[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 10) Iwo Jima

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Đưa chiến tranh đến nước Nhật
Thoạt đầu, các nhà chiến lược ở Washington cũng như Đô đốc Nimitz ở Hawaii cho rằng, sau Philippines quân Mỹ sẽ đổ bộ lên Đài Loan.
Nhưng mấy tuần trước cuộc đổ bộ ở Leyte, được nghe chuẩn độ đốc Raymond Spruance trình bày (với sự đồng tình của 3 vị tướng lục quân) thì người Mỹ thay đổi kế hoạch: bỏ qua Đài Loan, đánh thẳng vào các đảo cực nam thuộc lãnh thổ Nhật: Iwo Jima; Okinawa
Iwo Jima (0_1).jpg

Iwo Jima (0_4).jpg
Iwo Jima (0_6).jpg

Từ biển nhìn vào, đảo Iwo Jima trông tựa như một con cá voi đang bơi. Phần đuôi là một núi lửa, cao độ 200m. Người Nhật đặt tên là Suribachi (chén hình nón nhọn).
Đảo dài 7,5 km và nơi rộng nhất là 4 km. Mặc dù núi lửa đã tắt nhưng các suối lưu huỳnh vẫn còn phun hơi. Quần đảo Volcano (có đảo Iwo Jima) tiếp liền với quần đảo Bonins, là một nhánh của dãy núi lửa ngầm dưới biển, thuộc vòng đai lửa Thái Bình Dương, thấy từ Nhật Bản xuống đến quần đảo Marianas.
Quần đảo Bonins được con người đến định cư vào năm 1830, dân cư đầu tiên gồm hai người xứ New England, một người Ý và 25 người Hawaii. Họ định cư ở đảo Chichi Jama, cách Iwo Jima 200 dặm về phía Bắc.
23 năm sau, Đô đốc Matthew C. Perry đến Chichi, tuyên bố đảo này thuộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng sau đó Tổng thống Mỹ Franklin Pierce thấy không có ích lợi gì nên hủy bỏ tuyên cáo trên.
Từ năm 1861, người Nhật sát nhập các quần đảo này vào đất Nhật với lý do là Hoàng thân Ogasawara đã phát hiện nó vào năm 1593. Nhóm quần đảo hiện nay trực thuộc thủ đô Tokyo.
Vào năm 1930, có khoảng 1.100 người Nhật đến Iwo Jima định cư thành lập làng Motoyama. Họ trồng rau cải, chuối, dứa, đu đủ mía, lúa, khoai cần thiết cho nhu cầu địa phương. Về kỹ nghệ, có một nhà máy ép mía và một nhà máy khai thác lưu huỳnh. Cứ hai tháng có một chuyến tàu nối liền đảo với nước Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Trong quần đảo Volcano chỉ có Iwo Jima là có thể cho phép xây dựng sân bay. Năm 1940, công ty xây dựng Mabuchi xây hai đường băng dưới chân núi Suribachi. Mùa xuân 1941 một trung uý hải quân và 93 binh sĩ đến để xây pháo đài, bố trí đại bác, và 2.000 nhân công Triều Tiên được đưa lên đảo.
Đến khi quần đảo Marshall bị Mỹ chiếm thì đảo Iwo Jima mới được bộ Tổng Tư lệnh ở Tokyo chú ý hơn. Trung tá Tsunezo Wachi đem 5.000 hải quân lên đảo và bắt đầu xây dựng sân bay thứ hai ở trung tâm đảo, rồi lại khởi công làm sân bay thứ ba trên cao nguyên phía bắc. Đến tháng 5-1944 lục quân gửi đến đây 5.170 quân, với 13 đại bác, 200 súng máy. Hải quân có 14 khẩu hải pháo và hàng trăm súng phòng không.
Tháng 6, Trung tướng Tadamichi Kuribayashi đem Sư đoàn 109 bộ binh gồm 7.350 người ra đây, và làm chỉ huy trưởng toàn bộ lực lượng trên đảo. Tiếp đó, thêm 2. 300 lính hải quân cùng Chuẩn đô đốc Toshinosuke Ichimaru đến tăng cường cho đảo đưa tổng quân số trú phòng ở đây lên tới 21.000 người, gồm 14.000 bộ binh và 7.000 hải quân. Đảo có nhiều lương thực dự trữ nhưng lại thiếu nước ngọt. Không một ngọn suối, không một cái giếng, chỉ sống nhờ nước mưa.
Quan niệm phòng thủ của Kuribayashi là phòng thủ ngay trên bờ biển, tương tự như quan niệm của các vị tướng lãnh khác mà chúng ta đã thấy qua các trận đánh trên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Nhưng, Thiếu tá Yoshitaka Horie từ Nhật đến để thiết lập một hệ thống tiếp liệu đã cho ông ta biết kinh nghiệm được đọc qua các báo cáo từ Saipan, Guam, Leyte gửi về.
