Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,967
Động cơ
-8,172 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Ngày xưa còn bé em khoái nhất cuốn "những người mặc áo cỏ" kể về chiến công của các CS đặc công!
 

batbai6868

Xe máy
Biển số
OF-101661
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
98
Động cơ
398,614 Mã lực
Vẫn hâm mộ, khâm phục bộ đội nói chung và đặc công nói riêng. Vinh dự hơn khi được gặp và tiếp xuc họ: ít nói, chân chất nhưng mạnh mẽ có hồn
 

thecan

Xe buýt
Biển số
OF-308893
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
593
Động cơ
305,329 Mã lực
Đọc mà cungz thấy hết sức nguy hiểm, mìn với pháo sáng trải đầy ra mà các cụ đặc công vẫn vô hiệu hoá được hết. Thật tài tình
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các cụ thấy gì và phát hiện ra trong vòng mấy giây? ( Việt nam xịn nhá:D)


 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
Cái ảnh #246 chuẩn hơn, cái ở #248 vẫn bị lộ khuôn mặt :)
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,486
Động cơ
678,613 Mã lực
Các cụ thấy gì và phát hiện ra trong vòng mấy giây? ( Việt nam xịn nhá:D)


Cụ lừa e, làm e cứ nhìn trong mấy cái hốc đá. Thế này đứng cách khoảng 2 chục mét có mà nhìn thấy.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,738
Động cơ
564,360 Mã lực
Cụ lừa e, làm e cứ nhìn trong mấy cái hốc đá. Thế này đứng cách khoảng 2 chục mét có mà nhìn thấy.
Em nhìn thấy trong đúng 2 giây, nhưng đây chắc chưa phải đỉnh cao của ngụy trang đặc công nhà mình cụ nhỉ?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xin chúc mừng các cụ đã tham gia soi và cũng Welcome to the hell!

Các cụ đã bị head shot( nếu là quân thù) :D
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Xin chúc mừng các cụ đã tham gia soi và cũng Welcome to the hell!

Các cụ đã bị head shot( nếu là quân thù) :D
Em xoi bằng ống nhòm từ ngoài 1 cây số.
Roài lấy kord 12.7 ly xử thằng xì nai pờ kia thời hỏi ai ăn hét xót nhể :D
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Xin chúc mừng các cụ đã tham gia soi và cũng Welcome to the hell!

Các cụ đã bị head shot( nếu là quân thù) :D
Hị hị. Thì thực tế lực lượng cảnh giới của địch không thể phát hiện = mắt thường nếu các chú đặc công ở chế độ tĩnh.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Em xin phép các cụ giới thiệu về căn cứ quân sự hàng đầu của mẽo mà ta đã tấn công nhiều lần, có lần thành công có lần thất bại và có nhiều liệt sỹ đã anh dũng hy sinh:

Căn cứ quân sự Dốc Miếu và “con mắt thần” hàng rào điện tử Mc Namara
Thứ năm - 10/02/2011 16:27
Nằm phía Đông Quốc lộ 1A, căn cứ quân sự Dốc Miếu thuộc xã Gio Phong- Gio Linh, cách Cầu Hiền Lương chừng 7 km về phía nam. Dốc Miếu là đồi đất bazan nằm trong vùng địa hình 3 con dốc chạy ngoằn ngoèo. Ngay từ năm 1947, để án ngữ Quốc lộ 1A, thực dân Pháp đã lập đồn đóng chốt quân sự ở đây gọi là đồn Ba Dốc. Địa lợi đến vậy, đến lượt người Mỹ, khi lập căn cứ quân sự chiếm đỉnh cao ở đây từng ''ngạo nghễ'' tuyên bố: "Đây là pháo đài bất khả xâm phạm".

