Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Fun thôi, nó mà trích điện thì thủy thủy trên tàu của nó cũng được lên nóc tủ ăn chuối cả nải nhé :))
nó mà kích điện thì không có chuyện tự dưng 4 tàu nó phải kéo về cảng để sửa đợt vừa rồi ;)
 

henryvu

Xe máy
Biển số
OF-302502
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
95
Động cơ
306,570 Mã lực
nể phục tinh thần thép của các cụ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
Đặc công Việt Nam đánh đắm tàu chở dầu to “như tòa nhà 5 tầng”

(XHTT) Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đoàn đặc công 126 Hải quân Nhân dân Việt Nam (Đoàn 126) đã lập nên nhiều kỳ tích tầm cỡ lịch sử quân sự thế giới. Có những trận đã đi vào huyền thoại.

Chiến công oanh liệt đầu tiên của Đoàn 126 trong những năm đầu mới thành lập là trận đánh chiếc tàu chở dầu trọng tải 15.000 tấn của Mỹ vào đêm 9/9/1969.
Ông Trần Quang Khải - một trong ba người tham gia đánh tàu kể lại: “Mặc dù đã biết trước rằng đây là chiếc tàu cực lớn, nhưng tôi vẫn bị “choáng”, bởi khi tiếp cận mới thấy chiếc tàu USS Noxubee lừng lững như một tòa nhà 5 tầng neo giữa biển”.

Đặc công nước của Việt Nam.
Đúng 19 giờ ngày 6/9/1969, tại một điểm xuất phát ở Cửa Tùng, tổ chiến đấu của Đội 1 gồm 3 người: Bùi Văn Hy, Trần Xuân Hỗ và Trần Quang Khải do Bùi Văn Hy làm tổ trưởng xuất phát, bơi ra biển tiếp cận tàu địch. Mỗi người mang theo ống thở, khí tài lặn, hai thủ pháo, hai lựu đạn, dao găm… Riêng chiến sĩ Hỗ và Khải nhận thêm hai quả mìn rùa nặng 6,8kg của Liên Xô sản xuất. Đây là loại vũ khí rất lợi hại của đặc công nước, có ghép bốn mươi tám mảnh nam châm hình móng ngựa, có sức hút 100kg. Khi mìn đã áp vào sườn tàu, rút chốt an toàn, đúng giờ sẽ nổ, nếu chưa đến giờ nổ mà bị tháo gỡ, mìn cũng tự phát nổ, bởi nó có ngòi chống tháo.
Hai đồng đội Khải và Hỗ bơi ra biển, nhằm thẳng hướng sáng ngoài khơi nơi tàu USS Noxubee thả neo, còn Bùi Văn Hy ngồi trong một chiếc thuyền của ngư dân bỏ lại trên bãi biển cảnh giới, theo dõi.
Sau gần năm giờ bơi, vật lộn với sóng gió, tổ chiến đấu đã đến gần vị trí tàu. Mặt biển quanh tàu sáng như ban ngày bởi ánh sáng đèn pha. Tổ bắt được dây neo, men theo dây neo hai chiến sĩ ôm được chân vịt của tàu rồi bơi men ra giữa thành tàu. Thành tàu bám đầy hà, sợ gắn mìn rùa không đảm bảo kỹ thuật, chiến sĩ Khải rút dao găm bên người, nhẹ nhàng cạo hết lớp vỏ hà bám bên sườn tàu, gắn mìn vào. Rút chốt an toàn, cắt dây phao mìn, rồi hai người ngậm ống thở lặn sâu xuống rút lui.
Tàu chở dầu USS Noxubee
Vừa cách tàu khoảng một mét, cái phao bật lên mặt nước, lính Mỹ trên tàu hốt hoảng kêu la ầm ĩ: “Vixi! Vixi!”. Còi báo động trên tàu rú vang. Lính Mỹ tập trung ném lựu đạn và bắn xuống nước, cho 3 máy bay trực thăng bay ngang dọc, quét đèn pha sáng rực cả một vùng quyết tìm diệt bằng được những người lính đặc công thủy Việt Nam - một trong những đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ lúc bấy giờ.
Khoảng một tiếng sau, từ chiếc tàu vận tải 15.000 tấn phát ra hai ánh chớp xanh lè kèm theo hai tiếng nổ lớn rung chuyển cả mặt biển. Cột lửa bùng lên từ con tàu chở dầu USS Noxubee sáng cả một vùng. Sức ép làm hai người nghẹt thở, choáng váng rồi chìm nghỉm xuống nước. Dây đồng đội bị đứt, hai người - Khải và Hỗ mỗi người văng một nơi, mất liên lạc, cứ như vậy để nước cuốn trôi đi…
Suốt một ngày lạc nhau, đói, khát, ẩn giấu mình dưới sự lùng sục, truy quét của địch, người nọ tưởng người kia đã hy sinh. Đến tối, cả ba chiến sĩ đã gặp nhau ở điểm quy định bên bờ bắc Cửa Việt. Chiến sĩ Khải bị thương vào đùi còn Hỗ bị sức ép, ù tai.
Sự kiện tàu dầu 15.000 tấn của Mỹ bị đánh đắm này được hơn 70 tờ báo của các nước đưa tin, bình luận với những dòng tít “kinh hoàng”, “ngoài sức tưởng tượng”… Có tờ báo còn đặt câu hỏi: Bằng cách gì mà Việt cộng có thể thâm nhập, cài đặt mìn vào tàu khi mà rađa trên tàu quét 24/24h và thiết bị theo dõi của tàu có thể nhìn thấy từng con cá đang bơi dưới biển?
Còn viên trung úy Hồ Biền - chỉ huy đơn vị người nhái của chính quyền Sài Gòn sau đó kể với các phóng viên báo: “Hôm đó tôi dẫn lính ra để thực thi nhiệm vụ. Nhưng ai cũng sợ xanh mặt... Lúc chúng tôi trở về, Đô đốc Lâm Ngươm Tánh quát rằng: Gió bão như vậy, đặc công thủy Việt cộng không thể lặn ra biển được. Nhất định bọn người nhái chúng mày đã làm phản. Thế là tôi phải ngồi tù 1 năm”.
Còn Thiếu tướng Mai Năng, một trong những người người đã “khai sinh” ra Đoàn đặc công 126 Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết, Đoàn 126 được thành lập ngày 13/4/1966, rồi được tung vào chiến trường bắc Quảng Trị trong lúc chiến trường này đặc biệt nóng bỏng. Để tiếp tế cho hơn 3 vạn quân Mỹ và hàng vạn quân đội Sài Gòn đang bị giam chân ở mặt trận đường 9 Khe Sanh, địch coi tuyến đường biển Cửa Việt - Đông Hà là “cái dạ dày” cung cấp vũ khí, nhu yếu phẩm của họ. Và Đoàn 126 được giao nhiệm vụ tấn công, làm tắc nghẽn tuyến giao thông trọng yếu này của chúng.
Gần 7 năm bám trụ ở chiến trường Quảng Trị (từ 1967-1972), với phương thức tác chiến độc đáo “luồn sâu, đánh hiểm, lấy ít thắng nhiều”, Đoàn 126 đã đánh chìm tổng cộng 339 tàu chiến, tàu vận tải của địch, ngoài ra còn đánh hỏng 33 chiếc khác, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.
Những trận đánh liên tiếp của Đoàn đặc công 126 Hải quân khiến địch thất điên bát đảo, khiến chúng phải thốt lên: “Hiện nay tàu bè đi lại trên thủy lộ sông Cửa Việt đang bị thủy lôi của cộng sản đe dọa trầm trọng” (trích tài liệu “Lực lượng hải quân Bắc Việt” của phòng Nhì Hải quân chính quyền Sài Gòn).
(Còn nữa)
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

