[Funland] Các cụ các mợ ơi, mọi người có ai ở khu phố cổ không ạ ?

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
110
Động cơ
299,110 Mã lực
em cũng thấy sao sao
dân HN gôc, ngoài dân 'phố', còn có dân 'làng'
cụ ý ko biết dân 'làng' à
dân làng thì có biến động mấy đâu :D
Cụ nói phải ạ, cơ mà chủ top đặt tiêu đề là về ”phố cổ” (Hà Nội) ạ, nên cháu giãi bày quan điểm về phố cổ Hà Nội ạ. Còn “người làng” gốc Hà Nội thì lại khác và rất “bao la” đấy ạ.

Trước có làng Ngũ Xã, Thuỵ Khuê, Yên Thái, Ngọc Hà, Đại Yên, Xuân Đỉnh, Trích Sài, Nghi Tàm… Rất nhiều làng cổ giờ cháu không nhớ hết. Cháu thích nhất mạn làng Nghi Tàm (làng bán cây cảnh, cá chọi, đường vào làng này xưa dương xỉ cảnh (không phải dương xỉ dại) mọc đầy 2 bên, chếch chùa Kim Liên). Con người khu này thuần hậu, nhà cửa xưa rộng rãi thoáng mát. Rất nhiều nhà có view hồ Tây và rửa chân được dưới hồ luôn. Quảng Bá Quảng An xưa có rặng ổi mà chẳng có mấy ai hái trộm. Rồi Nhật Tân (ngày xưa có các thôn) trồng đào. Nhưng giờ thay đổi hết rồi ạ, nói nôm na là “Tây hoá” hết rồi, không còn giữ được “hồn xưa phảng phất” như ở dưới khi phố cổ đâu ạ mặc dù sống ở khu này thì không muốn chuyển đi nơi khác.

Các làng khác nhau thì cũng có khá nhiều khác biệt, có làng đông dân lao động, dân làm nghề, làng trồng hoa, làm giấy. Ví dụ làng Đại Yên xưa thường được coi là một trong những làng “gấu” nhất Hà Nội :).

Chuyện về Hà Nội thì có rất nhiều ạ. Và cháu mong được hóng từ những người con của Hà Nội chính gốc chứ không phải trích dẫn từ đài báo hay dăm câu buông bỏ vô thưởng vô phạt từ những người dân Hà Nội mới nhập cư sau này. Cháu không có ý phân biệt nhưng những người mới đến thường không “hiểu chuyện” như những người đã ở Hà Nội lâu đời.

Cụ có chuyện gì hay cụ chia sẻ đi ạ.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,484
Động cơ
560,091 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cháu cảm ơn cụ đã có nhời chỉnh sửa. Quan niệm và nhận định thì có nhiều ạ. Cháu đã có nói là các cột mốc trong còm trước của cháu là ‘theo giới giang hồ ạ”. Mà giới giang hồ thì cụ biết rồi đấy ạ, tầm nhìn và quan niệm mang ít nhiều tính định kiến, hạn chế và phiến diện. Còn nhận định cụ trích dẫn là thuộc nhóm “học thuật” rồi ạ. Hơn nữa đây là OF, có kiểm duyệt chặt nên các khái niệm, quan điểm và nhận định về các giai đoạn lịch sử không phù hợp với xu thế hiện nay đều bị xoá và ban nick ạ.

Nhân có top về Hà Nội, cụ có thể chia sẻ thêm (trong chừng mực cho phép) về các giai đoạn, cột mốc lịch sử của Hà Nội được không ạ?

Cháu cảm ơn cụ.

Em đọc sách cụ Uẩn, sự khảo cứu và phân loại cùng với lý luận có nhiều tinh thần khoa học nhất. Cụ Uẩn viết cuốn "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX" trên cơ sở đi thực tế ghi chép địa danh, nhân vật có thật và sắp xếp theo dòng chảy lịch sử về địa dành kèm theo các biến động dân cư có sở cứ và lô dích.

