[Funland] Có nên 'thương cho roi cho vọt?

Nani2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752438
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
822
Động cơ
60,643 Mã lực
Tuổi
39
Quan điểm của các cụ về vấn đề này thế nào?
Có nên 'thương cho roi cho vọt'?

Chiều chuộng có thể dễ khiến trẻ hư hỏng, khó bảo nhưng dùng đòn roi để dạy dỗ liệu có giúp con trở thành người có ích, hạnh phúc?
Tuần qua, tâm sự của một bạn nữ 29 tuổi kể về tuổi thơ với những trận đòn như cơm bữa nhận được nhiều quan tâm. Cô từng bị bố dùng thắt lưng quật tới tấp, bạt tai hằn vết ngón tay, ném lọ thủy tinh vào đầu, dùng cây lau nhà đánh vào mặt,... Ngoài ra, người mẹ còn gieo vào đầu cô tư tưởng không có tiền nên bố mẹ mới cãi nhau, không có tiền không ai chơi, người chê mình là người tốt còn khen là người xấu, lấy chồng giàu sướng thân, những người mưu mô, thủ đoạn mới giỏi,...

Cô lớn lên trong sự tự ti, luôn nghĩ mình kém cỏi, không thể giàu vì không có "mưu mô" như mẹ kể, không thể lấy chồng vì không giàu,... Bước chân ra xã hội, cô dần nhận ra cuộc sống không hoàn toàn như mình nghĩ, nhiều gia đình vẫn hạnh phúc dù không giàu có. Cô tìm hiểu và dần tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi đã hiểu hơn về cuộc sống, cô thấy thương bố mẹ hơn là trách họ.

Cô viết chia sẻ này sau khi đọc được bài viết "Tuổi thơ bất hạnh vì đòn roi" của một bạn nam 30 tuổi, từng bị trầm cảm nặng vì những trận đòn roi của cha mẹ và giờ chưa thoát khỏi những đau đớn ấy, mất phương hướng trong tương lai. "Mạnh mẽ lên nhé, quá khứ đã qua rồi, hãy yêu thương chính mình, đừng để bản thân sống mãi trong quá khứ đó nữa. Hít thở nào, bạn đang ở đây, ở hiện tại, có công việc, bạn bè, có sự dũng cảm, an lành, bình yên. Từ giờ, cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn là của bạn, đang nằm trong tay bạn đó", là lời gửi gắm mà cô gái dành cho tác giả nam.

Phần lớn độc giả thương cảm với các tác giả về những tổn thương vì đòn roi mà cha mẹ gây ra và động viên các bạn cố gắng vượt qua.

Tương tự cô tác giả ở trên, độc giả Nguyễn Thị Thiên Thư cũng từng ám ảnh về tuổi thơ của mình. Nhưng nhờ học hành và đọc sách, bạn dần hiểu ra rằng, thế hệ cha mẹ không được tiếp cận kiến thức như bây giờ, ngoài cách dùng đòn roi, bố mẹ không biết phải hành xử thế nào. Dần dần bạn dùng kiến thức của mình để đối xử với bố mẹ, nói chuyện nhiều hơn và từ từ truyền đạt nhiều quan điểm mới. Sau khoảng 5 năm, bạn thấy bố mẹ dường như khác hoàn toàn, hầu như không còn áp đặt điều gì cho con cái nữa, chỉ nói những điều vui vẻ và động viên con.

Tất nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua và cải thiện được tình cảm với cha mẹ như bạn Thiên Thư, hoặc không phải bố mẹ nào cũng có thể tiếp thu những quan điểm, cách nhìn nhận mới. Có nhiều trường hợp con cái hận bố mẹ cả đời. Chẳng hạn, bạn mytran chia sẻ: "Hồi nhỏ tôi bị đánh đập tàn nhẫn, vì cha tôi cần bao cát để giải trí, ông ta không có việc gì làm. Lớn lên tôi thoát ly, thành đạt, đối xử tử tế với gia đình, trừ ông ta. Ông ta không bao giờ dám đi riêng với tôi, sợ tôi như sợ cọp, thậm chí không đám ăn uống đồ tôi cho. Những kẻ bạo hành con cái chỉ khi già đi mới thấm hậu quả".
Độc giả hủ tiếu gõ kể về trường hợp một người chú thân từng là lãnh đạo, bỏ rất nhiều tiền để cho lo cho gia đình. Tuy nhiên, những gì từng phải chịu vì đòn roi trong quá khứ khiến chú hận bố mẹ, đến nỗi tuyên bố chỉ gửi tiền về phụng dưỡng công sinh thành và khi nào bố mẹ nằm xuống thì về chịu tang, chứ nhất định không về thăm.

