[Funland] Cái thú chơi âm thanh!

Super_voz

Xe buýt
Biển số
OF-25603
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
963
Động cơ
499,013 Mã lực
Nơi ở
VM
Hầu hết các đầu CD Player đọc tốc độ realtime là 176.4KBps, hơn 1x chút xíu đều không tự nghĩ ra được cái gì mà ko đọc được nó bỏ qua cụ ạ.

Vấn đề lớp sơn ngoài chuyện phản xạ ra thì còn độ dày mỏng và đồng đều, hãng làm đồ chơi nó vẫn tận dụng trick này để làm mat và bút kẻ viền CD bán đắt lòi
Các bác đặt kèo nhưng chưa ra điều kiện!
Nếu chọn đầu CD cũ (loại cũ, chứ không phải mắt yếu) với tốc độ đọc x1 thì có thể thấy rõ. Vì loại đầu này đọc đúng 1 lần, thấy lỗi (hoặc không đọc được) nếu là đoạn rất ngắn thì chúng tự chêm "nhạc" do chúng nghĩ ra, còn nếu là quá dài chúng cho tiếng "xoẹt" vào do vậy chẳng cần đĩa chép mà 2 cái đĩa gốc nếu không phải là rất mới thì dù của cùng 1 album cũng có thể nghe khác nhau.
Nhưng các đầu đọc mới (và đầu DVD) không còn đọc tốc độ x1 mà sẽ x2 hay rất nhiều lần như đọc đĩa ghi dữ liệu và cách sửa lỗi của chúng cũng dựa vào các parity bit cho nên dữ liệu 0...1... khá chính xác. Do đọc tốc độ nhanh hơn nhiều so với bản nhạc nên chúng có thể đọc đi, đọc lại nếu thấy lỗi, chỉ sau rất nhiều lần đọc mà không được chúng mới chuyển sang phần sửa lỗi và sau đó mới chuyển sang DA. Với loại đầu đọc này mà cái đĩa vừa được ghi lại từ 1 cái đĩa gốc mới, không xước, bụi mà bác nào phân biệt được thì chắc phải có đôi tai cực kỳ siêu việt (độ chính xác khi ghi lại là 1/10-12 bit)!
Để khắc phục hiện tượng "lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài" các bác thử kẻ quanh vành đĩa 1 lớp mực xanh của bút marker. Cái lớp xanh này sẽ giúp tia laser đọc đĩa tốt hơn rất nhiều!
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,728
Động cơ
342,757 Mã lực
Cụ đang phân tích vấn đề là sao chép file dữ liệu bình thường (vd : abc.mp3 -> abc.mp3) nhưng sao chép từ các file để tạo ra đĩa Audio CD (thiết bị dân dụng có thể đọc được) lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Nếu mở đĩa Audio CD trên máy tính cụ sẽ thấy có các file : Track 1, Track 2, ... (cho dù file đầu vào có thể là wav, flac, mp3, ...) điều này cho thấy trong quá trình ghi đĩa phần mềm ghi đĩa đã xử lý các file để phù hợp với cấu trúc của đĩa Audio CD chứ không phải sao chép như dữ liệu thông thường.

Vấn đề đĩa F1, F2, ... thường bàn là các đĩa được copy từ một đĩa CD gốc khác trên hệ thống máy tính thông thường theo nguyên lý dữ liệu được đọc sau đó đưa vào bộ nhớ xử lý và ghi qua đĩa mới do đó chất lượng sẽ liên quan đến đĩa gốc, giải thuật xử lý của phần mềm ghi, thiết bị ghi đĩa, chất lượng đĩa mới (nếu hệ thống chuyên dụng chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn).

Việc copy là không như cách nghĩ thông thường - dễ thấy nhất là cụ không thể copy trực tiếp các Track1, Track2, ... trực tiếp từ Audio CD vào đĩa cứng mà phải sử dụng chức năng RIP CD.
Em e là cụ nhầm. Trước tiên ta phải thống nhất thế nào là gốc. Theo em gốc không phải là CD nhà sản xuất bán mà là file gốc khi ghi bản nhạc.

Ví dụ cụ mở điện thoại bật chức năng ghi âm lên, hát nghêu ngao vài câu, lưu lại ở định dạng không nén Wav, thì em cho đó là file gốc. File gốc này dù cụ có chép cả tỷ lần thì vẫn là file này.
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,173
Động cơ
635,235 Mã lực
Em ủng hộ vụ test đĩa đĩa gốc và đĩa chép, hehe, và em chọn cửa phân biệt được, làm cái kèo uốn bia cho vui các cụ nhỉ.
P/S. Để không có sự khác biệt là rất khó, vì lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài.
E thề là may thôi chứ có dời mà doán đc nếu test mù.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,514
Động cơ
803,130 Mã lực
Em e là cụ nhầm. Trước tiên ta phải thống nhất thế nào là gốc. Theo em gốc không phải là CD nhà sản xuất bán mà là file gốc khi ghi bản nhạc.

