[Funland] Chia sẻ cách dậy con học cách nào mà không tăng xông

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những giai đoạn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh lớp 1 (có lẽ F1 nhà bác chủ thớt cũng gặp những khó khăn phổ biến này).

1. Tiếng Việt lớp 1 khó nhất là giai đoạn đọc trơn, nghĩa là đọc luôn một từ mà không đánh vần, khó khăn nhất là với những từ ghép ch, gh, ng ... Giải pháp là cha mẹ chưa nên sử dụng các ví dụ trong sách giáo khoa vội, mà nên tự nghĩ ra các ví dụ phù hợp với khả năng tiếp thu của con. Khi con đã thành thạo mới chuyển sang các ví dụ trong sách giáo khoa.

2. Toán lớp 1 khó nhất là giai đoạn bắt đầu học những số có hai chữ số. Giải pháp là cha mẹ giúp con hiểu kỹ ngay từ những bài có một chữ số.

3. Tự nhiên xã hội 1 khó nhất là tìm hiểu môi trường xung quanh: cây rau trồng ở đâu, con cá sống thế nào, con gà sống ra sao ... trong khi nhiều học sinh chỉ nhìn thấy những cây, con nói trên ở trong siêu thị (sau khi đã được chế biến). Giải pháp là cha mẹ tăng thời gian đi chơi ở môi trường tự nhiên, giảm thời gian đi chơi ở các trung tâm vui chơi, mua sắm.

(Còn tiếp)
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
8,868
Động cơ
461,568 Mã lực
Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu khác nhau, nhất là g đoạn chuyển từ đang đi học như đi chơi lên cấp tiểu học. Hãy kiên trì để đừng làm nó sợ bố, sợ học...vì chặng đường còn dài lắm, còn nhiều thứ kinh khủng hơn nhiều.
 
Biển số
OF-705414
Ngày cấp bằng
25/10/19
Số km
197
Động cơ
94,380 Mã lực
Tuổi
41
nó còn trẻ con, biết được như mình đâu mà dạy nó, dạy nó thì nhẹ nhàng thoải mái thôi, đừng ép buộc nó, cũng đừng nghĩ dạy nó là nó đã hiểu. Bài toán mình nhìn mình thấy dễ nhưng trẻ con nó không thấy thế, áp dụng tư duy con trẻ để dạy chúng nó chứ đừng ép chúng nó theo tư duy của mình. Tội lắm. Bé còn nhỏ, bé còn muốn chơi :D:D
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,235
Động cơ
274,661 Mã lực
Tư duy mỗi đứa khác nhau, thằng đầu nhà em chẳng phải kèm gì từ lớp 1-7 (không học thêm, hè chơi thoải mái) thỉnh thoảng kiểm tra thấy cu cậu ổn là ok. Đến đứa thứ 2 như đánh vật vì tư duy kém, đọc đầu bài không hiểu, ngay cả phép tính đơn giản kiểu 14-4 mà còn vật vã mãi mới ra kết quả, có khi còn sai :T
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,820
Động cơ
132,812 Mã lực
Tuổi
43
Chỉ cần quan điểm: Con không hiểu là do mình hướng dẫn kém chứ không phải do con là sẽ đỡ hơn
 

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
3,270
Động cơ
584,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Ai cũng thương con, muốn con giỏi. Mình kì vọng vào nó 1 thì các lãnh tụ kì vọng vào chúng nó 10.
Mình chỉ mong nó học, hiểu để ra đời kiếm tí tiền tự xây dựng cuộc sống.
Các lãnh tụ thì muốn chúng nó sánh ngang với các cường quốc năm châu cơ.
Kỳ vọng của cụ chủ chả sai đâu :))
 

davidteo2010

Xe máy
Biển số
OF-582552
Ngày cấp bằng
1/8/18
Số km
51
Động cơ
137,947 Mã lực
Tuổi
39
Cụ đọc đề bài và suy nghĩ bằng cái đầu của người lớn nhiều kinh nghiệm nên thấy dễ. Con cụ lại suy nghĩ bằng trí não của trẻ em nên thấy khó là đúng cụ ạ. Ko phải cháu nó kém hay gì đâu.

