[Funland] Các gói điện mặt trời áp mái cơ bản

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,494
Động cơ
19,274 Mã lực
Cụ chủ thớt mới vào viết thế là tâm huyết rồi nhưng vấn đề này bàn ở OF nhiều rồi.
 

Alibababa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647120
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
575
Động cơ
115,420 Mã lực
Tuổi
29
Xai dc ban ngày thôi mà.Tiền đàu tư gửi ngân hàng ngon hơn
 

chipzing

Xe tải
Biển số
OF-590101
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
433
Động cơ
137,230 Mã lực
Tuổi
27
Cháu ném đá tí, giá cháu nhập tự lắp bằng 60% cụ chủ, và xin thưa tấm pin Tq ko hề kém chất lượng. Ghét hàng Tung của nhưng ko nên nói sai về chất lượng, cháu chỉ hỏi 1 câu xem cụ hiểu đến đâu về pin mặt trời. Keo eva là gì? Cháu tự mua và lắp ở quê từ 2012
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,220
Động cơ
773,462 Mã lực
Cháu ném đá tí, giá cháu nhập tự lắp bằng 60% cụ chủ, và xin thưa tấm pin Tq ko hề kém chất lượng. Ghét hàng Tung của nhưng ko nên nói sai về chất lượng, cháu chỉ hỏi 1 câu xem cụ hiểu đến đâu về pin mặt trời. Keo eva là gì? Cháu tự mua và lắp ở quê từ 2012
cụ đưa cấu hình hệ thống và giá chính thức lên đây thử.
Em chả biết keo eva là gì. Liệu keo eva có phải là điều kiện tiên quyết để hiểu về pin mặt trời hay không?
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Kính chào các cụ

Sau một thời gian lăn lộn với nghề, hôm nay em xin chia sẻ với các cụ những thông tin cơ bản nhất về điện mặt trời áp mái. Đây hầu hết là các thông tin em tích góp được trong quá trình lao động hăng say. Chia sẻ lên đây để tăng số km của mình lên phát.... :)



Mô hình cơ bản của một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái bao gồm:
- Tấm Pin (Solar Panel)
- Inverter: Bộ chuyển đổi có chức năng chuyển dòng 1 chiều thành xoay chiều
- Công tơ 2 chiều: Để đo lượng điện các cụ còn dư và bán cho nhà nước. Cái này cuối tháng tổng hợp lại kiếm được ít đồng nè :)
Khi chưa có chính sách thu mua lại điện, hầu hết hệ thống điện mặt trời áp mái đều cần Acquy để dự trữ. Tuy nhiên, giá các loại acquy này thường rất cao, nên hiện nay rất ít người trang bị.

Hẳn các cụ cũng biết, thời gian gần đây, điện mặt trời trở thành một từ khóa hot trên mạng. Bởi ngoài tiết kiệm được tiền điện hàng tháng, các cụ còn có thể bán lại cho ông EVN kiếm chút tiền cafe cà pháo mỗi ngày. Thế nên mới có hiện tượng nhà nhà làm điện mặt trời, người người làm điện mặt trời.

Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều cụ thắc mắc, với mức sử dụng của mình, mắc gói nào là hợp lý. Trong bài này, em xin đưa ra thông tin vài gói cơ bản cho các cụ tham khảo:

Gói nhỏ nhất mà các đơn vị cung cấp là 1,32Kw. Gói này có thể tạo ra khoảng 160Kwh điện/ 1 tháng. Gói này thường có giá dao động từ 24 - 38 triệu đồng. Và, để lắp đặt gói này, các bác thường cần khoảng 10m2 sân thượng.

Gói thứ 2 là gói 2,31Kw, với 7 tấm pin, tạo ra khoảng 275Kwh điện/tháng. Giá giao động từ 45 - 65 triệu đồng. Và, các bác phải luôn dọn sẵn khoảng 14m2 sân thượng để lắp

Gói thứ 3 công suất khoảng 3,3kw, tạo ra khoảng 396Kw điện/tháng, với 10 tấm pin, và tổng thiệt hại của các bác từ 65 - 90 triệu đồng

Gói tiếp theo công suất khoảng 4,29KW, với 13 tấm pin, các bác có thể sử dụng thoải mái đến 515 Kwh điện/tháng. Tất nhiên, giá nó cũng sẽ giao động từ 85 - 115 triệu đồng.