Ví dụ cụ mở điện thoại bật chức năng ghi âm lên, hát nghêu ngao vài câu, lưu lại ở định dạng không nén Wav, thì em cho đó là file gốc. File gốc này dù cụ có chép cả tỷ lần thì vẫn là file này.
Vấn đề đang bàn luận là đĩa CD gốc với đĩa chép cụ ơi! Còn việc copy 1 file từ thiết bị lưu trữ này qua thiết bị lưu trữ khác thì ai cần bàn.
 

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
573
Động cơ
307,878 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em và cụ Mazda 3 đang tranh luận việc: Phông phân biệt được chất âm khi nghe bằng đĩa CD chép trên phôi xịn và phôi đểu.
Em mời các Cụ tranh luận về vấn đề này ạ.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,259
Động cơ
427,691 Mã lực
Không hẳn thế đâu cụ, tín hiệu đọc được từ đia CD nó là một mớ hổ lốn sóng sin đấy, phải qua 1 chuổi các mạch xử lý thì mới ra 0-1 được. Cụ lưu ý là đĩa CD ứng dụng đầu tiên là cho audio, sau này mới phát triển sang để lưu trữ data.
Các hệ thống đầu CD đầu tiên hoạt động hoàn toàn theo kiểu "cơ bắp", tức là đọc được đến đâu, xử lý luôn rồi chuyển ra mạch DAC luôn, hầu như không có bộ nhớ đệm để lưu trữ xử lý tạm thời => âm thanh CD phải có 1 mớ thôngt tin phụ chèn vào là vì thế :D
Cụ tham khảo sóng thu được từ bộ quang học nhé (hình em chôm trên mạng thoai) - nhìn chẳng biết 0-1 ở chỗ nào trong cái mớ lằng lằng này cả :P




Với CD gốc (tạm coi thế đã), sản xuất bằng công nghệ ép thì bề mặt nó dư lày, hình ảnh minh họa bề mặt CD úp xuống



Pit: chỗ lõm xuống, độ sâu của "hố" pit này = 1/4 bước sóng tia laser, do đó cường độ sóng phản xạ về =0 (thực tế nó loanh quanh 0 - vì vậy nó mới ra sóng sin) :D
Plate: mặt phẳng (chính là bề mặt đĩa), cường độ phản xạ về là mạnh nhất

Với đĩa CD ghi chép được thì Pit là điểm bị đốt "cháy đen thui" coi như không phản xạ, Plate thì giống CD gốc :D

Tại sao tín hiệu đọc về là sóng Sin thì có nhiều nguyên nhân:
- Với hình trên, bắt đầu chuyển từ Plate -> Pit, tín hiệu đang từ mạnh tối đa, giảm dần đến khi toàn bộ chùm laser chui hết vào Pit, và quá trình xảy ra ngược lại khi chuyển từ Pit ra Plate.
- Quá trình chạy có rúng lắc cơ khí của hệ thống đầu đọc -> tín hiệu cũng nhảy múa theo sinh ra sóng điều biến phụ.
- Do quán tính của hệ Servo điểu khiển thấu kính và dàn cơ khí.
- "bia" nhận tín hiệu phả xạ về được ghép từ 4 chú đi ốt quang nên tín hiệu của 4 chú này không thể là đồng thời được....
......................
Tóm cái váy lại, ngay bản thân quá trình đọc đã sinh ra rất nhiều lỗi cần phải sửa trước khi tòi ra được 1 mớ 0-1 cho mạch DAC làm việc...vì vậy người ta phải nhét một mớ mã sửa sai vào, nhưng chưa thể hoàn hảo được, do thời điểm công nghệ CD ra đời (hình như 1981) nên chỉ làm được như vậy.
Đấy là phần đọc những cái đã có sẵn, tức là mắt đọc có cái để mà bám vào (track), còn khi ghi vào khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này bề mặt đĩa CD hoàn toàn trắng trơn, mọi việc định vị vị trí mắt đọc trên đĩa là do bộ điều khiển (servo) kiểm soát. Bộ Servo tốt thì đĩa ghi ra tốt, và ngược lại.....do đó chất lượng đĩa ghi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu ghi. Chẳng phải vô cớ mà những đầu ghi chuyên dùng nó to đùng đoàng hơn rất nhiều nhưng đầu ghi dân dụng :))
Bổ sung tí:
Năm 81 là thằng Phillips sang Nhật bàn với thằng Sony tính làm ra cái phôi lưu trữ nhạc gọn nhẹ tiện dụng theo kỹ thuật mới nhất lúc đó...
2 thằng còn cãi nhau chán về chuẩn đĩa như kích thước, dung lượng (liên quan đến thời gian chạy hết 1 mặt đĩa)...
Sau thống nhất ở chuẩn cơ bản rồi 1982 mới bắt đầu sản xuất đĩa ghi âm thanh cơ bản...
Sau nữa thì vẫn kích thước đó nhưng dung lượng lại tăng lên, không nhớ lắm nhưng hình như cấu hình cơ bản ban đầu là khoảng 40-45 phút gì đó, sau có thêm loại khoảng 55-65 phút thì phải, và 2 loại dung lượng (thời lượng) đều được dùng.
Kết quả viễn du sang Nhật của thằng Phillips, giao hợp với bọn Nhật, thì hình như còn sinh ra thằng Marantz thì phải. :D
 
