cao để nói tất cả các bác sĩ đều có thu nhâp cao là không ổn về mặt logic (và hoàn toàn như thấy một số trường hợp ăn tiền thì bảo là cả ngành Y ăn tiền).
5) Cuối cùng, cụ lại làm điều mà tác giả của bài viết trong topic phản đối, là gán cho các bác sĩ toàn mĩ từ cao đẹp, hết thiên thần rồi lại từ mẫu rồi đòi hỏi họ phải ứng xử như "mẹ hiền" của cụ? Cụ với họ có quan hệ gia đình gì đâu? Em lại nhắc lại, cố gắng chuyên nghiệp thôi. Các nhân viên y tế có codex làm việc của họ, họ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên Y tế là chuẩn rồi, đừng quàng thêm các mĩ từ để tròng thêm vào cổ họ các trách nhiệm khác nữa.

(Mà em vừa đọc post vừa rồi của cụ, em thấy là cụ viết thế nhưng nghĩ ngược lại, thế nên em xin lỗi, coi như là phản biện cho đoạn trào phúng của cụ Hitchhiker )
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chắc là cụ nghĩ khác với cả viết, chứ nếu thực cụ nghĩ thế thì có mấy điểm thế này:
1) Về mặt nguyên tắc, các ngành nghề khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau. Để có thu nhập như các bác sĩ, luật sư ..., đương nhiên cũng cần tư chất, cần một quá trình học hỏi miệt mài. Nhìn nick của cụ có lẽ em thử lấy ví dụ bên US, cụ cũng biết ở bên đấy từ lúc vào đại học cho đến lúc có license hành nghề Y chắc cũng cần ít nhất là 10 năm. Trong khi các nghề khác nhiều khi chỉ mất 4, 5 năm để có thể đi làm.
2) Việc cụ nói đến "trả ơn nền giáo dục" nghe buồn cười lắm. Thực ra là nên đảm bảo tính chuyên nghiệp, học tử tế, đi làm việc tử tế, đảm bảo thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của nghề của mình. Ơn với huệ là khái niệm không cân đong đo đếm được, chỉ dành cho mấy vụ lấp liếm xuê xoa thôi.
3) Tiếp nữa, cụ cho em hỏi trong bao nhiêu nhân viên Y tế đang gồng mình ra chống dich ở Việt Nam bây giờ, có bao nhiêu người buông xuôi?
4) Đối với các bác sĩ ở Việt Nam, không phải tất cả đều có thu nhập cao "ngất ngưởng". Cách nhìn vào một số bác sĩ thu nhâp cao để nói tất cả các bác sĩ đều có thu nhâp cao là không ổn về mặt logic (và hoàn toàn như thấy một số trường hợp ăn tiền thì bảo là cả ngành Y ăn tiền).
5) Cuối cùng, cụ lại làm điều mà tác giả của bài viết trong topic phản đối, là gán cho các bác sĩ toàn mĩ từ cao đẹp, hết thiên thần rồi lại từ mẫu rồi đòi hỏi họ phải ứng xử như "mẹ hiền" của cụ? Cụ với họ có quan hệ gia đình gì đâu? Em lại nhắc lại, cố gắng chuyên nghiệp thôi. Các nhân viên y tế có codex làm việc của họ, họ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên Y tế là chuẩn rồi, đừng quàng thêm các mĩ từ để tròng thêm vào cổ họ các trách nhiệm khác nữa.
Thêm một cụ nghiêm túc :((
 

PP10.BVQD108

Đi bộ
Biển số
OF-790058
Ngày cấp bằng
11/9/21
Số km
3
Động cơ
-3,702 Mã lực
Tuổi
43
Làm ngành y là phải biết hy sinh, dẫu biết vất vả nhưng thành quả đạt được rất ấm lòng ạ :)
 

PP10.BVQD108

Đi bộ
Biển số
OF-790058
Ngày cấp bằng
11/9/21
Số km
3
Động cơ
-3,702 Mã lực
Tuổi
43
Tks đồng nghiệp nha @};-
Em xin đăng lại bài của một nữ tác giả (...rất xinh :) ). Bài viết của bạn theo em phần nào đã nói lên tâm tư của lực lượng bác sỹ, NVYT trong tình cảnh đang phải căng mình chống dịch nhưng sự quan tâm của xã hội còn phần nào chưa thỏa đáng.#:-s#:-s#:-s

Bác sĩ cũng là người!
(From: Trieu Nguyen Huyen Trang)

Theo dõi những sự kiện tiêu cực về ngành Y suốt nhiều năm, mình tự hỏi: Tại sao y bác sĩ luôn là miếng mồi ngon cho dư luận? Theo mình, vì chúng ta có quá nhiều ảo tưởng về nghề bác sĩ nói riêng và nhân lực ngành Y nói chung.
Ta ghim mãi hình ảnh họ là thiên thần áo trắng. Nhưng thực tế, bác sĩ cũng-là-người.