Theo cụ Uẩn, giai đoạn thế kỷ 16 - 17 thì phố phường Hà Nội hình thành cùng với làn sóng nhập cư tạm gọi là thứ nhất. Khi đó, Hà Nội có trung tâm là phía đông nam thành phố ngày nay, gồm "thành" là khu thành cổ vương phủ phủ doãn thời đó tập trung quan lại quý toọc cùng các cơ quan hành chính và "phố" là khu Cửa Đông bây giờ́ sinh ra là để phục vụ thành. Dân cư các nơi, chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân và gia đình quan lại viên chức đến dựng nhà lập chợ buôn bán phục vụ hoạt động của bộ máy vua quan. Nhập cư giai đoạn này đều là tinh hoa thợ thủ công, nghệ nhân và dân buôn bán từ Hải Dương, Phố Hiến, Bắc Ninh Bắc Giang người Chà Và người Ấn Độ người Hoa Kiều.

Giai đoạn nhập cư thứ hai là đầu thế kỷ 20 khi giai cúp công nhân bên ta bắt đầu hình thành thì nhập về Hà Nội có những thợ thuyền dưới Hà Nam Nam Định có tay nghề có dấn vốn hoặc đơn giản là thị dân của thành phố công nghiệp Nam Định khi đó bươn chải theo cuộc mưu sinh mà lên Hà Nội làm ăn.

Giai đoạn nhập cư thứ ba là giai đoạn 1945 - 1954 do sự biến động của chiến tranh, đi Nam, cán bộ tập kết, cán bộ giải phóng thủ đô. Giai đoạn này số nhập cư lớn hơn số người ra đi mà hạ tầng thành phố thì không thêm ra được. Thành thử khu phố cổ toàn cán bộ bốn túi nhảy vào tiện chỗ nào chiếm chỗ ấy làm nơi ở. Người trong khu bốn khu ba ra Hà Nội nhiều nhất ở giai đoạn này.

Còn suốt thời bao cấp túc tắc thì nhập khẩu vào Hà Nội không đơn giản, phải cán bộ viên chức nhà nước hẳn hoi mới có hộ khẩu, tăng dân số do nhập cư cũng nhiều nhưng không đủ thay đổi lớn về nhân khẩu.

Giai đoạn đổi mới mở cửa thì mới lại cực đông bà con anh em tứ xứ về nơi thành phố cày cuốc kiếm ăn. Dân số Hà Nội phình lên gấp đôi vào những ngày thường. Lễ Tết một cái là rút đi còn độ một nửa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
110
Động cơ
299,110 Mã lực
Em đọc sách cụ Uẩn, sự khảo cứu và phân loại cùng với lý luận có nhiều tinh thần khoa học nhất. Cụ Uẩn viết cuốn "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX" trên cơ sở đi thực tế ghi chép địa danh, nhân vật có thật và sắp xếp theo dòng chảy lịch sử về địa dành kèm theo các biến động dân cư có sở cứ và lô dích.

Theo cụ Uẩn, giai đoạn thế kỷ 16 - 17 thì phố phường Hà Nội hình thành cùng với làn sóng nhập cư tạm gọi là thứ nhất. Khi đó, Hà Nội có trung tâm là phía đông nam thành phố ngày nay, gồm "thành" là khu thành cổ vương phủ phủ doãn thời đó tập trung quan lại quý toọc cùng các cơ quan hành chính và "phố" là khu Cửa Đông bây giờ́ sinh ra là để phục vụ thành. Dân cư các nơi, chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân và gia đình quan lại viên chức đến dựng nhà lập chợ buôn bán phục vụ hoạt động của bộ máy vua quan. Nhập cư giai đoạn này đều là tinh hoa thợ thủ công, nghệ nhân và dân buôn bán từ Hải Dương, Phố Hiến, Bắc Ninh Bắc Giang người Chà Và người Ấn Độ người Hoa Kiều.

Giai đoạn nhập cư thứ hai là đầu thế kỷ 20 khi giai cúp công nhân bên ta bắt đầu hình thành thì nhập về Hà Nội có những thợ thuyền dưới Hà Nam Nam Định có tay nghề có dấn vốn hoặc đơn giản là thị dân của thành phố công nghiệp Nam Định khi đó bươn chải theo cuộc mưu sinh mà lên Hà Nội làm ăn.

