Cháu mở đề Kỹ năng sử dụng chân Côn

Vietypn

Xe hơi
Biển số
OF-619872
Ngày cấp bằng
2/3/19
Số km
108
Động cơ
117,102 Mã lực
Tuổi
42
Thank các cccm, em lượm lặt kinh nghiệm :D
 

ltcuc

Xe tải
Biển số
OF-652126
Ngày cấp bằng
15/5/19
Số km
322
Động cơ
111,830 Mã lực
Tuổi
27
Lái nhiều kỹ năng nhiều c ơi. Chứ anh hùng bàn phím cũng không giải quyết gì c ơi
 

xtvtlongx

Xe tải
Biển số
OF-316684
Ngày cấp bằng
21/4/14
Số km
207
Động cơ
295,711 Mã lực
suy cho cùng, lái xe MT dùng côn an toàn và dễ kiểm soát hơn. Côn xe nào chủ nầy hiểu các cụ nhỉ :)) Chứ xe AT em thấy cứ cài D là đi R là lùi lái k thú zị lắm
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,122
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
41
Sử dụng chân côn khi khởi động, khi chuẩn bị dừng xe
 

nguyen_hung_0789

Xe đạp
Biển số
OF-750479
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
21
Động cơ
72,749 Mã lực
Tuổi
48
- Sử dụng chân côn khi khởi động xe. ~> Đạp côn sát ván, vặn chìa khóa (hoặc bấm nút start/stop tùy dòng xe). Bỏ tay ra khỏi chìa khóa hoặc nút khởi động, chân côn vẫn sát ván, máy vẫn nổ. Khởi động xe thành công.
- Sử dụng chan côn khi đi đường đông, tắc đường. ~> Đường đông, tắc đường thường chỉ chạy được số 1 hoặc 2 tùy xe và tùy tình hình tắc. Lúc này chỉ chú ý tới côn và phanh. Cụ thả côn từ từ, nhả nhanh và đột ngột xe sẽ chết máy đấy, xe đi được 1 đoạn rồi lại đạp côn sát ván, đạp phanh ngay thì chẳng nên quan tâm tới chân ga làm gì.
- Sử dụng chân côn khi Đề ba. ~> Kéo phanh tay lên hết cỡ, đạp côn sát ván, vào số 1. Từ từ nhả chân côn, lái mới thì nhìn đồng hồ tua máy, thấy đồng hồ vòng tua lịm xuống thì giữ nguyên chân côn ở mức đó, hạ hết phanh tay, xe từ từ chuyển động. Nếu dừng ngang dốc thì tùy loại xe, chở tải thế nào mà cụ mồi thêm tí ga, tí tẹo thôi rồi nới thêm chân côn, không lại húc mít ông đằng trước. Xong bài đề pa ^^
- Sử dụng chân côn khi chuyển số 1,2,3,4,5. ~> tất cả đều chung 1 cách vào số, bất kỳ số nào: đạp côn sát ván, tay phải gẩy số, côn ra ga vào - buông côn được bao nhiêu thì chân ga có hành trình đi xuống bấy nhiêu ^^
- Sử dụng chân côn khi xe sắp dừng ~> sắp dừng hay khi rẽ đều giống nhau: đạp phanh giảm tốc độ (chưa đạp côn nhá). Tới khoảng tốc độ cho phép rồi thì bắt đầu côn đạp sát ván, tay gẩy số tùy theo tình hình trên đường (số 2 hoặc 3 nếu xe vẫn có đà, số 1 nếu phải dừng hẳn lại), chân phanh vẫn đạp tới khi xe dừng hẳn. Gặp tình huống bất ngờ như kiểu trẻ con lao ra giữa đường chẳng hạn, nhả ngay chân côn, chân phanh đạp chết ~> xe chết máy sẽ khựng lại ngay!
Túm lại: cái mớ trên kia chỉ là lý thuyết. Cụ phải bay càng nhiều thì càng nhiều exp và level càng lên cao được. Ai chẳng qua 1 thời lái mới và cọ quẹt tùm lum ^^
Cảm ơn Cụ nhé, Cháu lái mới nên xin được lót dép ngồi hóng các Cụ.
 