Thiếu tá Horie dẫn chứng cho tướng Kuribayashi thấy: quan niệm cổ truyền về phòng thủ khiến người Nhật thua ở Saipan và các đảo khác Xây dụng ụ phòng thủ gần bãi biển làm gì khi mà người Mỹ sử dụng hải pháo bắn đạn 2 tấn làm tung lên không trung từng lô cốt một.
Tướng Kuribayashi còn một quan niệm sai lầm thứ hai về chiến lược, đó là ông vẫn cho rằng Hạm đội Liên hợp sẽ đánh tan hạm đội Mỹ yểm trợ hành quân. Thiếu tá Horie cho ông ta biết Hạm đội Liên hợp không còn nữa và đề nghị ông ta cho đào thật nhiều hang bên trong lòng núi, xây dựng cả một hệ thống địa đạo có nơi trú ẩn, sinh hoạt cho hơn 20.000 người trên đảo. Sau đó tiến hành một cuộc chiến tranh du kích, làm hao mòn quân Mỹ.
Từ đó, quan niệm chiến thuật ở Iwo Jima theo ý kiến trên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Tranh cãi cũng tiếp diễn trong giới lãnh đạo Lục quân và Hải quân Mỹ. Tại cơ quan Bộ Tổng tham mưu lục quân của Tướng George Marshall đã có ý kiến đề nghị Đô đốc Nimitz sử dụng hơi độc hiện có ở Hawaii để diệt địch ở Iwo Jima. Nhưng Đô đốc Nimitz khẳng định rằng: “Hoa Kỳ không thể trở thành quốc gia đầu tiên vi phạm Công ước Genève”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Cuộc chiến Iwo Jima bắt đầu từ 19-2-1945, dự kiến sẽ chiếm được đảo trong vòng 10 ngày. Nhưng sau đó phải kéo dài thêm gần một tháng nữa, với thương vong rất cao của phía Mỹ
Kéo dài 5 tuần từ 19 tháng 2 đến 26 tháng 3 năm 1945) là trận đánh lớn thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản tại đảo Iwo Jima.
Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân đội Hoa Kỳ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến. Sau khi chiếm được hòn đảo, quân đội Mỹ đã biến nó thành một căn cứ không quân cho những chiếc máy bay chiến đấu yểm trợ máy bay ném bom hạng nặng B-29 trút bom xuống các trung tâm công nghiệp trọng điểm trên lãnh thổ Nhật Bản và làm bàn đạp tấn công Tokyo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima cũng là trận đánh đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nhật Bản. Do đó, quân đội Hoa Kỳ đã phải đối đầu với một hệ thống phòng ngự dày đặc cùng với các công sự kiên cố, trận địa pháo được ngụy trang, địa đạo dưới mặt đất và sức chống trả ngoan cường của người Nhật dựa vào các hang động tự nhiên và địa hình núi đá hiểm trở.
Đỉnh Suribachi, điểm cao nhất trên hòn đảo và cũng là một vị trí phòng thủ quan trọng của quân Nhật, bị thủy quân lục chiến Mỹ đánh chiếm vào ngày 23 tháng 2 và bức ảnh sáu người lính thủy quân lục chiến cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi với tên gọi "Raising the Flag on Iwo Jima" đã trở thành biểu tượng cho trận đánh.
Tuy nhiên, phải đến ngày 26 tháng 3, hòn đảo mới chính thức được người Mỹ tuyên bố an toàn với con số thương vong phía Hoa Kỳ là 6.821 người chết và 19.217 người bị thương.
Trong 21.000 quân Nhật phòng thủ trên đảo thì khoảng 18.000 chết trận, chỉ có 216 người bị bắt làm tù binh (gần 3.000 lính sống sót khác tiếp tục ẩn nấp, đánh du kích và chỉ đầu hàng sau khi chiến tranh kết thúc).
Số lính tử trận của Nhật Bản cao nhưng số bị thương hoặc bị bắt lại rất ít, bởi vì thương binh Nhật Bản thường sẽ tự sát để không cho đối phương bắt họ làm tù binh (theo truyền thống võ sĩ đạo Nhật Bản, bị bắt làm tù binh là một sự nhục nhã rất lớn).
Đây là trận đánh duy nhất của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ mà số thương vong tổng cộng của Hoa Kỳ lớn hơn của Nhật Bản, dù số quân Nhật tử trận nhiều gấp ba lần số quân Mỹ tử trận.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Tadamichi_Kuribayashi.jpg