Căn cứ quân sự Dốc Miếu và “con mắt thần” hàng rào điện tử Mc Namara
Để ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, địch bố trí trên phòng tuyến nhiều căn cứ quân sự mạnh nối từ bờ biển xã Gio Hải lên đến Bến Ngự, Dốc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên, kéo qua căn cứ Bải Sơn, Động Tròn đến Tân Lâm, Đầu Mầu cùng phòng tuyến bảo vệ Đường 9 lên tận biên giới Việt- Lào.
Trên phòng tuyến đó, Mỹ ngụy xây dựng hệ thống hàng rào điện tử Mc Namara (mang tên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ), gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3 m, trên mặt hàng rào có cài mìn tự động, phía dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét. Ngoài ra, địch còn rải hệ thống “ cây nhiệt đới” là loại phương tiện thông tin nhạy bén nhằm phát hiện mọi xâm phạm trong phạm vi phòng tuyến. Ở các cứ điểm có hệ thống đèn pha cực mạnh để kiểm soát chống mọi sự xâm nhập vào ban đêm. Cùng với hệ thống “ mắt thần điện tử”, kiểm soát mọi chuyển động là đội ngũ binh lính “hồn ma biên giới”, bọn biệt kích được huấn luyện công phu, thiện nghệ thường xuyên len lỏi vào hành lang của ta để chống phá mọi hoạt động của du kích.
Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc Namara. Ở đây địch xây dựng hệ thống hầm nhà vòm, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông và trận địa pháo mặt đất hướng bắn ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hổn hợp Mỹ - ngụy. Xung quanh căn cứ ngoài các hàng rào kẽm gai dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.
Tuy là một căn cứ hiện đại, nhưng hàng rào điện tử đã dần dần bị vô hiệu hóa trước những mưu trí chiến lược của ta. Quân ta đã tấn công và lần lượt phá hủy từng đoạn, đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Lực lượng du kích ngày đêm khống chế không cho địch tự do hoạt động bằng cách vây ép bắn tỉa...Trong những ngày đầu năm 1972, quân và dân ta đồng loạt nổi dậy nổ súng vây chặt, bắn hàng trăm quả đạn DKD, A12 và bom phóng vào căn cứ. Sau ba ngày tấn công, đêm 31/3/1972, lực lượng địch buộc phải tháo chạy, bỏ lại đồn bốt, công sự cùng với hệ thống hàng rào điện tử hiện đại.
Ngày nay, địa danh dốc Miếu - Cồn Tiên lại trở thành tài sản quý, một di tích hấp dẫn du khách trong hành trình tour du lịch DMZ của Quảng Trị. Nơi đây, sừng sững trên đỉnh đồi cao là một tượng đài chiến thắng ghi công các chiến sĩ giao liên đã góp phần đập tan hệ thống pháo đài Dốc Miếu - Cồn Tiên. Dưới chân tượng đài chiến thắng là các đồi cây cao su nối dài tít tắp, minh chứng cho cuộc sống đang hồi sinh mạnh mẽ trên mảnh đất một thời bom lửa. Nhìn từ tượng đài chừng 7 km về phía Bắc là di tích đôi bờ Hiền Lương, một biểu tượng của khát vọng thống nhất non sông, khát vọng độc lập tự do  của dân tộc Việt Nam trường kỳ 21 
Tổng số điểm của bài viết là: 71 trong 15 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Trận tập kích bí mật cứ điểm Dốc Miếu của đội đặc công 10 – tỉnh Quảng Trị

Đêm 18 rạng ngày 19 tháng 5 năm 1966, Đội 10 Đặc công Quảng Trị tập kích thắng lợi vào cứ điểm Dốc Miếu, một cứ điểm then chốt trong tuyến phòng thủ của địch ở bắc Quảng Trị. 
I.TÌNH HÌNH CHUNG

1.Địa hình
Cứ điểm Dốc Miếu thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị nằm trên điểm cao 46 ở phía nam giới tuyến quân sự tạm thời 7km. Được xây dựng trên một địa hình bằng phẳng, căn cứ có nhiều cây che khuất nhất là cỏ tranh. Phía bắc và phía tây là quốc lộ 1, phía tây nam 300 mét có nhà ở và làm việc của Tổ Quốc tế 76.

2.Tình hình địch

a.Quân số, vũ khí
Có trên 250 tên, thuộc đại đội 1, đại đội 4, tiểu đoàn 4 (trung đoàn 2). Ngoài ra còn có một trung đội pháo 2 khẩu 105mm và 155mm, 1 cối 81mm của quân đội cộng hòa và 2 cố vấn Mỹ. Đây là đơn vị mạnh trong tuyến phòng ngự phía nam khu phi quân sự.

b.Công sự nhà cửa
- Phía đông, tây, bắc là tường cao thoải ra phía ngoài, phía trong cao 1,4m có lỗ châu mai bắn ra. Sát chân tường có 3 giao thông hào người đi lại được. Phía nam là dãy hố cá nhân dã chiến. Dọc chiến hào phía tây và bắc có 6 hầm, mỗi hầm chứa 3-5 người.

