[Funland] Bài thơ "dở nhất nước " được trao giải trong cuộc thi thơ báo Văn nghệ

Mr. Pomelo

Xe tải
Biển số
OF-709086
Ngày cấp bằng
1/12/19
Số km
301
Động cơ
92,198 Mã lực
Em thấy bài thơ này cũng hợp lý mà. Cô gái không đẹp, không khéo léo như đám bạn bù lại nhà cô giàu có nhiều gà nhiều heo. Trong thời điểm giá heo cao ngất thì ba bốn nhà muốn cưới cô về làm dâu cũng đâu có gì lạ.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,644
Động cơ
1,498,122 Mã lực
Tuổi
48
Mợ Jochi Daigaku nói không sai đâu.

Mọi thứ đều có thể thay đổi. Tâm thức phải rộng mở thế nào mới có thể chấp nhận những điều không như mình đã nghĩ.

Bản thân em hiện tại cũng không nghĩ đó là thơ nếu không được giới thiệu. Nhưng nếu góc nhìn khác, ai đó có thể gọi là thơ. Cái chúng ta không gọi là thơ bây giờ nhưng có thể được định nghĩa trong tương lai.
Bây giờ con cái phải yêu thương cha mẹ là đạo lý, biết đâu trong tương lai con cái phải hành hạ đánh đập cha mẹ mới gọi là đạo lý? Đừng phản đối, mọi thứ đều có thể thay đổi, tâm thức phải rộng mở thế nào mới có thể chấp nhận những điều không như mình đã nghĩ.

Cụ/mợ thấy ý kiến trên thế nào? Có thật là cái gì cũng có thể thay đổi, mọi định nghĩa và giá trị đều lộn nhào được không? ;))

Thơ thì chẳng có gì là mới lạ, nó được làm cả ngàn năm nay rồi và cũng được thể nghiệm, làm mới qua hàng ngàn năm. Nhưng có những thứ cơ bản mà em tin rằng thơ bắt buộc phải có, đó là vần điệu. Một khổ thơ đọc lên phải có "nhạc tính" thì mới có thể gọi là thơ.

Tại sao lại nói vậy?

Không phải là em không đủ rộng mở tâm thức để tưởng tượng ra sự thay đổi "trong tương lai", mà vì một lý do rất đơn giản, bất kể những câu chữ hay ho giàu ý nghĩa giàu tính nhân văn thế nào, nếu nó không có vần điệu, thì đơn giản người ta sẽ gọi nó là văn xuôi. Thế thôi.

Tương lai một chiếc ô tô có thể chỉ có hai bánh và phải đạp chân để đi được không?

Không, bất kể mọi sự sáng tạo thế nào thì điều đó không bao giờ xảy ra. Không phải vì người ta không làm ra được cái xe đó. Mà đơn giản là vì một chiếc xe có hai bánh đạp bằng chân thì gọi là xe đạp. :))
 

endz

Xe buýt
Biển số
OF-538467
Ngày cấp bằng
24/10/17
Số km
597
Động cơ
171,805 Mã lực
Tuổi
46
Bây giờ con cái phải yêu thương cha mẹ là đạo lý, biết đâu trong tương lai con cái phải hành hạ đánh đập cha mẹ mới gọi là đạo lý? Đừng phản đối, mọi thứ đều có thể thay đổi, tâm thức phải rộng mở thế nào mới có thể chấp nhận những điều không như mình đã nghĩ.

Cụ/mợ thấy ý kiến trên thế nào? Có thật là cái gì cũng có thể thay đổi, mọi định nghĩa và giá trị đều lộn nhào được không? ;))
Khiếp. Cân đẩu vân đến mức thành hành hạ đánh đập cha mẹ mới gọi là đạo lí thì sợ quá :))

Bài thơ đâu đến nỗi thế hả cụ. Hơn nữa ngoài các thể loại thơ truyền thống, còn có thể thơ tự do. Thể này phóng khoáng hơn và cho phép người viết ko bị gò bó, dễ tuôn chảy cảm xúc hơn. E ủng hộ tự do ^^

Mưa. Những giọt nước trong veo.
Tí tách. Tung tăng. Rồi chạy đi đâu mất.
Anh bảo, nước mắt của trời lại về với đất.
Thế còn nước mắt em, đi đâu...
Khi vì anh, mà môi em mặn đắng...


