[Funland] Cuộc hành quân Lam Sơn 719 (tức Dewey Canyon 2) ở Hạ Lào năm 1971

Trạng thái
Thớt đang đóng

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,080
Động cơ
460,642 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Tại sao lại cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719
Kế hoạch tấn công Bắc Việt Nam ở Sê pôn hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của người Mỹ từ cấp cao nhất ở Nhà trắng là Nixon và Kissinger, dưới hơn là Trung tướng Williams Sutherland, Tư lệnh Quân đoàn 24 ở Vùng 1 Chiến thuật. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ được thông báo (mật) và thi hành. Tất cả lực lượng hành quân vào Hạ Lào đều không được biết, và chỉ được biết vài ngày trước khi khởi sự, vì người Mỹ lo hết từ đầu đến cuối. Hơn 500 trực thăng hoàn toàn do người Mỹ lái, 200 máy bay chiến đấu, ( không một phi công VNCH nào được sử dụng trong cuộc hành quân này). Trang bị hậu cần, lương thực, đạn dược cũng người Mỹ chuẩn bị trước. Khẩu phần C, vốn trước đây dành cho lính Mỹ, quân đội Nam Việt Nam ăn ké nếu hành quân hỗn hợp chung với Mỹ, thì trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, binh sĩ VNCH được xài vô tư, cộng với gạo sấy khô chuyển tư Mỹ sang.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Để chuẩn bị trước cho cuộc hành quân, Trung tướng Williams Sutherland đưa ra cuộc hành quân mang tên sặc Mỹ: Dewey Canyon
Dewey Canyon có hai giai đoạn
Giai đoạn 1 gọi tên là
Dewey Canyon 1: thực hiện từ trước khi khởi sự, hoàn toàn do người Mỹ làm, chỉ có chỉ huy cao cấp VNCH biết.
Người Mỹ phải tu bổ đường Quốc lộ 9, xây dựng lại cầu cống để xe cộ hành quân trên lãnh thổ Việt Nam. Gọi là Quốc lộ, thực ra cũng chỉ là con đường nhỏ, đường mòn. Trên lãnh thổ Lào thì công binh Mỹ không được bước qua, cho nên khi hành quân trên đường 9 phía Lào, phải có xe ủi đất đi trước mở đường, không thì xe cũng chẳng qua nổi những bụi rậm chằng chịt. Vì thế chỉ 20 km từ Lao Bảo tới Bản Đông mà quân đội Nam Việt Nam phải hành quân mất ba ngày, tính ra 7 km/ngày
Ngoài ra, một con đường phụ chạy song song với Quốc lộ 9 trên lãnh thổ Việt Nam do công binh Mỹ xây dựng phục vụ cho Chiến dịch Lsm Sơn 719, chạy từ Căn cứ hoả lực Elliott tới Khe Sanh, được đặt tên là Red Devil Road. Hình này cho thấy địa hình khu vực xung quanh QL9 rất hiểm trở
Lam Son 719 (4_69).jpg
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,562
Động cơ
433,037 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ Ngao, em lại tiếp tục ngồi hóng tư liệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Trong giai đoạn 1 (Dewey Canyon 1): người Mỹ kích hoạt căn cứ Khe Sanh, căn cứ Phú Lộc sát biên giới Việt Lào
Sau cuộc chiến năm 1968, Mỹ rút khỏi Khe Sanh, Bắc Việt Nam cũng chẳng chiếm để làm gì, nên căn cứ này bỏ hoang.
Để phục vụ Lam Sơn 719, Mỹ sửa chữa lại căn cứ này, lấy mật danh tiếng Việt là Hàm Nghi
Lam Son 719 (4_129).jpg

2-1971 – Binh sĩ Lữ đoàn công binh 11 thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh Hoa Kỳ sửa chữa một đường băng tại căn cứ Khe Sanh. Căn cứ, bị hư hại trong trận chiến với quân Bắc Việt Nam năm 1968 , đang được Quân đội Mỹ kích hoạt lại để hỗ trợ chiến dịch tấn công của Nam Việt Nam tại Hạ Lào