Nhóc nhà em tháng đầu cũng vất vả môn toán, em cũng la ầm nhà. Sau thấy chỉ vì bài toán mà cha con ko nhìn mặt nhau thì buồn cười quá thế là em đổi chiến thuật. Kêu mẹ nó ra cho 2 mẹ con giả vờ làm bài, em làm thấy giáo chấm điểm. Ai làm đúng thì được ăn kem. Thế mà hiệu quả cụ ạ. Lúc đầu con em nó cứ cãi nó làm đúng, mẹ làm sai. Em trình bày step-by-step. Sau lần lần cu cậu quen với dạng bài, cách hỏi thì ko còn thấy khó nữa cụ ạ.

Học là việc cả đời cụ ạ. Cụ cứ đi chầm chậm lại với cháu để giúp cháu học tốt hơn.
 

Nguyen Tien Minh

Xe tải
Biển số
OF-581687
Ngày cấp bằng
27/7/18
Số km
312
Động cơ
141,259 Mã lực
Những cảm xúc của chủ thớt phải gọi là HẠNH PHÚC đấy, cụ ạ !
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,804
Động cơ
497,198 Mã lực
Đừng sốt ruột, chỉ hd khuyến khích nó thôi thì sẽ ko tăng xông. Nên nhớ nó chỉ là 1 đứa trẻ, còn mình hơn nó tận 30 năm thì đừng đòi hỏi nó phải biết ngay mọi thứ
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
2,191
Động cơ
283,285 Mã lực
Chào các cụ các mợ,

Dạo này em hay phải kèm con bé nhà em học lớp 1, nhiều lúc muốn nổi khùng vì vừa nói xong, tưởng nó hiểu và biết làm rồi nhưng ngay sau đó lại làm sai, như chưa biết gì, ức chế ko chịu nổi.

Nhiều lần em quát ầm ĩ, sau nghĩ lại cũng thấy không nên thế với con, rằng thì là nó còn bé, quát mắng con ảnh hưởng tâm lý nó, vân vân và vân vân, mà chỉ đc vài hôm sau, dậy nó học, không kìm đc em lại nổi đoá :(

Có cụ, mợ nào cũng hay kèm các con dậy học và nổi tăng xông với tụi nó không?

Các cụ, mợ làm cách nào để lúc nào cũng điềm đạm nhẹ nhàng khi phải dậy con học thì có thể chia sẻ em vài chiêu để em học hỏi với đc không, chứ dậy nó học em thấy stress quá :/

Cám ơn các cụ, mợ @};- :)
Theo em thì đơn giản thế này, điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Nếu cụ kỳ vọng con cụ hiểu, làm 100% như mình hiểu thì sẽ rất khổ cho nó. Nhận thức, trí tuệ của trẻ con lớp 1 là 1 đứa 6 tuổi, nó khác với ông 30 tuổi => lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó mới hiểu.

Cứ lấy ví dụ, cụ học tiếng Anh chẳng hạn, học 1 từ xong một lúc sau cụ có nhớ không? Tương tự như trẻ con nó thế thôi, nó lại còn bị phân tán về trò chơi, rồi ngồi học lâu nó sẽ mệt, riêng việc cầm bút viết thời điểm này nó giống như cụ mới cầm vợt chơi bóng vậy, lóng ngóng và phải gồng nên rất nhanh mệt. Đầu tiên ông nào cầm vợt chả biết là vụt như thế nào, nhưng phải luyện hàng tháng, hàng năm nó mới chuẩn, mới nhuần nhuyễn.