Ít chữ mà nhiều hình ảnh thì chỉ có thơ. Giờ em sẽ định nghĩa thơ là như thế ^^
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
3,198
Động cơ
491,300 Mã lực
Quan điểm của em, bài thơ này nếu đọc qua thì ngây Ngô nhưng đọc 2-3 lần khá hay và dung dị.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,442
Động cơ
300,867 Mã lực
Không phải là em không đủ rộng mở tâm thức để tưởng tượng ra sự thay đổi "trong tương lai", mà vì một lý do rất đơn giản, bất kể những câu chữ hay ho giàu ý nghĩa giàu tính nhân văn thế nào, nếu nó không có vần điệu, thì đơn giản người ta sẽ gọi nó là văn xuôi. Thế thôi.
Em sẽ trả lời bác về vấn đề vần điệu:

hãy nhìn rộng ra toàn cảnh, chúng ta có nhiều ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, chữ viết, lời nói, nốt nhạc, điệu bộ cử chỉ, hình ảnh.....

tuy nhiên về mặt ngôn ngữ học thì lời nói chữ viết là dạng ngôn ngữ đơn chiều bị mã hóa theo các phương thức khác nhau (bộ chữ cái, ngữ pháp, .....), do đó nó hết sức hạn chế về mặt truyền đạt nội dung, tinh thần, cùng là con người để hiểu được ngôn ngữ của nhau phải mất công học, để làm được thơ bằng ngôn ngữ khác cực khó, để hiểu được ý nghĩa ẩn dụ tầng tầng lớp lớp càng khó nữa. Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, vần điệu đã khác hẳn, và ý nghĩa ẩn dụ cũng không còn nguyên vẹn. Đó là nhược điểm của dạng ngôn ngữ đơn chiều.

Trong khi đó, âm nhạc thì sao, nó là dạng ngôn ngữ đa chiều, nó có quy luật thống nhất , nó đi từ trái tim đến trái tim, khối óc đến khối óc rất dễ dàng, việc không hiểu ngôn ngữ của nhau nó không ngăn cản ta có thể giao tiếp bằng âm nhạc để hiểu được nội dung và tinh thần muốn truyền đạt, đó là ưu điểm của ngôn ngữ đa chiều. Có rất nhiều dạng ngôn ngữ đa chiều khác, hình ảnh hội họa là như tranh trừu tượng là một ví dụ, không cần hiểu được ngôn ngữ nói nhưng ta có thể hiểu được nội dung và tinh thần cần truyền đạt của bức tranh.

Vì vậy nếu trói buộc thơ ca vào vần điệu, việc truyền đạt nội dung, khai thác các cung bậc cảm xúc và tinh thần đặc sắc sẽ bị hạn chế rất nhiều( hoặc đơn giản hơn qua bộ lọc chuyển đổi ngôn ngữ, nó cũng đã giảm thiểu đi rất nhiều) và ở một góc độ nào đó, nó bóp chết khả năng thơ có thể chạm tới giai điệu tức là vươn tới khả năng truyền cảm và biểu đạt của ngôn ngữ đa chiều.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,442
Động cơ
300,867 Mã lực
sao các bác không đăng thêm một vài bài khác của tác giả đoạt giải thì ta sẽ rõ hơn về phong cách làm thơ của tác giả?
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,323
Động cơ
226,806 Mã lực
Tuổi
53
Vụ này ầm ĩ phết nhỉ.
Em thấy bài thơ đạt giải cũng được - nếu như ý tưởng này được tác giả nghĩ ra. Tuy nhiên, ý tưởng "cầu cho kẻ trộm gặp may, tốt lên" thì lại có trong nhiều điển tích rồi (ví dụ như điển tích cụ bà mất dưa trong truyện Trung quốc) => đây chỉ là ý tưởng "copy" lại mà thôi.
Với ý tưởng copy thì có thể nghĩ ra một bài thơ kiểu này trong vòng mấy phút thôi => không xứng đáng đạt giải.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,867
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
48
Dờ râu sịt roẹt
Vái ồ lịt bù lu
Sú gờ rịt suýt
Èn sâu á dìu