Vượt qua được quá khứ hay chưa còn dựa vào mức độ tổn thương, suy nghĩ, cách nhìn nhận, quan điểm,... của mỗi người. Còn bạn thì sao? Bạn có hận cha mẹ vì từng dùng đòn roi dạy dỗ mình không? Hãy chia sẻ với Tâm sự cảm nhận và suy nghĩ của bạn nhé.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", có thể cùng là yêu thương và mong con sau này trở thành người giỏi giang, hạnh phúc nhưng mỗi gia đình sẽ có cách giáo dục con khác nhau. Quát mắng, đòn roi khi trẻ không nghe lời là cách dạy con của khá nhiều bậc phụ huynh và là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất khi họ... bất lực với con cái.

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Huệ, đòn roi là giải pháp tình thế nhằm dập tắt hành vi không mong muốn của con cái trong suy nghĩ của cha mẹ. Nhưng con cái sẽ cảm thấy không phục về điều này và cho rằng cha mẹ lớn nên có quyền đánh trẻ con khi con làm điều cha mẹ không hài lòng. Vòng tròn này rất dễ lặp lại, con cái sẽ bạo lực với người xung quanh và trong tương lai, cho rằng đó là cách hữu hiệu để giải quyết hành vi.
Theo mô hình học tập, nhiều người lý giải rằng "Tôi bị bố mẹ đánh suốt có sau đâu, có ảnh hưởng gì đâu" và áp dụng cách giáo dục đó với con cái, nhưng mỗi đứa trẻ là khác nhau. Đánh con là vi phạm quyền trẻ em. Bởi vậy cha mẹ hãy tìm các giải pháp thay thế để kỷ luật con mà không phải đòn roi.

Đánh con, con có thể học hành vi đó để giải quyết các vấn đề của mình bằng bạo lực. Ở góc độ khác, nhiều người sẽ gặp phải khó khăn tâm lý vì bị đánh đập ở tuổi thơ. Bởi vậy có nhiều người không thể thân thiết với cha mẹ mình, thậm chí hận cha mẹ vì những tổn thương, ám ảnh từ tuổi thơ.

Qua chia sẻ từ những người có tuổi thơ gắn liền với đòn roi, hy vọng các bậc phụ huynh cân nhắc để lựa chọn được cách giáo dục con phù hợp, hiệu quả, tránh gây tổn thương cho con.
 

puredoll

Xe điện
Biển số
OF-124819
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
3,001
Động cơ
405,426 Mã lực
Nơi ở
Rất gần và rất xa
Nhiều khi nói mãi không được cũng dùng đòn roi với con cái các Cụ ạ. Nhưng quan trọng nhất phải nói cho các con biết được lý do tại sao bị đòn. Hạn chế được là tốt nhất, E đang cố gắng đây :)
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,562
Động cơ
101,979 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Khó nói lắm, em từng thấy đánh nhiều gây hoạ, cũng từng thấy không đánh gì mà giờ bất lực, cũng từng thấy đánh nhiều giờ nó cực nghiêm túc, cũng thấy cả chả đánh bao giờ và giờ cũng cực nghiêm túc. Con trẻ lúc nhỏ có thể đòn roi, nhưng phải rất hạn chế, chỉ nên phạt roi khi nó mắc lỗi về mặt đạo đức, dùng phạt roi để nắn chỉnh nó, đương nhiên phải kèm theo rất nhiều nói chuyện, dạy bảo. Một khi đã phạt roi phải luôn duy trì được hình ảnh và phán đoán nhận định chính xác, con trẻ chỉ chịu và tin nếu như người lớn đúng và gương mẫu. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, thì dẫu có nghiêm trọng thì cũng không nên phạt roi nữa, ấy là chừa 1 con đường cho nó chịu nghiêm túc trở lại. Việc thế nào là vừa phải lại phải tuỳ thuộc vào đánh giá của mỗi người và hoàn cảnh của mỗi nhà cũng như quan điểm sống của mỗi người, không áp dụng bừa bãi được, cũng khó có thể so sánh chính xác được.
 