Trong căn cứ có 9 lô cốt bố trí cụ thể:
+ Phía bắc ngoài hàng rào thứ ba có 2 lô cốt cũ của Pháp xây bằng bê tông, cách đồn 200m.

+ Phía bắc và đông bắc trong thành có 2 lô cốt bê tông với nhiều lỗ châu mai có thể bắn nhiều hướng ra bên ngoài.

+ Phía tây có 3 lô cốt bằng bê tông thấp hơn bờ thành.

+ Trong thành có 2 lô cốt: Một ở khu chỉ huy cấu trúc hình vuông, cao 1,5m; có 4 lỗ châu mai; một ở hướng nam có hình chữ L có lỗ châu mai bắn ra nhiều hướng.

- Nhà cửa: Phía bắc và nam là 2 nhà tôn lớn dài 25m, rộng 8m chia làm 2 ngăn, 1/2 là sở chỉ huy, 1/2 là nhà ăn (A và B).

Dọc phía tây bắc và phía nam có 8 nhà bạt rộng; mỗi nhà có thể ở được 1 tiểu đội, trong nhà không có hầm sâu (đánh số từ 1 – 8).

Khu vực chính giữa có nhà kho, nhà sửa xe, nhà ban chỉ huy, nhà thông tin (a, b, c, d) và đài quan sát.

- Công sự phụ, hàng rào:
Ba phía bắc, nam và tây mỗi phía có 3 lớp hàng rào. Phía đông có 5 lớp. Trong đó hàng rào thứ hai và ba là bùng nhùng, giữa hai hàng rào bùng nhùng có một lớp hàng rào mái nhà.

Nhìn chung hàng rào không vững chắc, rào thưa cọc gỗ lẫn sắt đã mục đổ, có nơi đạp lên cây là đi được.

- Mìn: Địch bố trí mìn rải rác từ ngoài vào trong hàng rào, ở phía bắc và tây có mìn Clâymo.

c.Thủ đoạn bố trí binh hỏa lực và quy luật hoạt động

Đại đội 1 (tiểu đoàn 4) chiếm giữ khu vực phía nam, ban đêm có 2 tiểu đội ra gác ở 2 lô cốt (8, 9) phía bắc.

Đại đội 4 (tiểu đoàn 4) chiếm giữ khu vực phía tây và bắc, 2 cố vấn Mỹ và ban chỉ huy ở nhà B chính giữa.

Trung đội pháo ở khu vực phía đông: Trận địa có 1 khẩu 105mm và 1 khẩu 155mm.

Trận địa cối 81mm ở chính giữa gần lô cốt số 6 có một lớp rào xung quanh.

Lô cốt 1 ở hướng tây bắc có đại liên.

Lô cốt 2 ở hướng tây có 1 khẩu trung liên.

Lô cốt 3 ở hướng tây nam có 1 khẩu ĐK57.

Tất cả các nhà bạt đều có lính gác, ban đêm có đèn soi, quân lính trong đồn ban đêm ít tuần tiễu ra ngoài. Cách đồn về phía tây nam 4,5km là xóm Tân Lịch có 2 đại đội địch cơ động (đại đội 2 và 3).

Địch bố trí canh gác phòng thủ chặt, chú ý hướng tây và nam. Hướng đông có nhiều sơ hở, chủ quan.

