[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
3,981
Động cơ
79,491 Mã lực
Tư duy của 1 số nhân vật, không biết có phải đang làm cho ngành điện hay không, là cứ nghĩ đến nguồn phát điện là nghĩ ngay đến "Nhiệt điện đốt than". Một tư duy rất hạn hẹp, cục bộ.
Không thể hiểu nổi.
Giờ cả TG người ta đang cố không dùng than để SX điện nữa mà vẫn tư duy kiểu đó. :D
Khi 1 quốc gia đã đặt bút ký cam kết với Tổ chức chống biến đổi khí hậu thì phải theo, chứ nếu không thì quốc gia đó bị cô lập, ai chơi với ông nữa, lúc đó kinh tế ông chỉ có đi xuống thôi. Trừ phi các cường quốc như Ấn, TQ thì họ còn giằng co- nhì nhằng với Tổ chức chống biến đổi khí hậu được, vì nền kinh tế họ quá lớn. Chứ VN hay Nam Phi thì tuổi gì mà dám dùng điện than ồ ạt, mặc dầu có thể có đầy than trong nước để khai thác lên....:D
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,847
Động cơ
20,361 Mã lực
Em thấy Châu Phi là nơi mà ta có thể tìm thấy những "chân lý" cho những nghịch lý: càng giàu tài nguyên thì lại càng nghèo kinh tế😅
Nó là quy luật thôi cụ cũng chẳng phải châu Phi hay ở đâu. Như Nam Phi sau 1 hồi bao cấp chịu không nổi nhiệt, nguồn điện mới không phát triển được, đến giờ giá điện tăng đến 15 cents.

Cái giá của sự bao cấp lớn lắm, đến lúc thiếu điện giá điện lên tới 15 cents (mà vẫn khủng hoảng thiếu điện) thì dân chúng còn lầm than hơn. Việt Nam đã từng trải qua bao cấp rồi, đến cơm còn không đủ ăn nói gì xa xỉ như điện, chỉ là mọi người nhanh quên thôi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
697
Động cơ
5,081 Mã lực
Không làm chủ được công nghệ nhưng nó là cái khả dĩ nhất, vừa đáp ứng được tiêu chuẩn giảm phát khí thải của Tây, vừa có độ ổn định cao hơn mặt trời & gió, nước.
Không làm nhanh thì đến 2050 đóng hết điện than thì còn thiếu điện nữa.
Em thì ngại cái vấn đề "nhạy cảm" hơn là "làm chủ công nghệ" ạ😊
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
3,981
Động cơ
79,491 Mã lực
Tôi nghĩ thế thì nó lại giống như viễn thông mảng phần internet cố định thôi, vì điện ko có loại wireless. Thế là từng khu vực sẽ có 1 EVN khác nhau phụ trách. Thì hiệu quả chắc cũng không thay đổi nhiều. Ở Nhật cái mảng đường sắt nó cũng chính phủ sở hữu nhưng nó cũng chia cái JR (Japan Railway) thành JR east JR west ... bản chất cũng rứa rứa. Dẫu sao đây cũng là cách để cạnh tranh. Xẻ EVN thành các Tổng cty khác nhau. Mà hiện nay nó cũng như vậy rồi còn đâu, EVNNPC EVNHCM, EVNHN...
Hiện nay EVN vẫn cơ chế tập đoàn, với các Tổng cty thành viên. Dù các Tổng thành viên có báo cáo tài chính độc lập , nhưng vẫn link với tập đoàn EVN và EVN vẫn có báo cáo tài chính hợp nhất.
Việc các Tổng cty con báo lãi .....để dồn lỗ cho tập đoàn EVN là có thể. Và ngược lại cũng có thể EVN báo lãi, dồn lỗ cho các Tổng cty thành viên.
Còn nếu các cty hoặc Tổng cty độc lập hoàn toàn thì lại là câu chuyện khác.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,119 Mã lực
Thiếu điện sao ko làm điện than vậy cụ?😅nhà nghèo thì chơi hàng xa sỉ làm giề?😜
Cụ tưởng thích làm bao nhiêu điện than tùy ý ah? PT nó đòi phải có tỉ lệ % nhất định NLTT thì mới mua hàng, và phát thải Co2 bị hạn chế nữa, nhiều vấn đề ngạy cảm phải phụ thuộc nước ngoài nữa
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
697
Động cơ
5,081 Mã lực
Tư duy của 1 số nhân vật, không biết có phải đang làm cho ngành điện hay không, là cứ nghĩ đến nguồn phát điện là nghĩ ngay đến "Nhiệt điện đốt than". Một tư duy rất hạn hẹp, cục bộ.
Không thể hiểu nổi.
Giờ cả TG người ta đang cố không dùng than để SX điện nữa mà vẫn tư duy kiểu đó. :D
Thế thì than phải đưa vào diện "bảo tồn" hả Cụ?..hay làm sư tử với thuyền bán cho khách du lịch 🤣
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phải kiếm thằng nào vào xây dựng đường dây từ đầu nhé. Xem nó chọn xây ở đâu. Lưu ý an ninh quốc gia nên điện hay viễn thông thì nhà nước vẫn phải kiểm soát cái hệ thống này chứ ko phải tư nhân. Thế nên như ý của cụ sẽ có EVN1, EVN2. Chắc quân đội lại bỏ ra mấy trăm ngàn tỉ xây hệ thống đường điện nhỉ.
Không cần thiết cụ ạ. Hợp lý nhất là