Hồi con cún nhà em học lớp 1, mẹ nó cứ bắt em phải giảng cho hiểu, làm hết bài. Em giảng mấy lần mà thấy nó không hiểu thì em bảo thôi, mai học tiếp. 10 bài làm 9 là được rồi, thế là đến lớp làm bài nó cũng bảo cô giáo y như thế :)) Nhiều người bảo là không được, phải rèn nó tính chỉn chu, cố gắng, nỗ lực ... nhưng em thấy không có vấn đề gì với đứa trẻ con cấp 1
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,148
Động cơ
224,203 Mã lực
Chào các cụ các mợ,

Dạo này em hay phải kèm con bé nhà em học lớp 1, nhiều lúc muốn nổi khùng vì vừa nói xong, tưởng nó hiểu và biết làm rồi nhưng ngay sau đó lại làm sai, như chưa biết gì, ức chế ko chịu nổi.

Nhiều lần em quát ầm ĩ, sau nghĩ lại cũng thấy không nên thế với con, rằng thì là nó còn bé, quát mắng con ảnh hưởng tâm lý nó, vân vân và vân vân, mà chỉ đc vài hôm sau, dậy nó học, không kìm đc em lại nổi đoá :(

Có cụ, mợ nào cũng hay kèm các con dậy học và nổi tăng xông với tụi nó không?

Các cụ, mợ làm cách nào để lúc nào cũng điềm đạm nhẹ nhàng khi phải dậy con học thì có thể chia sẻ em vài chiêu để em học hỏi với đc không, chứ dậy nó học em thấy stress quá :/


Cám ơn các cụ, mợ @};- :)
Kính cụ, em quote từ 1 chuyên gia giáo dục. Cụ có thể tìm mua cuốn sách Bình tĩnh dạy con tự học của chị này. Giá hơi chua nhưng sắt ra miếng.

CON CHẬM TIẾP THU-KHÔNG THEO KỊP BÀI- LÀM SAI NHIỀU- CHUYỆN KHÔNG CHỈ RIÊNG AI
Nếu bạn có con học trường công, với sĩ số 60 em một lớp, và khi xem bài con làm ở nhà, thấy con làm sai nhiều, phản ứng của bạn sẽ là gì? Lo lắng, sốt ruột, chết rồi, học kiểu này thì làm sao theo kịp bài, kiểu này thì có lẽ mất gốc mất, rồi sẽ hụt hẫng và học không nổi khi lên lớp cao hơn. Con học thế này sợ con sẽ tự ti vì thua bạn kém bè, v.v. Thậm chí nỗi lo con học chậm tiếp thu, học kém không phải đến từ cha mẹ, mà đến từ lời nhận xét của cô giáo: Cháu làm bài chậm lắm, mất tập trung, hay làm sai, giảng mãi không hiểu,v.v. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

Phương án 1
Bạn sẽ kèm con học mỗi tối, sẽ giảng bài cho con, sẽ tìm mua các loại sách bài tập Toán về cho con làm, cho con đọc sách giáo khoa, cho con chép chính tả, cho con rèn chữ tới mỏi tay, vì thực ra các lời phàn nàn của cô giáo hầu như là xoay quanh môn Toán hoặc Tiếng Việt, chưa thấy cô nào phàn nàn nói cháu chậm hiểu môn Khoa học lắm, và cũng ít cô giáo môn Tiếng Anh phàn nàn cháu, vì tiếng Anh không cần giảng nhiều, vì dường như chỉ cần cháu học thuộc từ vựng là đủ.

Phương án 2
Bạn sẽ nghe theo cô Thuỷ Tulip vớ vẩn, giám sát con thôi, nhắc nhở con nề nếp, khi thấy nhiều lỗi sai khuyên nhủ con, và để con tự suy nghĩ tìm cách giải quyết, nhờ cô giáo quan tâm giảng cho cháu. Kết quả?
Cô lại bảo phụ huynh phải kèm cặp con mình, lớp đông như vậy sao cô quản hết được. Con làm bài vẫn sai cả đống, bạn sốt ruột không kiềm được nữa, không bình tĩnh nổi nữa, thôi thì lôi con ra giảng bài cho con cho nó nhanh, chứ cứ đà này con ở lại lớp mất!

