[Funland] Bộ Dục, Back To Basic?

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,228
Động cơ
312,227 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Năm nào các anh cũng thay đổi, gây cả áp lực lên đứa bé lớp 1. Suy cùng lớp 1 chỉ cần các con biết đọc,biết viết. Đến như nước Nhật lớp 3 trẻ mới biết đọc thành thạo( do chữ candy).
Chán anh Ngọng quá rồi.
Phụ huynh 'đau đầu' với sách giáo khoa lớp 1

Cả buổi tối tập cho con viết chữ q, qu, gi, nhưng con không thể nhớ mặt chữ, liên tục viết sai, chị Thanh Hà mặt đỏ bừng, cố gắng kìm nén cơn giận dữ.

Tình trạng không nhớ được chữ của con chị Thanh Hà, 35 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội, diễn ra từ ngày khai giảng đến nay. Tối nào hai mẹ con cũng như "đánh vật", con phát khóc, mẹ thì bất lực. "Đến mặt chữ con còn chưa nhớ thì nói gì đến đánh vần và đọc trơn", người mẹ thở dài nói.
Con chị Hà học lớp 1 ở một trường tiểu học công lập có sử dụng sách Toán và Tiếng Việt trong bộ "Cùng học để phát triển năng lực". Giờ mới giữa tuần học thứ tư, nhưng ở môn tiếng Việt con đã học đến chữ r và s, tức gần hết bảng chữ cái. Trong đó, các chữ ghép như gh, kh đã được dạy chứ không phải học hết bảng chữ cái rồi mới học tới chữ ghép như trước đây.
Chị Hà kể, sách hướng dẫn viết chữ không thống nhất khiến trẻ bị loạn. Chẳng hạn chữ b, trong sách in chữ "b" theo dạng tiếng Anh, có bụng to, nhưng lại phải viết theo kiểu tiếng Việt là có uốn móc khiến con phân vân không biết chữ nào mới đúng và thường xuyên bị nhầm với chữ d khi xem sách giáo khoa. Hay như chữ k, trong sách viết theo kiểu ba đoạn thẳng, còn khi tập viết lại viết giống chữ h có thêm một xoắn ở giữa.
Về cách đọc, thay vì đánh vần, giờ các con chỉ đọc trơn. Chẳng hạn với con đầu, chị vẫn dạy như ngày xưa mình được học, chữ "Lăng" thì đánh vần là "ă ngờ ăng, lờ ăng lăng", nhưng giờ chỉ đọc là "lờ ăng lăng". Với môn Toán, nếu phụ huynh không đọc đề bài và giải thích, con sẽ không làm được vì nhiều chữ, khó hiểu. Chị Hà hiện phải tìm thầy cô dạy kèm vì không thể dạy con.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập một thuộc bộ Cùng học để phát triển năng lực. Ảnh: Quỳnh Chi


Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập một thuộc bộ "Cùng học để phát triển năng lực". Ảnh: Quỳnh Chi