Trên cơ bản, em thấy mấy gói trên đây khá phù hợp với các cụ. Tùy vào trường hợp, các cụ có thể nâng lên gói 5,28 KW (635Kwh/tháng), gói 6,60KW (790Kwh/tháng)....

Em lưu ý với các cụ sắp lắp đặt, giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí lắp đặt, nhân công và bảo hành nhé.

Thêm nữa, các bác cũng nên tham khảo một số thương hiệu pin nổi tiếng như: AE Solar (Đức), Sunergy (Mỹ), Canadian (Canada), JA Solar (Nhật) hay QCell của HQ. Kinh nghiệm em cho thấy nên tránh xa các thương hiệu lạ hoặc của Chị Na ạ. Còn Inverter, các cụ cứ xài SMA của Đức là ngon nhất.

Một điểm lưu ý nữa là thời gian bảo hành, hầu hết các tấm pin đều bảo hành đến 12 năm, bảo hành hiệu suất tới 30 năm, và chơi một đổi 1 luôn. Riêng Inverter, chính sách bảo hành khoảng 5 năm là ok ạ.

Trên đây là một vài thông tin em chia sẻ với các cụ ạ! Chúc các cụ bình an trên mọi nẻo đường ạ
2 Gói này thì cần bao nhiêu diện tích sân thượng hả cụ?

- Gói thứ 3 công suất khoảng 3,3kw, tạo ra khoảng 396Kw điện/tháng, với 10 tấm pin, và tổng thiệt hại của các bác từ 65 - 90 triệu đồng

- Gói tiếp theo công suất khoảng 4,29KW, với 13 tấm pin, các bác có thể sử dụng thoải mái đến 515 Kwh điện/tháng. Tất nhiên, giá nó cũng sẽ giao động từ 85 - 115 triệu đồng.
 

chipzing

Xe tải
Biển số
OF-590101
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
433
Động cơ
137,230 Mã lực
Tuổi
27
cụ đưa cấu hình hệ thống và giá chính thức lên đây thử.
Em chả biết keo eva là gì. Liệu keo eva có phải là điều kiện tiên quyết để hiểu về pin mặt trời hay không?
Cháu lắp 1kw, giá tất cả tầm 15t(cả lắp đặt, vận chuyển). Tấm pin thì nó ko hỏng được, lớp kính trên là để chống mưa đá và dễ vệ sinh( tạo ra bản mặt song song), keo eva giúp ánh sáng mặt trời chiếu vào cell song song lại, sau 1 time(20 năm) keo kém chất lượng bóc ra quét lớp mới lại ngon như mới, đại í là vậy thui
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
không thấy cụ nói công suất là bao nhiêu.
Trời nắng có đủ dùng toàn bộ thiết bị điện trong nhà ko. Trời mưa thì sao.
E nghĩ nhà nào hay dùng điện ban ngày thì nên lắp (khách sạn, nhà nghỉ, nhà có người ở nhà ban ngày,...), còn nếu chỉ tối về mới dùng thì ko nên
Các DN nên lobby CP bắt tất cả các công sở lắp ĐMT áp mái vì toàn dùng ban ngày, hiệu quả mà lại BVMT
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,233
Động cơ
274,734 Mã lực

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,220
Động cơ
773,462 Mã lực
Cháu lắp 1kw, giá tất cả tầm 15t(cả lắp đặt, vận chuyển). Tấm pin thì nó ko hỏng được, lớp kính trên là để chống mưa đá và dễ vệ sinh( tạo ra bản mặt song song), keo eva giúp ánh sáng mặt trời chiếu vào cell song song lại, sau 1 time(20 năm) keo kém chất lượng bóc ra quét lớp mới lại ngon như mới, đại í là vậy thui
wow, em hiểu rồi. Hóa ra tác dụng của keo eva là thế.
Giờ đến câu hỏi tiếp theo ah: thế thì panel tàu (hoặc sx bởi doanh nhân Việt còn gian hơn tàu) có bị dính cái kiểu bóc keo eva ra để ngon như mới rồi bán với giá mới không ah.
 