Quả thực theo quan sát của mình, áp lực phải đạt điểm cao ở bậc tiểu học là quá lớn, đến từ cả cha mẹ lẫn thầy cô, chứ lên cấp 2 và cấp 3, dường như cha mẹ có vẻ chấp nhận hơn về năng lực của con các bạn. Cha mẹ dường như không thể chấp nhận con mình làm sai bài hay sai chính tả được nữa thì phải, trong khi các bài viết nói về không thể dạy cá leo cây, dạy chim tập bơi trong giáo dục được các bạn share và tâm đắc. Các bạn cũng đồng tình với các bài viết phản đối chuyện tổng kết lớp cuối năm 100% học sinh giỏi, trong khi không thể chấp nhận con mình được 6 hay 7 điểm ở bài thi. Thế là thế nào?

Nói về chuyện chậm tiếp thu của trẻ, quan điểm của mình thế này:

Có thực sự con bạn chậm tiếp thu như lời cô giáo nói hoặc như bạn đánh giá, hay con bạn gặp khó khăn trong việc tập trung học, cháu không tập trung thì không nắm kịp bài? Hoặc con bạn thực ra cũng tiếp thu nhanh, nhưng ham chơi, lười, làm nhanh nhanh chóng chóng để được chơi, chứ không ham học? Hoặc con bạn đã quen ỷ lại vào bạn giảng bài cho con từ trước tới giờ, việc học chính là ở nhà vào buổi tối lúc bố mẹ giảng bài cho, chứ không phải là học chính ở trên trường, nên không cần nghe cô giáo giảng bài? Hoặc con bạn nằm trong diện đặc biệt, vì con bạn không được bạn giảng bài, cũng không đi học thêm, trong khi đó cô giáo giảng bài nhanh quá, hoặc cô giảng cho có vì cô biết đa số các cháu đã học thêm ở nhà cô/ được học trước chẳng hạn, hoặc cách giảng của cô không phù hợp với cách cháu học ? Bạn phải đánh giá con bạn toàn diện, thông qua nhiều mặt học tập của cháu ở nhà lẫn ở trường, đừng vội vàng quy chụp con mình là chậm tiếp thu, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn việc học của con thông qua lời nói của cha mẹ với con. Vì một khi bạn lỡ lời mà thốt ra với con: "Ăn gì mà ngu thế hả con?" trong lúc bực bội, nó sẽ là lời nói đóng khung tư duy con bạn vào chữ ngu - dốt, không có khả năng gì cả từ giờ cho đến sau này. Con bạn lười, ham chơi, không tập trung thì phải tập trung vào chữa những bệnh này, chứ không phải là giảng bài cho con để tiếp tục nuôi dưỡng tính ỷ lại cho con.

Chữa những bệnh này cho con bạn thực sự cần sự kiên trì và chấp nhận những điểm thấp tạm thời để có được kết quả trong tương lai. Mình nghĩ nếu các bạn không có niềm tin đối với con bạn, rằng con bạn nhất định sẽ tiến bộ và sẽ tự giác học trong tương lai, thì làm sao con bạn có niềm tin vào chính mình? Các bạn từ trước đã không thực sự tạo dựng được nề nếp học tập và thái độ học đúng đắn cho con bạn, thì bây giờ các bạn phải dành thời gian cho nó chứ!

Hãy cho rằng cô giáo dạy rất có tâm, con học cũng rất tập trung, cũng rất cố gắng, nhưng thực sự tiếp thu môn Toán rất chậm, học mãi không thuộc bảng chữ cái, đọc mãi vẫn sai, viết văn chẳng ra gì chẳng hạn. Cũng có rất nhiều trường hợp như vậy, trẻ có năng lực hạn chế, vậy cha mẹ có nên giảng bài cho con hay không?