Phàm là người cõi trên, ai cũng tao nhã và không màng vật chất. Vì không có áp lực tài chính nên thiên thần cứ đủng đỉnh vậy thôi, mang hết sức lực vung vãi cho đời và không có nhu cầu đòi hỏi gì cả. Bác sĩ thì không.
Giống như tất cả nhân sự các ngành nghề khác, họ cũng có hàng tá hóa đơn phải trả đều đều. Thậm chí, “tiền” đối với họ là cả 1 gánh nặng. Học viên lớp tiếng Pháp của mình hầu hết là sinh viên Y, các bạn đều giản dị và tiết kiệm vì lý do quen thuộc: em làm gì có tiền đâu cô.
Trường Đại học nào cũng đầy những mệt mỏi, nhưng làm sao thấm với trường Y. Sinh viên ở đây vốn chỉ có 2 mùa – mùa ôn thi + mùa thi. Thời gian đâu mà đi làm thêm kiếm tiền?
Gần hết thanh xuân gửi lại nơi Giảng đường, thư viện và những phòng bệnh, nhưng để ra nghề và có một công việc tốt, các bạn vẫn phải tiếp tục học lên cao. Và rất lâu, rất lâu sau đó nữa mới có những đồng lương (hy vọng là) xứng đáng. Rồi họ cũng sẽ có con nhỏ, có bố mẹ già, có những nỗi lo cơm áo. Chưa kể…

Thiên thần luôn dịu dàng và nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói lẫn hành vi. Lý do ư? Vì họ có đũa thần, vẩy 1 cái là có thể bắt chúng ta im miệng hoặc đứng yên một chỗ. Bác sĩ thì không.
Trước một bài báo tố cáo sự “thiếu nhân tính” của đào tạo Y học bên Pháp, một bà Trưởng khoa đã trả lời rằng: “Chúng tôi không thể làm khác, sinh viên cần hiểu thế nào là sự khắc nghiệt của nghề Y. Họ cần rèn luyện rất nhiều về tâm lý.” Bởi vì sao?
Trưởng thành rồi, ai cũng chịu áp lực đồng thời của công việc và cuộc sống cá nhân. Nhưng gánh nặng đè lên vai bác sĩ đều lớn hơn hầu hết những ngành nghề khác. Thời gian bên gia đình ít ỏi, công việc căng thẳng cường độ cao và đòi hỏi họ phải học tập không ngừng.
Khi đi làm, họ cần xử lý những tình huống khẩn cấp lẫn oái oăm. Bác sĩ, NVYT phải tiếp xúc hàng trăm người mỗi ngày. Từ kẻ nhà giàu kệch cỡm đến người ít học. Từ thanh niên ngơ ngác đến cụ già lãng tai. Người lịch sự, hiểu biết và nhã nhặn có bao nhiêu? Trong khi kẻ thiếu kiên nhẫn, húng ch* và ít chữ lại quá nhiều.
Có lần mình đi khám thai ở Viện Sản TW, ngồi nhìn các cô các bà nói chuyện max volume, gác chân lên ghế. Y tá gọi 8 vạn lần không vào khám. Không tôn trọng người khác, không có ý thức nhưng lại bắt người ta phải 1 dạ 2 thưa và luôn nhe răng cười với mình. Ảo tưởng!

Tu luyện thành tiên thì ngày xuống Hoàng tuyền sẽ không còn nữa. Thiên thần biết mình sẽ bất tử nên tự do lượn lờ khắp chốn nhân gian. Bác sĩ thì không.
Khắc sâu lời thề Hippocrates và cái tâm của nghề, bác sĩ vẫn làm việc bao năm đâu cần ca ngợi. Nhưng suốt 2 năm chao đảo vì đại dịch cũng là ngần ấy thời gian bác sĩ, y tá vắt kiệt sức mình. Họ có sợ chết không? Có. Nhưng họ có trốn việc hay đình công không? Không!
Chữa bệnh cứu người, nhưng rồi bác sĩ cũng sẽ chết như mọi kiếp người. Và trong đại dịch, ngành Y đã có những mất mát. Tuy vậy, Giám đốc những bệnh viện lớn hay Hiệu trưởng các trường Y,… vẫn vừa khóc vừa gửi những đồng nghiệp và sinh viên của họ đi khắp những vùng dịch.
Ở tuyến đầu, họ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vẫn là họ, lại ở tuyến cuối, cùng những tiếng kêu than và xác chết bủa vây. Thử hỏi, trong điều kiện làm việc đầy căng thẳng và nỗi đau như vậy, điều gì thứ thúc đẩy họ làm việc? Đó là trách nhiệm và lòng trắc ẩn – thứ tồn tại ở một con người. Tuyệt đối không phải dựa vào vài lời tung hô hay khen ngợi sáo rỗng.


Vì bác sĩ cũng là người nên hãy đối xử đúng cách với họ. Đừng trông chờ sự thánh thiện không tì vết, đừng đợi những nụ cười công nghiệp hay nguồn sức lực vô biên để phục vụ chúng ta. Ai cũng cần đóng góp chút gì đó để chống dịch, đâu chỉ có ngành Y.
Hy vọng rằng qua đại dịch, mỗi người đều ý thức rõ hơn về vai trò của ngành Y, thông cảm và trân trọng hơn những bác sĩ và nhân viên Y tế. Mong rằng họ sẽ được đãi ngộ xứng đáng và được nhìn nhận như một người bình thường. Được làm viêc bằng cái tâm, được bao dung và tôn trọng. Đừng có kiểu:“Ba năm xây chùa không ai biết, một viên gạch vỡ cả làng hay”….
Sau bao vất vả lẫn hiểm nguy, ngành Y vẫn cứ là miếng mồi ngon cho cả xã hội xâu xé. Đến khi nào chúng ta mới hiểu: Bác sĩ cũng là người?