chipzing

Xe tải
Biển số
OF-590101
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
433
Động cơ
137,230 Mã lực
Tuổi
27
Ngon lành thì mấy ông tôn chống nóng chết sạch rồi, giống cái thủa dàn Thái Dương Năng thôi. Sử dụng gia đình nhỏ lẻ không có lợi, mặt hàng này chỉ tốt cho những ông nào sản xuất sử dụng nhiều.
Thái dương năng nó ko phải là sinh điện, nó là sinh nhiệt và cơ chế của nó cũng khác sinh điện kha khá đó
 

chipzing

Xe tải
Biển số
OF-590101
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
433
Động cơ
137,230 Mã lực
Tuổi
27
wow, em hiểu rồi. Hóa ra tác dụng của keo eva là thế.
Giờ đến câu hỏi tiếp theo ah: thế thì panel tàu (hoặc sx bởi doanh nhân Việt còn gian hơn tàu) có bị dính cái kiểu bóc keo eva ra để ngon như mới rồi bán với giá mới không ah.
Pin tàu là tốt, vì bản chất là silic thôi. Gốc tàu nhá, còn gian thương thì khó nói. Bây giờ công nghệ mới là dùng cái tấm gì mềm mềm cuộn lại mang đi đc đó, ngày xưa cháu có mua mấy tấm nhỏ để sạc bình thui
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,477
Động cơ
291,656 Mã lực
Đang suy nghĩ bỏ 50 củ hên xui mà gặp gạch đá to quá ;))
Gạch gì bác?
Nguyên căn song lập của em ở Vin nài...giờ có dùng đc éo đâu. Éo đấu nối với điện lực đc,mà công suất nhà em hợp đồng 8,4 kw.thực tế nắng vỡ mẹt đc hơn 7kw.giờ để chống nóng và lấy việc vệ sinh tấm pin làm vui này.
 

TruongPhat355

Xe tải
Biển số
OF-368634
Ngày cấp bằng
30/5/15
Số km
271
Động cơ
256,030 Mã lực
Dễ òm à cụ. Hầu hết các công ty bán/lắp đặt đều có thể chạy được cái quả bán điện cho EVN bác nhé
Em không bán cho EVN mà bán cho hàng xóm có được không ạ/
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,425
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Vài điểm cho cccm ngâm cứu cân nhắc trước khi xuống tiền :

1- Miền Bắc thì chỉ còn có điện toán là còn sống ngắc ngoải (nhưng cũng sắp chết).
2- Ko bán cho EVN trực tiếp dc, mà p qua trung gian. Các anh trách nhiệm hết hạn a lê hấp hô biến 1 ngày đẹp trời thì cccm mang điện dư thừa về dùng dần.
3- Giá mua điện cho EVN quản lý (bọn cô thương chỉ thị), càng ngày càng giảm và đã có lộ trình.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,039
Động cơ
288,249 Mã lực
Vài điểm cho cccm ngâm cứu cân nhắc trước khi xuống tiền :

1- Miền Bắc thì chỉ còn có điện toán là còn sống ngắc ngoải (nhưng cũng sắp chết).
2- Ko bán cho EVN trực tiếp dc, mà p qua trung gian. Các anh trách nhiệm hết hạn a lê hấp hô biến 1 ngày đẹp trời thì cccm mang điện dư thừa về dùng dần.
3- Giá mua điện cho EVN quản lý (bọn cô thương chỉ thị), càng ngày càng giảm và đã có lộ trình.
2. EVN ngoài bắc không mua cho các bác à? Vụ này tui cũng chưa nghe đó. Bác nào bị thì gọi lên EVN tổng đài thử, trên group FB hội điện MT tui cũng thấy có người ở ngoải nhận được tiền rồi.
3. Giá chốt trong 20 năm, khi nào ra được hợp đồng rồi thì EVN không được phép giảm nữa.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,108
Động cơ
150,265 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất nhiều cụ nói cái này rồi. Em thì cũng không ở MB.
Có điều là tại sao nhiều đất nước có vĩ độ cao hơn MB vẫn lắp đmt được?
Nhiều cụ bảo miền bắc không hiệu quả thế sao thằng Mỹ vẫn lắp. Em đọc đâu đó tesla triển khai lắp ở Atlanta của Mỹ. Rồi châu âu cũng lắp. 2 thằng cách nhau nửa vòng trái đất nên em thấy cái trục nghiêng trái đất ko liên can gì
Cái này nó liên quan đến đặc điểm khí hậu chứ không liên quan nhiều đến vĩ độ. Miền bắc là vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều. Vào mùa đông, mùa xuân do thường xuyên bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên số ngày nắng ít. Còn nhiều nước ở vĩ độ cao hơn, nhưng sâu trong lục địa thì ít mưa, nhiều nơi có nắng quanh năm nên vẫn có thể lắp đặt pin năng lượng mặt trời được (ví dụ như ở Tân Cương, Mông Cổ, Mỹ ... có mấy cái sa mạc to tổ bố tha hồ mà đón nắng, mặc dù vĩ độ thì thuộc vùng ôn đới)
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,039
Động cơ
288,249 Mã lực
Gạch gì bác?
Nguyên căn song lập của em ở Vin nài...giờ có dùng đc éo đâu. Éo đấu nối với điện lực đc,mà công suất nhà em hợp đồng 8,4 kw.thực tế nắng vỡ mẹt đc hơn 7kw.giờ để chống nóng và lấy việc vệ sinh tấm pin làm vui này.
bác ráp công ty nào, người ta không bao ra hợp đồng EVN cho bác à, nếu vậy bác mua của công ty chi cho tốn kém vậy :D
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,831
Động cơ
336,247 Mã lực
Á đù,lại đồ Tàu mác Ger-US-Kore... các kiểu.Không kinh tế đâu các cccm.Xài vài ba niên nó giảm hiệu suất,lúc ấy đi tìm thằng bảo hành nơi chùa con chim.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,206
Động cơ
418,657 Mã lực
Mời các cụ tham khảo
Sự bùng nổ của các dự án điện Mặt Trời và những vấn đề đặt ra