- Tách truyền tải cao thế khỏi bán điện, lập công ty truyền tải cao thế riêng.
- Từ trung thế trở xuống có thể lập đường dây hoặc mạng độc lập.
- Cải tạo lưới điện để nhiều công ty bán điện có thể truyền tải độc lập trên 1 lưới duy nhất, từ đó các hộ tiêu thụ có thể mua điện từ nhiều nhà cung cấp.

Các nước tư bản hầu hết đều chỉ có 1 hệ thống truyền tải cao thế trên 1 địa bàn.

Vấn đề là khi tách truyền tải điện ra khỏi bán điện thì công ty truyền tải phải có lãi, nên phải tính đủ chi phí vào giá truyền tải. Và thông tin cho các cụ là giá thành truyền tải độc lập là vô cùng cao. Như ở Mỹ hiện tại, giá đó là 0,043USD/kWh (1.000Đ/kWh). Các cụ tham khảo:

Đừng cụ nào lý luận sở dĩ có giá đó là vì GDP đầu người Mỹ gấp 17 lần Việt nam. Xem trong bài thì giá thành sản xuất 1kWh điện của Mỹ hiện chỉ là 0,046USD (1.100Đ).

Hiện tại, EVN đang tính giá thành truyền tải là 80Đ/kWh.

Việc xây dựng ngành điện VN vừa đủ, vừa ổn định, vừa "xanh" theo yêu cầu thế giới, vừa có giá thành hợp lý cho dân chúng, là một bài toán cực kỳ phức tạp và to lớn mà riêng ngành điện không thể giải quyết được. Nó đòi hỏi ý chí, kiến thức và quyền lực ở cấp tối cao. Đáng tiếc là qua những động thái thời gian qua, tôi thấy cả 3 yếu tố đó đều không đủ.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
3,981
Động cơ
79,491 Mã lực
Thế thì than phải đưa vào diện "bảo tồn" hả Cụ?..hay làm sư tử với thuyền bán cho khách du lịch 🤣
Thì cứ để dùng dần với 1 tỷ lệ được kiểm soát, cho đến năm 2050 thì không đốt than SX điện nữa.

Khi 1 quốc gia đã đặt bút ký cam kết với Tổ chức chống biến đổi khí hậu thì phải theo, chứ nếu không thì quốc gia đó bị cô lập, ai chơi với ông nữa, lúc đó kinh tế ông chỉ có đi xuống thôi. Trừ phi các cường quốc như Ấn, TQ thì họ còn giằng co- nhì nhằng với Tổ chức chống biến đổi khí hậu được, vì nền kinh tế họ quá lớn. Chứ VN hay Nam Phi thì tuổi gì mà dám dùng điện than ồ ạt, mặc dầu có thể có đầy than trong nước để khai thác lên....