Giai đoạn nhập cư thứ ba là giai đoạn 1945 - 1954 do sự biến động của chiến tranh, đi Nam, cán bộ tập kết, cán bộ giải phóng thủ đô. Giai đoạn này số nhập cư lớn hơn số người ra đi mà hạ tầng thành phố thì không thêm ra được. Thành thử khu phố cổ toàn cán bộ bốn túi nhảy vào tiện chỗ nào chiếm chỗ ấy làm nơi ở. Người trong khu bốn khu ba ra Hà Nội nhiều nhất ở giai đoạn này.

Còn suốt thời bao cấp túc tắc thì nhập khẩu vào Hà Nội không đơn giản, phải cán bộ viên chức nhà nước hẳn hoi mới có hộ khẩu, tăng dân số do nhập cư cũng nhiều nhưng không đủ thay đổi lớn về nhân khẩu.

Giai đoạn đổi mới mở cửa thì mới lại cực đông bà con anh em tứ xứ về nơi thành phố cày cuốc kiếm ăn. Dân số Hà Nội phình lên gấp đôi vào những ngày thường. Lễ Tết một cái là rút đi còn độ một nửa.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ.
 

hanoipho733379

Xe hơi
Biển số
OF-733380
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
102
Động cơ
68,597 Mã lực
Tuổi
45
Ở phố cổ ẩm thực đa dạng, ks cũn nhiều cụ
 

BS729555

Xe hơi
Biển số
OF-729556
Ngày cấp bằng
18/5/20
Số km
102
Động cơ
71,833 Mã lực
Tuổi
33
Trước e làm phố cổ, nhiều đồ ăn lắm ạ
 

Yasukuni

Xe tải
Biển số
OF-11461
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
263
Động cơ
531,458 Mã lực
Nơi ở
Phố lố nhố
Em thấy cụ Solitude nói hợp lý quá, thông tin chỉ nên gộp chung như vậy, gắn liền với các biến cố lịch sử lớn như 54, 75, 00-thời kỳ đổi mới và những thay đổi văn hoá, xã hội, kinh tế, cơ cấu dân cư, di dân… tương ứng.
Cụ nào biết hoặc có thông tin có thể cung cấp thêm về vd như thời kỳ Tonkin, tản cư 1946-1947 của người HN… Như vậy, có thể rõ hơn về phố cổ và người phố cổ.
Về con người cụ thể thì nơi nào cũng như vậy thôi, ko riêng gì phố cổ, nơi nào cũng có người này người kia, khu vực nào cũng có nhà to nhà nhỏ, người giàu người nghèo… Dân cư chung cư vinhomes thì cũng đa dạng lắm, cũng có nhà này nhà kia, người nghèo, kẻ trốn nợ cũng có; nhà ở xã hội Đại Kim cũng vậy thôi, người thanh lịch cũng có, người thô lỗ cũng ko thiếu.
Cá nhân e thích ẩm thực phố cổ, e thấy ngon miệng, chứ vệ sinh an toàn thực phẩm e cũng ko dám chắc.
À mà bạn hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng là người phố cổ đó các cụ ah, tầng 2 phố Hàng Đào, gia đình gốc HP.
Còn nhà em hiện nay cũng gần đó, cũng phố “Hàng”, cụ nào cafe gần đó ới ae inbox set kèo chém gió nhé.
 

NgangNganh

Xe tải
Biển số
OF-821808
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
440
Động cơ
509 Mã lực
Tuổi
124
Nơi ở
Hang giữa bờ Háng
Cụ nói phải ạ, cơ mà chủ top đặt tiêu đề là về ”phố cổ” (Hà Nội) ạ, nên cháu giãi bày quan điểm về phố cổ Hà Nội ạ. Còn “người làng” gốc Hà Nội thì lại khác và rất “bao la” đấy ạ.