Hoa hồng màu đỏ
Violet phải xanh
Đường phèn ngọt thanh
Vợ anh cũng vậy

Bài thơ ad đưa em thấy vần điệu gai, dị ở phần gần cuối, cấu tứ gần gũi, có chiều sâu và dụng từ khá đắt và ấn tượng. Còn về giải thì phải xem là cùng đó có bài nào khá hơn mà ko đc giải thì mới thắc mắc được. Đôi khi so bó đũa chọn cột cờ thôi ạ.
Cái thể loại thơ vần vè rất nhàm chán, chỉ cần có chút khiên cưỡng để nó vần thì càng tệ. Tất nhiên vừa vần điệu hay vừa cấu tứ đắt và ngôn từ xúc cảm thì tuyệt vời nhưng làm những bài thơ như vậy khó lắm ạ.
Làm việc khó thì mới xứng đáng giải cao chứ bạn.
 

Mountain Men

Xe buýt
Biển số
OF-761632
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
818
Động cơ
736,877 Mã lực
Em sẽ trả lời bác về vấn đề vần điệu:

hãy nhìn rộng ra toàn cảnh, chúng ta có nhiều ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, chữ viết, lời nói, nốt nhạc, điệu bộ cử chỉ, hình ảnh.....

tuy nhiên về mặt ngôn ngữ học thì lời nói chữ viết là dạng ngôn ngữ đơn chiều bị mã hóa theo các phương thức khác nhau (bộ chữ cái, ngữ pháp, .....), do đó nó hết sức hạn chế về mặt truyền đạt nội dung, tinh thần, cùng là con người để hiểu được ngôn ngữ của nhau phải mất công học, để làm được thơ bằng ngôn ngữ khác cực khó, để hiểu được ý nghĩa ẩn dụ tầng tầng lớp lớp càng khó nữa. Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, vần điệu đã khác hẳn, và ý nghĩa ẩn dụ cũng không còn nguyên vẹn. Đó là nhược điểm của dạng ngôn ngữ đơn chiều.

Trong khi đó, âm nhạc thì sao, nó là dạng ngôn ngữ đa chiều, nó có quy luật thống nhất , nó đi từ trái tim đến trái tim, khối óc đến khối óc rất dễ dàng, việc không hiểu ngôn ngữ của nhau nó không ngăn cản ta có thể giao tiếp bằng âm nhạc để hiểu được nội dung và tinh thần muốn truyền đạt, đó là ưu điểm của ngôn ngữ đa chiều. Có rất nhiều dạng ngôn ngữ đa chiều khác, hình ảnh hội họa là như tranh trừu tượng là một ví dụ, không cần hiểu được ngôn ngữ nói nhưng ta có thể hiểu được nội dung và tinh thần cần truyền đạt của bức tranh.

Vì vậy nếu trói buộc thơ ca vào vần điệu, việc truyền đạt nội dung, khai thác các cung bậc cảm xúc và tinh thần đặc sắc sẽ bị hạn chế rất nhiều( hoặc đơn giản hơn qua bộ lọc chuyển đổi ngôn ngữ, nó cũng đã giảm thiểu đi rất nhiều) và ở một góc độ nào đó, nó bóp chết khả năng thơ có thể chạm tới giai điệu tức là vươn tới khả năng truyền cảm và biểu đạt của ngôn ngữ đa chiều.
Như kiểu gọt chân cho vừa giày! Khổ thân thằng Thơ!
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,735
Động cơ
189,185 Mã lực
Tuổi
44
Vâng

Khi chê thơ không hay thì ban giám khảo bẩu do nó nó có tư tưởng vô cùng nhân văn. Vái tư tưởng vô cùng nhân văn này này là mong cho kẻ trộm đủ ăn, giàu có, tử tế lên để không đi ăn trộm nữa

Ô à ha, dưng mờ cái tư tưởng đó nó đã có, đã được thể hiện từ xưa, từ lâu rồi,
Không phải mới

Hay nói cách khác, trao vì cái tư tưởng, thì cái tư tưởng ấy cũng là của người khác ạ


Trích từ báo
"Lý thường, khi chửi kẻ trộm người ta sẽ nguyền rủa kẻ trộm gặp những tai ương, đây "mẹ tôi chửi kẻ trộm" lại mong cho kẻ trộm đủ ăn, giàu có, tử tế lên để không phải đi ăn trộm nữa. Tư tưởng đó nhân văn vô cùng, tâm hồn rất cao thượng, độ lượng.


