[Funland] Bộ Giáo dục: Đề thi tốt nghiệp THPT không vượt chương trình

Milano2011

Xe buýt
Biển số
OF-106314
Ngày cấp bằng
21/7/11
Số km
970
Động cơ
421,672 Mã lực
Thi tốt nghiệp mục tiêu chính là để đánh giá quá trình học tập. Đề khó quá sẽ dẫn đến điểm thấp. Không thể bảo <5đ là tốt và có giá trị ghi nhận quá trình học hay động viên các cháu được.

Chưa kể về dài hạn sẽ dẫn tới một thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp và luôn sợ hãi con ngáo ộp điểm số, dẫn tới các hoạt động ngoại khoá hay các môn học khác bị bỏ bê.

Chính thế nên đề thi tốt phải là vừa đánh giá ghi nhận được quá trình học, lại vừa có một ít câu khó để phân loại. Chứ không phải khó toàn diện hay dễ toàn diện.
Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.

Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
17,194
Động cơ
645,504 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Em ủng hộ, thi cả Toán Văn Anh + môn dạy.
Giáo viên dạy môn nào chỉ biết môn đó thôi cụ ơi.
Bắt thi thế thì 95% giáo viên THPT trên cả nước không ai đạt yêu cầu ạ.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,415
Động cơ
1,517,203 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Nói tóm lại ông BGD hãy để các trường ĐH tự chủ cách tuyển sinh của mình. Ông hãy làm đúng chức trách quản lý nhà nước thôi. Việc tốt nghiệp (Tiểu học, THCS, THPT) để các trường phổ thông hay SGD làm. Đầu vào và đầu ra của các trường ĐH cho các trường tự quyết. Thế là hết thắc mắc về đề.

Ông bảo các trường tự chủ thì theo Luật đại học nó chẳng phải quan tâm đến việc tuyển đầu vào vì đấy là quyền của nó. Đây ông muốn ôm để các trường lại phải xin - cho mà thôi.
Thế là quay lại các trường ĐH tự tổ chức thi như khi xưa cụ cháu mình thi ạ. 25-26 năm trước cháu kỳ cạch đi thi đủ 3 đợt cho 3 trường. :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-818387
Ngày cấp bằng
30/8/22
Số km
103
Động cơ
5,550 Mã lực
Để biết khó, dễ hay vượt chương trình hay không thì nên dùng bộ đề thi này và yêu cầu tất cả giáo viên THPT và các quan chức quản lý giáo dục từ Bộ tới tỉnh, phường xã... làm bài thi như các cháu học sinh.

Nếu họ làm được bài thì tạm coi là đề thi đạt yêu cầu.

Nếu họ không làm được thì có thể kết luận là "dạy một đằng, thi một nẻo"?
phải giáo viên nào làm mốn đấy.đừng thách nhà giàu húp tương
 
Biển số
OF-818387
Ngày cấp bằng
30/8/22
Số km
103
Động cơ
5,550 Mã lực
Thi tốt nghiệp mục tiêu chính là để đánh giá quá trình học tập. Đề khó quá sẽ dẫn đến điểm thấp. Không thể bảo <5đ là tốt và có giá trị ghi nhận quá trình học hay động viên các cháu được.

Chưa kể về dài hạn sẽ dẫn tới một thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp và luôn sợ hãi con ngáo ộp điểm số, dẫn tới các hoạt động ngoại khoá hay các môn học khác bị bỏ bê.

Chính thế nên đề thi tốt phải là vừa đánh giá ghi nhận được quá trình học, lại vừa có một ít câu khó để phân loại. Chứ không phải khó toàn diện hay dễ toàn diện.
tốt nghiệp chỉ cần không liệt là đỗ rồi .không lẽ bạn tất cả đều 9 10.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
7,086
Động cơ
524,809 Mã lực
Nơi ở
..
Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.

Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
Nhiều cụ trên này lập lờ đánh lận con đen, chỉ phàn nàn ầm ĩ rằng 'Kỳ thi tốt nghiệp khó quá' mà không nói đến vế còn lại: đây cũng chính là 'Kỳ thi đại học'.
Ngày xưa, vào những năm 1994-1995 và thêm vài chục năm sau đó, trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, điểm thi các môn như Tiếng Anh, Sử, Lý, Hóa... điểm 9-10 tràn lan, phao thi trắng phòng. Nhưng chẳng ai thèm quan tâm, vì đơn giản lúc đó nó chỉ là kỳ thi tốt nghiệp.
Nhiều cụ trên này nói thẳng muốn dùng kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trường đại học top đầu, thay vì để các trường tự tổ chức thi. Thế nhưng khi đề thi tốt nghiệp khó thì lại nhảy dựng lên phản đối. Nói thật, nếu ngày xưa để các trường như Bách Khoa hay Ngoại thương tự ra đề, thì điểm 6-7 đã là khủng khiếp rồi, đừng hòng mơ điểm 9-10.
Cái đáng trách nhất là trách Bộ Giáo dục can thiệp quá nhiều: can thiệp vào các trường, can thiệp vào phương thức tuyển sinh, thậm chí can thiệp cả việc học thêm. Đã can thiệp vào việc học thêm (hạn chế dạy thêm, học thêm) nhưng lại ra đề thi khó, thì điều đó thật khó hiểu và phản cảm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,644
Động cơ
262,076 Mã lực
Nhiều cụ trên này lập lờ đánh lận con đen, chỉ phàn nàn ầm ĩ rằng 'Kỳ thi tốt nghiệp khó quá' mà không nói đến vế còn lại: đây cũng chính là 'Kỳ thi đại học'.
Ngày xưa, vào những năm 1994-1995 và thêm vài chục năm sau đó, trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, điểm thi các môn như Tiếng Anh, Sử, Lý, Hóa... điểm 9-10 tràn lan, phao thi trắng phòng. Nhưng chẳng ai thèm quan tâm, vì đơn giản lúc đó nó chỉ là kỳ thi tốt nghiệp.
Nhiều cụ trên này nói thẳng muốn dùng kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trường đại học top đầu, thay vì để các trường tự tổ chức thi. Thế nhưng khi đề thi tốt nghiệp khó thì lại nhảy dựng lên phản đối. Nói thật, nếu ngày xưa để các trường như Bách Khoa hay Ngoại thương tự ra đề, thì điểm 6-7 đã là khủng khiếp rồi, đừng hòng mơ điểm 9-10.
Cái đáng trách nhất là trách Bộ Giáo dục can thiệp quá nhiều: can thiệp vào các trường, can thiệp vào phương thức tuyển sinh, thậm chí can thiệp cả việc học thêm. Đã can thiệp vào việc học thêm (hạn chế dạy thêm, học thêm) nhưng lại ra đề thi khó, thì điều đó thật khó hiểu và phản cảm.
Để cho trường tự ra đề rất dễ tiêu cực. Muốn đỗ vào Bách Khoa hả, học thầy BK sẽ có cơ hội đỗ cao hơn nhiều học thầy ngoài, vì đề thi toàn đánh đố, phải đi học thêm mới biết. Lúc đó mọi người chỉ rình xem thầy nào trưởng khoa, thầy nào giáo sư nổi tiếng, có quyền ra đề thì đi học.
 
  • Vodka
Reactions: BKG

zaisev

Xe tăng
Biển số
OF-89801
Ngày cấp bằng
26/3/11
Số km
1,184
Động cơ
417,167 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.

Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
E đồng ý với cụ này! Kì thi QG đang phải gánh 2 nhiệm vụ, nên nó phải phân loại được học sinh. Mấy hôm nay cõi mạng xuýt xoa tâm thư của bà mẹ có con từng “thi toán tỉnh”, “đam mê toán”…nhưng ko làm được bài. Nếu là chủ trương của bộ GD về cách ra đề thi, cách sàng lọc học sinh cho những năm tiếp theo, thì 2k7 là lời cảnh tỉnh tới các phụ huynh về thực chất việc học của con mình. Phổ điểm sẽ thấp, nhưng nó là thực chất! Và những kì thi thiếu thực chất cho việc học, như “toán cấp tỉnh” như con bà mẹ nói trên chỉ mang tính thành tích, ko nói nên điều gì. Cổng trường ĐH là dành cho thế hệ tinh hoa sau này, ko thể phổ cập như mấy năm gần đây. Rất nhiều gia đình đầu tư cho con. Rất nhiều học sinh ngày đêm nai lưng lăn lộn ở các lò học thêm, nhưng thành quả ko thể lại được nếu chỉ cần một địa phương nào đó muốn thành tích GD của mình tốt, nếu một hội đồng thi nào đó công tác trông thi ko nghiêm túc. Vẫn rất nhiều học sinh làm tốt bài thi. Và đó là những SV thực chất cho số % ít ỏi của các trường top đang mong đợi. Xã hội đã quen với kì thi lớp 10 khắc nghiệt. Và chắc sẽ bắt đầu thích ứng với sự sàng lọc thứ hai, kì thi ĐH.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
7,086
Động cơ
524,809 Mã lực
Nơi ở
..
Để cho trường tự ra đề rất dễ tiêu cực. Muốn đỗ vào Bách Khoa hả, học thầy BK sẽ có cơ hội đỗ cao hơn nhiều học thầy ngoài, vì đề thi toàn đánh đố, phải đi học thêm mới biết. Lúc đó mọi người chỉ rình xem thầy nào trưởng khoa, thầy nào giáo sư nổi tiếng, có quyền ra đề thì đi học.
Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,448
Động cơ
1,002,045 Mã lực
E đồng ý với cụ này! Kì thi QG đang phải gánh 2 nhiệm vụ, nên nó phải phân loại được học sinh. Mấy hôm nay cõi mạng xuýt xoa tâm thư của bà mẹ có con từng “thi toán tỉnh”, “đam mê toán”…nhưng ko làm được bài. Nếu là chủ trương của bộ GD về cách ra đề thi, cách sàng lọc học sinh cho những năm tiếp theo, thì 2k7 là lời cảnh tỉnh tới các phụ huynh về thực chất việc học của con mình. Phổ điểm sẽ thấp, nhưng nó là thực chất! Và những kì thi thiếu thực chất cho việc học, như “toán cấp tỉnh” như con bà mẹ nói trên chỉ mang tính thành tích, ko nói nên điều gì. Cổng trường ĐH là dành cho thế hệ tinh hoa sau này, ko thể phổ cập như mấy năm gần đây. Rất nhiều gia đình đầu tư cho con. Rất nhiều học sinh ngày đêm nai lưng lăn lộn ở các lò học thêm, nhưng thành quả ko thể lại được nếu chỉ cần một địa phương nào đó muốn thành tích GD của mình tốt, nếu một hội đồng thi nào đó công tác trông thi ko nghiêm túc. Vẫn rất nhiều học sinh làm tốt bài thi. Và đó là những SV thực chất cho số % ít ỏi của các trường top đang mong đợi. Xã hội đã quen với kì thi lớp 10 khắc nghiệt. Và chắc sẽ bắt đầu thích ứng với sự sàng lọc thứ hai, kì thi ĐH.
Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.
2 bác đều đúng. Có thể chỉ thi tốt nghiệp như hiện nay hay thêm thi đại học. Nhưng cách nào thì vẫn phải tổ chức được việc thi nghiêm túc.
Ngày xưa thời tụi em, có cả thi tốt nghiệp và thi đại học được thi chung cả miền Bắc.
Thi tốit nghiệp không dễ, ngoài văn toán thì tùy năm có hóa, lý, sử, địa. Điểm 5, 6 phổ biến từ 7 trở lên hiếm dần, còn thi đại học thì cả 5 hay 6 đều chẳng còn phổ biến nữa, đừng nói điểm 7 trở lên. Đến năm em thì ở nông thôn mà 1 người đỗ đại học là cả làng biết. Chỉ cần 21 điểm là được chọn cho đi học nước ngoài, điểm đỗ đại học chỉ 15-16. Giấy báo điểm được đưa trực tiếp đến người đỗ mà không qua đường bưu điện vì rất nhiều địa phương giữ giấy báo lại để gọi nhập ngũ. Dù có đơn kiện thì người được chọn đi học nước ngoài vẫn được đi, đơn vẫn xét, chỉ khi thấy đầy đủ chứng cứ mới gọi về,...
Em nghĩ thời đó chắc vẫn có tiêu cực, nhưng rất hiếm, còn lại thì "học tài thi phận" hay "mèo mù vớ cá rán" cũng hiếm như vậy.
Cả thời phổ thông em không được học 2 lớp cùng 1 trường chứ đừng nói được học lớp chuyên, học thêm thì trước khi thi tốt nghiệp trường tổ chức 2 -3 buổi phụ đạo chung cho khối 10, nhưng ra nước ngoài vẫn bắt chấp tất cả tụi mũi lõ cùng trường, kể cả tụi nước khác được chọn đến học như tụi em, ngay từ năm thứ nhất, thứ 2 khi tiếng vẫn đang ù ù, cạc cạc!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,644
Động cơ
262,076 Mã lực
Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.
Vụ Hà Giang không có liên quan gì đến cơ quan nào ra đề, chỉ cần yêu cầu thi tập trung tại các TP lớn, giống giai đoạn 2008-2013 gì đấy là được.