Camelia

Đi bộ
Biển số
OF-320816
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
4
Động cơ
290,440 Mã lực
He he, hay quá, cảm ơn các cụ, mong có thêm nhiều topic cho con cháu hóng với ạ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
Tắm bùn :D
 

hunglawyer

Xe buýt
Biển số
OF-52977
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
802
Động cơ
460,300 Mã lực
Nơi ở
Đông Anh, Hà Nội
Nhà chú thích tính cách của chú Piroth. Hệt tinh thần Samurai.
Và sau đó:

Charles Piroth, chỉ huy pháo binh cứ điểm, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của Việt Minh, đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn. Jean Pouget viết trong hồi ký: "Trung tá Piroth đã dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại khỏi vòng chiến đấu..." Trung tá André Trancart, chỉ huy phân khu Bắc, bạn thân của Piroth kể lại sau trận Độc Lập, Piroth khóc và nói: "Mình đã mất hết danh dự. Mình đã bảo đảm với Castries và tổng chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, ta sẽ thua trận. Mình đi thôi".
 

hieutron

Xe máy
Biển số
OF-17435
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
51
Động cơ
507,820 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đặc công VN ít được lên màn ảnh nên thế hệ sau ít biết. Có lẽ mấy nhà đạo diễn nên nghiên cứu vụ này.
 

cuonghoang99

Xe buýt
Biển số
OF-323449
Ngày cấp bằng
13/6/14
Số km
723
Động cơ
295,539 Mã lực
để đánh nhau thật thì nói công bằng đặc công VN k thua kém gì mấy nước lớn.Như Mỹ , đội SEAL của nó đc trang bị công nghệ đến tận răng, nếu k có cái đó thì sao nhỉ ?
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Đặc công Việt Nam đánh đắm tàu chở dầu to “như tòa nhà 5 tầng”

(XHTT) Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đoàn đặc công 126 Hải quân Nhân dân Việt Nam (Đoàn 126) đã lập nên nhiều kỳ tích tầm cỡ lịch sử quân sự thế giới. Có những trận đã đi vào huyền thoại.
Cái vụ này báo có đưa nhầm thông tin không,2 quả mìn chỉ nặng 6,8kg mỗi quả mà đánh đắm con tàu 1,5 vạn tấn dễ dàng nhỉ? :D
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Nhà chú thích tính cách của chú Piroth. Hệt tinh thần Samurai.
không phải riêng lực lượng đặc công, mà toàn mặt trận các binh chủng, quân đoàn, binh đoàn đến từng người dân đều có tư tưởng anh hùng, chiến đấu rất thông minh, chứ chỉ dũng cảm thôi thì ko bao giờ thắng được Pháp và Mỹ.