Lam Son 719 (4_130).jpg

2-1971 – Binh sĩ Lữ đoàn công binh 11 thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh Hoa Kỳ tạm nghỉ trong lúc sửa chữa một đường băng tại căn cứ Khe Sanh. Căn cứ, bị hư hại trong trận chiến với quân Bắc Việt Nam năm 1968 , đang được Quân đội Mỹ kích hoạt lại để hỗ trợ chiến dịch tấn công của Nam Việt Nam tại Hạ Lào.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,712
Động cơ
564,637 Mã lực
Hóng bài, ảnh cụ Ngao
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Cầu Khe Gió gần Cầu Đầu Mầu, gần Căn cứ hoả lực Tân Lâm pháo 175 mm (vốn là Camp Carroll của Mỹ chuyển giao cho VNCH)
Lam Son 719 (4_70).jpg
Lam Son 719 (4_71).jpg
Lam Son 719 (4_72).jpg
 

vasco

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-58838
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
2,154
Động cơ
465,433 Mã lực
Chuyện ít biết về người con trai can trường của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Lược dịch từ bài “NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG PHÒNG GIAM TUYẾT TRẮNG” của cựu sĩ quan CIA Merle L. Pribbenow về Nguyễn Tài - người tù đã đánh bại những biện pháp tra tấn tinh vi, tàn bạo bậc nhất của cả Mỹ lẫn Nguỵ (VNCH).

NGUYỄN TÀI

Nguyễn Tài là nhân vật cấp cao nhất trong những tù nhân Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Tài đã điều hành các hoạt động tình báo, đặt bom, ám sát trong suốt 5 năm (1965 – 1970), giết chết hoặc làm bị thương hàng trăm kẻ địch. Cả Mỹ và VNCH đều cố gắng khai thác Nguyễn Tài với tất cả thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm nhất. Sĩ quan CIA Frank Snepp là người cuối cùng thẩm vấn Nguyễn Tài, đã dành 1 chương trong hồi ký để viết về ông, người được Frank Snepp đặt biệt danh “Người đàn ông trong phòng giam tuyết trắng”. Snepp tin rằng VNCH đã giết Nguyễn Tài vào tháng 4 năm 1975, nhưng thực tế Nguyễn Tài vẫn sống sót. Ông đã xuất bản cuốn hồi ký “Đối mặt với CIA”, mô tả chi tiết những năm tháng bị thẩm vấn và cách Nguyễn Tài vượt qua những biện pháp tinh vi, tàn bạo nhất.

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC

Nguyễn Tài là con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan, tác gia nổi tiếng Việt Nam. Chú của ông là Lê Văn Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Vào năm 1947, khi mới 21 tuổi, Nguyễn Tài trở thành Giám đốc Công an Hà Nội, lúc đó đang bị pháp chiếm đóng. Nguyễn Tài thành lập các đội ám sát đặc biệt với tên gọi “Đội Thanh Việt” để tiêu diệt thực dân Pháp và ********* bán nước.

Sau khi miền Bắc giải phóng, Nguyễn Tài thăng tiến trong Bộ Cộng an, được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị 2 (mật danh KG2). Trên cương vị đó, Nguyễn Tài đã ngăn chặn thành công các cuộc đột nhập của biệt kích nhảy dù do Mỹ và VNCH cài vào miền Bắc.

VÀO NAM

Năm 1964, Nguyễn Tài được cử vào Nam và tới năm 1969 trở thành Trưởng ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Với kinh nghiệm từ thời chống Pháp, Nguyễn Tài được Trung ương Cục miền Nam giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng an ninh trong thành phố, tiêu diệt chỉ huy địch và những tên ác ôn, tăng cường tấn công chính trị nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi trong hàng ngũ kẻ thù. Nguyễn Tài tuyển mộ nhiều thành viên, vận chuyển vũ khí và thực hiện một loạt các nhiệm vụ đánh bom, ám sát nhằm vào các quan chức, sĩ quan an ninh, tình báo Mỹ cũng như VNCH, tiêu diệt cả những phần tử phản bội.

BỊ BẮT

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, nhiều cơ sở trong nội đô bị phá vỡ, Nguyễn Tài rút ra hoạt động tại Đồng bằng sông Cửu Long. Vào tháng 12 năm 1970, Nguyễn Tài bị an ninh VNCH bắt giữ khi đang trên đường tham dự một cuộc họp.

Ban đầu, Nguyễn Tài khai mình là một sĩ quan mới được miền Bắc cử vào. Sau đó Nguyễn Tài dẫn dắt câu chuyện sang diễn biến khác, rằng ông là điệp viên được cử vào Nam để xây dựng vỏ bọc pháp lý trước khi sang Pháp để thực hiện nhiệm vụ bí mật, chỉ được tiết lộ khi ông đã hoàn thiện thủ tục sang Pháp. Nguyễn Tài đã câu giờ đủ lâu để các đồng chí của mình trốn thoát.