Cho dù các trường ra đề, cho thi tại địa phương thì vẫn gian lận. Chỉ có thi tập trung mới hạn chế gian lận.
 

Yeuaibaygio

Xe lăn
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
12,333
Động cơ
345,461 Mã lực
Tuổi
50
Tệ nhất là trước áp lực dư luận thì lại lăn qua lăn lại giữa 2 thái cực: đề quá khó hoặc đề quá dễ :))
Chính ra ngày xưa em thi tốt nghiệp riêng, thi ĐH riêng, thi tốt nghiệp tận 6 môn nên phải học chắc kiến thức cơ bản chứ không học lệch tổ hợp như bây giờ thì đề tốt nghiệp em thấy khá hợp lý, có tính phân loại.
 

Conduongxedi

Xe buýt
Biển số
OF-869992
Ngày cấp bằng
19/10/24
Số km
751
Động cơ
4,401 Mã lực
Chờ kết quả thi mới có đánh giá chính xác. Xem lúc đó còn cãi được không.
Quan trọng là đợi kết quả phổ điểm đẹp thể hiện rõ khả năng phân loại học sinh là hết phải tranh cãi. Khó hay dễ cũng không thành vấn đề nữa.
 

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
7,182
Động cơ
122,715 Mã lực
Em ủng hộ đề thi phải khó thì mới chịu khó học. Còn ai k học thì khỏi phải thi. Em cũng mong BGD làm sao cho các môn KHTN có nhiều người học và có cơ hội phát triển, nghiên cứu ngay từ PTTH. Chứ nước ta về KHCN tụt hậu qua rồi, chưa thấy có cách gì mà cứ hô hào làm chủ CN nghệ này nọ .
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,949
Động cơ
107,409 Mã lực
Tuổi
49
Cũng tả được mà cụ nhỉ. Đấy, con đường làng nhỏ với cổng làng hơi cổ kính, phía xa xa đôi tình nhân cạnh nhau với tà áo dài đội nón duyen dáng cạnh chàng thư sinh mái tóc hơi lãng tử… thêm đống rơm và hồ ao cây bưởi, bụi cỏ dại trải dài theo con đường và nếu có thể để vài cọng rơm rơi vãi rải rác trên đường làng và bụi cỏ, nắng chiếu xiên theo nét đánh bóng… thêm vài đường nét tưởng tượng là hình ảnh đã rõ ràng… với dân nghệ sĩ thì họ vẽ như mình tả thôi… tương lai phía trước qua hình ảnh mặt trời chói chang…
Các cụ đa số là nghĩ dư lày, nhưng thực tế nó lại dư kia. Cái môn này cũng phải ôn tập đàng hoàng tại các lò của các thầy ở trường mới thi ổn, vì cũng liên quan khá nhiều đến kiến thức hội họa kiểu bố cục, mảng, hình khối, đậm nhạt, sáng tối gì đó... phù hợp với kiến trúc.