Trước có làng Ngũ Xã, Thuỵ Khuê, Yên Thái, Ngọc Hà, Đại Yên, Xuân Đỉnh, Trích Sài, Nghi Tàm… Rất nhiều làng cổ giờ cháu không nhớ hết. Cháu thích nhất mạn làng Nghi Tàm (làng bán cây cảnh, cá chọi, đường vào làng này xưa dương xỉ cảnh (không phải dương xỉ dại) mọc đầy 2 bên, chếch chùa Kim Liên). Con người khu này thuần hậu, nhà cửa xưa rộng rãi thoáng mát. Rất nhiều nhà có view hồ Tây và rửa chân được dưới hồ luôn. Quảng Bá Quảng An xưa có rặng ổi mà chẳng có mấy ai hái trộm. Rồi Nhật Tân (ngày xưa có các thôn) trồng đào. Nhưng giờ thay đổi hết rồi ạ, nói nôm na là “Tây hoá” hết rồi, không còn giữ được “hồn xưa phảng phất” như ở dưới khi phố cổ đâu ạ mặc dù sống ở khu này thì không muốn chuyển đi nơi khác.

Các làng khác nhau thì cũng có khá nhiều khác biệt, có làng đông dân lao động, dân làm nghề, làng trồng hoa, làm giấy. Ví dụ làng Đại Yên xưa thường được coi là một trong những làng “gấu” nhất Hà Nội :).

Chuyện về Hà Nội thì có rất nhiều ạ. Và cháu mong được hóng từ những người con của Hà Nội chính gốc chứ không phải trích dẫn từ đài báo hay dăm câu buông bỏ vô thưởng vô phạt từ những người dân Hà Nội mới nhập cư sau này. Cháu không có ý phân biệt nhưng những người mới đến thường không “hiểu chuyện” như những người đã ở Hà Nội lâu đời.

Cụ có chuyện gì hay cụ chia sẻ đi ạ.
Em có bà bá, nhà ngay ven hồ, nhìn sang nhà máy nước đá. Thường xuyên đc 2 bà chị cho đi đánh trộm cá mành canh bằng cái săm ô tô rồi thả cái chậu nhôm to vào giữa thế là thành thuyền. Còn ông anh thì chuyên cho đi vớt bọ gậy và giun về nuôi cá cảnh.
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,694
Động cơ
432,112 Mã lực
Nhà em k ở phố cổ nhưng gấu em hồi bé nhà trên đó, nhà gấu em chuyên bán hàng ăn các đồ sữa rồi bánh ngọt...chỗ hàng Điếu gần chợ hàng da. Nhà đông khách lém nên hai chị em pv rất mệt khi còn bé. Bù lại giờ gấu em nấu ăn cũng rất ổn nên em đc ăn ké cụ ạ. :))
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,694
Động cơ
432,112 Mã lực
Cụ yêu em nào ở Lương Văn Can thế :D. Lương Văn Can mà nhà bị tối thì khả năng cao là cán bộ được phân, nhảy dù năm 79, ... Khu Lương Văn Can, Hàng Bồ, Hàng Cân, Hàng Ngang, Hàng Đào,... em biết tương đối.
Nhà bên gđ em còn 01 cái ở 79 Hàng Điếu nhé, nhà 72m2 mt em k nhớ đâu 3.5m2 gì đó đang cho thuê. Giờ cậu em đang muốn bán đấy, chắc tầm trên 600củ/m2 thì gd em dự thế. Cụ nào hay mua bán nhà phố cổ thì pm em. Vị trí thì ngay chếch chợ hàng da nên bán hàng hoặc xây ks mini đc.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,846
Động cơ
2,590 Mã lực
Nhà bên gđ em còn 01 cái ở 79 Hàng Điếu nhé, nhà 72m2 mt em k nhớ đâu 3.5m2 gì đó đang cho thuê. Giờ cậu em đang muốn bán đấy, chắc tầm trên 600củ/m2 thì gd em dự thế. Cụ nào hay mua bán nhà phố cổ thì pm em. Vị trí thì ngay chếch chợ hàng da nên bán hàng hoặc xây ks mini đc.
Em có buôn bán gì đâu, nhà ở phố cổ nên vào chém thôi.