Tuy nhiên, việc Nguyễn Tài là điệp viên đã thu hút sự chú ý của các lãnh đạo cấp cao. Nguyễn Tài bị giải về Sài Gòn, nơi các chuyên gia hàng đẩu tại Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia (NIC) và Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (CIO) sẽ thẩm vấn ông.

CHIẾN LƯỢC HỎI CUNG

Nguyễn Tài khôn khéo giả vờ hợp tác, nhưng những thông tin ông khai ra, hoặc không quan trọng, hoặc đối phương đã biết hay không thể kiểm chứng. Nguyễn Tài che giấu hiểu biết về những tổ chức cộng sản ở miền Nam bằng cách khai mình mới từ ngoài Bắc xâm nhập bằng thuyền (chiến thuyền đã bị VNCH phát hiện và phá hủy vào tháng 11 năm 1970). Ông khai được cấp trên lựa chọn bởi trình độ tiếng Pháp, nhưng vì lý do an ninh nên chưa được biết nhiệm vụ. Lời khai của Nguyễn Tài về chương trình huấn luyện tình báo giống những gì các tù nhân trước đã khai, khiến đối phương không nghi ngờ. Những thông tin nhạy cảm Nguyễn Tài đã khai, một mặt khiến đối phương tin tưởng câu chuyện của ông, mặt khác chúng không hề gây thêm bất kỳ thiệt hại nào cho lực lượng của mình. Việc Nguyễn Tài tỏ ra kháng cự, và sau đó chỉ chịu khai khi bị các sĩ quan VNCH đánh đập càng làm tăng độ tin cậy của câu chuyện.

Lời khai của Nguyễn Tài bị lật tẩy vì một thành viên của Ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định bị bắt giữ khi đang cố dò la tung tích của Nguyễn Tài. CIO nghi ngờ vì một người thuộc cơ quan tình báo an ninh lại dò tìm một người thuộc cơ quan tình báo quân đội. Nguyễn Tài bị đưa trở lại phía VNCH.

LỜI THÚ NHẬN

VNCH tra tấn Nguyễn Tài bằng nhiều phương pháp tàn nhẫn. Chúng kích điện, đánh đập bằng gậy, đổ nước vào mũi trong khi bịt miệng, áp dụng “tra tấn kiểu giọt nước Trung Quốc” (nhỏ giọt từ từ lên sống mũi trong nhiều ngày), trói Nguyễn Tài trên ghế mà không cho ăn uống. Mặc dù vậy, Nguyễn Tài quyết không thay đổi lời khai.

Chúng chuyển sang đưa Nguyễn Tài ra để nhiều tù nhân nhận diện, qua đó VNCH biết chính xác ông là Trưởng ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Nguyễn Tài vẫn không chịu đổi lời khai, thậm chí lợi dụng danh tiếng của mình để đe dọa những kẻ dám tố cáo ông, tới mực một tên trong chúng đã tự vẫn.

VNCH chuyển sang kế hoạch khác. Chúng nói dối rằng sắp có một cuộc trao đổi tù binh cấp cao, và nếu Nguyễn Tài chịu khai ra thân phận sẽ được đưa vào diện trao đổi. Chúng cũng đưa các hình ảnh của ông trong buổi hộ tống Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm cấp Nhà nước ở Indonesia. Cuối cùng, Nguyễn Tài cũng chịu khai ra thân phận thật: “Tên thật là Nguyễn Tài, bí danh Tư Trọng, là đại tá của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN)”.

KHÔNG ĐẦU HÀNG

Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. VNCH buộc Nguyễn Tài phải cung cấp chi tiết về tiểu sử cá nhân. Ông từ chối và chúng tiếp tục tra tấn. Nguyễn Tài bị trói trên ghế suốt nhiều tuần liền, bị đánh đập, bỏ đói, không cho uống nước, bị treo hàng giờ liền. Sau hơn 6 tháng, thể chất và tinh thần của Nguyễn Tài bị suy giảm nghiêm trọng. Ông đã cố tự sát bằng cách cắt cổ tay, nhưng những kẻ thẩm vấn phát hiện và chữa trị kịp thời.