Thực tế nhòm phát qua bức vẽ là các thầy chấm đường "trình" của thí sinh ngay.
 

poohsieunhan

Xe buýt
Biển số
OF-377474
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
669
Động cơ
253,653 Mã lực
Nơi ở
Bạch Mai, Hà Nội
Ông GV người úc dạy TA, sau khi nghiên cứu xong đề TA của HS2007, ông ấy thốt lên:
Đề không khó, nhưng mỗi câu tôi phải đọc đi đọc lại 10 lượt thì mới chốt được đáp án! Ôi mấy cái ông Việt Nam ra đề sao mà vòng vo thế cơ chứ, tôi không thể hiểu nổi, tôi có gần 30 năm dạy tiếng anh cho các bạn mà còn lúng túng ntn thì học sinh giải làm sao hết được các câu hỏi trong đề thi! Thật là bó tay!
PS. Em mà là ngài BT Bộ dục, em xin từ chức để khỏi bị dân chửi cho đỡ nhục.
Trong khi xã hội tiến lên, thì anh GD vẫn loay hoay cải cách vòng tròn ( vài năm bỏ ban cấp 3 giờ lại quay lại Ban A,B,C..., vài năm nữa lại bỏ cho đó là cải cách) vậy là đi lại vòng tròn, dẫm lại mứt của mình rồi. Không bố Bộ trưởng GD nào chịu trách nhiệm cho việc này những năm qua, mà lạ toàn học hàm, học vị GS, Thiến sĩ.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,681
Động cơ
655,692 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khó hay dễ thì người ta cũng tuyển đủ chỉ tiêu. Em ủng hộ học/thi phải khó. Từ cấp 3 trở lên mà cứ đòi học/thi dễ thì học làm gì.
giờ gộp thi tn với thi đh thì đề như này mới phân hóa đc học sinh là đúng rồi. đề dễ thi toàn 8-10 thì thi làm gì. đúng như cụ nói đề khó thì các trường vẫn tuyển đủ số lượng chứ có tuyển ít đi đâu mà lo. em ủng hộ
đề thi chỉ nên có 50-60% câu hỏi dễ đủ để đỗ tốt nghiệp còn lại phải khó để phân hóa học sinh.
 