3.Tình hình ta
a.Tình hình nhân dân
Xung quanh đồn nói riêng và vùng Gio Linh nói chung là vùng chiến tranh nhân dân phát triển mạnh, các đồn bốt của địch hầu như bị nhân dằn bao vây cô lập. Do đó có nhiều điều kiện cho ta hoạt động chuẩn bị.

b.Các lực lượng tham gia đánh cứ điểm
Lực lượng đánh cứ điểm Dốc Miếu là Đội Đặc công 10 của tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đội Đặc công Quân khu 4, tất cả gồm 66 đồng chí. Đội Đặc công của tỉnh tuy trình độ kỹ chiến thuật còn yếu song có kinh nghiệm chiến đấu, tinh thần dũng cảm gan dạ. Ngoài ra có 2 trung đội bộ binh làm nhiệm vụ tảo trừ, thu chiến lợi phẩm, giải quyết tù binh và thương binh tử sĩ.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Đặc công Việt Nam và chiến dịch ở "chìa khóa của nước Lào"
Quân Sự | Thiên Minh - 07:19 ngày 18/11/2014

Chiến dịch Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi ngày 25-4-1970, sau 6 tháng chiến đấu liên tục.
Cuối những năm 1960, trong khi thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam, Mỹ mang “học thuyết Nixơn” thí nghiệm ở Lào. (Năm 1969 - 1970, Tổng thống Mỹ đã đặt ra các yếu tố của cái được gọi là Học thuyết Nixon, theo đó Hoa Kỳ sẽ "tham gia việc phòng vệ và phát triển của các liên minh và bạn bè" nhưng sẽ để "trách nhiệm cơ bản" về tương lai của các quốc gia "bạn bè" đó cho họ tự quyết.)

Khu vực Cánh đồng Chum là một cao nguyên lớn thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, có độ cao trung bình hơn 1000m; là chiến trường rừng núi, nhiều loại địa hình phức tạp: Xen kẽ rừng rậm, núi cao hiểm trở với những lòng chảo rộng, bằng phẳng, đất bazan, ruộng nương, cây cối xanh tốt. Đây là một trong những vùng giải phóng quan trọng nhất đối với cách mạng Lào. Phía bắc là tỉnh Sầm Nưa (Hủa Phăn), căn cứ địa của mặt trận Lào yêu nước; phía đông giáp Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam); phía tây là Quốc lộ 13 nối liền kinh đô Luông Phra-băng với thủ đô Viêng Chăn.

Như vậy, Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng nghiễm nhiên trở thành một địa bàn có giá trị chiến lược quan trọng cả về quân sự, chính trị, kinh tế, cả trước mắt và lâu dài. Giữ được địa bàn quan trọng và đắc địa này vô hình chung có tác dụng cả thế công và thế thủ tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển; bảo vệ trực tiếp vùng căn cứ địa cách mạng ở Sầm Nưa, tạo thế uy hiếp và góp phần tấn công Long Chẹng “Thủ đô Vương quốc Mẹo", thực chất đây là căn cứ quân sự thuộc lực lượng đặc biệt của tướng Vàng Pao được Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng, trở thành mối đe dọa thường trực và là bàn đạp để uy hiếp thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Phra-băng.

Đối với ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia thì Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược rất quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ với Lào mà cả với Việt Nam và Campuchia, nó có ý nghĩa sâu sắc trong sự phối hợp chiến trường chung; đồng thời có quan hệ mật thiết, hữu cơ tới việc bảo vệ an ninh biên giới Việt Nam - Lào. Không những thế, nó còn có liên quan chặt chẽ, sống còn đến căn cứ hậu cần và tuyến vận chuyển chiến lược từ miền Bắc Việt Nam cho các chiến trường ở Lào và Campuchia. Giới quân sự Mỹ cho rằng, “Cánh đồng Chum là chìa khóa của nước Lào”.

(Theo Quân đội Nhân Dân)

Sau khi chiếm được khu vực Mường Sủi, quân ngụy Lào thường xuyên chốt ở đây từ 5-7 tiểu đoàn, có cả pháo binh Thái Lan và cố vấn Mỹ chỉ huy. Chúng xây dựng Mường Sủi thành căn cứ bàn đạp để lấn chiếm vùng giải phóng của cách mạng Lào, đặc biệt là Cánh Đồng Chum.

Để khai thông đường 7 và đập tan âm mưu lấn chiếm của địch, tháng 6-1969, ta và bạn mở chiến dịch thu hồi khu vực Mường Sủi, với 3 tiểu đoàn đặc công, 2 sư đoàn bộ binh và các đơn vị xe tăng, pháo binh.