P/s: Cám ơn tác giả, chỉ cần nhìn ảnh thì biết là em...
Triệu Nguyễn Huyền Trang.png
rất xinh rồi :)
 

toechuoi

Xe tăng
Biển số
OF-134876
Ngày cấp bằng
17/3/12
Số km
1,314
Động cơ
393,854 Mã lực
Xinh nói là đúng rồi cụ ahihi

Được gửi từ iPhone 8 Plus - Otofun
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em edit thêm ở cuối post rồi, trốn việc vào chém gió nên nhìn gì gõ ngay :)
Á á, mách cụ trong giờ làm việc lại làm việc riêng giống em nhé, chỉ khác cô giáo XXX ở đoạn vi phạm thuần phong mỹ tục
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em kéo thớt nổi lên, CCCM thạo tin xem chế độ, đãi ngộ dành cho ý, bác sĩ tuyến đầu có được cải thiện sau khi dư luận quan tâm chưa nhé :-?


ĐỪNG GỌI HỌ LÀ NGƯỜI HÙNG
Alice Bota (báo ZEIT online 3-4-2020)

Hôm qua họ còn là y tá, nhân viên thu ngân, thầy thuốc, bỗng dưng họ trở thành anh hùng. Điều này ít tiết lộ gì về chính họ hơn là về mặc cảm tội lỗi của xã hội.

Ra ngõ gặp anh hùng?


Đột nhiên nước Đức chết ngập ngụa trong biển anh hùng. Ai trước đây mấy tuần còn là một trợ lý bác sĩ làm việc kiệt sức ở bệnh viện rồi cố cày thêm ca đêm, nay là người hùng. Chị thu ngân trong giờ làm việc không dám uống nhiều nước vì sợ bị khiển trách do hay phải đi tiểu: chị cũng là người hùng. Anh lái xe tải mọi khi bị mọi người chửi vì kềnh càng lấn chỗ trên đường cao tốc: người hùng cung cấp hàng hóa cho chúng ta. Hay cô điều dưỡng viên làm việc 15 ngày không nghỉ vì một cô bạn đồng nghiệp bị thoát vị đĩa đệm và cô khác kiệt sức: cũng lại là một người hùng không hề biết mình là người hùng.

Kỳ quặc ở chỗ những người hùng mới này dường như không phấn khởi gì cho lắm, khi được cả xã hội tung hô chỉ vì họ làm công việc của mình – trước cuộc khủng hoảng, sau cuộc khủng hoảng, và lúc này là giữa cuộc khủng hoảng.

Một cuộc thăm dò ý kiến rất cá nhân và không mang tính đại diện ở mấy người hùng mới - điều dưỡng viên, bác sĩ, y tá: Anh, chị nghĩ gì khi lúc này được tung hô thành anh hùng?

Bác sĩ cấp cứu: “Tôi thấy ngớ ngẩn. Không hợp. Một dạng hô hào thời chiến mà tôi không ưa nổi. Ở đây, tôi hiểu là nhiều người sung sướng khi được vỗ tay. Nhưng gọi tất cả là anh hùng thì chẳng tốn xu nào và chẳng đem lại gì cả.”

Y tá cấp cứu: “Một mặt tôi vui, mặt khác thì bao năm nay nghề chăm sóc bệnh nhân có được ủng hộ và coi trọng đâu.”

Hộ lý chăm sóc người già: “Khi toàn bộ vụ này qua đi, chúng tôi lại là bọn mạt hạng ở đây thôi. Thực ra những gì đang diễn ra là một sự sỉ nhục và một trò hề. Sau cuộc khủng hoảng này lương bổng vẫn không tăng và sự tôn vinh đối với nghề này sẽ lại biến mất thôi.”

Nữ bác sĩ: “Khi làm cái công việc như người ta được đào tạo, chuyện đó ít liên quan đến anh hùng. Trong công việc này có nguy cơ bị phơi nhiễm, và rủi thay, đôi khi cũng phải làm việc đến bất tỉnh. Thật tiếc là phải có một đại dịch để được thấy thái độ tôn vinh, đặc biệt là từ phía nhà nước và chính trị gia.”

Họ không thích làm người hùng

Tất cả những người lên tiếng đều đã chọn nghề mình vì họ thích nghề ấy ở một phương diện nào đó - vì họ không có lựa chọn khác, vì công việc ấy làm họ vui thích hoặc thậm chí hạnh phúc.

Lúc này, nghề ấy đã trở nên căng thẳng hơn, nguy hiểm hơn và bất an hơn. Nhưng khi chính những con người mà ta đang nói đến lại thấy lạ lẫm với sự tôn vinh đó, khi danh hiệu người hùng được khoác lên họ như một chiếc áo xấu xí, thùng thình, ngứa ngáy, thì cớ gì phải cần thứ danh hiệu ấy?

Có thể sự tung hô người hùng đột xuất ấy ít liên quan đến người hùng hơn là với chính những người tung hô họ thành người hùng.

Có thể qua đó người ta toan che giấu sự cắn rứt lương tâm được tặc lưỡi chấp nhận nhiều năm nay, rằng có những người bị làm việc trong những điều kiện mà không chỉ gần đây mới lộ ra là bất cập, bóc lột và thậm chí nguy hiểm. Hơn 60 bác sĩ ở Ý chết vì nhiễm Corona – liệu tất cả họ cũng lây bệnh, khi có đủ đồ bảo hộ cần thiết?