Cùng cảnh ngộ, chị Ngọc Thủy, 32 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội, phải sắp xếp công việc để về sớm 30 phút mỗi ngày, dành thời gian kèm con buổi tối. Năm nay, con chị học bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" cho tất cả môn. Lần đầu xem sách giáo khoa mới môn Tiếng Việt, chị Thủy nhăn mặt vì yêu cầu của đề bài quá dài so với khả năng đọc hiểu của một đứa trẻ mới vào lớp 1.
Người mẹ 32 tuổi lấy ví dụ về bài tập đọc quả su su trong bài 4C học âm r và s: "Khi su su ra quả, lá và rễ già đi. Quả su su nghĩ là nhờ rễ, nhờ lá mà có nó". Sau đó, bài học hỏi học sinh "Quả su su nghĩ gì?". Chị Thủy cho rằng phần đọc quá dài đối với một học sinh vừa học nhận mặt chữ r và s, cùng với đó câu hỏi "nghĩ gì?" cũng khiến học sinh gặp khó.
"Đọc trôi chảy hết nội dung bài các con cũng chưa thành thạo chứ đừng nói tìm chi tiết trong bài để trả lời câu hỏi", chị Thủy nói và cho rằng nếu lớp ít học sinh, giáo viên còn có thể quan tâm, sát sao nhưng với lớp đông e rằng việc học không đảm bảo chất lượng.
Anh Minh Hùng, 36 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, cũng stress khi dạy con học. Lên các diễn đàn dành cho phụ huynh có con học lớp 1 để xin kinh nghiệm dạy học, anh Hùng đọc được nhiều ý kiến cho rằng sách Tiếng Việt trong bộ "Cánh diều" mà con trai đang học là "nhẹ nhàng" hơn các bộ còn lại. Thế nhưng anh vẫn cảm thấy bế tắc vì không biết dạy con sao cho dễ hiểu, dễ nhớ.
Phụ huynh này cho biết thêm với sách Toán, anh không hiểu nếu cô giáo hay bố mẹ không đọc và giải thích từng từ, con làm cách nào để hiểu đề bài. "Đến tuần thứ tư con vẫn đang học chữ theo bảng chữ cái mà đề Toán là một câu có nghĩa và dài thì làm sao con có thể tự hiểu mà làm được", anh Hùng đặt câu hỏi.

Sách giáo khoa Toán lớp 1 tập một thuộc bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Ảnh: Quỳnh Chi


Sách giáo khoa Toán lớp 1 tập một thuộc bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục". Ảnh: Quỳnh Chi

Không chỉ phụ huynh, sách giáo khoa mới còn gây khó khăn với cả giáo viên. Từ sau khai giảng, cô Quỳnh Chi, 33 tuổi, giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học tại Hà Nam, thường xuyên phải giải đáp, hướng dẫn phụ huynh cách dạy con học bài theo sách mới. Cuối tuần, có người còn mang cả bộ sách đến nhà cô Chi để hỏi tỉ mỉ, nhờ hướng dẫn vì cảm thấy bất lực, không biết nên dạy con thế nào.
Tại trường tiểu học công lập nơi cô Chi công tác, môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức học bộ "Cùng học để phát triển năng lực", còn môn Toán thuộc bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
Cùng quan điểm với các phụ huynh, cô Chi nhận xét đề bài của môn Toán dài và chưa khoa học, trong khi học sinh chưa đọc được tiếng chứa vần. Nếu như trước kia, các số từ 6 đến 10, mỗi bài chỉ học một số thì sách mới chia thành hai bài 5, 6, 7 và 8, 9, 10, mỗi bài học ba số. Tương tự với các dấu <, > và =, chương trình trước kia học chậm, chia nhỏ thì nay gộp chung một bài khiến học sinh lẫn lộn.
Với Tiếng Việt, trước kia chỉ học một bài một chữ hoặc âm, sách mới mỗi bài 2-3 chữ, gồm cả âm ghép. Vì khối lượng kiến thức tăng lên, cô Chi không còn nhiều thời gian ôn tập cho học sinh như trước. "Bạn nào chậm hơn là đuối hẳn vì không tải được hết số lượng âm phải học trong ngày, trong tuần", cô Chi chia sẻ. Để học sinh không bị nản và sợ học, cô giáo dành thêm 30 phút sau mỗi buổi học để kèm thêm các em đọc kém.
Với vở tập viết, tác giả đưa phần viết số từ 1 đến 9 vào. Trên một dòng, học sinh được yêu cầu vừa viết số 4 ly và 2 ly. "Tôi không hiểu mục đích đưa việc viết số 4 ly vào để làm gì trong khi môn Toán chỉ áp dụng viết số 2 ly", cô giáo nói.
Đa số phụ huynh than phiền với cô Chi về phần đọc hiểu cuối mỗi bài học quá khó, khối lượng kiến thức nhiều khiến học sinh không có thời gian nghỉ ngơi. "Tôi cũng động viên và làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, tuy nhiên chính mình còn thấy đau đầu với sách mới", cô giáo nói.
Ngày 22/1/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở tám môn học đã được Bộ trưởng phê duyệt.
Trong 32 cuốn sách, có năm cuốn Tiếng Việt, năm cuốn Toán, năm cuốn Đạo đức, ba Tự nhiên và Xã hội, một Giáo dục thể chất, năm Âm nhạc, năm Mỹ thuật và ba cuốn Hoạt động trải nghiệm. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế khi có tới 24 cuốn, hợp thành 4 bộ sách. Hai nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm TP HCM, mỗi cơ sở có bốn cuốn, hợp thành một bộ sách "Cánh diều" hoàn chỉnh.
Ngày 20/1, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thêm sáu cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 mới. Trong 6 cuốn này, có hai cuốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, một cuốn của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và ba cuốn của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM.
Thanh Hằng - Dương Tâm
 