Biển số
OF-448419
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
166
Động cơ
209,399 Mã lực
Tuổi
35
Bẩm các cụ, mợ. Nhà cháu đang có ý định sắm 1 bộ giàn âm thanh nghe được trong tầm giá 20 củ, nhưng kiến thức đang hạn hẹp nên mong các cụ, mợ nào có kiến thức tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn.
cụ có đam mê ca hát k , chứ như mấy thằng bạn em lúc mua âm thanh e đã khuyên là làm bộ kok ngon ngon về vừa nge nhạc được lại thi thoảng hát hò đc, chúng nó k nghe đến khi lại phải sắm bộ kok nữa , tầm 20 củ là cụ làm đc bộ kok hát cũng đc mà nge nhạc cũng đc rồi
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,636
Động cơ
473,078 Mã lực
Bổ sung tí:
Năm 81 là thằng Phillips sang Nhật bàn với thằng Sony tính làm ra cái phôi lưu trữ nhạc gọn nhẹ tiện dụng theo kỹ thuật mới nhất lúc đó...
2 thằng còn cãi nhau chán về chuẩn đĩa như kích thước, dung lượng (liên quan đến thời gian chạy hết 1 mặt đĩa)...
Sau thống nhất ở chuẩn cơ bản rồi 1982 mới bắt đầu sản xuất đĩa ghi âm thanh cơ bản...
Sau nữa thì vẫn kích thước đó nhưng dung lượng lại tăng lên, khoing nhớ lắm nhưng hình như cấu hình cơ bản ban đầu là khoảng 40-45 phút gì đó, sau có thêm loại khoảng 55-65 phút thì phải, và 2 loại dung lượng (thời lượng) đều được dùng.
Cái đoạn thời lượng đĩa em có đọc là ghi bản giao hướng của cụ nào đó, Bethoven hay Mozart gì đó dài 71 phút, từ đó mới ra cái đĩa dung lượng 71 phút :D
Chả biết có đúng không?
Nhưng công nghệ CD đúng là công đầu của Sony và Philips, từ đó mới ra chuẩn truyền âm thanh số S/PDIF (Sony/Phillips Digital Interface) :))
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,514
Động cơ
803,130 Mã lực
Em và cụ Mazda 3 đang tranh luận việc: Phông phân biệt được chất âm khi nghe bằng đĩa CD chép trên phôi xịn và phôi đểu.
Em mời các Cụ tranh luận về vấn đề này ạ.
Về lý thuyết thì nếu có sự sai khác thì có thể phân biệt được nhưng đòi hỏi trình cao! Em thì chịu :))
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,259
Động cơ
427,691 Mã lực
Cái đoạn thời lượng đĩa em có đọc là ghi bản giao hướng của cụ nào đó, Bethoven hay Mozart gì đó dài 71 phút, từ đó mới ra cái đĩa dung lượng 71 phút :D
Chả biết có đúng không?
Nhưng công nghệ CD đúng là công đầu của Sony và Philips, từ đó mới ra chuẩn truyền âm thanh số S/PDIF (Sony/Phillips Digital Interface) :))
Hình như là thế, láng máng là chúng nó có bàn nhau về thời lượng liên quan đến chuyện là phải đủ ghi cho 1 bản nhạc nổi tiếng nào đó. :D
 