Cập nhật lúc : 22:11 | 18/08/2019


Nhà máy điện Mặt Trời Krông Pa. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Với sự hấp dẫn của cơ chế giá, đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã có khoảng 15.000 MWp công suất các dự án điện Mặt Trờiđược Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện 7.
Sự phát triển bùng nổ của các dự án điện Mặt Trờii đang góp phần giảm áp lực về nguồn cung của ngành điện.
Song cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tại sao giá điện Mặt Trời mà Bộ Công Thương đang dự thảo lại chia thành 4 vùng, vấn đề giải tỏa công suất và giải quyết ô nhiễm từ các tấm pin Mặt Trời sau khi hết thời gian sử dụng ra sao ?
Áp lực giải tỏa nguồn
Với đặc điểm khí hậu phù hợp, các dự án điện Mặt Trời, điện gió hiện nay đang chủ yếu tập trung tại khu vực miền Nam và Nam Trung bộ.
Đây là khu vực có tỷ trọng phụ tải chiếm khoảng 50% so với toàn quốc. Vì vậy, với việc đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo, phần nào sẽ giảm bớt sự thiếu hụt về năng lượng tại miền Nam.
Qua đó, tăng cường an ninh cung ứng điện và giảm căng thẳng trong vận hành hệ thống điện.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Ninh, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), tính đến ngày 17/5, EVN đã đóng điện 27 nhà máy điện Mặt Trời, với tổng công suất khoảng 1.500 MW, bao gồm 9 nhà máy ở phía Nam, 17 nhà máy miền Trung và 1 nhà máy miền Bắc.
Trong tháng 5-6, sẽ có 48 nhà máy nữa tiếp tục hòa lưới điện quốc gia và tính trung bình mỗi tuần sẽ phải đóng điện khoảng 10 nhà máy. Đây sẽ là một khối lượng công việc rất lớn.
“Để giảm thời gian, quy trình làm việc, A0 đã sử dụng liên lạc trực tuyến (online), số hóa các văn bản, lập các web phục vụ đàm phán. Có khoảng 300 nhóm (group), xử lý 5.000-6.000 tin nhắn từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm để thực hiện lắp đặt, hòa lưới nên A0 phải thực hiện 3 ca, 5 kíp, không ngày nghỉ để đáp ứng yêu cầu đóng điện. Có những ngày A0 phải hòa lưới 2-3 nhà máy điện Mặt Trời,” ông Ninh cho biết.
Ông Nguyễn Đức Ninh cũng cho hay khối lượng các nhà máy điện Mặt Trời tăng nhanh như vậy đặt ra áp lực lớn cho EVN trong việc xây dựng lưới điện, hòa lưới các nhà máy tập trung ở các tỉnh thành trong thời gian ngắn. Công suất lớn như vậy, nhưng khả năng giải tỏa còn rất thấp.
Mỗi dự án điện Mặt Trời chỉ mất 1-2 năm để triển khai, nhưng lưới truyền tải để đáp ứng được sẽ phải xây dựng từ 3-4 năm.
Với hiện trạng đầy và quá tải như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, hệ thống điện sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về đường dây, máy biến áp liên tục bị vi phạm giới hạn vận hành, gây bất ổn hệ thống và nguy hiểm cho thiết bị.
Theo ông Mai Duy Thiện, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, công suất nguồn năng lượng tái tạo thay đổi theo thời tiết, công suất phát thay đổi từ 60-80% trong khoảng thời gian chỉ 5-10 phút và xảy ra ngẫu nhiên tại cùng một khu vực dự án. Vì vậy, hệ thống điện luôn phải vận hành duy trì cân bằng giữa nguồn và truyền tải.
Báo cáo của EVN cho hay với 3.000 MW công suất lắp đặt của các nhà máy điện Mặt Trời mà sai số với 20%, nguồn dự phòng sẽ phải chuẩn bị là 600 MW, tương đương với một nhà máy điện than lớn để duy trì tần số tương ứng.