Cụ nên hiểu và nhận thức là nếu nhiệt độ TB trái đất tăng lên 1 độ thì thảm họa nó như nào....mà VN là nước đầu tiên và trực tiếp gánh hậu quả này chứ không phải các nước G7.
Hiện nay, cụ xem ở ĐBS Cửu Long đó, tình trạng sói mòn bờ biển, sạt lở đất....vẫn hàng ngày đang diễn ra, cũng do biến đổi khí hậu đó. Giờ mà nước biển dâng lên 1-2 mét nữa thì hậu quả nó sẽ khủng khiếp thế nào ? Mà nhiệt độ TB trái đất chỉ cần tăng thêm 1 độ C nữa là mực nước biển sẽ dâng lên 5 mét đấy. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

acc_75

Xe điện
Biển số
OF-108292
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,071
Động cơ
341,727 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Đang tìm.
Điện HN vẫn là số 1 trong giai đoạn này, muốn ăn ngon trước hết phải ăn no đã, muốn mắc đẹp cũng vậy phải đủ ấm đủ kín trước hết rồi sau đó mới nói đến các thứ khác cao siêu hơn.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,119 Mã lực
Có bài viết khá hay, mời các cụ tham khảo
Đúng là có thể nhìn thấy hình bóng VN ở đây nếu ko chọn đúng hướng
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
697
Động cơ
5,081 Mã lực
Thì cứ để dùng dần với 1 tỷ lệ được kiểm soát, cho đến năm 2050 thì không đốt than SX điện nữa.

Khi 1 quốc gia đã đặt bút ký cam kết với Tổ chức chống biến đổi khí hậu thì phải theo, chứ nếu không thì quốc gia đó bị cô lập, ai chơi với ông nữa, lúc đó kinh tế ông chỉ có đi xuống thôi. Trừ phi các cường quốc như Ấn, TQ thì họ còn giằng co- nhì nhằng với Tổ chức chống biến đổi khí hậu được, vì nền kinh tế họ quá lớn. Chứ VN hay Nam Phi thì tuổi gì mà dám dùng điện than ồ ạt, mặc dầu có thể có đầy than trong nước để khai thác lên....

Cụ nên hiểu và nhận thức là nếu nhiệt độ TB trái đất tăng lên 1 độ thì thảm họa nó như nào....mà VN là nước đầu tiên và trực tiếp gánh hậu quả này chứ không phải các nước G7.
Hiện nay, cụ xem ở ĐBS Cửu Long đó, tình trạng sói mòn bờ biển, sạt lở đất....vẫn hàng ngày đang diễn ra, cũng do biến đổi khí hậu đó. Giờ mà nước biển dâng lên 1-2 mét nữa thì hậu quả nó sẽ khủng khiếp thế nào ? Mà nhiệt độ TB trái đất chỉ cần tăng thêm 1 độ C nữa là mực nước biển sẽ dâng lên 5 mét đấy. :D
Vâng..ý thứ 1 thì TKV sẽ có câu trả lời ạ!?
Còn ý thứ 2 thì em đang là "quạt cuồng" cho "nhiên liệu xanh"😊
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,055
Động cơ
223,829 Mã lực
Tuổi
48
Mặt khác, theo Điều 4 Luật Điện lực, Nhà nước độc quyền trong điều độ hệ thống điện quốc gia. Hiện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) vẫn thuộc EVN, do đó Thủ tướng yêu cầu đưa quản lý, vận hành của A0 về Bộ trong tháng 6.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,108
Động cơ
150,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tuy nhiên, điện từ NLTT ( điện gió, điện mặt trời) thì mới bắt đầu kỷ nguyên của nó, còn nhiều công nghệ mới có thể đột phá, ví dụ công nghệ pin lưu trữ, rồi công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới dạng hợp hạch ...vv...
Thực tế chứng minh, hiện nay nhiều nước đã đưa tỷ lệ điện SX từ NLTT chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện.
Cụ kể tên hộ em những nước nào điện gió + mặt trời chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện với. Các nước trên thế giới họ tính cả Thủy điện vào là NLTT đấy cụ ạ.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,119 Mã lực
Tôi nghĩ thế thì nó lại giống như viễn thông mảng phần internet cố định thôi, vì điện ko có loại wireless. Thế là từng khu vực sẽ có 1 EVN khác nhau phụ trách. Như chung cư tôi ở thì chỉ bắt được internet cố định của VNPT, còn Viettel hay VTVCab là ko mò vào được vì VNPT nó đã làm việc sẵn với chủ đầu tư rồi. Giờ có ghét VNPT cũng chịu ko đổi sang thằng khác đc. Nó vẫn có sự độc quyền cục bộ như vậy. Thì hiệu quả chắc cũng không thay đổi nhiều. Ở Nhật cái mảng đường sắt nó cũng chính phủ sở hữu nhưng nó cũng chia cái JR (Japan Railway) thành JR east JR west ... bản chất cũng rứa rứa. Dẫu sao đây cũng là cách để cạnh tranh. Xẻ EVN thành các Tổng cty khác nhau. Mà hiện nay nó cũng như vậy rồi còn đâu, EVNNPC EVNHCM, EVNHN...
Đúng cụ. Độc quyền cục bộ cũng chả khác gì cả. Chất lượng kém phàn nàn phản ánh mãi cũng chả ăn thua, vì chả có ai nhẩy vào tranh miếng đc.
 