CĂN PHÒNG TRẮNG

Ngày 9 tháng 10 năm 1971, một sĩ quan Hoa Kỳ tên John Sexton được thả tự do tại Sài Gòn, mang theo lời nhắn của Bí thư Thành ủy Sài Gòn Trần Bạch Đằng đề nghị trao đổi Nguyễn Tài và một tù nhân khác là Lê Văn Hoài, đổi lấy một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Douglas Ramsay, bị bắt vào năm 1966, được cho là một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ. Mặc dù thỏa thuận đổ bể, mạng sống của Nguyễn Tài đã trở nên vô cùng giá trị.

Đầu năm 1972, Nguyễn Tài bị đưa tới giam giữ trong “phòng giam tuyết trắng”, một phòng giam được sơn trắng hoàn toàn, bật đèn suốt 24/24, bị làm lạnh bằng điều hòa công suất lớn (chúng biết ông sợ lạnh). Mục tiêu của phòng giam này là khiến Nguyễn Tài bị bối rối, mất phương hướng và khai ra sự thật một cách vô thức.

Sĩ quan CIA Peter Kapusta là người thẩm vấn Nguyễn Tài. Ông ta đảm bảo Nguyễn Tài không bị tra tấn bằng cách cung cấp sự chăm sóc y tế, thức ăn và quần áo mới. Nguyễn Tài từ chối vì không muốn ảnh hưởng tới “đạo đức cách mạng”. Nguyễn Tài đã thay đổi chiến thuật, cung cấp những lời khai hạn chế nhằm duy trì sự giam giữ của Hoa Kỳ, tránh việc bị đưa trở lại tay VNCH.

Sau vài tháng, Peter Kapusta được thay thế bởi Frank Snepp. Trước kia luôn có một thông dịch viên người Việt, thường là một phụ nữ trẻ tuổi. Frank Snepp thử nghiệm sử dụng thông dịch viên người Mỹ. Nguyễn Tài khiến Snepp tức điên lên khi vờ như mình không hiểu thông dịch viên người Mỹ này, mặc dù thực tế người đó nói tiếng Việt rất tốt. Sau này trong hồi ký, Nguyễn Tài làm vậy để Snepp đưa thông dịch viên người Việt trở lại. Ông sợ các đồng chí sẽ không thể xác định được diễn biến cuộc thẩm vấn và nghi ngờ ông.

Trong suốt thời gian bị giam giữ trong “phòng giam tuyết trắng”, Nguyễn Tài vẫn giữ được sự tỉnh táo. Ông luôn tự nhắc nhở lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với lý tưởng bản thân, với cả danh dự của gia đình nữa. Hàng ngày,ông thức dậy đúng giờ, chào cờ trước lá quốc kỳ được ông khắc lên tường và hát quốc ca. Ông tự sáng tác những bài thơ, bài hát trong đầu mình mà không cần giấy bút, những bài hát về Đảng và về gia đình.

HIỆP ĐỊNH PARIS

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết, trong đó có điều khoản về trao đổi tù binh. Qua Frank Snepp, Nguyễn Tài đã nắm được thông tin. Mặc dù vẫn bị giam trong “phòng giam tuyết trắng”, Nguyễn Tài lợi dụng Hiệp định Paris để không bị hành hạ.

Trước khi Sài Gòn được giải phóng, một sĩ quan VNCH ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Tài. Tuy nhiên lệnh đã đến quá trễ, CIO bận mải bỏ chạy. Những kẻ không chạy được sợ bị trả thù nên không dám ra tay. Nguyễn Tài được các đồng chí giải cứu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đoàn tụ với gia đình tại Hà Nội vào mùa thu năm đó. Ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ trong chính quyền Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2002, Nguyễn Tài được trao tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.

NGUỒN TÀI LIỆU

1. Frank Snepp, Decent Interval, (New York, NY: Random House, 1977). Although I was assigned to the CIA's Saigon station at the time of Tai's arrest and interrogation, I knew little of his case. The material below is based almost entirely on public-source documents.

2. Nguyen Tai, Doi Mat Voi CIA My [Face to Face with the CIA], (Hanoi: Writers Association Publishing House, 1999),

3. Bao Cong An Thanh Pho Ho Chi Minh [Ho Chi Minh City Public Security], newspaper, 13 June 2002, accessed on 15 June 2002 at: http:// www.cahcm.vnnews.com/1051/10510010.html Note: From the 1960s to the mid-1990s, the Ministry of Public Security was called the Ministry of the Interior, even though it was still referred to officially as the "Public Security Service," and its officers were called "public security officers." For simplicity, I have used the term "Ministry of Public Security" throughout.