Không lấy tràng pháo tay trả tiền nhà được đâu

Điều dưỡng viên, y tá và bác sĩ khắp nơi thế giới giờ đây tung lên mạng hình ảnh của mình trong bộ blue tự chế, kính chắn giọt bắn ứng biến và khẩu trang dùng đi dùng lại. Họ là người hùng chăng? Hay đúng hơn, chúng ta mới là những kẻ bất lực, vì chúng ta thậm chí không trang bị cho họ những thứ cần thiết tối thiểu? Vì bao lâu nay bàng quan khi thấy họ bị trả lương thấp và kiệt quệ, thấy quyền của người lao động và cả nhu cầu của họ bị coi nhẹ? Thấy họ có thể hằng ngày đến nơi làm việc với cảm giác run rẩy trong bụng. Thấy họ hiện tại có thể vẫn tiếp tục làm việc mặc dù không muốn – chính vì họ không chỉ sợ bệnh tật, mà còn sợ mất việc. Thời buổi này ai dám bỏ việc, khi ba đứa con ngồi ngóng ở nhà?

Chớ hiểu sai ý tôi: ta vẫn được phép vỗ tay tiếp. Vỗ tay to vào, nhiều vào. Nhưng vỗ xong thì xin mọi người đừng quên rằng chỉ có tràng pháo tay thì không tạo ra quyền lợi đâu. Và không lấy pháo tay trả tiền nhà được đâu.

https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/dung-goi-ho-la-anh-hung-1605134.html
 

khanhtb

Xe điện
Biển số
OF-92294
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
2,270
Động cơ
443,548 Mã lực
dịch thì e o nói,nhưng trứoc giờ y bác sĩ kiếm tiền tốt mà,ng dân gặp bác sĩ chả khúm núm bỏ xừ, ai dám đòi hỏi gì đâu,nếu có chỉ mong làm đúng trách nhiệm thôi.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,313
Động cơ
-5,844 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Em kéo thớt nổi lên, CCCM thạo tin xem chế độ, đãi ngộ dành cho ý, bác sĩ tuyến đầu có được cải thiện sau khi dư luận quan tâm chưa nhé :-?


ĐỪNG GỌI HỌ LÀ NGƯỜI HÙNG
Alice Bota (báo ZEIT online 3-4-2020)

Hôm qua họ còn là y tá, nhân viên thu ngân, thầy thuốc, bỗng dưng họ trở thành anh hùng. Điều này ít tiết lộ gì về chính họ hơn là về mặc cảm tội lỗi của xã hội.

Ra ngõ gặp anh hùng?


Đột nhiên nước Đức chết ngập ngụa trong biển anh hùng. Ai trước đây mấy tuần còn là một trợ lý bác sĩ làm việc kiệt sức ở bệnh viện rồi cố cày thêm ca đêm, nay là người hùng. Chị thu ngân trong giờ làm việc không dám uống nhiều nước vì sợ bị khiển trách do hay phải đi tiểu: chị cũng là người hùng. Anh lái xe tải mọi khi bị mọi người chửi vì kềnh càng lấn chỗ trên đường cao tốc: người hùng cung cấp hàng hóa cho chúng ta. Hay cô điều dưỡng viên làm việc 15 ngày không nghỉ vì một cô bạn đồng nghiệp bị thoát vị đĩa đệm và cô khác kiệt sức: cũng lại là một người hùng không hề biết mình là người hùng.

Kỳ quặc ở chỗ những người hùng mới này dường như không phấn khởi gì cho lắm, khi được cả xã hội tung hô chỉ vì họ làm công việc của mình – trước cuộc khủng hoảng, sau cuộc khủng hoảng, và lúc này là giữa cuộc khủng hoảng.

Một cuộc thăm dò ý kiến rất cá nhân và không mang tính đại diện ở mấy người hùng mới - điều dưỡng viên, bác sĩ, y tá: Anh, chị nghĩ gì khi lúc này được tung hô thành anh hùng?

Bác sĩ cấp cứu: “Tôi thấy ngớ ngẩn. Không hợp. Một dạng hô hào thời chiến mà tôi không ưa nổi. Ở đây, tôi hiểu là nhiều người sung sướng khi được vỗ tay. Nhưng gọi tất cả là anh hùng thì chẳng tốn xu nào và chẳng đem lại gì cả.”

Y tá cấp cứu: “Một mặt tôi vui, mặt khác thì bao năm nay nghề chăm sóc bệnh nhân có được ủng hộ và coi trọng đâu.”

Hộ lý chăm sóc người già: “Khi toàn bộ vụ này qua đi, chúng tôi lại là bọn mạt hạng ở đây thôi. Thực ra những gì đang diễn ra là một sự sỉ nhục và một trò hề. Sau cuộc khủng hoảng này lương bổng vẫn không tăng và sự tôn vinh đối với nghề này sẽ lại biến mất thôi.”

Nữ bác sĩ: “Khi làm cái công việc như người ta được đào tạo, chuyện đó ít liên quan đến anh hùng. Trong công việc này có nguy cơ bị phơi nhiễm, và rủi thay, đôi khi cũng phải làm việc đến bất tỉnh. Thật tiếc là phải có một đại dịch để được thấy thái độ tôn vinh, đặc biệt là từ phía nhà nước và chính trị gia.”

Họ không thích làm người hùng

Tất cả những người lên tiếng đều đã chọn nghề mình vì họ thích nghề ấy ở một phương diện nào đó - vì họ không có lựa chọn khác, vì công việc ấy làm họ vui thích hoặc thậm chí hạnh phúc.

