Hồi trước, khi một trong tứ thân phụ mẫu qua đời thì người ta thường để tang bằng cách đeo khăn xô trắng trên đầu. Hồi những năm 80 của thế kỷ trước thì tục lệ này vẫn còn ở đồng bằng Bắc Bộ kể cả ở Hà Nội. Nhưng đến sau này người ta thay khăn trắng trên đầu bằng cách đeo băng tang ở tay áo phần trên của cánh tay, tiếp một thời gian sau lại tiếp tục giản tiện thành miếng nhựa đính trên áo có lẽ vì vấn đề thẩm mỹ và tiện cho công việc hằng ngày.
Nguyên tắc ở Bắc Bộ thì tứ thân phụ mẫu là đại tang thì để tang 3 năm còn ông bà nội thì để tang 1 năm nhưng từ thủa nhỏ đến giờ em chưa nghe thấy để tang ông bà nội ngoại theo cách đeo khăn trắng (ko phải khăn xô) hoặc đeo băng tang, cài miếng nhựa đen như thế này bao giờ. Đa số quan niệm rằng trong họ hàng thì có 3 người không để tang (có nơi nói là không để chở) tức là từ lúc phát tang là không đeo khăn tang: chồng cô, vợ cậu, chồng dì (trong ba người mất thì không để tang - đã thành câu tục ngữ). Ngày nay nhiều nơi vẫn còn rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng nhiều nơi người ta vẫn chít khăn trắng bình thường.
Nhiều khi mình không hiểu biết hết thì dễ làm tổn thương người khác hoặc có thể làm mất hết cái tử tế của người ta khi hỏi thăm.
Về vấn đề hát múa trong lễ tang ở miền Nam, theo em, có thể do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là Thiên chúa giáo, coi như sự chết là giải phóng, lên thiên đường, về bên Chúa là sự vui cho linh hồn người chết và cũng cần được tiễn đưa một đoạn đường để về nơi vĩnh hằng.