[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 4) Quần đảo Solomons

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Ngày 31-12-1942, trước mặt Thiên Hoàng, Tổng Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Nagano, và Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, nguyên soái Sugiyama, trình bày diễn tiến hành quân ở Guadalcanal và đề nghị xin rút quân.
Nhật hoàng hỏi:
– Có lẽ Hoa Kỳ có ưu thế hơn ta về không quân phải không?
Hỏi như vậy là đỡ mất mặt cho hai vị này, vì một là hải quân một là lục quân. Xem như là không quân thua chứ không phải họ thua.
Nhật hoàng hỏi tiếp:
– Tại sao Hoa Kỳ có khả năng lập xong sân bay trong hai ngày mà ta thì làm hai tháng chưa xong?
Hải quân trả lời:
– Tâu Hoàng thượng, họ làm bằng cơ giới còn ta làm bằng tay.
Nhật hoàng:
– Ta hãy học tập điều này, khi khác làm tốt hơn. Thôi, hải quân và lục quân cố gắng làm tốt trong việc rút quân, sau khi không quân đã bị thua trên đảo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Cái khó là làm sao rút quân ra khỏi đảo mà không bị địch phát hiện và phản công tiêu diệt, trong lúc đại bộ phận các lực lượng Nhật trên đảo đều tiếp cận với vòng đai phòng thủ của Hoa Kỳ.
Đại tá Imoto được gửi đến đảo, để góp ý kiến với Tư lệnh hành quân về vấn đề rút quân. Nhưng gặp các cấp chỉ huy ở đây, ông ta lại vấp phải khó khăn khác: không ai chịu rút quân hết. Không ai muốn mình là vị tướng “chạy thua” đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Thái Bình Dương này.
Họ đã từng ra lệnh: đào hố rải rác khắp nơi, ẩn núp trong đó đợi dịp đánh Mỹ. Nếu Mỹ đến, giết càng nhiều càng hay. Giờ đây, làm sao có thể thuyết phục họ rút lui được?
Cuối cùng sứ giả phải nói: “Đây là lệnh của Thiên Hoàng”.
Sự triệt thoái là một kiệt tác của nghệ thuật hành quân Nhật. Đêm 23-1-1943, những toán quân tiếp cận với hàng rào phòng thủ Mỹ rút lui, chỉ để lại những thương bệnh binh đi không nổi, sắp chết. Họ được giao nhiệm vụ hy sinh cao độ, là bắn quấy phá, duy trì sự hiện diện của Nhật.
Đêm sau, tuyến thứ hai cũng rút y như thế.
Trong vòng một tuần lễ, những phần còn lại của Sư đoàn 2, Sư đoàn 38 đều rút về bãi biển.
Ba đêm liên tiếp, các khu trục hạm đến chở họ đi. Đêm cuối cùng là Bộ tư lệnh hành quân cuốn cờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Người Mỹ vẫn tưởng là Nhật đổ thêm quân chứ không phải là triệt thoái.
Thế là hải quân cứu được 13.000 người. Trong lúc đó 20.000 quân Nhật chết từ đầu chiến dịch cho đến lúc lui quân. Phía Mỹ 1. 592 người chết và 3.000 bị thương.
Như ta đã thấy, tại Guadalcanal, bên cạnh cuộc chiến đấu của lục quân, còn có cuộc chiến đấu của hải quân nữa.
Đó là những trận hải chiến liên tục xảy ra, đúng như ước muốn của Yamamoto. Vị tư lệnh Hạm đội Liên hợp muốn biến Guadalcanal trở thành cái mồi nhử hải quân Mỹ đến đây để ông tiêu diệt.

Ở đây Mỹ chấp nhận giao chiến. Mỹ mất hai Đô đốc tài ba, 3 tàu sân bay bị hư nặng và nhiều chiến hạm các loại khác nhau.
Hạm đội Nhật thì thiệt hại ít hơn Mỹ nhưng số máy bay bị hạ lên đến 893 chiếc. Đó là cuộc chảy máu của con tim, vì kỹ nghệ và nền sản xuất của Nhật khó mà thay thế được những mất mát ấy.
Mỹ mất ít phi công hơn, và số mất mát đó sẽ được sẵn sàng thay thế bằng hàng loạt phi công từ các trường sắp ra. Còn Nhật thì mất 2. 362 phi công tài ba, được tôi rèn trong các chiến thắng từ Trân Châu Cảng, Ấn Độ Dương. Và còn lâu Nhật mới tạo ra được những con người như vậy.

Như thế, về mọi mặt, với thảm bại Guadalcanal, gió đã xoay chiều. Sự thuận lợi không còn ở phía Nhật nữa. Mỹ đã bắt đầu phản công và thắng lợi. Bên kia trời Âu, Liên Xô đang phản công như vũ bão tại Stalingrad.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
6,953
Động cơ
66,973 Mã lực
Cũng có thể sau trận này thì Nhật bắt đầu đuối sức và thất bại trong WW2!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8 (14).jpg

8-1942 - hạm đội Mỹ tiến về đảo Guadalcanal, Quần đảo Solomon: USS Saratoga (giữa), tàu tuần dương hạng nặng lớp New Orleans (sau) và USS Enterprise (trước)

Solomon Islands 1942_8 (17).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8 (18).jpg

Tàu sân bay Zuikaku của Nhật Bản trong trận đảo Guadalcanal
Solomon Islands 1942_8 (19).jpg