Lúc này, nghề ấy đã trở nên căng thẳng hơn, nguy hiểm hơn và bất an hơn. Nhưng khi chính những con người mà ta đang nói đến lại thấy lạ lẫm với sự tôn vinh đó, khi danh hiệu người hùng được khoác lên họ như một chiếc áo xấu xí, thùng thình, ngứa ngáy, thì cớ gì phải cần thứ danh hiệu ấy?

Có thể sự tung hô người hùng đột xuất ấy ít liên quan đến người hùng hơn là với chính những người tung hô họ thành người hùng.

Có thể qua đó người ta toan che giấu sự cắn rứt lương tâm được tặc lưỡi chấp nhận nhiều năm nay, rằng có những người bị làm việc trong những điều kiện mà không chỉ gần đây mới lộ ra là bất cập, bóc lột và thậm chí nguy hiểm. Hơn 60 bác sĩ ở Ý chết vì nhiễm Corona – liệu tất cả họ cũng lây bệnh, khi có đủ đồ bảo hộ cần thiết?

Không lấy tràng pháo tay trả tiền nhà được đâu

Điều dưỡng viên, y tá và bác sĩ khắp nơi thế giới giờ đây tung lên mạng hình ảnh của mình trong bộ blue tự chế, kính chắn giọt bắn ứng biến và khẩu trang dùng đi dùng lại. Họ là người hùng chăng? Hay đúng hơn, chúng ta mới là những kẻ bất lực, vì chúng ta thậm chí không trang bị cho họ những thứ cần thiết tối thiểu? Vì bao lâu nay bàng quan khi thấy họ bị trả lương thấp và kiệt quệ, thấy quyền của người lao động và cả nhu cầu của họ bị coi nhẹ? Thấy họ có thể hằng ngày đến nơi làm việc với cảm giác run rẩy trong bụng. Thấy họ hiện tại có thể vẫn tiếp tục làm việc mặc dù không muốn – chính vì họ không chỉ sợ bệnh tật, mà còn sợ mất việc. Thời buổi này ai dám bỏ việc, khi ba đứa con ngồi ngóng ở nhà?

Chớ hiểu sai ý tôi: ta vẫn được phép vỗ tay tiếp. Vỗ tay to vào, nhiều vào. Nhưng vỗ xong thì xin mọi người đừng quên rằng chỉ có tràng pháo tay thì không tạo ra quyền lợi đâu. Và không lấy pháo tay trả tiền nhà được đâu.

https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/dung-goi-ho-la-anh-hung-1605134.html
Câu chuyện trên có thể đúng ở phương Tây nhưng không hoàn toàn đúng với VN.

Nói đi cũng phải nói lại. Ở VN đến nay 700.000 ca nhiễm và 17.000 người chết. Trong khi đó ngành y tế có 2.300 ca nhiễm, 3 người chết. Ngành y được ưu tiên tiêm trước nên tỷ lệ thấp như vậy.

Giai đoạn này xã hội nhiều ông mong được đi làm để có tiền nuôi con còn chả ai cho. Mấy bố ngành y lúc không có dịch thì thu nhập cao hơn thiên hạ lại nhàn hơn, lúc có dịch thì vẫn có việc làm và thu nhập ổn định. Các bố tiêm xong cho mình còn đưa cả người nhà vào tiêm.

Nói rộng ra, ngành nào chả có lúc phải căng ra giải quyết tình huống khẩn cấp, nhưng riêng ông ngành y là hay to mồm nhất, chứ độ nguy hiểm vất vả của ông so làm sao được với thợ xây, thợ mỏ, công nhân luyện kim, hoá chất, ngư dân...
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có những điều truyền thông trong nước không nói nhưng không có nghĩa nó không tồn tại, dịch lại báo nước ngoài là một cách để độc giả trong nước hiểu y, bác sỹ vì là con người, họ là nạn nhân của những gì...

Ai sẽ cứu những nhân viên y tế?

Không chỉ đối mặt với hiểm họa lây nhiễm, chịu đựng các sang chấn tinh thần khi làm việc trong đại dịch, không ít nhân viên y tế còn cảm thấy bị phản bội bởi một hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhà nước thiếu quan tâm đến an nguy của họ!

Đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng với những nhân viên y tế ở tuyến đầu, những vết sẹo tâm lý từ sự hỗn loạn và bất ổn mà họ trải qua, cùng với nỗi khổ đau và những cái chết mà họ chứng kiến, sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Trở về từ vùng “đỏ”, họ đã khác đi!

Brittany Bankhead-Kendall, 34 tuổi, là một bác sĩ phẫu thuật đang làm nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Đa khoa Massachussetts khi đại dịch COVID-19 ập đến. Ban đầu, giống như hàng ngàn nhân viên y tế khác, cô làm việc liên tục trong tình trạng khủng hoảng. Cho đến mùa thu năm ngoái, cô nhận thấy ở chính mình những triệu chứng lặp đi lặp lại: tim đập nhanh, mắt mờ. Cô tự chẩn đoán mình mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (post-traumatic stress disorder, PTSD).

Đưa tin này, cổng thông tin Northcarolinahealthnews.org cho biết: theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Washington ở Seattle, qua đại dịch, các nhân viên chăm sóc sức khỏe trên khắp Hoa Kỳ cảm thấy “bị chủ thuê đánh giá thấp và mất niềm tin vào nghề y”. Hơn một nửa trong số hơn 300 bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế tuyến đầu khác tham gia nghiên cứu nói “đại dịch đã làm giảm khả năng họ tiếp tục trụ lại với nghề”.

