Giáo viên dạy môn nào chỉ biết môn đó thôi cụ ơi.Em ủng hộ, thi cả Toán Văn Anh + môn dạy.
Bắt thi thế thì 95% giáo viên THPT trên cả nước không ai đạt yêu cầu ạ.
Giáo viên dạy môn nào chỉ biết môn đó thôi cụ ơi.Em ủng hộ, thi cả Toán Văn Anh + môn dạy.
Thế là quay lại các trường ĐH tự tổ chức thi như khi xưa cụ cháu mình thi ạ. 25-26 năm trước cháu kỳ cạch đi thi đủ 3 đợt cho 3 trường.Nói tóm lại ông BGD hãy để các trường ĐH tự chủ cách tuyển sinh của mình. Ông hãy làm đúng chức trách quản lý nhà nước thôi. Việc tốt nghiệp (Tiểu học, THCS, THPT) để các trường phổ thông hay SGD làm. Đầu vào và đầu ra của các trường ĐH cho các trường tự quyết. Thế là hết thắc mắc về đề.
Ông bảo các trường tự chủ thì theo Luật đại học nó chẳng phải quan tâm đến việc tuyển đầu vào vì đấy là quyền của nó. Đây ông muốn ôm để các trường lại phải xin - cho mà thôi.
phải giáo viên nào làm mốn đấy.đừng thách nhà giàu húp tươngĐể biết khó, dễ hay vượt chương trình hay không thì nên dùng bộ đề thi này và yêu cầu tất cả giáo viên THPT và các quan chức quản lý giáo dục từ Bộ tới tỉnh, phường xã... làm bài thi như các cháu học sinh.
Nếu họ làm được bài thì tạm coi là đề thi đạt yêu cầu.
Nếu họ không làm được thì có thể kết luận là "dạy một đằng, thi một nẻo"?
tốt nghiệp chỉ cần không liệt là đỗ rồi .không lẽ bạn tất cả đều 9 10.Thi tốt nghiệp mục tiêu chính là để đánh giá quá trình học tập. Đề khó quá sẽ dẫn đến điểm thấp. Không thể bảo <5đ là tốt và có giá trị ghi nhận quá trình học hay động viên các cháu được.
Chưa kể về dài hạn sẽ dẫn tới một thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp và luôn sợ hãi con ngáo ộp điểm số, dẫn tới các hoạt động ngoại khoá hay các môn học khác bị bỏ bê.
Chính thế nên đề thi tốt phải là vừa đánh giá ghi nhận được quá trình học, lại vừa có một ít câu khó để phân loại. Chứ không phải khó toàn diện hay dễ toàn diện.
Nhiều cụ trên này lập lờ đánh lận con đen, chỉ phàn nàn ầm ĩ rằng 'Kỳ thi tốt nghiệp khó quá' mà không nói đến vế còn lại: đây cũng chính là 'Kỳ thi đại học'.Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.
Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
Để cho trường tự ra đề rất dễ tiêu cực. Muốn đỗ vào Bách Khoa hả, học thầy BK sẽ có cơ hội đỗ cao hơn nhiều học thầy ngoài, vì đề thi toàn đánh đố, phải đi học thêm mới biết. Lúc đó mọi người chỉ rình xem thầy nào trưởng khoa, thầy nào giáo sư nổi tiếng, có quyền ra đề thì đi học.Nhiều cụ trên này lập lờ đánh lận con đen, chỉ phàn nàn ầm ĩ rằng 'Kỳ thi tốt nghiệp khó quá' mà không nói đến vế còn lại: đây cũng chính là 'Kỳ thi đại học'.
Ngày xưa, vào những năm 1994-1995 và thêm vài chục năm sau đó, trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, điểm thi các môn như Tiếng Anh, Sử, Lý, Hóa... điểm 9-10 tràn lan, phao thi trắng phòng. Nhưng chẳng ai thèm quan tâm, vì đơn giản lúc đó nó chỉ là kỳ thi tốt nghiệp.