QMintech

Xe tăng
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
1,684
Động cơ
201,358 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Cầu Giấy
Mỗi năm mua bộ SGK, Lớp 1 mua gần củ...Anh ngọng thì cứ trơ ra đứng đấy.
 

ZoBon

Xe buýt
Biển số
OF-742629
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
562
Động cơ
65,728 Mã lực
Tuổi
37
Dài quá. Nói chung là nát. Dài dòng làm gì
 

AnTa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729141
Ngày cấp bằng
14/5/20
Số km
439
Động cơ
76,545 Mã lực
Tuổi
124
thật sự giáo trình lớp 1 học nhanh quá.

Phụ huynh ko cho con đi học thêm trước thì không theo kịp.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,732
Động cơ
573,953 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E chỉ thấy là sao cần lắm sách và giá sách cao thế thôi ạ. Còn học thì bố mẹ thấy khó chác gì con thấy khó? E thấy toán con e choáng, học tiếng Vỉet thì vèo vèo, nhưng mà con vẫn theo được, mới dc tháng đọc dc rồi mà k hề học trước, vậy là ok mà.
Giờ các bố mẹ k phải dậy ở nhà, nếu hết năm tỷ lệ con k biét đọc, bỉet viết cao thì hãy kết luận
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,158
Động cơ
418,233 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Anh nào cũng vậy thôi. Các cụ chửi làm gì anh ngọng. Nó bị nhóm lợi ích thâu tóm rồi. Ai chả biết là sách đâu cần phải thay. Chỉ có làm ván mới thôi :))
 

QMintech

Xe tăng
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
1,684
Động cơ
201,358 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Cầu Giấy
Sáng học trên lớp, chiều học trung tâm, Cô vẫn mở lớp học ngoài giờ...Anh bạn em thì bảo" thôi tao kiếm tiền cho Vinschôl nó dạy, cùng lắm sau cho học Đại học dân lập".
 

AnTa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729141
Ngày cấp bằng
14/5/20
Số km
439
Động cơ
76,545 Mã lực
Tuổi
124
Anh nào cũng vậy thôi. Các cụ chửi làm gì anh ngọng. Nó bị nhóm lợi ích thâu tóm rồi. Ai chả biết là sách đâu cần phải thay. Chỉ có làm ván mới thôi :))
là làm thế nào cụ.

Cụ định làm lãnh tụ à =))
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,843
Động cơ
-91,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Thực ra chửi bộ dục là hơi oan. Về giáo dục thì địa phương có tính quyết định cao hơn bộ rất nhiều.
 