cumoc

Xe tải
Biển số
OF-76850
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
240
Động cơ
422,060 Mã lực
Nơi ở
7up
Năm nào cứ đến mùa nóng là thiếu điện rồi đổ lỗi lọ chai! Năm thứ bao nhiêu của TK 21 mà sao vẫn vậy?? Bao nhiêu đời bộ trưởng công thương, bao nhiêu đời thủ tướng nhưng chúng ta không có lộ trình. Chỉ đơn giản là cứ mùa hè, nắng nóng là cắt điện. Dân thắc mắc thì trả lời thiếu mưa, thiếu nước - đơn giản, nhanh gọn!
Chính xác thời điểm căng nhất là cuối tháng 5 đến nửa đầu tháng 6. Sang tháng 7 mưa bão ồ ạt các ông lại xả lũ ngập mặt!
Ai cũng biết, các cấp lãnh đạo điều biết, nhưng bao làm thế nào để hiệu quả thì hok thấy.
Lót ổ đón đại bàng nhưng cứ cắt ntn thì chim sẻ chắc cũng hok dám tới.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
3,981
Động cơ
79,491 Mã lực
Có bài viết khá hay, mời các cụ tham khảo
Bài báo này đăng trên 1 tờ báo của ngành năng lượng, đứng trên quan điểm hẹp của ngành điện...