Nhiều cụ trên này nói thẳng muốn dùng kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trường đại học top đầu, thay vì để các trường tự tổ chức thi. Thế nhưng khi đề thi tốt nghiệp khó thì lại nhảy dựng lên phản đối. Nói thật, nếu ngày xưa để các trường như Bách Khoa hay Ngoại thương tự ra đề, thì điểm 6-7 đã là khủng khiếp rồi, đừng hòng mơ điểm 9-10.
Cái đáng trách nhất là trách Bộ Giáo dục can thiệp quá nhiều: can thiệp vào các trường, can thiệp vào phương thức tuyển sinh, thậm chí can thiệp cả việc học thêm. Đã can thiệp vào việc học thêm (hạn chế dạy thêm, học thêm) nhưng lại ra đề thi khó, thì điều đó thật khó hiểu và phản cảm.
E đồng ý với cụ này! Kì thi QG đang phải gánh 2 nhiệm vụ, nên nó phải phân loại được học sinh. Mấy hôm nay cõi mạng xuýt xoa tâm thư của bà mẹ có con từng “thi toán tỉnh”, “đam mê toán”…nhưng ko làm được bài. Nếu là chủ trương của bộ GD về cách ra đề thi, cách sàng lọc học sinh cho những năm tiếp theo, thì 2k7 là lời cảnh tỉnh tới các phụ huynh về thực chất việc học của con mình. Phổ điểm sẽ thấp, nhưng nó là thực chất! Và những kì thi thiếu thực chất cho việc học, như “toán cấp tỉnh” như con bà mẹ nói trên chỉ mang tính thành tích, ko nói nên điều gì. Cổng trường ĐH là dành cho thế hệ tinh hoa sau này, ko thể phổ cập như mấy năm gần đây. Rất nhiều gia đình đầu tư cho con. Rất nhiều học sinh ngày đêm nai lưng lăn lộn ở các lò học thêm, nhưng thành quả ko thể lại được nếu chỉ cần một địa phương nào đó muốn thành tích GD của mình tốt, nếu một hội đồng thi nào đó công tác trông thi ko nghiêm túc. Vẫn rất nhiều học sinh làm tốt bài thi. Và đó là những SV thực chất cho số % ít ỏi của các trường top đang mong đợi. Xã hội đã quen với kì thi lớp 10 khắc nghiệt. Và chắc sẽ bắt đầu thích ứng với sự sàng lọc thứ hai, kì thi ĐH.Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.
Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.Để cho trường tự ra đề rất dễ tiêu cực. Muốn đỗ vào Bách Khoa hả, học thầy BK sẽ có cơ hội đỗ cao hơn nhiều học thầy ngoài, vì đề thi toàn đánh đố, phải đi học thêm mới biết. Lúc đó mọi người chỉ rình xem thầy nào trưởng khoa, thầy nào giáo sư nổi tiếng, có quyền ra đề thì đi học.
E đồng ý với cụ này! Kì thi QG đang phải gánh 2 nhiệm vụ, nên nó phải phân loại được học sinh. Mấy hôm nay cõi mạng xuýt xoa tâm thư của bà mẹ có con từng “thi toán tỉnh”, “đam mê toán”…nhưng ko làm được bài. Nếu là chủ trương của bộ GD về cách ra đề thi, cách sàng lọc học sinh cho những năm tiếp theo, thì 2k7 là lời cảnh tỉnh tới các phụ huynh về thực chất việc học của con mình. Phổ điểm sẽ thấp, nhưng nó là thực chất! Và những kì thi thiếu thực chất cho việc học, như “toán cấp tỉnh” như con bà mẹ nói trên chỉ mang tính thành tích, ko nói nên điều gì. Cổng trường ĐH là dành cho thế hệ tinh hoa sau này, ko thể phổ cập như mấy năm gần đây. Rất nhiều gia đình đầu tư cho con. Rất nhiều học sinh ngày đêm nai lưng lăn lộn ở các lò học thêm, nhưng thành quả ko thể lại được nếu chỉ cần một địa phương nào đó muốn thành tích GD của mình tốt, nếu một hội đồng thi nào đó công tác trông thi ko nghiêm túc. Vẫn rất nhiều học sinh làm tốt bài thi. Và đó là những SV thực chất cho số % ít ỏi của các trường top đang mong đợi. Xã hội đã quen với kì thi lớp 10 khắc nghiệt. Và chắc sẽ bắt đầu thích ứng với sự sàng lọc thứ hai, kì thi ĐH.