Fiat2007

Xe buýt
Biển số
OF-197253
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
828
Động cơ
326,081 Mã lực
Lão Ngọng đc cái mẹt ko thấy khi nào biết buồn nhỉ. Luôn luôn kiên định một sắc thái, biểu cảm và....một tinh thần đổi mới hàng năm. Thật là hồng....****!
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,458
Động cơ
444,562 Mã lực
bài dài quá, dài như diễn văn của bộ Dục.
Tuy nhiên việc phát âm chữ "Lăng" thành lờ ăng lăng thì đã áp dụng từ lâu rồi chứ không phải năm nay mới làm. Cá nhân em thấy cách phát âm đó cũng được, gọn nhẹ mà trẻ con vẫn hiểu.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,444
Động cơ
212,479 Mã lực
Em xin lỗi các cụ - em lại post cái ảnh này lên lần nữa.


119699027_1025661877865562_6129133769057779483_n.jpg
 

AnTa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729141
Ngày cấp bằng
14/5/20
Số km
439
Động cơ
76,545 Mã lực
Tuổi
124
Em xin lỗi các cụ - em lại post cái ảnh này lên lần nữa.


119699027_1025661877865562_6129133769057779483_n.jpg
Tất cả các quán quân đều học ở VN trước khi sang Úc. :))

Chứng tỏ giáo dục ở VN cũng ko đến nỗi quá tệ cụ nhỉ
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,444
Động cơ
212,479 Mã lực
Tất cả các quán quân đều học ở VN trước khi sang Úc. :))

Chứng tỏ giáo dục ở VN cũng ko đến nỗi quá tệ cụ nhỉ
Cơ mà đều chạy hết vì sợ bọn F2 nó lâm vào cảnh trong bài của cụ thớt cụ ạ :)) cá nhân vượt trội là đơn lẻ hơn so với đa số bình quân. Họ như thế nhưng nếu con họ mà bình quân thì sẽ tèo. Khổ thân các con.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,682
Động cơ
257,992 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Chẳng hạn với con đầu, chị vẫn dạy như ngày xưa mình được học, chữ "Lăng" thì đánh vần là "ă ngờ ăng, lờ ăng lăng", nhưng giờ chỉ đọc là "lờ ăng lăng".
Lâu e ko xem phát biểu, ko biết cụ bụ trửa giờ đã đánh vần đc chữ này chưa nhỉ?
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,236
Động cơ
470,160 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
bài dài quá, dài như diễn văn của bộ Dục.
Tuy nhiên việc phát âm chữ "Lăng" thành lờ ăng lăng thì đã áp dụng từ lâu rồi chứ không phải năm nay mới làm. Cá nhân em thấy cách phát âm đó cũng được, gọn nhẹ mà trẻ con vẫn hiểu.
Ý mợ ý là mỗi năm phát âm 1 kiểu thôi. Thế hệ sau không dạy được thế hệ tiếp
Cô giáo f1 thì bảo phát âm theo pp nào cũng được, miễn là đọc, viết được. Nhưng khuyên cha mẹ nên theo " l ăng lăng" vì khi đánh vần viết cho dễ là chữ "l" trước.
 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
5,446
Động cơ
1,282,054 Mã lực
Chửi mỗi a Dục thì là k hết, mà k có a Ngọng thì có a khác về bản chất vẫn vậy thôi, mấy a địa phương hốc từ bữa ăn bán trú của các cháu hốc đi, sách vở thì toàn công ty sân sau của các ông bảo sao balo ngày 1 nặng.
 

AnTa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729141
Ngày cấp bằng
14/5/20
Số km
439
Động cơ
76,545 Mã lực
Tuổi
124
Cơ mà đều chạy hết vì sợ bọn F2 nó lâm vào cảnh trong bài của cụ thớt cụ ạ :)) cá nhân vượt trội là đơn lẻ hơn so với đa số bình quân. Họ như thế nhưng nếu con họ mà bình quân thì sẽ tèo. Khổ thân các con.
VN nhiều nhân tài mà cụ. cho Úc 1 ít cũng chả sao.

Lớp sóng sau đè lớp sóng trước thôi =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top