tauchien

Xe tăng
Biển số
OF-4468
Ngày cấp bằng
29/4/07
Số km
1,944
Động cơ
717,099 Mã lực
Em và cụ Mazda 3 đang tranh luận việc: Phông phân biệt được chất âm khi nghe bằng đĩa CD chép trên phôi xịn và phôi đểu.
Em mời các Cụ tranh luận về vấn đề này ạ.
Đĩa CD Audio là đĩa lưu trữ âm thanh số 16 bit mà cụ, copy các kiểu nó vẫn thế, khác gì copy file đâu. Nghĩa là âm thanh trên đĩa CD ko phải là Analog nữa, đã mã hóa thành số rồi, 16 bit. Loại âm thanh số cao hơn là 24, 32, 48 bit, nên nó trung thực có mức độ thôi cụ.
Đã là số thì nó phải bảo đảm sự toàn vẹn của dữ liệu (ko lỗi) khi chuyển, do vậy copy cũng ko sao cụ nhé.
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,728
Động cơ
342,757 Mã lực
Vấn đề đang bàn luận là đĩa CD gốc với đĩa chép cụ ơi! Còn việc copy 1 file từ thiết bị lưu trữ này qua thiết bị lưu trữ khác thì ai cần bàn.
Ko khác gì cả. Cd là thiết bị lưu trữ như hdd hoặc usb thôi. Chắc cụ thấy khác vì ko copy được trực tiếp track 1, track 2... Cái này là do họ chống sao chép lậu. Cụ có thể clone CD, chép y hệt cái đĩa gốc mà.
 

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
573
Động cơ
307,878 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đĩa CD Audio là đĩa lưu trữ âm thanh số 16 bit mà cụ, copy các kiểu nó vẫn thế, khác gì copy file đâu. Nghĩa là âm thanh trên đĩa CD ko phải là Analog nữa, đã mã hóa thành số rồi, 16 bit. Loại âm thanh số cao hơn là 24, 32, 48 bit, nên nó trung thực có mức độ thôi cụ.
Đã là số thì nó phải bảo đảm sự toàn vẹn của dữ liệu (ko lỗi) khi chuyển, do vậy copy cũng ko sao cụ nhé.
Việc coppy thì không sao, vẫn toàn vẹn dữ liệu. Nhưng khi phát lại các đĩa CD chép trên các phôi khác nhau, trên hệ thống âm thanh, cụ có thể nhận ra sự khác nhau không? sự khác nhau ở đây là chất âm chứ không phải là âm thanh ta nghe được. Vì đĩa CD gốc và CD chép F1- Fn đều cho ta nghe được âm thanh giống nhau.
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,728
Động cơ
342,757 Mã lực
Việc coppy thì không sao, vẫn toàn vẹn dữ liệu. Nhưng khi phát lại các đĩa CD chép trên các phôi khác nhau, trên hệ thống âm thanh, cụ có thể nhận ra sự khác nhau không? sự khác nhau ở đây là chất âm chứ không phải là âm thanh ta nghe được. Vì đĩa CD gốc và CD chép F1- Fn đều cho ta nghe được âm thanh giống nhau.
Chẳng khác gì nhau. Cd gốc có thể chỉ 10k/phôi, Cd copy có khi 50k/phôi. Với đầu đọc kén đĩa có khi nó ko thèm đọc Cd gốc mà đọc Cd copy.
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,099
Động cơ
426,017 Mã lực
vầng, em thì đã test vụ đĩa chép này rồi. Còn tụ tập thì cụ chủ trì đi, trên VNAV em cũng quen vài Bác, nhưng bảo tụ tập để test đĩa chép xịn với đĩa chép rởm thì em ngại lắm, các bác ấy cười chết. Vì đa phần toàn chơi CD xịn thôi ạ.
Cười vì người khác chơi sau và ít tiền hơn hở cụ?! Kệ họ đi
Vụ test mù phải chơi khoảng 10 cặp đĩa, nếu chơi 1 cặp thì khác gì tung đồng xu :)
10 cặp, đoán được 9/10 thì em mới phục :)
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,259
Động cơ
427,691 Mã lực
Màng nhĩ mà.
Con người thì đều khổ vì mấy cái lỗ...
Đàn ông khổ hơn, là khổ thêm vì mấy cái màng...
Màng này khác màng khác, người này cảm được người kia không cảm được.
Nói thì bẩu xúc phạm hay gì gì đó nghịch với văn hoá Việt, chứ bọn Tây nó chỉ mong thích giác của chúng nó được bằng con chó. :))


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top