8-1942 – bộ binh Hoa Kỳ đứng trên bãi biển khi họ đến để hỗ trợ Thủy quân lục chiến trong cuộc đánh chiếm Guadalcanal, Quần đảo Solomon của Đồng minh. Túi đồ của lính và cuộn ngủ chất đống trên cát.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8 (20).jpg

Thiết giáp hạm Hiyei của Nhật Bản trong trận đảo Guadalcanal
Solomon Islands 1942_8_3 (1).jpg

3-8-1942 – USS Buchanan (DD-484) (trái) được tiếp nhiên liệu từ tàu sân bay USS Wasp (CV-7) trước trận đảo Guadalcanal
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_3 (2).jpg

3-8-1942 – USS Quincy (CA-39) neo tại Noumea (TânThế giới) trước khi tham gia trận đảo Guadalcanal
Solomon Islands 1942_8_4 (1).jpg

4-8-1942 – những tàu chiến tại Noumea (TânThế giới) trước khi tham gia trận đảo Guadalcanal (nhìn từ tàu sân bay USS Wasp): một tàu khu trục bốn ngăn xếp, boong phẳng được sửa đổi nhỏ. ở phía trước. Con tàu vận tải ở phía sau đáng chú ý là USS President Jackson
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_4 (2).jpg

4-8-1942 – tàu vận tải USS President Adams (AP-38) tại Noumea (TânThế giới) trước khi tham gia trận đảo Guadalcanal
Solomon Islands 1942_8_6 (1).jpg

6-8-1942 – USS Astoria (CA-34) thuộc Lực lượng Đặc nhiệm liên hợp 16 áp sát bờ biển đảo Tulagi, chuẩn bị mở màn trận đảo Guadalcanal ngày hôm sau

Lưu ý: đảo Guadalcanal lớn nhưng gần như không có người. Đảo nhỏ Tulagi (cách Guadalcanal 20 km) mới là trung tâm hành chính của Guadalcanal)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Ngày mở màn trận Guadalcanal là ngày 7 tháng 8 năm 1942
Tàu chiến Mỹ nã pháo vào cơ sở đảo Tulagi trước khi Thuỷ quân lục chiến đổ bộ đánh chiếm
Solomon Islands 1942_8_7 (1).jpeg
Solomon Islands 1942_8_7 (3).jpg

Solomon Islands 1942_8_7 (2).jpg
Solomon Islands 1942_8_7 (5).jpg
Solomon Islands 1942_8_7 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_7 (9).jpg

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên đảo Tulagi vào ngày 7 tháng 8 năm 1942.
Solomon Islands 1942_8_7 (11).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_7 (13).jpg

Solomon Islands 1942_8_7 (14).jpg

7-8-1942 – dỡ xe tăng M3 Stuart xuống tàu đổ bộ. Xe tăng rất khó triển khai vì địa hình của đảo
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_7 (15).jpg

7-8-1942 - nhân viên quân khl tàu sân bay Enterprise lắp bom 500-pound vào máy bay Douglas SBD Dauntless đế không kích quân đội Nhật Bản ở Guadalcanal và Tulagi, Quần đảo Solomon
Solomon Islands 1942_8_7 (16).jpg

7-8-1942 - máy bay Mỹ không kích quân đội Nhật Bản ở Guadalcanal và Tulagi, Quần đảo Solomon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_7 (18).jpg

7-8-1942 – những xe lội nước bọc thép bánh xích (LVT) được gọi là “Buffalo” (Trâu nước) đổ bộ lên một bãi biển trong Chiến dịch Gudalcanal, mật danh Chiến dịch Watchtower (Tháp canh), trên quần đảo Solomon

Solomon Islands 1942_8_7 (19).jpg
Solomon Islands 1942_8_7 (21).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_8 (2).jpg

8-8-1942 – Một máy bay Nhật Bản bốc cháy trên mặt nước sau khi bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không trong một cuộc tấn công vào các tàu vận tải của Hoa Kỳ giữa Guadalcanal và Tulagi. Đảo Guadalcanal ở phía sau, với độ cao trên Mũi Esperance ở bên phải

Solomon Islands 1942_8_8 (1).jpg

8-8-1942 – USS George F. Elliott (AP-13) bốc cháy giữa Guadalcanal và Tulagi, sau khi nó bị một máy bay Nhật Bản không kích
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_8 (3).jpg

8-8-1942 – USS George F. Elliott (AP-13) bốc cháy ở chính giữa bên trái.Hai chùm khói còn lại đánh dấu vị trí của những chiếc máy bay lao xuống nước.
Solomon Islands 1942_8_8 (4).jpg

8-8-1942 – những tàu đổ bộ áp sát Bãi Đỏ của đảo Guadalcanal. Phi trường nằm bên phải ngoài tấm hình (không nhìn thấy)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,437 Mã lực
Solomon Islands 1942_8_8 (6).jpg

8-8-1942 - máy bay ném bom Nhật G4M Betty không kích USS Hunter Liggett ngoài khơi đảo Guadalcanal, Quần đảo Salomons
Solomon Islands 1942_8_8 (9).jpg

8-8-1942 – máy bay Nhật Bản tấn công tàu vận tải USS President Jackson (APA-18) (trái) trong trận đảo Guadalcanal. Ảnh chụp từ tàu khu trục USS Ellet (DD-398) và con tàu ở phía xa có thể tàu tuần dương HMAS Australia của Úc

Solomon Islands 1942_8_4 (3).jpg

4-8-1942 – tàu vận tải USS President Jackson (APA-18) (phía xa) rời cảng Noumea (TânThế giới) tham gia trận đảo Guadalcanal (hình này đã posted ở còm # 20)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top