2 bác đều đúng. Có thể chỉ thi tốt nghiệp như hiện nay hay thêm thi đại học. Nhưng cách nào thì vẫn phải tổ chức được việc thi nghiêm túc.Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.
Vụ Hà Giang không có liên quan gì đến cơ quan nào ra đề, chỉ cần yêu cầu thi tập trung tại các TP lớn, giống giai đoạn 2008-2013 gì đấy là được.Nói thế thì không sai, nhưng tôi thấy để các trường tự ra đề làm cơ sở chọn lọc thì độ chính xác cao hơn, Tôi đã thi Bách Khoa và đã đỗ, tuy nhiên điểm không đủ vào khoa Tin học, Điện tử thời đó (thời ấy điểm vào các khoa đó 3 môn Toán, Lý, Hoá tầm 25–26 điểm). Thế nhưng có 3 thằng bạn tôi học trường Kim Liên lại đỗ vào. Thật sự mà nói, tôi thấy điều đó hoàn toàn chính xác vì 3 thằng đó giỏi hơn hẳn tôi, từng đi thi quận và thành phố. Tóm lại, muốn nói gì đi nữa tôi vẫn thấy việc trường đại học tự ra đề và tuyển sinh là khá chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh, Không có chuyện đỗ thô thiển kiểu Hà Giang 2018 một thằng học dốt, điểm Toán lúc nào cũng toang 3–4 , nhưng khi thi tốt nghiệp lại được gần như thủ khoa toàn quốc. Sự sai lệch trong cách tuyển sinh của các trường so với sai lệch kỳ thi tốt nghiệp là khác biệt lớn.
Chính ra ngày xưa em thi tốt nghiệp riêng, thi ĐH riêng, thi tốt nghiệp tận 6 môn nên phải học chắc kiến thức cơ bản chứ không học lệch tổ hợp như bây giờ thì đề tốt nghiệp em thấy khá hợp lý, có tính phân loại.Tệ nhất là trước áp lực dư luận thì lại lăn qua lăn lại giữa 2 thái cực: đề quá khó hoặc đề quá dễ![]()
Quan trọng là đợi kết quả phổ điểm đẹp thể hiện rõ khả năng phân loại học sinh là hết phải tranh cãi. Khó hay dễ cũng không thành vấn đề nữa.Chờ kết quả thi mới có đánh giá chính xác. Xem lúc đó còn cãi được không.
Các cụ đa số là nghĩ dư lày, nhưng thực tế nó lại dư kia. Cái môn này cũng phải ôn tập đàng hoàng tại các lò của các thầy ở trường mới thi ổn, vì cũng liên quan khá nhiều đến kiến thức hội họa kiểu bố cục, mảng, hình khối, đậm nhạt, sáng tối gì đó... phù hợp với kiến trúc.Cũng tả được mà cụ nhỉ. Đấy, con đường làng nhỏ với cổng làng hơi cổ kính, phía xa xa đôi tình nhân cạnh nhau với tà áo dài đội nón duyen dáng cạnh chàng thư sinh mái tóc hơi lãng tử… thêm đống rơm và hồ ao cây bưởi, bụi cỏ dại trải dài theo con đường và nếu có thể để vài cọng rơm rơi vãi rải rác trên đường làng và bụi cỏ, nắng chiếu xiên theo nét đánh bóng… thêm vài đường nét tưởng tượng là hình ảnh đã rõ ràng… với dân nghệ sĩ thì họ vẽ như mình tả thôi… tương lai phía trước qua hình ảnh mặt trời chói chang…
Trong khi xã hội tiến lên, thì anh GD vẫn loay hoay cải cách vòng tròn ( vài năm bỏ ban cấp 3 giờ lại quay lại Ban A,B,C..., vài năm nữa lại bỏ cho đó là cải cách) vậy là đi lại vòng tròn, dẫm lại mứt của mình rồi. Không bố Bộ trưởng GD nào chịu trách nhiệm cho việc này những năm qua, mà lạ toàn học hàm, học vị GS, Thiến sĩ.Ông GV người úc dạy TA, sau khi nghiên cứu xong đề TA của HS2007, ông ấy thốt lên:
Đề không khó, nhưng mỗi câu tôi phải đọc đi đọc lại 10 lượt thì mới chốt được đáp án! Ôi mấy cái ông Việt Nam ra đề sao mà vòng vo thế cơ chứ, tôi không thể hiểu nổi, tôi có gần 30 năm dạy tiếng anh cho các bạn mà còn lúng túng ntn thì học sinh giải làm sao hết được các câu hỏi trong đề thi! Thật là bó tay!