mabu44

Xe điện
Biển số
OF-119202
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
2,521
Động cơ
592,679 Mã lực
Các cụ chia sẻ đều có ý đúng cả, vì bản thân các bác lãnh đạo cũng hiểu nhưng vẫn loay hoay ko tìm ra cách hợp lý nhất. Theo em thì cốt lõi vẫn là tư duy ko chịu nhận trách nhiệm của chính các lãnh đạo cấp cao, cấp trung, rồi cấp dưới... và cuối cùng đổ lên đầu học sinh và phụ huynh. Thì chung thi riêng, thi đề dễ thi đề khó không phải là quá quan trọng, mà quan trọng nhất là cách tổ chức thi có nghiệm ko, công bằng ko, và đã xử ai làm chưa tròn trách nhiệm chưa. Thời em đã thì lúc 199x thì tốt nghiệp đề ko dễ nhưng vẫn có thằng dốt mà toàn 9,10 vì người nhà nó coi thi =)) =)), sau gần 30 năm em thấy vẫn tình trạng đó ko khác nhiều. Ông bộ trưởng phải điều hành luân chuyển Bắc Ninh sang Hà Nội coi thi, Hải Phòng về Tuyên Quang coi thi, trong 1 tỉnh thì đan xen giáo viên các xã đổi nhau, trong các xã thì các trường đổi nhau, ông nào trưởng sở, trưởng trường chịu trách nhiệm đầu tiên, để ra sai xót thì cắt chức. làm rắn đầu tiên việc coi thi đồng đều giữa các nơi đã. Sau đó là bỏ cái cộng điểm vùng miền đi. Chứ cả xã hội nhìn thấy việc bất cấp là thủ khoa 3 con 10 mà trượt thì điểm đầu vào là 30.5:D:D, nhìn thấy phải mạnh dạn bỏ. Việc nữa cần làm và trong tầm tay là ra đề thi ko theo giáo án nào cả, cứ tổng hợp kiến thức đa dạng và cả dễ cả khó, lấy phổ điểm 5 là ngon rồi. Thậm trí 4 cũng có thể đỗ tốt nghiệp, còn mức 6 và 7, thậm trí 8 để các trường đại học chọn lựa. KHi đó ai 9 là tốp 1 rồi, còn 10 thì thuộc diện học bổng 100% và có khi các trườn tài trợ đi du học luôn ấy chứ. Và để quen đc việc đó thì bản thân bộ bỏ cái ảo tưởng thi đua chỉ tiêu giỏi , xuất sắc khi học cấp 3 đi. Đưa về phổ điểm 8.0 là giỏi rồi, từ 6.5 là tiên tiến như ngày xưa thì phụ huynh học sinh mới có khái niệm đc thế nào là giỏi. Thời em thi giao thông vận tải 3 môn Toán Lý Hóa chỉ 13d là đỗ, mà đề Giao thông thì khoai cả rổ, nên có ai bảo thi vào GT là dễ đâu. Giờ cấp 1 học đã toàn 9 và 10, bạn nào 8 cô cho là kém, chán luôn. Bệnh thành tích quá ngấm rồi. Nên hãy bỏ tư duy thành tích từ chính các cán bộ to rồi hãy bắt con nhỏ chịu hậu quả.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
8,012
Động cơ
385,679 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Điểm thi PTTH hàng năm toàn 9-10. Học bạ toàn 9.x. Thi khảo sát cũng 9.x....ăn 9-10đ quen rồi.
Nay điểm thi thật dự kiến 6-8đ thì làm gì mà cả XH chả nhảy dựng lên. :))
 

nq19832005

Xe điện
Biển số
OF-62595
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
2,181
Động cơ
1,006,440 Mã lực
Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.

Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
tốt nghiệp chỉ cần không liệt là đỗ rồi .không lẽ bạn tất cả đều 9 10.
Tại các cụ đang đứng trên góc độ nhìn nhận nó là kỳ thi chọn đại học.

Nên nhớ, mục đích chính của kỳ thi là tốt nghiệp, thế nên nó vẫn tên là kỳ thi tốt nghiệp PTTH, việc xét tuyển ĐH là kết hợp thôi (đa phần nhiều em không mong muốn hay hi vọng gì việc này, và số lượng không vào ĐH nhiều hơn).

Vấn đề mà tôi đang nói: giả sử 1 em điểm học trung bình các năm là 7,0. Đến khi đi thi tốt nghiệp vì đề khó mà chỉ được 4-5 điểm. Như vậy nhìn tổng thể rất ngờ nghệch, không phản ánh quá trình học tập, và thực tế sẽ để lại tâm lý cho các em, cho cả xã hội. Không thể ra đề quá khó, rồi bảo các em phải biết chấp nhận, đó là phản giáo dục. Chả khác gì cho trẻ con tập đi xe đạp, rồi cuối cùng vứt cho cái xe máy bảo đi đi.

Các bậc phụ huynh, họ hàng và cả xã hội chả ai muốn thấy các học sinh con em mình toàn lẹt đẹt 3-5 điểm thi (mà lý do lại do đề quá khó).

Thế nên hãy để nó đúng là kỳ thi tốt nghiệp, hãy ra đề làm sao để các em đạt mức trung bình thì tốt nghiệp (>5đ mỗi môn). Đồng thời một số câu khó để phân hoá. Làm vậy mới khó. Chứ ra đề khó quá lại là quá dễ cho người ra đề.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top