Trung tướng Tadamichi Kuribayashi, Chỉ huy lực lượng Nhật Bản phòng thủ Iwo Jima

Trận Iwo Jima cũng đã làm nên tên tuổi của vị tướng người Nhật có nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo là đại tướng Kuribayashi Tadamichi. Bất chấp việc quân đội Mỹ có ưu thế áp đảo nhiều lần về mọi mặt (quân số, hỏa lực, phương tiện), tướng Kuribayashi đã chỉ huy lực lượng của ông kháng cự với những chiến thuật khôn khéo, kết hợp với tinh thần chiến đấu đầy dũng cảm và ngoan cường của binh sĩ Nhật Bản. Kết quả là quân Nhật đã gây cho quân Mỹ những thiệt hại nặng nề, khiến các chỉ huy quân Mỹ phải bất ngờ. Quân đội Hoa Kỳ đã phải mất tới 35 ngày để chiếm đảo, lâu hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến là 10 ngày trước đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Đảo Iwo Jima trở thành một vị trí chiến lược trên Quần đảo Núi lửa vì chỉ có ở đây mới có thể xây dựng được các sân bay. Năm 1940, công ty xây dựng Mabuchi xây hai đường băng dưới chân núi Suribachi. Mùa xuân năm 1941, một trung úy hải quân và 93 lính Nhật đến để xây pháo đài, bố trí đại bác và ngoài ra còn đưa 2.000 nhân công Triều Tiên lên đảo. Với các sân bay trên đảo, người Nhật biến nơi đây thành một căn cứ cho các máy bay tiêm kích Nhật nhằm ngăn chặn các máy bay ném bom tầm xa của Hoa Kỳ cùng như biến đảo thành một hải cảng cho Hải quân Nhật Bản. Do đó nếu người Mỹ chiếm được Iwo Jima sẽ giải quyết được những vấn đề trên, đồng thời biến đây thành một bàn đạp tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, các pháo đài bay B-29 sẽ rút ngắn được khoảng cách trong các cuộc oanh tạc vào Tokyo và các khu trục cơ P-51 Mustang cũng có thể cất cánh từ đảo để yểm trợ. Thiếu tướng không quân Curtis LeMay đã nói rằng Iwo Jima "quan trọng cực kỳ - một sân bay dã chiến, một bãi đáp khẩn cho những chiếc B-29 gần hết nhiên liệu, căn cứ thực hiện các cuộc giải cứu trên biển, và căn cứ để chiến đấu cơ có thể xuất phát để yểm trợ. Không có Iwo Jima, tôi không thế tiến hành oanh tạc Nhật Bản với kết quả tốt được".
Ngoài ra một nguyên nhân khác nữa buộc Hoa Kỳ phải tấn công Iwo Jima là hệ thống radar của Nhật Bản trên đảo. Nhờ các radar này mà Quân đội Nhật Bản có khả năng phát hiện sớm những đợt oanh kích của không quân Hoa Kỳ và báo về cho đất liền để không quân Nhật Bản có thời gian chuẩn bị đối phó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Về phía Mỹ, chuẩn đô đốc Raymond Spruance, người từng chiến thắng quân Nhật trong trận Midway và cũng là tư lệnh chiến dịch đánh chiếm quần đảo Mariana, được chỉ định làm Tổng tư lệnh trận đánh.
Chuẩn đô đốc Richmond Kelly Turner làm Tư lệnh các lực lượng viễn chinh
Trung tướng Holland Smith được chọn làm tư lệnh hành quân các lực lượng thủy quân lục chiến
Thiếu tướng Harry Schmidt làm tổng tư lệnh các lực lượng đổ bộ gồm ba sư đoàn thủy quân lục chiến: Sư đoàn 4 và 5 ở Hawaii và sư đoàn 3 ở Guam.
Lực lượng hải quân Hoa Kỳ yểm trợ cho cuộc đổ bộ bao gồm 700 chiến hạm của Hạm đội 3 và Hạm đội 7, trong đó có 28 tàu sân bay với 1.172 máy bay trên các tàu sân bay.
Tổng cộng, số quân Mỹ tham gia trận đánh nếu tính luôn các đơn vị không lực, hải quân lên đến con số 120.000 người.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Ngày đổ bộ lên đảo Iwo Jima, D-Day, là 19-2-1945, dự kiến kết thúc sau 10 ngày
Trước đó 3 ngày, Hải quân Hoa Kỳ pháo kích vào đảo, dọn đường cho lực lượng đổ bộ
Iwo Jima 1945_2_16 (3) .jpg

Iwo Jima 1945_2_17 (1).jpg

Iwo Jima 1945_2_17 (2).jpg

Iwo Jima 1945_2_17 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_17 (4).jpg
Iwo Jima 1945_2_17 (5).jpg
Iwo Jima 1945_2_17 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_18 (1).jpg

18-2-1945 – Trung uý Wade phổ biến về tầm quan trọng tổng thể của mục tiêu trong cuộc họp giao ban trước khi đổ bộ lên đảo Iwo Jimo. Ảnh: Morejohn (Thủy quân lục chiến)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
19-2-1945 – những bức hình dưới đây trong ngày binh sĩ Hoa Kỳ đổ bộ lên đảo Iwo Jima
Iwo Jima 1945_2_19 (1).jpg
Iwo Jima 1945_2_19 (2).jpg
Iwo Jima 1945_2_19 (3_1).jpg
Iwo Jima 1945_2_19 (3_2).jpg

Xác binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ tại Iwo Jima
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (8).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (9).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (10).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (11).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (12).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (13).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (14).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (15).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (16).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (17).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (18).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (19).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (20).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (21).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (22).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (23).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (24).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (25).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,358
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Iwo Jima 1945_2_19 (26).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (27).jpeg
Iwo Jima 1945_2_19 (28).jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top