PS. Em mà là ngài BT Bộ dục, em xin từ chức để khỏi bị dân chửi cho đỡ nhục.
giờ gộp thi tn với thi đh thì đề như này mới phân hóa đc học sinh là đúng rồi. đề dễ thi toàn 8-10 thì thi làm gì. đúng như cụ nói đề khó thì các trường vẫn tuyển đủ số lượng chứ có tuyển ít đi đâu mà lo. em ủng hộKhó hay dễ thì người ta cũng tuyển đủ chỉ tiêu. Em ủng hộ học/thi phải khó. Từ cấp 3 trở lên mà cứ đòi học/thi dễ thì học làm gì.
Kỳ thi quốc gia có 2 mục đích:
1. Xét tốt nghiệp
2. Xét vào đại học
Mục tiêu xét tốt nghiệp thì chỉ lấy 50% số điểm ở kỳ thi này, 50% lấy từ học bạ (thường cao) nên gần như ko ai bị tốt nghiệp, trừ những thằng ko muốn đỗ.
Như vậy, mục tiêu chính của kỳ thi này là để xét điểm vào đại học, vì vậy, đề cần có độ phân hóa, để các trường đại học top đầu có thể chọn được những học sinh thực sự xuất sắc, tránh trường hợp các cháu học mức trung bình cũng được 9,10 điểm, chả biết đâu là đá, đâu là vàng.
Còn thế hệ "điểm kém", tinh thần suy sụp như cụ nói đúng là hài, hs là những người 18 tuôi, độ tuổi trưởng thành, cần phải biết chấp nhận thực tế mà phấn đấu, học ko được thì đi làm công nhân.
Tại các cụ đang đứng trên góc độ nhìn nhận nó là kỳ thi chọn đại học.tốt nghiệp chỉ cần không liệt là đỗ rồi .không lẽ bạn tất cả đều 9 10.
Cụ tìm hiểu cách tính điểm để xét tốt nghiệp nhé: 50% học bạ và 50% điểm thi.Tại các cụ đang đứng trên góc độ nhìn nhận nó là kỳ thi chọn đại học.
Nên nhớ, mục đích chính của kỳ thi là tốt nghiệp, thế nên nó vẫn tên là kỳ thi tốt nghiệp PTTH, việc xét tuyển ĐH là kết hợp thôi (đa phần nhiều em không mong muốn hay hi vọng gì việc này, và số lượng không vào ĐH nhiều hơn).
Vấn đề mà tôi đang nói: giả sử 1 em điểm học trung bình các năm là 7,0. Đến khi đi thi tốt nghiệp vì đề khó mà chỉ được 4-5 điểm. Như vậy nhìn tổng thể rất ngờ nghệch, không phản ánh quá trình học tập, và thực tế sẽ để lại tâm lý cho các em, cho cả xã hội. Không thể ra đề quá khó, rồi bảo các em phải biết chấp nhận, đó là phản giáo dục. Chả khác gì cho trẻ con tập đi xe đạp, rồi cuối cùng vứt cho cái xe máy bảo đi đi.
Các bậc phụ huynh, họ hàng và cả xã hội chả ai muốn thấy các học sinh con em mình toàn lẹt đẹt 3-5 điểm thi (mà lý do lại do đề quá khó).
Thế nên hãy để nó đúng là kỳ thi tốt nghiệp, hãy ra đề làm sao để các em đạt mức trung bình thì tốt nghiệp (>5đ mỗi môn). Đồng thời một số câu khó để phân hoá. Làm vậy mới khó. Chứ ra đề khó quá lại là quá dễ cho người ra đề.