[Funland] Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,916
Động cơ
565,854 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Em vừa đoc được bài này, chia sẻ lên đây mong các cụ đánh giá và sử dụng.
Em cũng bị xoang, có lẽ em làm chuột bạch trước :D

_______________________________________________


Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.



Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.


Cây giao








Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.

Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.

Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

Thủy Trúc

http://phapluatvn.vn/xa-hoi/suc-khoe/201212/Bai-thuoc-tu-che-vinh-biet-benh-xoang-khong-ton-tien-2073739/
 

Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,916
Động cơ
565,854 Mã lực
Nơi ở
bon bon
p/s: Đi tìm hình ảnh minh hoạ em lại đọc được cả bài này nữa :D

CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO) – TRỊ BỆNH VIÊM XOANG

Thứ năm 28/03/2013 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Lương y Quốc Trung
Nguồn: Theo phununet.com

Một bạn đọc viết thư cho biết bị bệnh viêm xoang đã nhiều năm, từng chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi; vừa qua có sử dụng cây giao nấu xông mỗi ngày 2 lần thì thấy bệnh giảm nhiều...
Bạn đọc trên nêu băn khoăn, nếu dùng cây giao xông lâu ngày như vậy thì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không? Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Cây giao (hay còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô) thuộc họ thầu dầu. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người ta hay gọi “cây quỳnh cành giao”). Cành giao còn gọi là càng cua, xương khô, san hô xanh, thập nhị, có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương…
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhưng, nhựa cây rất độc có thể gây mù mắt (nếu dính vào mắt); gây phồng, rộp đỏ da, niêm mạc. Ở Ấn Độ, cây giao được dùng để chữa mụn cóc; ở Indonesia dùng để chữa ngoài da và làm thuốc xổ; ở Thái Lan cây giao cũng được người dân dùng chữa bệnh.

Phương pháp chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi hiệu quả mà miễn phí
Cây xương cá hay còn gọi là cây giao, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô
Sau đây là một số cách dùng cây giao chữa bệnh trong dân gian:
- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 -5 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Chữa côn trùng, ong, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên nơi bị cắn.
- Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
- Chữa mụn cơm: Dùng nhựa cây giao đắp lên mụn cơm. Không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
Như trên đã nói, cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây có thể gây mù mắt (nhựa dính vào mắt), không để nhựa dính vào da, mắt. Và có độc, nên không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm dân gian nên tối đa không quá 10 ngày.
Lương y Quốc Trung
--------o0o--------
CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO)

I/ Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.

Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, không nên tưới quá nhiều và chậu phải thoát được nước để tránh cây bị ngập úng. Sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển mạnh.

Để chọn cây thuốc tốt: khi bẻ nhánh ra thấy có nhiều mủ trắng đục như sữa (cây thường có nhiều mủ, nhưng trong vài trường hợp có thể không có hoặc có quá ít mủ, thường là do môi trường trồng như: đất, thiếu nước, thiếu nắng, …).

Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II/ Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.

Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt thịt, viêm, trặc tay chân, đau đầu trun, cá đâm, rắn, rít cắn, kiến, ong đốt, …

III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:
- Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
- Lấy một tờ lịch treo tường lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài, đặc biệt lưu ý: Ống phải dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre nhỏ hay trúc được thông lỗ giữa các mắc (đốt) cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ̃ nóng chảy!
- Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
- Cân 500g (nửa ký) cây thuốc rồi chia làm 7 phần đều nhau, dùng trong 1 tuần, mỗi ngày 1 phần. Nếu không có cân thì có thể đếm cỡ chừng 15-20 đốt cây thuốc cho 1 ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại 1 vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi. Nếu dùng 1 lần 1 ngày thì cho trọn phần thuốc đã định vào 1 lần.
- Cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
- Đặt ấm lên bếp (loại có thể tăng giảm lửa, như là bếp gas mini).
- Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
- Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ để hơi không quá nóng.
- Kế tiếp, đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
- Thời gian xông: 2 lần trong 1 ngày (sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần 2 thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng với vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn, tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