Còn trên toàn nước Mỹ, các bác sĩ chuyên về các tình trạng hậu chấn tâm lý cho biết nhiều chuyên gia y tế mắc chứng trầm cảm liên quan đến công việc, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn do sử dụng chất kích thích, do mất ngủ...

Brittany Bankhead-Kendall tạm nghỉ việc ở bệnh viện, nghỉ dưỡng một thời gian ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe và đã phục hồi. Cô trở lại làm bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm y tế Đại học Công nghệ Texas ở Lubbock. Và với tư cách là một phó giáo sư đại học, cô khuyến khích các bác sĩ nội trú mà cô cùng làm cứ nghỉ ngơi nếu họ cần. “Khi tôi thấy ánh nhìn đó trong mắt họ, tôi bảo họ: cảm thấy không ổn cũng không sao cả!”.

Giám đốc Trung tâm trị liệu tâm lý Nga “Thuốc cho tâm hồn”, nhà trị liệu Tatyana Zakharova nhận xét các bác sĩ trở về từ vùng “đỏ” có thể thay đổi: họ trở nên cứng nhắc hơn, thu mình, khắc nghiệt, nóng tính và dễ xúc động. Bà lưu ý vùng “đỏ” là một điểm nóng, nơi một người phải thích nghi, căng thẳng, tập trung và sống trong một khoảng thời gian đáng kể.

Nhưng vấn đề là khi một bác sĩ rời khỏi bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, họ có thể vẫn tiếp tục hành xử như khi còn trong vùng “đỏ”: Họ luôn cảnh giác, căng thẳng, sẵn sàng làm điều gì đó đột ngột mà không phải lúc nào cũng nhận ra. Theo nhà trị liệu tâm lý, rối loạn PTSD có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, sau đó sẽ tự khỏi hoặc trở thành một bệnh mãn tính.

Và thực tế là đang tồn tại những rào cản đối với việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế, do lo ngại rằng giấy phép hành nghề của họ có thể bị thu hồi nếu họ tìm cách điều trị sức khỏe tâm thần.

Bà Jessica Gold, bác sĩ tâm thần lâm sàng, giáo sư Trường y Đại học Washington ở St. Louis, cho biết việc phạt các bác sĩ vì các vấn đề sức khỏe tâm thần “là không hợp pháp, nhưng người ta vẫn làm điều đó”. "Ngoài những vấn đề chuyên môn, các nhân viên y tế còn phải lo lắng về an toàn cá nhân của họ và gia đình họ. Nhiều người đã chọn sống tách biệt với gia đình - bà Gold nói - Chúng tôi cũng như bao người khác, nhiều người trong chúng tôi cũng mất đồng nghiệp, bạn bè và gia đình vì COVID-19. Mà chúng tôi còn không có thời gian để thở và đối phó với nỗi đau đó”.


Phác thảo của tác giả Ruslanmellin khi nằm điều trị trong bệnh viện vì coronavirus năm 2020 ở Nga. Ảnh: Instagram ruslanmellin

Từ sang chấn tinh thần đến chấn thương đạo đức

Tình trạng PTSD trong các chuyên gia, nhân viên y tế được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết vào cuối tháng 1 đầu tháng 2-2020, các bác sĩ và y tá nước này làm việc với bệnh nhân mắc COVID-19 đã báo cáo các triệu chứng trầm cảm (50,4%), lo lắng (44,6%), rối loạn giấc ngủ (34%) và đau buồn (71,5%).

Đặc biệt các triệu chứng này nặng hơn ở phụ nữ so với nam giới; ở các y tá so với các nhân viên y tế khác; ở những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân so với những nhân viên y tế khác; ở những người làm việc tại Vũ Hán so với các nhân viên làm việc ở các khu vực khác. Những trải nghiệm đau khổ chính là: cảm giác dễ bị tổn thương, mất kiểm soát, lo lắng về sức khỏe của bản thân, sợ lây nhiễm cho người khác, lo lắng về sức khỏe của người thân, thay đổi thói quen làm việc và bị cô lập.

Một nghiên cứu khác của Thổ Nhĩ Kỳ công bố trên tạp chí Thực hành lâm sàng quốc tế cũng nhận thấy: tỉ lệ mắc PTSD ở những nhân viên y tế làm việc trong đại dịch COVID-19 cao hơn ở các y tá, phụ nữ và các nhân viên đã kết hôn so với những người tham gia nhóm đối chứng.

Viện tâm lý học thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã công bố nghiên cứu “Rủi ro chấn thương tinh thần ở nhân viên y tế” của chuyên gia Phòng thí nghiệm tâm lý học về căng thẳng hậu chấn Maria Padun, người nêu vấn đề về chấn thương đạo đức ở những nhân viên ngành y trong đại dịch cúm Vũ Hán.

Theo đó, các lý thuyết về nhu cầu tâm lý cho rằng nhu cầu tâm lý cơ bản của một người không chỉ giới hạn ở an toàn thể chất. Con người còn có xu hướng duy trì lòng tự trọng và ý thức về giá trị bản thân.

