Xe cũ thì thôi. Dùng hết vòng đời thì mình đổi (nếu vẫn có nhu cầu sử dụng xe cá nhân).
Còn không thì giao thông công cộng. Tôi nghĩ đến lúc đó gtcc có thể đáp ứng được phần nhiều nhu cầu đi lại loanh quanh rồi.
Bác cứ xem mấy cái dự án metro thì có thể hiểu mình được quyền chờ đợi bao nhiêu lâu, mà mấy cái dự án này còn làm nổi là chính, về sau khả năng nổi trong nội thành còn rất ít, chỉ có ngầm thôi.
Còn giờ cao điểm, nhìn những chỗ đường tắc nhiều mà ước lượng nếu số người đi trên 2B nhẩy hết lên xe buýt thì cần bao nhiêu xe buýt, từng ấy xe buýt ở những giờ ấy đang ở chỗ đó thì chúng sẽ di chuyển như thế nào.
Chắc mấy ông ở các viện nghiên cứu liên quan đến giao thông đều biết khái niệm mật độ dân cư/diện tích giành cho giao thông (động). Nhưng khái niệm đó là cho tụi mũi lõ là chính, vì chúng sáng chế ra và đã nghiên cứu từ rất lâu cho nơi chúng sống, còn trong các thành phố lớn ở VN mình hơi khác 1 chút là 2B chiếm đa số, 2B không chỉ là phương tiện đi lại, mà còn là phương tiện vận tải.
Nhược điểm của 2B thì những người chuyên ngồi 4B thấy rất rõ: di chuyển lung tung, vi phạm luật giao thông, bò cả lên hè phố để thoát đám tắc...
Nhưng ưu điểm chính của nó, ngoài chui được vào các ngõ ngách chật hẹp rất thịnh hành ở các đô thị VN, mà còn có 1 ưu điểm khác cho giao thông chung mà các nhà quản lý dù có biết cũng không bao giờ nói ra là thời gian chiếm dụng mặt đường ngắn. 1 người đi ra ngoài đường, kể cả có đi bộ hay xe đạp,... thì cũng chiếm 1 diện tích của mặt đường. Tùy phương tiện mà diện tích chiếm ít hay nhiều. Ngồi/đứng trong xe buýt dồn chặt sẽ chiếm diện tích ít nhất, 1 mình ngồi 1 cái 4B chiếm nhiều nhất, 4B càng to, càng chiếm nhiều. Ngoài diện tích mặt đường bị chiếm, còn phải tính thời gian chiếm. Người tham gia giao thông trong các thành phố lớn ở VN bằng cái 2B dắt xe ra đường, đi đến nơi nhanh nhất nên là phương tiện chiếm diện tích mặt đường với thời gian ngắn nhất. Họ tham gia và kết thúc việc chiếm dụng để trả lại mặt đường cho các phương tiện khác nhanh nhất. Xe buýt tuy chở được nhiều, nhưng như những cái 4B khác chiếm mặt đường lâu nhất. Cho nên không thành phố lớn dân đông nào có thể chỉ sử dụng xe buýt để giải quyết được vấn đề đi lại cho dân. Nhất là HN, SG,... thì càng không thể sử dụng xe buýt để thay thế được 2B!
Tầu điện ngầm gần như không hề chiếm dụng mặt đường vì chúng đi đường riêng ở dưới mặt đất hay treo trên không. Đây sẽ là phương tiện chính, xe buýt chỉ phủ những khoảng cách giữa các ga tầu điện ngầm, nên số lượng cũng chỉ cần vừa đủ để không cản trở giao thông của các phương tiện khác. Mạng lưới tầu điện ngầm/xe buýt phủ tiếp được xây dựng hợp lý sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện, chẳng cần hô hào hay cấm họ cũng tự động chọn, 2B, 4B cá nhân cũng ít dần. Mấy hôm nay nhiều nhà quản lý nói về "thói quen", nhưng họ đang nhập nhèm giữa thói quen và nhu cầu của người dân.
Nhưng xây dựng được hệ thống giao thông như vậy cần rất nhiều tiền và có thể cả thời gian. 1 hay 2 năm thì may ra đủ thời gian để khảo sát cho 1 tuyến tầu điện ngầm, vẫn là rất ngắn để giải phóng mặt bằng,...
Chắc chuyển ít tiền từ cái DA tầu hỏa cao tốc sang thì có thể giúp giao thông công cộng ở các thành phố lớn nhanh cải thiện hơn!