Lưu ý:
- Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
- Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động để xông 1 cách thoải mái. Chẳng hạn: lúc đầu để ống gần mũi, khi quen được hơi nóng thì mới chạm nhẹ vào mũi. Nên kết hợp với việc tăng giảm lửa để có độ nóng chịu được.
- Không nên ngồi chính diện với vòi ấm, nên để vòi ấm quay hơi nghiêng sang 1 bên để tránh hơi nóng xông thẳng. Còn nếu thấy vẫn không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì mở bếp cho nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
- Nên xông kiên trì cho đến hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu tái phát mới xông tiếp.
- Cây này hễ bệnh càng nặng thì xông sẽ càng có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp).
- Khi tắt bếp, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/dong-y/chi-tiet/cay-xuong-cá-cay-giao-–-trị-bẹnh-viem-xoang-2954/
 

cuongbm

Xe tải
Biển số
OF-55790
Ngày cấp bằng
25/1/10
Số km
472
Động cơ
452,860 Mã lực
Nơi ở
202 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Website
songlinhtours.com
cụ chuột bách trước rồi báo lại kết quả cho anh em nhé. em cũng xoang mãn tính đây. Nhưng những bài thuốc này nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Kể cũng hay. Vào thế kỷ 21 rôi mà chốn này sao vãn lắm cụ tự nguyện làm chuột thế nhể:(
Ở xứ văn minh, muốn đưa được 1 thứ thuốc ra thị trường người ta phải bỏ ra ít nhất 10 năm để R&D. Thử nghiẹm bét nhè trên súc vật sau dfos thử trên người.
Ta đây dễ dàng quá :P
 

mazda929

Xe tăng
Biển số
OF-123046
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
1,531
Động cơ
-1,492 Mã lực
Nơi ở
Cây đa bến nước sân đình
e đánh dấu ...phòng khi cần..hồi e 17-18 e cũng bị viêm xoang khổ vô cùng chạy chữa mãi bây giờ mới khỏi.....
 

dovanhoainam

Xe hơi
Biển số
OF-47016
Ngày cấp bằng
20/9/09
Số km
133
Động cơ
461,294 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Động Không Đáy
Website
dochoinamnhung.tk
Có cụ nào biết chỗ mua cây Giao này ở đâu không ạ,nhà cháu muốn thử mà lên Hoàng Hoa Thám tìm rồi cũng không thấy.Xoang đến mùa lạnh này thì khổ lắm
 

Gà Rượu

Xe buýt
Biển số
OF-127570
Ngày cấp bằng
13/1/12
Số km
697
Động cơ
382,900 Mã lực
Nơi ở
20.21.22.23.29.30.97.98.99
Hay quá,em về bảo người nhà thử xem
 

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
942
Động cơ
346,388 Mã lực
Em đi mua đất trồng cây giao đây ợ
 

thuongngong

Xe hơi
Biển số
OF-157370
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
121
Động cơ
352,800 Mã lực
Em đánh dấu hóng ,các cụ thử rồi cho em xin kết quả, papa em cũng bị xoang mũi.
 

Khổng Ngà

Xe tải
Biển số
OF-163945
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
422
Động cơ
351,394 Mã lực
Nơi ở
Ba vì có con Bò Vàng
Gấu nhà em bị xoang. Cứ nửa đêm tỉnh giấc là hắt hơi. Nếu bài thuốc này được kiểm nghiệm e cũng xin mang về cho gấu dùng.
 

duylt

Xe máy
Biển số
OF-134168
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
99
Động cơ
371,600 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ
 

nhatvt

Xe buýt
Biển số
OF-295534
Ngày cấp bằng
10/10/13
Số km
632
Động cơ
319,244 Mã lực
Cụ nào chuột bạch cho ý kiến vs em cũng bị xoang
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
19,626
Động cơ
411,532 Mã lực
EM cũng bị, mùa này đúng là khổ thật. Cụ nào biết ở đâu có cây này chỉ chỗ cho em xin về chồng với. Tạ ơn các cụ.
 

z0z0z0

Xe điện
Biển số
OF-84906
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
2,867
Động cơ
428,552 Mã lực
Cụ nào biết ở Hà nội chỗ nào có cây này chỉ em với, Em cũng bị, chữa tây y mãi chả khỏi. Thực ra cái bệnh xoang này cần phải tìm nguyên nhân gây bệnh thì chữa đúng thì mới khỏi được, (đấy là em nghe bác sĩ tây y nói thế). Em bị viêm xoang do viêm mũi dị ứng, không biết chữa bằng cây này có khỏi được không
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top