Nếu là mình, mình vẫn không giảng bài cho con, mà sẽ làm những điều sau đây:
1. Chấp nhận con mình chỉ 6-7 điểm, thậm chí 5 điểm, chứ nếu với sự quan tâm của cha mẹ và trẻ có sự cố gắng, việc trẻ bị ở lại lớp là không thể! Chương trình tiểu học ở Việt Nam nhìn có vẻ khó và phức tạp, nhưng thực ra rất đơn giản đó các bạn. Toán thì cứ mấy bài tập trong sách giáo khoa, cho trẻ làm đi làm lại là đủ trên trung bình rồi. Sau mỗi bài mới luôn là các bài luyện tập, trẻ hoàn toàn có thể làm được các bài cơ bản trong sách giáo khoa, kể cả đối với em chậm tiếp thu (Ở đây mình không nói trẻ đặc biệt dạng như tự kỉ, tăng động,v.v. nhé các bạn). Chính tả, tiếng Việt hay làm văn thì cứ lôi sách ra mà đọc, mua các loại sách văn học các kiểu cho con đọc mỗi ngày, thậm chí kém quá thì đọc văn mẫu tham khảo cũng ok, không sao cả!

2. Đây là việc cha mẹ có thể làm thay cô giáo này, đó là tìm hiểu về các loại hình học tập khác nhau, các loại trí thông minh khác nhau, để giúp CON BẠN TÌM RA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ NHẤT! Đây là sự thiếu sót của chương trình giáo dục Việt Nam, kể cả giáo viên Việt Nam cũng ít quan tâm về lĩnh vực này.
Chương trình Việt Nam không có đủ độ linh hoạt để giáo viên có thể dạy trẻ theo trình độ hoặc bằng nhiều hình thức khác nhau, cộng với áp lực về thành tích ( trẻ phải làm toán giỏi, làm văn giỏi) khiến giáo viên hạn chế việc dạy theo trình độ của trẻ. Hãy tưởng tượng con bạn gầy, con nhà hàng xóm thì béo nhưng khi lên lớp đều phải mặc chung 1 áo cùng kích cỡ, thì con bạn cũng khổ mà con hàng xóm cũng mệt, đó là tình trạng giáo dục chung ở Việt Nam hiện nay đó các bạn.

Vì vậy, cha mẹ nên có hiểu biết để quan sát con, hiểu cách học của con và hướng dẫn con tìm ra phương pháp học tập sao cho phù hợp với não bộ, cách tiếp thu thông tin của con. Hiểu biết có từ đâu? Hãy tìm đọc khoảng 20 cuốn sách về não bộ, về phong cách học tập, về trí thông minh đa chiều, về các phương pháp học tập hiệu quả, thậm chí, trong sách Bình tĩnh rèn con kĩ năng tự học mình cũng có hẳn 1 chương về vấn đề này. Mình chỉ có thể dò trên tiki một vài sách dưới đây:
+ Con không ngốc, con chỉ thông minh theo cách khác
+Luật trí não dành cho trẻ
+ Trí thông minh cảm xúc trong công việc
+ Săn sóc sự học của các con…

3. Giúp con tìm ra điểm mạnh của con, bất cứ lĩnh vực gì, từ việc giao tiếp, nói chuyện, vận động, hay thậm chí khả năng lắng nghe, không nói gì cũng là một điểm mạnh đó các bạn. Hãy giúp con bạn phát triển toàn diện bằng hành động hữu ích, bằng cuộc trò chuyện, bằng sự lắng nghe, bằng sự chấp nhận của bạn đối với khả năng của con, chứ đừng dựa vào nhà trường, hay là đừng chỉ phát biểu suông.

Nếu bạn nói mình đưa ra giải pháp để giúp con bạn đạt điểm cao trong nhà trường, mình không thể giúp được bạn!
Mục tiêu của mình luôn là giúp trẻ phát triển khả năng của trẻ, tự lập, tự học, có thái độ đúng đắn và có kĩ năng tư duy để sống một cuộc đời ý nghĩa và tự lập sau này. Học giỏi về mặt học thuật chỉ là 1 góc nhỏ trong mục tiêu đó, lỡ không có khả năng học thuật cũng không sao, vì mình nhận thấy khi xưa mình học làng nhàng lắm, không giỏi, nhưng mình có khả năng tự học và hoàn toàn có khả năng sống tốt và hạnh phúc. Và con bạn cũng vậy!"
 