Tôi đọc bài này thì hiểu ý của các bác ngành điện, ý các bác ý là bài học cho VN là : tiếp tục đốt than để SX điện.
Nhưng, nếu chúng ta cứ ngủ quên trong việc tự thỏa mãn mình bằng suy nghĩ "cứ đốt than mà SX điện cho an toàn, nhàn đầu, đỡ phải ngợi..." , chúng ta cứ ngủ quên trong cái vòng an toàn thì nhoằng 1 cái đến 2050....chúng ta có gì trong tay để giảm mức phát thải ròng về 0 như chúng ta đã cam kết ở COP26 ?! :D
Thà răng nay chúng ta gặp khó khăn, nhưng nếu chúng ta vượt qua được bằng các giải pháp pt điện NLTT và cải tạo phù hợp, từng bước cải tạo/xây mới hệ thống truyền tải điện...thì dần dần đến năm 2050 chúng ta se có 1 hệ thống điện cân bằng và bền vững cho con cháu chúng ta.
Hãy STOP tư duy làm ăn kiểu nhiệm kỳ 5 năm đi, hãy nghĩ rộng hơn và xa hơn, và đừng bó hẹp trong cái kén an toàn, hãy vươn ra ngoài chịu nắng-gió-bão tố để phát triễn, hỡi các quan chức ngành điện. Các ông hãy làm đúng cái tâm, tậm tâm với đât nước....cho dù chịu cắt điện hay khó khăn gì nữa nhất thời....cũng không ai dám trách các ông cả.
Nhưng nếu các ông cứ tư duy kiểu "tiếp tục đốt than SX điện" thì các ông còn bị chỉ trích ...:))
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,917
Động cơ
206,174 Mã lực
Nga thì giá thành sản xuất và chi phí vận hành ra sao cụ? Vì làm việc với Nga sẽ mua đc Uranium từ Nga ổn định hơn thì phải. A Tin thăm là khởi công cái trung tâm hạt nhân ở Đồng Nai (Em ko hiểu sao đặt trung tâm nghiên cứu hạt nhân này ở ĐN, gần mẹ sân bay Long Thành rồi), mà nghe nói cũng tương đương với 1 lò phản ứng loại nhỏ (10-15MW). Sao ko tiện thể đợt này nâng cmn size lên 200-300 lần nhỉ

:D:D
Cái trung tâm hạt nhân này là 1 bước tiến dài đến nhà máy điện hạt nhân. Báo Nhật có bài:

 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thiếu điện sao ko làm điện than vậy cụ?😅nhà nghèo thì chơi hàng xa sỉ làm giề?😜
Tư duy của 1 số nhân vật, không biết có phải đang làm cho ngành điện hay không, là cứ nghĩ đến nguồn phát điện là nghĩ ngay đến "Nhiệt điện đốt than". Một tư duy rất hạn hẹp, cục bộ.
Không thể hiểu nổi.
Giờ cả TG người ta đang cố không dùng than để SX điện nữa mà vẫn tư duy kiểu đó. :D
Khi 1 quốc gia đã đặt bút ký cam kết với Tổ chức chống biến đổi khí hậu thì phải theo, chứ nếu không thì quốc gia đó bị cô lập, ai chơi với ông nữa, lúc đó kinh tế ông chỉ có đi xuống thôi. Trừ phi các cường quốc như Ấn, TQ thì họ còn giằng co- nhì nhằng với Tổ chức chống biến đổi khí hậu được, vì nền kinh tế họ quá lớn. Chứ VN hay Nam Phi thì tuổi gì mà dám dùng điện than ồ ạt, mặc dầu có thể có đầy than trong nước để khai thác lên....:D
Cụ tưởng thích làm bao nhiêu điện than tùy ý ah? PT nó đòi phải có tỉ lệ % nhất định NLTT thì mới mua hàng, và phát thải Co2 bị hạn chế nữa, nhiều vấn đề ngạy cảm phải phụ thuộc nước ngoài nữa
Cụ TN1805 nói đúng về điện than. Tôi bổ sung thêm vài ý cho các cụ rõ:

- Ph Tây đã thống nhất loại bỏ điện than ra khỏi danh sách hợp tác tài chính thương mại. Nghĩa là nếu làm điện than, anh sẽ không thể vay vốn các ngân hàng Ph Tây, thậm chí không thể mua hệ thống phát điện từ Ph Tây. Mà như các cụ biết, hệ thống phát nhiệt điện của GE (Mỹ) là ưu việt nhất thế giới.
Chính Việt nam đã nếm quả đắng từ chính sách này khi HSBC đã đồng ý, sau đó lại từ chối cung cấp tài trợ cho Nhiệt điện Vĩnh tân 3 và Long phú 1.
Một dự án nhiệt điện cần vốn đầu tư dài hạn khoảng 1-2 tỉ USD, nếu không có tham gia của ngân hàng Ph Tây thì rất khó thu xếp vốn. Vì USD tự huy động của các ngân hàng VN phần lớn là ngắn hạn nên không thể cho vay dài hạn.