Triển khai lắp đặt điện Mặt Trời áp mái cho người dân. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Điều này được dự báo sẽ gây khó khăn và tăng chi phí trong vận hành của Tập đoàn.
Tại cuộc họp mới đây của EVN về đảm bảo cung ứng điện, để đảm bảo các dự án điện Mặt Trời đi vào vận hành hiệu quả, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay về lưới điện, EVN sẽ chủ động bổ sung quy hoạch, xây dựng lưới giải tỏa cho các dự án điện Mặt Trời.
Với đường dây, chỗ nào đã có quy hoạch, EVN sẽ khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đưa đường dây đó vào vận hành, giải tỏa càng nhiều càng tốt cho hệ thống điện.
Xử lý nguồn thải từ pin Mặt Trời
Mỗi tấm pin năng lượng Mặt Trời ngoài việc gặp khó trong kết nối với hệ thống điện quốc gia, nhiều chuyên gia cũng lo ngại về việc xử lý nguồn thải từ các tấm pin này như thế nào sau khi các dự án hết hạn sử dụng.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Hoàng Lương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trên thực tế, những tấm pin này nhìn qua sẽ thấy sản xuất năng lượng sạch, vì không sử dụng nguồn nhiên liệu truyền thống như: than, dầu, khí và không có phát thải ra môi trường.
Nhưng để sản xuất ra được những tấm pin ấy, phải cần nhiều nguồn nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu đó sẽ tác động đến môi trường.
Đó là chưa kể đến việc xử lý sau khi thu hồi các tấm pin năng lượng Mặt Trời hết thời gian sử dụng. Do đó, Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành nên đặc biệt quan tâm nghiên cứu kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Xanh GreenID, điện Mặt Trời hiện các nước đều đặt ra vấn đề giải quyết môi trường sau khi các dự án hết hạn sử dụng.
“Đừng quá lo về việc dùng pin Mặt Trời là độc hại và không thể tái chế. Chúng ta hoàn toàn có thể tái chế nhưng là do chưa chủ động làm hoặc không có khả năng. Chúng ta sẽ làm được khi có các nghiên cứu đầy đủ,” tiến sỹ Nguyễn Văn Khải nói.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, thời gian sử dụng các tấm pin năng lượng Mặt Trời là khá dài khoảng 20-25 năm.
Do đó, thời gian tới, cần phát triển công nghệ cho khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn. Nhưng trước mắt, phải tính tới việc bảo trì, bảo dưỡng các sản phẩm này để nâng cao tuổi thọ những tấm pin năng lượng Mặt Trời hiện hữu.
“Khi thay mới những pin cũ sẽ được tái tạo sản xuất ra những tấm pin mới và có thể yên tâm về công nghệ pin Mặt Trời ngày nay," ông Ngãi nói.
Đại diện doanh nghiệp điện Mặt Trời, ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch Công ty Mặt Trời đỏ cho rằng, điện Mặt Trời nếu xử lý tốt sẽ không đáng lo ngại.
“ Pin này đều có thể tái chế từ silicon, pin, kính... Vấn đề là các doanh nghiệp phải có nguồn kinh phí dự trữ để tái chế, không để hình thành bãi thải khổng lồ, tạo gánh nặng cho xã hội,” ông Cánh khẳng định.
Hiện nay, ở những vùng tiềm năng như Bình Thuận, Ninh Thuận..., đầu tư điện Mặt Trời đã lên đến hàng nghìn MW công suất. Vì vậy, không chỉ quy hoạch đầu tư như thế nào mà riêng việc đấu nối và vận hành các nhà máy này ra sao để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và tin cậy vẫn cần nghiên cứu có khoa học.