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,381
Động cơ
-47,459 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Đên giáo viên còn chả tự dạy được con mình nữa là. Xưa nay, dạy học kiểu này chỉ có Khổng Tử là dạy được con thôi cụ ạ.
 

Violet2013

Xe buýt
Biển số
OF-207611
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
845
Động cơ
325,059 Mã lực
Chia sẻ với cụ về tăng xông. Thật nhiều lúc giúp con hiểu bài mà đầu óc nó tận đâu ấy, điên quá vì giảng đến 3 lần mặt nó vẫn ngẩn tò te, hoặc có khi gật gật đầu ra vẻ hiểu mà mắt liếc đi chỗ khác (không nghe). Điên lắm í, quát ầm ầm 1 hồi rồi giảng thì nó ức chế không nhớ được cái gì, thậm chí lớp 4 rồi mà sau khi bị quát thì hỏi 3+5 bằng mấy nó còn không trả lời được ~X(
Thôi thì lại đi ra ngoài mấy phút, rồi quay lại nói nhẹ nhàng thôi, thì có khi con lại hiểu rất nhanh
Xác định kèm con thì phải cố kiên nhẫn thôi, theo em môn kèm con là môn rèn tính kiên nhẫn khủng nhất :D:D
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,163
Động cơ
515,013 Mã lực
Giống e thế :))
Mà đấy là e chỉ rèn nó cho quen với việc ngồi vào bàn và tập trung làm bài thôi :)) Cái gì ko biết thì tự ra hỏi bố
 

otzi

Xe tăng
Biển số
OF-59480
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
1,396
Động cơ
458,403 Mã lực
Cụ thuê gia sư ấy ạ. Trước em học 1 cô nổi tiếng ở trường Chu Văn An, cô ấy rất giỏi nhiều học trò lắm nhưng vẫn thuê người khác dạy con mình đúng môn cô đang dậy luôn. Em học thấy rất hay mới hỏi sao cô dạy hay vậy mà lại thuê người khác dạy thì nhận được câu trả lời “ cha mẹ khó dạy con “.
 

Toilatoi242

Xe tăng
Biển số
OF-295588
Ngày cấp bằng
10/10/13
Số km
1,205
Động cơ
331,128 Mã lực
F1 lớn cháu cũng lớp 1; cháu thì vẫn quan điểm với cấp 1 thì kệ: học lễ - nghĩa- phép - tắc thôi.
 

Click 110

Xe tải
Biển số
OF-81796
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
336
Động cơ
422,721 Mã lực
Con đầu phỏng cụ?
Đứa đầu luôn khó dạy vì mình chưa biết. Đến đứa thứ 2 mới thấy dễ dàng nếu mình hiểu cách tiếp cận vấn đề.
Để không tăng xông, em luôn phải tự nhủ: con là sự thử thách với mình, nhất định không được nóng.
Cụ lưu ý: hãy dạy con một cách tỉ mỉ, như là cho một thằng ngu ấy, vì sự thật là tư duy của con chưa bao quát được như người lớn. Tốt nhất hãy có hình minh hoạ để dễ hình dung hoặc các ví dụ sống động trong cuộc sống để thu hút sự tập trung và tưởng tượng của con.

Cụ sẽ mệt và chán nhưng đừng bỏ cuộc, cũng đừng nghe các cụ khác bảo kệ nó. Con tốt là do được dạy dỗ, nếu không dạy thì chỉ nhận ra sai lầm khi đã quá muộn. Giáo dục sớm là cực kỳ quan trọng nhưng phải biết cách tiếp cận đừng để con sợ học.

Em nói thế thôi, rất đầy đủ. Nhưng tầm 1-2 năm nữa với trải nghiệm thì cụ sẽ hiểu rõ hơn.