Cái bài biển đảo ý nghĩa khác hẳn bài Trộm gà, mặc dù cũng kiểu "chửi". Đoạn cuối của 2 bài ý nghĩa còn khác hoàn toàn nữa. Chưa kể câu cú, lời văn không liên quan. Bài Trộm gà tuy không chuẩn theo vần luật, nhưng cũng có những đoạn có vần và giai điệu, kiểu thể thơ tự do. Bài này đoạt giải tôi thấy hoàn toàn không có gì lạ (mặc dù ko biết so với các bài khác thì thế nào).
Cái bài biển đảo thì dở, hổ lốn, rườm rà mà ý thơ cũng không sâu, không đặc sắc ngoài cùng cái chửi ngược thì ko có cái gì là giống cả.
Cái bài báo oán thì ý nông, tư tưởng AQ và rất giả dối, sang tưới dưa cho nhà thằng trộm cho tốt ư hay ý là ta biết thằng nào ăn trộm rồi, muốn sang tưới thật ko, sang hầu thằng ăn trôm để nó không trộm nhà mình là suy nghĩ nếu không có vấn đề về não thì cũng thấy hèn hèn. còn phần chửi bài này là chỉ mong thằng trộm nhà nó có nhiều để ko trộm nhà mình nữa vì củng chẳng biết nó là ai thì tuy có chút AQ nhưng lại có logic

Bản thân phần đầu bài thơ nó như 1 phần nền, như 1 bài hát cổ của người dân tộc âm điệu rất đặc trưng. Hay và lạ là ở 2 câu cuối nó gợi ra nhiều thứ. Tại sao lại nhiều nhà muốn cô về làm dâu? Liên quan gì đến mẹ tôi chửi? Từ ngôn ngữ cũng cảm thấy cô gái này mộc mạc thậm chí hơi ngô nghê cũng không có bề ngoài nhưng lại có điều gì trân quý với mọi người? Nói đến chửi mà không tục từ ngôn từ đến ý tứ, nói đến cô gái mà lại qua lời chửi của mẹ cô ta? Vậy mẹ cô ta không chửi sẽ nói như thế nào? Cô gái này kế thừa gì từ đó.... Không rõ ràng nhưng cảm giác có điều gì đó đáng quý đã được truyền từ người mẹ qua cô gái chăng, điều gì nhỉ? Bỗng dưng lại nghĩ bài thơ này đang nói về cô gái hay nói về mẹ của cô, bà ấy chỉ chửi mà cũng dạy ra 1 cô gái mà nhiều người muốn về làm dâu ư..... Phần lời chửi của bà mẹ đều có vần điệu nhưng phần lời người con lại khác hoàn toàn không những không vần điệu mà lại rất chúc chắc, rất gồ ghề phá tan cả vần điệu, kỳ dị, gập gềnh hơn cả nói chuyện bình thường. Hay hay dở em ko biết nhưng nó tạo cảm giác rất mạnh.
Cụ viết bài phê bình thơ chuẩn đấy, rất có chiều sâu. Qua đây mới thấy ban giám khảo chấm cho bài thơ đoạt giải họ có cái lý của nó. Tất nhiên không thể hoàn toàn phù hợp hài lòng với tất cả mọi người.
Vụ này ầm ĩ phết nhỉ.
Em thấy bài thơ đạt giải cũng được - nếu như ý tưởng này được tác giả nghĩ ra. Tuy nhiên, ý tưởng "cầu cho kẻ trộm gặp may, tốt lên" thì lại có trong nhiều điển tích rồi (ví dụ như điển tích cụ bà mất dưa trong truyện Trung quốc) => đây chỉ là ý tưởng "copy" lại mà thôi.
Với ý tưởng copy thì có thể nghĩ ra một bài thơ kiểu này trong vòng mấy phút thôi => không xứng đáng đạt giải.
 

giac_mo_4_banh

Xe buýt
Biển số
OF-193428
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
510
Động cơ
333,289 Mã lực
các cụ thích vần điệu thì em góp 1 bản:

MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Mỗi lần bị mất trộm gà
Mẹ tôi thường chửi như là giáo sư
(Lý luận bà ấy rất cừ
Lại làm thơ giỏi giống như ông giời).
Rằng cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu ta khấn cho ngươi đầy gà
Gà công nghiệp lẫn gà ta
Nhất mường, nhất bản, nhất ra Ba Đình…
Có lần mất lợn mới kinh
Mẹ tôi cũng chửi văn minh thế này:
Mấy bạn trộm lợn nghe đây
Tôi mong các bạn có ngay một đàn.
Lợn đen, lớn trắng, lợn khoang
Lợn mường, lợn mán, lợn lang, lợn lòi
Lợn sề, lợn giống, lợn phôi
Toàn lợn ưu tú loi nhoi đầy nhà.
Lứa này nghỉ, lứa kia ra
Tiền nong thì cứ như là quân nguyên…
Từ nhỏ tôi vốn chả quên
Hễ nhà mất trộm, không riêng lợn gà
Mẹ tôi toàn chửi vậy à
Cầu cho bọn trộm đại gia lắm tiền.
(Thực ra chả phải bà hiền
Chẳng qua để khỏi làm phiền nhà tôi).
Còn tôi- cô gái bốn mươi
Tuổi ăn tuổi lớn, yêu đời thướt tha
Nhan sắc ngang ngửa người ta
Trời mưa được cái vào nhà rất nhanh.
Vừa rồi cũng có bốn anh
Đấu đá khốc liệt để giành lấy tôi.
Xem ra trong lúc thề bồi
"Thề không ăn cắp" cũng hơi ngượng mồm
Tôi thấy cũng dạng lôm côm
Ngày xưa chắc cũng đi chôm lợn gà
Nên giờ có vẻ đại gia...
Rao giảng đạo đức, nhưng... à mà thôi.
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,323
Động cơ
226,806 Mã lực
Tuổi
53
các cụ thích vần điệu thì em góp 1 bản:

MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Mỗi lần bị mất trộm gà
Mẹ tôi thường chửi như là giáo sư
(Lý luận bà ấy rất cừ
Lại làm thơ giỏi giống như ông giời).
Rằng cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu ta khấn cho ngươi đầy gà
Gà công nghiệp lẫn gà ta
Nhất mường, nhất bản, nhất ra Ba Đình…
Có lần mất lợn mới kinh
Mẹ tôi cũng chửi văn minh thế này:
Mấy bạn trộm lợn nghe đây
Tôi mong các bạn có ngay một đàn.
Lợn đen, lớn trắng, lợn khoang
Lợn mường, lợn mán, lợn lang, lợn lòi
Lợn sề, lợn giống, lợn phôi
Toàn lợn ưu tú loi nhoi đầy nhà.
Lứa này nghỉ, lứa kia ra
Tiền nong thì cứ như là quân nguyên…
Từ nhỏ tôi vốn chả quên
Hễ nhà mất trộm, không riêng lợn gà
Mẹ tôi toàn chửi vậy à
Cầu cho bọn trộm đại gia lắm tiền.
(Thực ra chả phải bà hiền
Chẳng qua để khỏi làm phiền nhà tôi).
Còn tôi- cô gái bốn mươi
Tuổi ăn tuổi lớn, yêu đời thướt tha
Nhan sắc ngang ngửa người ta
Trời mưa được cái vào nhà rất nhanh.
Vừa rồi cũng có bốn anh
Đấu đá khốc liệt để giành lấy tôi.
Xem ra trong lúc thề bồi
"Thề không ăn cắp" cũng hơi ngượng mồm
Tôi thấy cũng dạng lôm côm
Ngày xưa chắc cũng đi chôm lợn gà
Nên giờ có vẻ đại gia...
Rao giảng đạo đức, nhưng... à mà thôi.
Tuyệt vời, cũng bài thơ đó nhưng qua tay của cụ nó khác hẳn :)
 