G811

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750979
Ngày cấp bằng
24/11/20
Số km
431
Động cơ
57,130 Mã lực
Chính xác thì vấn đề này nó theo môi trường sống, môi trường sống càng ôn hòa và văn minh thì sẽ không có chuyện đòn roi vì nó sẽ không cần thiết.

Ví dụ như sống ở Bắc Âu thì đòn roi là không cần thiết & không có nhưng sống ở khu Bronx bên NY thì đòn roi sẽ có tác dụng trong chừng mực nào đó & thực tế vẫn có.

Còn sống ở chỗ nào mà thói tinh hoa nó đã được cố gắng đưa thành nét văn hóa & phương châm hành động là mãnh liệt là kim chỉ nam thì có lẽ nơi ý sự hỗn độn còn tệ hơn cả khu Bronx bên NY, lúc này đòn roi một cách có ý thức sẽ làm đứa trẻ vững vàng hơn trong cuộc đời nhiều.

Theo rừng mà dạy thú non cách săn mồi & tồn tại, đơn giản vậy thôi. ;))
 

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
263
Động cơ
389,285 Mã lực
Những trường hợp trong bài là bạo hành, đánh con không lý do chứ đâu phải "thương cho roi cho vọt".
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,238
Động cơ
479,022 Mã lực
Mềm nắn, Rắn buông.
Dạy con phải biết lựa chiều, Độc Đoán gây tổn thương tâm hồn trẻ nhỏ, mà nhẹ nhàng với chúng thì mai sau XH lại có nhân tố mới để Họ dạy.
Vậy nên cố vắt óc suy nghĩ, dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn để gắng cho con mình nên Người. :)
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,614
Động cơ
292,291 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Chẳng có thống kê nào nên tỉ lệ e nghĩ là 50/50.tuỳ vào suy nghĩ của đứa trẻ sau khi trưởng thành sẽ nhìn nhận lại hành động của bố mẹ.theo e đòn roi thì tốt có xấu có.và k phải đứa trẻ nào cứ đánh là nó nghe.đòn roi là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp truyền đạt khác thất bại.e thì đặt ra giới hạn bố k nói việc gì đến 3 lần nếu đến lần thứ 3 thì con chịu đòn
 

uoat_LX

Xe điện
Biển số
OF-48886
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
2,123
Động cơ
477,975 Mã lực
Đúng là thương cho roi cho vọt .Thời nay roi vọt không phải nghĩa đen là bạo lực con cái , mà roi vọt chính là tạo nên cho con cái sự gian khổ , khó khăn cần có, để con cái tự hoàn thiện, tự trưởng thành .Roi vọt là sự chăm chỉ , vượt khó của cha mẹ để chính cha mẹ tự lớn lên, và làm gương cho con cái . Roi vọt có khi là đồng tiền vất vả ,mồ hôi của cha mẹ dùng khuyến khích con cái vượt khó hay đạt được mục tiêu trong công việc và cuộc sống .
Roi vọt không như ngày xưa.
 