Nhà cụ 79 Hàng Điếu thì nằm giữa bún bò và miến lươn nhỉ, đối diện với hàng chè bên kia đường.
 

hp40

Xe tăng
Biển số
OF-131575
Ngày cấp bằng
20/2/12
Số km
1,486
Động cơ
388,234 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cụ nhắc làm em lại nhớ 1 thời hồi xưa cùng người anh OF hay ngồi nhâm nhi cốc bia ở phố Đường Thành - Bát Đàn nghe tàu hỏa phía Phùng Hưng đói diện đi qua kêu xình xịch



Giờ không biết tìm người anh phương nao, mời lại người anh làm đôi cốc ăn miếng thịt lợn sữa quay ôn lại chuyện xưa ...
Tầm mấy năm từ 2004 e hay đc mấy ông anh làm B tư vấn thiết kế lôi ra bia hơi Hàng Hương, tàu phi trên đầu, mồi gì thì gọi doanh nghiệp bên cạnh. Ngon:-*
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,582
Động cơ
455,888 Mã lực
Ko biết cụ quen người nơi khác chuyển đến hay gì mà nghĩ vậy. Lũ ở đây thường khôn, tính rất thoáng và ngại bon chen
Thế nên trong các bộ ngành rât ít ng Hà Nội, ng phố cổ

Khó chịu cái là bảo, nhà tớ mặt phố, ko thich làm thì tớ về mở shop, cho thuê nhà, đừng bắt tớ phải nhịn nhục các cậu.v.v.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,582
Động cơ
455,888 Mã lực
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Đúng ạ, nhiều còm thể hiện khả năng thày bói xem voi rât rõ ạ. Xem thế nào lại toàn được xem cái chỗ...ở dưới đuôi con voi...
(Vì chỉ bình về nvs là nhiều)
Xem trán hay đỉnh đầu voi thì thấy hơi hiếm...
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,069
Động cơ
540,183 Mã lực
Ở các khu mới thì ko có hiện tượng này à cụ?
Không bác nhé. Nói ví dụ khu phố Pháp, cũng cách hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét thôi, không có hiện tượng này.

Như chủ thớt dùng từ "phố cổ" là biết đến từ địa phương khác.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,582
Động cơ
455,888 Mã lực
Cụ nói phải ạ, cơ mà chủ top đặt tiêu đề là về ”phố cổ” (Hà Nội) ạ, nên cháu giãi bày quan điểm về phố cổ Hà Nội ạ. Còn “người làng” gốc Hà Nội thì lại khác và rất “bao la” đấy ạ.

Trước có làng Ngũ Xã, Thuỵ Khuê, Yên Thái, Ngọc Hà, Đại Yên, Xuân Đỉnh, Trích Sài, Nghi Tàm… Rất nhiều làng cổ giờ cháu không nhớ hết. Cháu thích nhất mạn làng Nghi Tàm (làng bán cây cảnh, cá chọi, đường vào làng này xưa dương xỉ cảnh (không phải dương xỉ dại) mọc đầy 2 bên, chếch chùa Kim Liên). Con người khu này thuần hậu, nhà cửa xưa rộng rãi thoáng mát. Rất nhiều nhà có view hồ Tây và rửa chân được dưới hồ luôn. Quảng Bá Quảng An xưa có rặng ổi mà chẳng có mấy ai hái trộm. Rồi Nhật Tân (ngày xưa có các thôn) trồng đào. Nhưng giờ thay đổi hết rồi ạ, nói nôm na là “Tây hoá” hết rồi, không còn giữ được “hồn xưa phảng phất” như ở dưới khi phố cổ đâu ạ mặc dù sống ở khu này thì không muốn chuyển đi nơi khác.

Các làng khác nhau thì cũng có khá nhiều khác biệt, có làng đông dân lao động, dân làm nghề, làng trồng hoa, làm giấy. Ví dụ làng Đại Yên xưa thường được coi là một trong những làng “gấu” nhất Hà Nội :).

Chuyện về Hà Nội thì có rất nhiều ạ. Và cháu mong được hóng từ những người con của Hà Nội chính gốc chứ không phải trích dẫn từ đài báo hay dăm câu buông bỏ vô thưởng vô phạt từ những người dân Hà Nội mới nhập cư sau này. Cháu không có ý phân biệt nhưng những người mới đến thường không “hiểu chuyện” như những người đã ở Hà Nội lâu đời.