Tương tự an toàn thể chất, giá trị bản thân và lòng tự trọng là những điều kiện để bảo vệ sự an toàn của “cái tôi” chính mình. Nếu trong trường hợp bị đe dọa về thể chất, một người sẽ trải qua lo lắng, kinh hoàng, hoảng loạn (tất cả đều là các biến thể khác nhau của cảm xúc “sợ hãi”), thì trong trường hợp lòng tự trọng và giá trị bản thân bị đe dọa, họ sẽ đối mặt với cảm giác tội lỗi, xấu hổ, ghê tởm.

Trong trường hợp này, theo Maria Madun, có thể nói về chấn thương đạo đức. Khái niệm “chấn thương đạo đức” được đưa ra vào những năm 1990, dựa trên phân tích bệnh binh là các cựu chiến binh Việt Nam. Chấn thương đạo đức được hiểu là trải nghiệm đau khổ nghiêm trọng do một người đã làm, không ngăn cản, chứng kiến hoặc biết được những hành động (hoặc sự thiếu vắng chúng) đi ngược lại những quan niệm đạo đức cơ bản; các hành động dẫn đến những hậu quả thảm khốc.

Nhiều nghiên cứu về chấn thương chiến tranh chỉ ra vai trò của chấn thương đạo đức trong sự phát triển của PTSD. Đặc biệt, nếu chấn thương cổ điển gắn liền với nỗi sợ hãi và kinh hoàng, những cảm xúc trải qua trong những tình huống đau thương, thì trong chấn thương đạo đức, cảm giác đau đớn lại nảy sinh sau khi tình huống ấy đã kết thúc.

Trong nghiên cứu của mình, M. Padun chỉ ra sự liên quan tới COVID-19, chấn thương đạo đức của các nhân viên y tế gắn với việc không có khả năng trợ giúp những bệnh nhân mà các nhân viên này cảm thấy có trách nhiệm cá nhân trước mạng sống của họ. Bệnh nhân chết trước cửa bệnh viện và trong phòng cấp cứu; các nhà xác di động đầy thi thể; sự bất lực trong việc điều trị một căn bệnh mà hầu như họ không nắm được gì nhiều - đó chỉ là một liệt kê chưa đầy đủ các nguồn gốc gây tổn thương tinh thần cho các bác sĩ và y tá.

Mặt khác, bản thân các nhân viên y tế ở nhiều quốc gia (kể cả các nước phát triển!) cảm thấy bị phản bội bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhà nước do thiếu quan tâm đến sự an toàn của họ.

Gói cứu trợ mang tên bác sĩ Lorna Breen

Các hiểm họa tâm thần đối với các nhân viên y tế là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden ký gói cứu trợ trị giá 1.900 tỉ USD vào tháng 3-2021 mang tên Lorna Breen, nữ bác sĩ chết do tự tử sau khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ở New York vào đỉnh điểm của làn sóng thứ nhất.
Gói cứu trợ chi 40 triệu USD tài trợ cho việc cải thiện sức khỏe tâm thần và hành vi cho các nhân viên y tế. 80 triệu để đào tạo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong các chiến lược giảm tự tử, và 20 triệu USD cho chiến dịch của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh liên bang nhằm khuyến khích nhân viên chăm sóc sức khỏe và cấp cứu tìm cách điều trị ngay khi xuất hiện các vấn đề về sức khỏe hành vi của chính họ, xác định và ứng phó với các yếu tố nguy cơ ở bản thân...
Nhiều nước trên thế giới đã đặt vấn đề về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho chính những nhân viên đi chăm sóc sức khỏe người khác. Kết quả nghiên cứu thực hiện ở Bệnh viện Đào tạo và nghiên cứu ở Van (Thổ Nhĩ Kỳ) kết luận: “Tỉ lệ PTSD và các triệu chứng mất ngủ cao hơn ở các điều dưỡng cho thấy nghề điều dưỡng cần được quan tâm nhiều hơn cả về hỗ trợ tâm lý và đào tạo tại chỗ... Nếu các biện pháp được thực hiện sớm để giải quyết lo lắng và căng thẳng tâm lý..., tác động của sự bùng phát có thể được giảm thiểu và khả năng hỗ trợ của các nhân viên y tế có thể là tối ưu khi chống lại các đợt bùng phát lớn trong tương lai”.

Chuyên gia M. Padun giới thiệu một số việc cụ thể mà hệ thống y tế có thể hỗ trợ nhân viên của mình trong điều kiện hạn chế nguồn lực của đại dịch COVID-19 hiện nay:

1. Tất cả các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế phải có thiết bị bảo vệ cá nhân và được thông tin rằng những phương tiện này sẽ đầy đủ trong tương lai. Họ cũng cần được tạo cơ hội để cách ly khỏi gia đình nếu cần thiết.

2. Các nhân viên y tế nên nắm rõ biểu hiện của căng thẳng cấp tính và căng thẳng sau sang chấn. Họ cần được thông báo về khả năng gia tăng của chấn thương đạo đức trong các tình huống khẩn cấp và cảm giác mà mọi người trải qua sau chấn thương đạo đức. Các thông tin này cho họ khả năng bình thường hóa, tức hiểu ra những cảm giác khó khăn của chính mình là chấp nhận được trong những trường hợp khẩn cấp.

3. Khuyến khích giao tiếp giữa các nhân viên y tế, tạo cơ hội để họ thể hiện cảm xúc (thay vì kìm nén chúng, làm tăng thêm sự đau khổ).