ZOMY

Xe hơi
Biển số
OF-727028
Ngày cấp bằng
25/4/20
Số km
151
Động cơ
75,619 Mã lực
Tuổi
35
- Sử dụng chân côn khi khởi động xe. ~> Đạp côn sát ván, vặn chìa khóa (hoặc bấm nút start/stop tùy dòng xe). Bỏ tay ra khỏi chìa khóa hoặc nút khởi động, chân côn vẫn sát ván, máy vẫn nổ. Khởi động xe thành công.
- Sử dụng chan côn khi đi đường đông, tắc đường. ~> Đường đông, tắc đường thường chỉ chạy được số 1 hoặc 2 tùy xe và tùy tình hình tắc. Lúc này chỉ chú ý tới côn và phanh. Cụ thả côn từ từ, nhả nhanh và đột ngột xe sẽ chết máy đấy, xe đi được 1 đoạn rồi lại đạp côn sát ván, đạp phanh ngay thì chẳng nên quan tâm tới chân ga làm gì.
- Sử dụng chân côn khi Đề ba. ~> Kéo phanh tay lên hết cỡ, đạp côn sát ván, vào số 1. Từ từ nhả chân côn, lái mới thì nhìn đồng hồ tua máy, thấy đồng hồ vòng tua lịm xuống thì giữ nguyên chân côn ở mức đó, hạ hết phanh tay, xe từ từ chuyển động. Nếu dừng ngang dốc thì tùy loại xe, chở tải thế nào mà cụ mồi thêm tí ga, tí tẹo thôi rồi nới thêm chân côn, không lại húc mít ông đằng trước. Xong bài đề pa ^^
- Sử dụng chân côn khi chuyển số 1,2,3,4,5. ~> tất cả đều chung 1 cách vào số, bất kỳ số nào: đạp côn sát ván, tay phải gẩy số, côn ra ga vào - buông côn được bao nhiêu thì chân ga có hành trình đi xuống bấy nhiêu ^^
- Sử dụng chân côn khi xe sắp dừng ~> sắp dừng hay khi rẽ đều giống nhau: đạp phanh giảm tốc độ (chưa đạp côn nhá). Tới khoảng tốc độ cho phép rồi thì bắt đầu côn đạp sát ván, tay gẩy số tùy theo tình hình trên đường (số 2 hoặc 3 nếu xe vẫn có đà, số 1 nếu phải dừng hẳn lại), chân phanh vẫn đạp tới khi xe dừng hẳn. Gặp tình huống bất ngờ như kiểu trẻ con lao ra giữa đường chẳng hạn, nhả ngay chân côn, chân phanh đạp chết ~> xe chết máy sẽ khựng lại ngay!
Túm lại: cái mớ trên kia chỉ là lý thuyết. Cụ phải bay càng nhiều thì càng nhiều exp và level càng lên cao được. Ai chẳng qua 1 thời lái mới và cọ quẹt tùm lum ^^
Chắc hẳn cụ chưa bao giờ cầm lái và sắp có ý định đi học lái.
Bản thân việc ban đầu mới học lái cũng đã vất vả lắm rồi lại thêm xe cũ kỹ chân côn nặng tạo ra nỗi khiếp đảm kinh hãi cho những người thừa bóng vía.
Nếu cụ chọn được tt dạy lái xe nào tốt và học được thaỳ nào tốt thì cụ sẽ rất thích thú với việc học lái và nhanh chóng có được nhiều kinh nghiệm hay.
Nếu bạn được học tuần tự từ lái nguội đến đi chậm, quan trọng nhất lại là đi chậm vì sẽ cho cụ kết quả của tất cả các thắc mắc về chân côn huyền thoại mà cụ nêu trên.
Lái xe là một môn thể thao nghệ thuật nên cần rất nhiều các yêú tố kỹ năng, thể lực và thực tế.
Xe MT phức tạp bởi chân côn nhưng cũng cực kỳ ưu điểm ở chân côn. Người sử dụng thành thạo chân côn là người đã khống chế được hoàn toàn con tuấn mã và chinh phục mãi mãi không sợ bị phản chủ.
Chúc cụ sớm có kết quả mong muốn.
Vầng. Túm váy NÓI THÌ DỄ LÀM MỚI KHÓ
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
Đa phần những ae hỏi vấn đề này là lần đầu học lái xe.
Có 3 bộ phận dưới chân mình là Côn, Phanh, Ga.
- Côn là bộ phận ngắt và chuyền chuyển động: đạp côn vào là ngắt(ly), nhả côn ra là chuyền chuyển động(hợp) .
- Phanh là để giảm tốc độ(đương nhiên rồi :)))
- Ga là để chạy nhanh hơn tốc độ hiện tại hoặc tăng lực thêm cho động cơ
Thế đã :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top