Ps: thuê gia sư cũng là một ý hay nếu cụ lười, nhưng cụ phải kiểm tra được sự tận tâm và khả năng sư phạm của gia sư chứ đừng trông chờ may rủi. Mà theo kinh nghiệm của rm thì nếu cụ đủ trình độ làm việc đó thì thừa sức dạy con.
Em thấy cụ này nói đúng:
- Thực sự dạy con cũng là một thử thách với bố mẹ; cụ thớt nên suy nghĩ là mình mà không vượt qua được thử thách thì làm sao dạy được con - như thế cụ sẽ thấy vấn đề là của mình chứ không nằm ở đứa con ==> cụ sẽ bớt tăng xông
- Sẽ mệt, sẽ chán và rất chán: nhưng không được bỏ cuộc; một thời gian cụ sẽ thấy hết chán và thích thú khi bố mẹ vượt qua được thử thách và con cũng vượt qua được chính mình để có tiến bộ
- Đừng nghe các cụ khác nói là kệ con hoặc nọ kia kiểu bàn lùi. Con mình thì mình cần có trách nhiệm, mặc kệ thì rất dễ, nhưng trẻ con luôn cần được dạy bảo và uốn nắn.
- Mặc dù bố mẹ không phải thày cô giáo, nhưng Gia sư là không thực sự cần thiết lắm; cái trẻ con cần học là tinh thần nhiệt huyết, thái độ đúng đắn, thói quen tốt... cái đó thì chỉ bố mẹ mới đủ tầm và tâm huyết dạy con thôi, gia sư không dạy được đâu. Khi nào con cần học giỏi một kiến thức nào đó thì gia sư, thày cô mới là cần thiết.
- Trẻ con luôn ngại học (tất nhiên trừ con nhà mấy cụ OF trên kia), tất cả đều phải rèn luyện mà thành.
- Cuối cùng, em nói vậy thôi chứ em cũng đang rất mệt mỏi với mấy đứa nhà em đây.
 

vta123

Xe hơi
Biển số
OF-693509
Ngày cấp bằng
3/8/19
Số km
143
Động cơ
102,060 Mã lực
Chào các cụ các mợ,

Dạo này em hay phải kèm con bé nhà em học lớp 1, nhiều lúc muốn nổi khùng vì vừa nói xong, tưởng nó hiểu và biết làm rồi nhưng ngay sau đó lại làm sai, như chưa biết gì, ức chế ko chịu nổi.

Nhiều lần em quát ầm ĩ, sau nghĩ lại cũng thấy không nên thế với con, rằng thì là nó còn bé, quát mắng con ảnh hưởng tâm lý nó, vân vân và vân vân, mà chỉ đc vài hôm sau, dậy nó học, không kìm đc em lại nổi đoá :(

Có cụ, mợ nào cũng hay kèm các con dậy học và nổi tăng xông với tụi nó không?

Các cụ, mợ làm cách nào để lúc nào cũng điềm đạm nhẹ nhàng khi phải dậy con học thì có thể chia sẻ em vài chiêu để em học hỏi với đc không, chứ dậy nó học em thấy stress quá :/


Cám ơn các cụ, mợ @};- :)
Em buổi đầu tăng xông ---- không hiệu quả, từ buổi sau cứ động viên con làm được, cứ làm đi sai bố sửa, không phải sợ, giờ cu cậu ngon mà lại còn thik đi học. Thêm nữa em hay cho xem mấy clip trẻ e đi bán vé số, bông tăm, bảo con là con có thể không học, bố không mắng, nhưng con xem các bạn không được đi học kia kìa, vậy con có thích đi học không, tăng độ tự giác cụ ạ. Còn nhẹ nhàng thì sau khi đọc trên mạng có 1 lời khuyên rất hay, trước khi hoặc bắt đầu nổi nóng, hãy đặt câu hỏi: Nổi nóng làm gì, với ai và được gì. Tự dưng mất ngay. Cụ thấy được cho e ly nhé. Mà em cho nó chơi nhiều lắm, căng lắm học 45p thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top