Sau khi chiến dịch Mường Sủi kết thúc thắng lợi, tháng 7-1969, địch tập trung 16 tiểu đoàn ngụy Lào dưới sự chỉ huy và chi viện hỏa lực bằng máy bay, pháo binh Mỹ-Thái Lan, mở cuộc hành quân “Củ Kiệt” lấn chiếm khu vực Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng. Sau khi chiếm được khu vực này, địch tăng quân số lên 20 tiểu đoàn; dựa vào các cao điểm tổ chức phòng ngự thành nhiều tuyến từ ngoài vào trong. Khu trung tâm có sân bay dã chiến và trận địa pháo.

Mùa khô 1969-1970, ta và bạn mở chiến dịch để thu hồi toàn bộ Cánh Đồng Chum bắt đầu từ ngày 25-10-1969. Trong lực lượng tham gia của quân tình nguyện Việt Nam có 4 tiểu đoàn và 6 đại đội đặc công.

Sau loạt trận mở đầu của ta, địch bị tiêu diệt và bỏ một số cao điểm phòng ngự những cứ điểm quan trọng bao bọc xung quanh Cánh Đồng Chum. Đêm 9 rạng ngày 10-12, bộ đội đặc công đánh chớp nhoáng và chiếm được căn cứ Phunốccốc làm cho thế phòng ngự của địch bị hở, tạo thế cho ta đánh sâu vào trung tâm Cánh Đồng Chum.

Sang đợt 2, ta tiến công địch ở tuyến giữa. Hai tiểu đoàn đặc công nằm trong đội hình của Sư đoàn bộ binh 316 hoạt động ở hướng chủ yếu, chiếm Phu Huội và Ngã ba Noọng Pẹt rồi tiến đánh Long Chẹng, phá hủy 12 máy bay , diệt 40 tên phi công và nhân viên kỹ thuật. Ngày 19-2, sở chỉ huy của trùm thổ phỉ Vàng Pao phải phân tán di tản sang đất Thái Lan và Mường Pìn.


Các chiến sĩ đặc công Sư đoàn 316 (Ảnh tư liệu. Nguồn: Quân đội nhân dân)

Tối 14-3, Đội đặc công 40 tiến công Sảm Thông, thu nhiều xe quân sự và hàng nghìn tấn gạo, quân trang, lương thực, cùng bộ binh chốt giữ căn cứ này 11 ngày.

Đầu tháng 2-1970, Bộ điều Tiểu đoàn đặc công 20 tăng cường cho chiến dịch. Đến mặt trận, đơn vị khẩn trương bước vào chiến đấu. Địch đang trong thế tan rã, nên Tiểu đoàn 20 chưa đánh, chúng đã chạy khỏi các cao điểm chốt giữ.


Khẩu đội súng cối 82mm thuộc Đại đội 17, Trung đoàn 174 lập nhiều thành tích trong chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. (Ảnh tư liệu. Nguồn: Quân đội nhân dân)

Giữa tháng 3, chúng đang trên đường tháo chạy, dừng lại để vượt sông Nậm Ngừm và Mường Pìn thì bị 2 đại đội đặc công và bộ binh thuộc Trung đoàn 174 truy kích, tập kích diệt 106 tên. Bọn còn lại bỏ chạy vào hướng bộ binh ta phục kích nên bị tiêu diệt thêm một số tên.


Chính trị viên d27 trao cờ cho tổ đặc công cắm ở căn cứ Vàng Pao tại Long Chẹng ngày 17-1-1970. Ảnh: Sách "Đặc công – Nỗi ám ảnh của giặc thù”

Chiến dịch Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi ngày 25-4-1970, sau 6 tháng chiến đấu liên tục, quyết liệt, giải phóng hoàn toàn Cánh Đồng Chum, một địa bàn chiến lược quan trọng của cách mạng Lào. Bộ đội đặc công đã lập nhiều chiến công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau chiến dịch Cánh Đồng Chum, đầu năm 1971, Sư đoàn 316 và các tiểu đoàn đặc công 13, 27, 4 quân tình nguyện Việt Nam được lệnh phối hợp với quân giải phóng Lào giành thắng lợi trong chiến dịch tiêu diệt phỉ Vàng Pao ở khu vực Bản Na, Sảm Thông, Long Chẹng, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang mà **** và Tổ quốc giao phó.

Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn “Đặc công – Nỗi ám ảnh của giặc thù” của Thượng tá Hồ Sĩ Thành, Nhà xuất bản
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top