Biển số
OF-573071
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
1,433
Động cơ
-655 Mã lực
Các cụ thì kêu thơ không cần vần với thanh điệu, cải cách để thơ mới. Vậy nhưng khi cải cách chữ viết để dễ hơn thì lại gào lên nó làm mất thanh điệu. Rồi lấy dẫn chứng sửa thơ không thể đọc được.
Trần Đăng Khoa lúc bé thì các cụ đánh giá là nhà thơ thần đồng nhưng khi lớn các cụ có gọi là nhà thơ nữa đâu cũng chỉ vì lời thơ, ý thơ đó. Thế nên cái này đừng gọi là thơ nghe nó chối lắm
 

doping113

Xe tải
Biển số
OF-30937
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
469
Động cơ
485,090 Mã lực
Dĩ oán báo oán - cách hành xử của người bình thường.
Dĩ trực báo oán - cách hành xử của người có học.
Dĩ đức báo oán - cách hành xử trên mức người có học.

Tư duy của bài thơ ở cấp độ “Dĩ đức báo oán”.
Nho học dĩ trực, Đạo học dĩ đức. Nho để trị quốc, Đạo để tu thân.
Trên dưới sao phân?
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,644
Động cơ
1,498,122 Mã lực
Tuổi
48
Em sẽ trả lời bác về vấn đề vần điệu:

Vì vậy nếu trói buộc thơ ca vào vần điệu, việc truyền đạt nội dung, khai thác các cung bậc cảm xúc và tinh thần đặc sắc sẽ bị hạn chế rất nhiều( hoặc đơn giản hơn qua bộ lọc chuyển đổi ngôn ngữ, nó cũng đã giảm thiểu đi rất nhiều) và ở một góc độ nào đó, nó bóp chết khả năng thơ có thể chạm tới giai điệu tức là vươn tới khả năng truyền cảm và biểu đạt của ngôn ngữ đa chiều.
Trói buộc thơ ca vào vần điệu?
Cụ có hiểu
Điều cụ đang nói không?

Con gà là con

Con chó là con
Chó.
Gọi con gà là gà không phải
Là "trói buộc gà vào bộ lông, cái mào,
Không cho gà cơ hội sáng tạo...
Mà chỉ đơn giản là
Để phân biệt nó với
Những con vật
Khác.

Cụ cứ việc viết ra nội dung hay ho
Đặc sắc
Truyền cảm
Biểu đạt... mọi nhẽ.
Nhưng cớ gì
Mà cụ cứ nhất định phải gọi cái đoạn văn cụ viết là "thơ"? :))

Đến vần điệu còn không có
Thì giai điệu ở đâu ra?
Các ông nhà thơ văn xuôi
Mới chính là
Người bóp chết khả năng thơ chạm tới giai điệu :))

Cái áo không làm nên
Thầy Tu
Không phải cứ xuống dòng thật nhiều
Là Thơ
 

thanhtra3vi

Xe tăng
Biển số
OF-508827
Ngày cấp bằng
8/5/17
Số km
1,091
Động cơ
210,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Website
3aetsco.com.vn
Cụ Khoa đã nói rồi nhé, ko phải cứ có vần mới là thơ ^^
Cho nên giờ xét theo khía cạnh đa dạng, và kiểu đọc thì có khả năng ... văn với thơ nó nẫn nà nẫn nộn thế nào ấy ...

1618194432865.png
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,816
Động cơ
497,198 Mã lực
Nó hay ở tính nhân văn, tính giáo dục, chứ nếu xét câu chữ ý tứ của thể loại thơ thì.. như gì ấy =))
 

114hangbong

Xe lăn
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
14,880
Động cơ
314,365 Mã lực
Cụ so sánh hơi khập khiễng vì bài thơ trên là bài thơ dịch cho nên biết đâu theo tiếng Ấn Độ nó lại có vần? Còn bài thơ ở thớt này cũng có vần đấy chứ nhưng nó không được chuẩn mực như máy thơ mà cái hay nó dồn vào nội dung và sự mộc mạc của câu chữ rất phù hợp với nội dung cần truyền tải. Cụ tỷ là nói đến lợn gà phải vậy chứ cứ như thơ tình thì sẽ hỏng :))
Nếu cái hay dồn vào nội dung và sự mộc mạc thì nên chuyển thành văn xuôi chứ đừng bôi bác thơ như thế. Em chả hiểu sao lại bảo đấy là thơ...!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top