- Trung quốc và Ấn độ là 2 ngoại lệ. Như cụ TN1805 nói, đó là 2 quốc gia và 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới nên họ có những ưu thế mà VN không thể có. (Đơn cử như việc mặc dù có lệnh cấm vận Nga nhưng Trung và Ấn vẫn mua dầu Nga đều mà Ph Tây không dám làm gì). Ngoài ưu thế là nước lớn ra, Trung và Ấn còn có 1 thứ nữa mà VN càng không có, đó là họ tự chế tạo được hệ thống phát nhiệt điện. Nên nhà máy nhiệt điện của họ có thể xây dựng mà không cần hoặc cần rất ít USD.
Có điều, Trung và Ấn vẫn phải phần nào đó nhượng bộ sức ép Ph Tây. Sự nhượng bộ thể hiện ở chỗ, họ vẫn xây dựng nhiệt điện than trong nước nhưng không bán mới hệ thống thiết bị ra nước ngoài.

Tóm lại, việc phát triển mới nhiệt điện than của VN hiện tại coi như bị tắc cả tài chính và thiết bị. Có thể đi đường "tiểu ngạch" bằng cách mua máy phát điện cỡ nhỏ (200-300kW) từ công nghiệp địa phương Trung quốc, nhưng nó sẽ ô nhiễm, hiệu suất kém và chất lượng không đảm bảo.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,917
Động cơ
206,174 Mã lực
Bài báo này đăng trên 1 tờ báo của ngành năng lượng, đứng trên quan điểm hẹp của ngành điện...

Tôi đọc bài này thì hiểu ý của các bác ngành điện, ý các bác ý là bài học cho VN là : tiếp tục đốt than để SX điện.
Ý của bài đấy là làm điện phải có lãi, để đầu tư xây dựng nhà máy phát điện mới. Chứ cứ dân túy giá điện thấp như ông X bên Nam Phi thì sẽ toi.

Còn điện than hay gì thì yên tâm, VN cam kết ngừng đốt than vào năm 2050, còn hiện giờ cứ thoải mái đi.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,572
Động cơ
189,357 Mã lực
Tuổi
44
Trong tay không có gì về công nghệ, nguyên/nhiên liệu/con người vận hành, nhõn mỗi mảnh đất để xây nhà máy. Tức là xây xong thì tất tần tật cũng đi thuê hết. Kể cả việc giám sát những người làm thuê cho mình cũng không hề biết phải giám sát thế nào....
Thế thì khác íu gì đi mua điện.
Trong khi đi mua điện thì mình vừa kiểm soát được chi phí từng giai đoạn sao cho phù hợp với nhu cầu; không có nhiều lựa chọn nhưng cũng có 2-3 anh có thể bán cho mình.Chất lượng/khối lượng hàng hóa thì mình đủ khả năng kiểm soát.



Xã hội VN bị ngộ điện hạt nhân thì phải. Ai cũng nghĩ điện hạt nhân là "chiếc đũa thần" giải quyết khó khăn của ngành điện.
Xin thưa với các cụ là nhà máy điện hạt nhân đầu tư đắt gấp 3-5 lần điện khí hoặc điện than, chi phí vận hành cũng cao hơn với điện khí và than.
Cho nên, để đầu tư 1 nhà máy điện hạt nhân bằng mẹ 3-5 nhà máy điện than hoặc khí tương đương rồi. Mà để giải quyết vấn đề điện thì không phải đầu tư 1 nhà máy là xong, mà cần cỡ 20 lò phản ứng. Tính đơn giản 1 lò 10 tỷ $ thì con số tổng là ..quá khủng khiếp.
Các nước tự chủ được việc chế tạo nhà máy điện hạt nhân như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức ngày xưa và Nga, TQ, Hàn Quốc hiện nay họ tích cực đầu tư xây dựng vì đó là 1 kênh để phát triển kinh tế. Chứ như VN đến nhân sự còn không có, cái gì cũng phải mua thì đầu tư nhà máy điện hạt nhân là ...quá lãng phí trong điều kiện hiện nay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top