Cụ có chuyện gì hay cụ chia sẻ đi ạ.
"những người mới đến thường không “hiểu chuyện” như những người đã ở Hà Nội lâu đời."

Ít nhât cũng phải sinh ra và lớn lên ở Hanoi đã, phải không ạ
 
Biển số
OF-603641
Ngày cấp bằng
18/12/18
Số km
134
Động cơ
125,062 Mã lực
Tuổi
39
Không bác nhé. Nói ví dụ khu phố Pháp, cũng cách hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét thôi, không có hiện tượng này.

Như chủ thớt dùng từ "phố cổ" là biết đến từ địa phương khác.
Ô cụ ơi cụ ko đọc bài em viết mà chỉ đọc mỗi cái tittle thôi đúng ko ạ ?

Trong bài em có nói rõ rành rành em là người ở nông thôn thỉnh thoảng cho mẹ con nhà cái hĩm lên HN chơi, ăn còn gì ? Nhân dịp lên HN cuối tuần được ăn bát bún ốc cô Huê ở Nguyễn Siêu ngon quá em phọt ra thớt này. Vào đây cụ lại bảo biết em là người địa phuơng khác có chết toi không chứ lại.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,069
Động cơ
540,183 Mã lực
Ô cụ ơi cụ ko đọc bài em viết mà chỉ đọc mỗi cái tittle thôi đúng ko ạ ?

Trong bài em có nói rõ rành rành em là người ở nông thôn thỉnh thoảng cho mẹ con nhà cái hĩm lên HN chơi, ăn còn gì ? Nhân dịp lên HN cuối tuần được ăn bát bún ốc cô Huê ở Nguyễn Siêu ngon quá em phọt ra thớt này. Vào đây cụ lại bảo biết em là người địa phuơng khác có chết toi không chứ lại.
Không, không có ý thiếu tôn trọng nhưng tôi không quan tâm đến bác. Tôi chỉ lấy bài của bác để làm ví dụ nêu bật cái ý nhiều người không hiểu phố cổ Hà Nội là gì.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
6,990
Động cơ
299,635 Mã lực
Em sinh ra lớn lên ở gần nhà hát nhớn nhưng em thấy có gì khác với chỗ khác nhiều đâu cụ. Ở đâu cũng có người này người kia. Có vài cái bà em hay dậy ví dụ trong bữa ăn: ăn trông nồi ngồi trông hướng , con gái lớn là ngồi cạnh nồi cơm để xúc cơm cho cả nhà, ai sắp ăn xong phải để ý để nhanh nhẹn xới cơm cho, đặc biệt là khách. Xới cơm không được đầy ú ụ không được nén cơm như cơm cúng. Mở nồi cơm là dùng đũa cả hoặc thìa xới đánh tơi cơm lên rồi mới xới. Khi ăn thì ko gắp thẳng thức ăn vào mồm mà gắp vào bát xong mới ăn. Không và cơm nhanh liên tục, ko gắp liên tục , không chống đũa hay gõ đũa . Cắn cà nhẹ ko được làm phọt nước bắn ra, nhai ko chóp chép thành tiếng, ăn phải mời ăn xong cũng phải xin phép rồi bê bát đũa đi … Hồi bé bà dậy thế và rất nghiêm các con cháu đều nghe theo. Vậy mà giờ bà mất ( cháu xin lỗi bà ) chứ chữ thầy giả thầy em cũng rơi rớt nhiều và con cái em nó cũng cái làm theo cái không hehe.
Chữ bà trả bà chứ 🤣🤣.
Thế là phải. Cái gì không phải của mình thì phải trả lại cụ nhể 🤣🤣
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,694
Động cơ
432,112 Mã lực
Em có buôn bán gì đâu, nhà ở phố cổ nên vào chém thôi.

Nhà cụ 79 Hàng Điếu thì nằm giữa bún bò và miến lươn nhỉ, đối diện với hàng chè bên kia đường.
Vâng đúng rồi cụ ạ. Có gì cụ hú em vì cậu em k ở hn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top