Canphaidinh01

Xe tăng
Biển số
OF-591772
Ngày cấp bằng
24/9/18
Số km
1,413
Động cơ
148,920 Mã lực
Theo em là không nên. Đường đời ăn đòn không biết bao lần nhưng những trận đòn thời trẻ con mới làm người ta nhớ mãi.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,493
Động cơ
573,484 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E xưa bé cũng bị ăn đòn khá nhiều, vì e khá bướng, nhưng giờ thấy vẫn yêu thương bố mẹ chứ chả oán hận gì. Giờ thì e ít khi đánh con lắm, nhiều khi rất điên nhưng nghĩ chắc nó giống mình xưa, nên lại thôi k đánh nữa mà nói cho nó hiểu, thế nhưng có vẻ nó cũng k hiểu lắm, bằng chứng là ít thấy thay đổi :D, e cũng chưa biết phai làm gì đây
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,269
Động cơ
70,925 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Nhà em chẳng đòn roi. Chỉ khi em điên lên em nói con em Nhím muốn ăn mắc áo màu vàng phải ko? Do thỉnh thoảng em hay đánh chó bằng mắc áo màu vàng. Nhẹ nhàng là ra hết. Như kiểu đi học về con em đòi ăn bim bim em nói đi xe ôm mà ko ôm còn đòi xe ôm mua bim bim kỳ cục à. Nói vậy là Nhím nhao nhao ôm liền
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
8,737
Động cơ
543,709 Mã lực
E xưa bé cũng bị ăn đòn khá nhiều, vì e khá bướng, nhưng giờ thấy vẫn yêu thương bố mẹ chứ chả oán hận gì. Giờ thì e ít khi đánh con lắm, nhiều khi rất điên nhưng nghĩ chắc nó giống mình xưa, nên lại thôi k đánh nữa mà nói cho nó hiểu, thế nhưng có vẻ nó cũng k hiểu lắm, bằng chứng là ít thấy thay đổi :D, e cũng chưa biết phai làm gì đây
Hay là ko nói nữa và kệ :))
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,259
Động cơ
678,613 Mã lực
Tuỳ. E là cứ oánh phủ đầu vài lần đầu giờ chỉ cần lừ mắt là im hết. Nhiều nhà con như giặc quát khản cổ chả xi nhê gì.
 

Ho4ngNguyen

Xe hơi
Biển số
OF-743916
Ngày cấp bằng
23/9/20
Số km
102
Động cơ
60,211 Mã lực
Bé em cũng hay bị óanh nhưng mà mỗi lần oánh đều được giải thích tại sao bị đánh và nhận ra cái sai của mình. Nên đòn roi là cần thiết nhưng phải để bọn trẻ biết nó sai ở đâu và tại sao bị đánh :D :D :D
 
Biển số
OF-645361
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
202
Động cơ
112,073 Mã lực
Tuổi
38
Tùy từng hoàn cảnh thôi nhưng phải khéo kết hợp giữa cây gậy và củ cà rốt.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
3,934
Động cơ
356,952 Mã lực
Khó nói lắm, em từng thấy đánh nhiều gây hoạ, cũng từng thấy không đánh gì mà giờ bất lực, cũng từng thấy đánh nhiều giờ nó cực nghiêm túc, cũng thấy cả chả đánh bao giờ và giờ cũng cực nghiêm túc. Con trẻ lúc nhỏ có thể đòn roi, nhưng phải rất hạn chế, chỉ nên phạt roi khi nó mắc lỗi về mặt đạo đức, dùng phạt roi để nắn chỉnh nó, đương nhiên phải kèm theo rất nhiều nói chuyện, dạy bảo. Một khi đã phạt roi phải luôn duy trì được hình ảnh và phán đoán nhận định chính xác, con trẻ chỉ chịu và tin nếu như người lớn đúng và gương mẫu. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, thì dẫu có nghiêm trọng thì cũng không nên phạt roi nữa, ấy là chừa 1 con đường cho nó chịu nghiêm túc trở lại. Việc thế nào là vừa phải lại phải tuỳ thuộc vào đánh giá của mỗi người và hoàn cảnh của mỗi nhà cũng như quan điểm sống của mỗi người, không áp dụng bừa bãi được, cũng khó có thể so sánh chính xác được.
Em cũng đồng ý với cụ như vậy, rất khó nói. Đòn roi nên người em cũng thấy rồi mà không ra gì sau này em cũng thấy. Nói chung không có công thức cho mỗi cháu, mỗi gia đình. Gần như bản năng đứa trẻ ngoan thì tự nó cũng lập hàng rào những gì không nên làm với mình rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top