4. Một khía cạnh quan trọng của việc ngăn ngừa rối loạn hậu chấn là hình thành niềm tin về giá trị của việc chăm sóc bản thân trong điều kiện hoàn cảnh đòi hỏi sự cống hiến hoàn toàn. Chính việc quan tâm đến bản thân và những nhu cầu của mình làm cho người ta trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn, mở rộng khả năng giúp đỡ người khác.

5. Các bác sĩ, y tá cần được tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý và/hoặc tâm thần. Hiểu rằng lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi là những cảm giác “bình thường” trong một tình huống “bất thường”. Những người bị căng thẳng kéo dài nên nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cảm xúc tiêu cực ngày càng tăng, cũng như nếu những cảm xúc này dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chán ăn, triệu chứng soma (lo lắng tột độ về các triệu chứng thể chất)...
https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/ai-se-cuu-nhung-nhan-vien-y-te-1605125.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Câu chuyện giải quyết quyền lợi cho đội ngũ y tế vẫn chưa xong :-??

"Chống dịch đến kiệt sức và bệnh thoái hóa cột sống thêm nặng mà không biết có chính sách hỗ trợ cho cán bộ y tế cơ sở - Đó là tâm sự của một nhân viên Trạm Y tế phường Đa Kao, Quận 1 (TPHCM) khiến không khỏi xót xa. Qua thông tin báo chí, anh mới biết đến chính sách này và rất buồn bởi đã hơn 5 tháng gồng mình chống dịch, anh và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Có lẽ, nếu không biết (hoặc không có) khoản hỗ trợ này thì với trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc, họ - những cán bộ y tế tuyến phường/xã vẫn sẵn sàng đi đầu trong công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Bởi vậy, khi biết mình thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa được nhận, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi sự buồn lòng, hụt hẫng.

Gần 2 năm dịch Covid-19 xuất hiện là cũng từng ấy thời gian, lực lượng y tế nói chung và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở nói riêng phải luôn trong tình trạng "trực chiến". Không thể phủ nhận với sự tham gia tích cực và hiệu quả, họ đã góp phần quan trọng trong việc truy vết, khoanh vùng, khống chế và dập dịch ở địa phương. Chưa kể, đây cũng là lực lượng phải gánh vác cùng lúc nhiều nhiệm vụ, từ chống dịch đến tiêm vaccine phòng Covid-19 đúng tiến độ.

Hiện tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã/vạn dân tại TPHCM chỉ đạt 2.31, thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tỉ lệ tương đương là 7.42 và 6.06). Công việc nặng nề và áp lực, nhiều người đã xin nghỉ việc, khiến lực lượng y tế tuyến phường xã tại TPHCM vốn đã mỏng, nay lại đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng. Điều này không chỉ gây áp lực lên những cán bộ y tế còn lại mà còn gây nên khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, cũng như nhiệm vụ phòng, chống dịch khi Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

5 tháng lăn lộn, đối mặt với nhiều nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm nhưng ngoài chế độ hỗ trợ của TPHCM, nhiều cán bộ y tế cơ sở chưa được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 16 của Chính phủ. Điều này rõ ràng là sự bất công đối với những cố gắng, nỗ lực và cống hiến của họ. Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi nhiều cán bộ y tế và cả cán bộ quản lý cơ sở y tế tuyến xã, phường đã ký sẵn đơn xin nghỉ việc... chờ gửi đi.

Những lá đơn xin nghỉ việc đã ký nhưng chưa gửi, có thể là họ không nỡ xa công việc đã gắn bó gần cả đời người. Và quan trọng hơn, họ chờ đợi các cơ quan chức năng sớm giải quyết chế độ chính sách để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Theo Nghị quyết 16, người tham gia công tác phòng chống dịch sẽ được hỗ trợ 200.000-300.000 đồng/ngày tùy nhiệm vụ thực tế. Với những cán bộ y tế tuyến cơ sở, số tiền này không hề nhỏ so với khoản tiền lương hàng tháng của họ. Trong khi đó, để thực hiện nhiệm vụ chống dịch, họ đã phải hy sinh rất nhiều, từ sức khỏe đến tình cảm, tinh thần...

Nghị quyết 16 đã được ban hành từ tháng 2/2021. Thời gian cán bộ y tế bám cơ sở tham gia chống dịch tại TPHCM cũng đã hơn 5 tháng trôi qua mà có nơi vẫn "chưa nghe đến chính sách hỗ trợ" của Chính phủ, quả thật là điều rất khó hiểu.

Theo văn bản của Sở Y tế TPHCM gửi các sở ngành liên quan, việc tuyển dụng nhân viên y tế cho trạm y tế hiện nay rất khó khăn, do đó, cần có chính sách giữ chân nhân viên y tế để họ an tâm công tác. Trong đó, sở này còn đề xuất một mức hỗ trợ ngoài tiền lương đối với bác sĩ và nhân viên y tế tuyến xã/phường theo trình độ chuyên môn.

Đó là bước đi đường dài của ngành Y tế, còn trước mắt, để những lá đơn xin thôi việc không phải gửi đi, TPHCM cần đốc thúc các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ theo Nghị quyết 16 bởi đó là điều mà họ xứng đáng được nhận và đáng ra đã được nhận!"


 

thangtsc

Xe hơi
Biển số
OF-757267
Ngày cấp bằng
13/1/21
Số km
109
Động cơ
49,317 Mã lực
Tuổi
28
nghề nào thì cũng có người làm, mỗi người một nỗi riêng :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top