Theo ông Nguyễn Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), đối với những vùng đầu tư hàng nghìn MW công suất các nhà máy điện Mặt Trời thì phải xây trạm biến áp 500kV; đồng thời, việc tính toán phát triển, điều chỉnh quy hoạch để lưới điện có thể kết nối với các nguồn lớn này không hề đơn giản và cần có thời gian.
Bên cạnh đó, rác thải từ tấm pin Mặt Trời sau khi hết tuổi thọ sẽ xử lý thế nào cần có nghiên cứu cụ thể. Các chi phí đó có trách nhiệm của nhà đầu tư với việc xử lý hay không?
Cùng đó, việc tháo dỡ, xử lý sau dự án vẫn cần phải có những phân tích, đánh giá cụ thể hơn... là những vấn đề đang được đặt ra đối với các nhà đầu tư khi triển khai các dự án điện Mặt Trời.
Lý giải giá điện Mặt Trời
Liên quan đến dự thảo khung giá điện Mặt Trời năm 2019 do Bộ Công Thương xây dựng để trình Chính phủ tới đây, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo-Bộ Công Thương đã có ý kiến về vấn đề này.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự thảo này phân chia làm 4 vùng bức xạ, với các mức giá bán lên lưới khác nhau.
Đối với các địa phương có chỉ số bức xạ thấp, các dự án điện Mặt Trời ở khu vực này sẽ được bán điện lên lưới với giá cao hơn so với các dự án điện Mặt Trời xây dựng ở những tỉnh có chỉ số bức xạ cao.
Cụ thể, dự án điện Mặt Trời có mức thu mua vùng 1 từ 2.159-2.486 đồng/kWh, tương ứng 9,44-10,87 cent/kWh; vùng 2 là 1.857 đồng/kWh, tương ứng 8,13 cent/kWh; vùng 3 giảm xuống 1.644 đồng/kWh; vùng 4 từ 1.566-1.803 đồng/kWh (tương đương 6,85-7,89 cent/kWh).
Trong đó, vùng 1 gồm 28 tỉnh bắt đầu từ Hà Giang đến Quảng Bình sẽ áp dụng biểu giá mua điện Mặt Trời;cao nhất. Vùng có giá bán điện thấp nhất là vùng 4, bao gồm các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Việc phân chia vùng như vậy nhằm đảm bảo tính công bằng trong đầu tư.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cùng một mặt bằng giá thiết bị, suất đầu tư thì hiệu quả đầu tư giữa các vùng phải đảm bảo tương đương nhau nhằm khuyến khích các nhà đầu tư dự án.
Thêm vào đó, phân chia vùng như vậy sẽ tránh việc các nhà đầu tư tập trung dự án vào vùng có cường độ bức xạ cao, hiệu quả dự án cao, như Bình Thuận, Ninh Thuận... gây quá tải hệ thống điện cho khu vực đó cũng như áp lực về diện tích lắp đặt.
Đối với 4 loại hình công nghệ điện Mặt Trời có mức giá khác nhau gồm điện Mặt Trời nổi, điện Mặt Trời mặt đất, điện Mặt Trời tích hợp hệ thống lưu trữ, điện Mặt Trời mái nhà, cũng được đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo lý giải.
Lý do phân chia liên quan đến chi phí đầu tư các dự án. Ví dụ giá điện Mặt Trời mặt đất, chi phí đầu tư ít nhất, bởi ít tốn kém nhiều về hệ thống giá đỡ, kết nối so với điện Mặt Trời trên mặt nước hay các mái nhà. Do vậy, giá loại hình lắp đặt này là thấp nhất.
Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay hiện mới chỉ là dự thảo khung giá điện Mặt Trời năm 2019 đang lấy ý kiến để trình Chính phủ.
Dự thảo này cũng đã được sự tư vấn của các chuyên gia, tổ chức từ nước ngoài, nhằm giảm áp lực đầu tư tại một vùng nhất định./.
Theo Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top