Sau này, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Marcel Bigeard, nguyên là trung tá phó chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu với một nhà quay phim nước ngoài: "Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh". Còn tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: "Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc".
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Càng tìm hiểu về quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, em lại càng tự hào, kính phục vô cùng các cụ ạ.


Chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm, đại tá Pierre Langlais cũng viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông rằng: "Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta".[28]. Nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định: "Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Navarre mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương..."
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Báo Nga: Đặc công Việt Nam thiện chiến 'ngoài sức tưởng tượng' (I)


08:00 ngày 10 tháng 09 năm 2013
TPO-Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.



Báo Nga: Đặc công Việt Nam thiện chiến 'ngoài sức tưởng tượng' (I)
> Đặc công phô diễn cơ thể mình đồng da sắt
> Mỹ tác chiến điện tử ở chiến trường Việt Nam thế nào? (II)

TPO-Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
'Ngoài sức tưởng tượng'
Việt Nam trong thế kỷ 20 đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn và ác liệt để đấu tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc với Pháp (1944-1954), Mỹ (1967-1975), chống bè lũ diệt chủng Pol Pot (1975-1978) và chiến tranh biên giới (1979-1980).
Với học thuyết quân sự mang tính cách mạng trong chiến tranh hiện đại mà người xây dựng nên cơ sở căn bản là chủ tịch Hồ Chí Minh, người đưa học thuyết quân sự Việt Nam lên tầm nghệ thuật là đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã hình thành một hệ thống lý thuyết của đấu tranh vũ trang trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Địa hình đất nước Việt Nam dường như rất thích hợp cho một cuộc chinh phục tổng lực của các siêu cường, nhưng lại rất chông gai cho những thế lực hiếu chiến.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, tư duy chiến lược và tư tưởng chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật định hướng theo nhiệm vụ trước mắt và hướng phát triển tiếp theo cũng nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến. Hình thành nghệ thuật quân sự linh động và sáng tạo qua mỗi thời kỳ.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Do phải đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần, những lý luận ban đầu của tư duy quân sự được hình thành từ chiến tranh du kích, sự phát triển biện chứng của các quân binh chủng dựa trên cơ sở lực lượng chính quy và chiến tranh du kích đã hình thành các đơn vị tác chiến đặc biệt – các lực lượng đặc nhiệm (thực hiện công tác đặc biệt). Và hiệu quả của nó đã khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.

Đột nhập căn cứ địch.
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực tác chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên nghiệp, vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê dương. Lực lượng lê dương thực tế là một đội quân chiến tranh chuyên nghiệp có khả năng tác chiến tốt nhất và nguy hiểm nhất của quân đội Pháp. Nhận xét về lính lê dương của cựu binh trung sĩ trung sĩ Claude-Yves Solange: “Có thể sẽ là quá khoa trương khi nói về đội quân lê dương, nhưng trong lực lượng này tham gia chiến đấu là những chiến binh thật sự, không chỉ có người Pháp, có cả người Đức, Scandinavia, Nga, Nhật Bản, thậm chí một số người Nam Phi, Đức và cả người Nga. Toàn những chiến binh bẩm sinh ra dành cho chiến tranh”.
Quân đội Pháp cũng có những lực lượng đặc nhiệm, được tổ chức từ các quân nhân SS cũ, đã chiến đấu trên chiến trường thành các lữ đoàn biệt kích luồn sâu phá hoại và tấn công. Tuy bộ đội Việt Minh không có các phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng họ có những vũ khí vô cùng lợi hại khác. Những chiến sĩ Việt minh hiểu biết sâu sắc địa hình và các kỹ thuật chiến đấu bí mật, bất ngờ.
Thời điểm đầu tiên, cuộc chiến vô cùng khó khăn gian khổ. Các trận đánh thông thường đều có những tổn thất nặng về người, dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội Việt Minh đã thay đổi cách chiến đấu. Phải thừa nhận rằng, lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới. Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn). Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực Miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực.
Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến trang và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn. Những năm 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu Miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp. Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử.
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang. Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở Miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường Miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân Miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam. Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2.1964 đã diễn ra 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ, các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland-Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30.3.1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31.10 đến ngày 1.11.1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8.02.1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5.8.1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam. Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27.10.1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.

Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968.
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công QĐNDVN trong chiến tranh đã phá hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại.

Cắt hàng rào dây thép gai.

Trinh sát đặc công.

Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng trên thế giới. Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm 1969 trên chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường huấn luyện đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc công nước số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17. Lực lượng đặc công nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đánh chìm chiến hạm USS Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên boong tàu vào 02.05.1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23.8.1966 cùng với hàng ngàn tàu xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những thời điểm đặc công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều tổn thất cho hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường biển cho quân đội Mỹ.
 

subachmai

Xe máy
Biển số
OF-162164
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
90
Động cơ
349,060 Mã lực
Đặc công Việt Nam là số 1.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top