4. Nguyen The Bao, Hanoi City Public Security Historical Research and Analysis Section, Cong An Thu Do: Nhung Chang Duong Lich Su (1945-1954) [Capital Public Security: A History (1945-1954)] (Hanoi, Vietnam: People's Public Security Publishing House, 1990), pp. 124-25, 132-33.

5. Snepp, p. 35.

6. Lt. Col. Hoang Mac and Maj. Nguyen Hung Linh, Ministry of Interior Political Security Department II, Luc Luong Chong Phan Dong: Lich Su Bien Nien (1954-1975); Luu Hanh Noi Bo [Anti-Reactionary Forces: Chronology of Events (1954-1975); Internal Distribution Only] (Hanoi: Public Security Publishing House, 1997), p. 183.

7. Nguyen Tai, p. 157; Phung Thien Tam, ed., Ky Niem Sau Sac Trong Doi Cong An [Profound Memories From the Lives of Public Security Officers] (Hanoi: People's Public Security Publishing House, Hanoi, 1995), p.71. For a detailed account of the successful North Vietnamese effort to capture these spy/commando teams and redirect them against US-South Vietnamese forces, see Sedgewick Tourison, Secret War, Secret Army: Washington's Tragic Spy Operation in North Vietnam (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 1995), and Kenneth Conboy and Dale Andrade, Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam (Lawrence, KS: University of Kansas Press, 2000).

8. The Hoang Minh Chinh Affair, still one of the Vietnamese communist party's darkest secrets, is referred to in: Public Security Science Institute, Cong An Nhan Dan Viet Nam, Tap II (Du Thao); Chi Luu Hanh Noi Bo [People's Public Security of Vietnam, Volume II (Draft); Internal Distribution Only] (Ho Chi Minh City, Vietnam: Ministry of Interior, 1978), p. 206; and in: Nguyen Tai, pp. 166-67. A fuller account of the Hoang Minh Chinh Affair can be found in: Bui Tin, Their True Face: The Political Memoirs of Bui Tin (Garden Grove, CA: Turpin Press, 1993), pp. 187-90, 370-87.

9. Ho Chi Minh City Public Security newspaper, 13 June 2002.

10. Hoang and Nguyen, Ministry of Interior Public Security Department II, p. 229.

11. Ho Chi Minh City Public Security newspaper, 13 June 2002. Note: According to the New York Times, 1 February 1969, the general involved, Maj. Gen. Nguyen Van Kiem of President Thieu's military staff, was wounded in this attack, but did not die.

12. Hoang and Nguyen, Ministry of Interior Public Security Department II, pp. 234-37; Ho Son Dai and Tran Phan Chan, War Recapitulation Section of the Ho Chi Minh City Party Committee, Lich Su Saigon-Cho Lon-Gia Dinh Khang Chien (1945-1975) [History of the Resistance War in Saigon-Cho Lon-Gia Dinh (1945-1975)], Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Publishing House, 1994), pp. 575-76.

13. Nguyen Tai, pp. 27, 32.

14. Ibid., pp. 40-41.

15. Joseph J. Trento, The Secret History of the CIA (New York, NY: Prima Publishing, 2001). On p. 352, the author writes: "In 1971, Peter Kapusta was the CIA's top hostile interrogator of non-military North Vietnamese intelligence officers at the National Interrogation Center in Saigon. His colleague John Bodine handled military intelligence interrogations. One day, Bodine came to Kapusta with a plea for help. Something about a North Vietnamese captain he was interrogating did not ring true. Kapusta began to work on the case. It did not take him long to establish that the "captain" was in fact the North Vietnamese general in charge of counterintelligence. The general turned out to be one of the most important prisoners the United States ever captured in Vietnam."

16. Nguyen Tai, pp. 71-73.

17. A post-war communist account describes this woman as the daughter of a senior South Vietnamese police officer who had been seduced by one of Tai's Public Security assassins. Ibid., pp. 105-06; Phung Thien Tam, pp. 224-28.

18. Nguyen Tai, pp. 100-02; Snepp, p. 31.

19. Nguyen Tai, p. 95.

20. Ibid., p. 114.

21. Ibid., pp. 118-48. Tai says that when he was finally released in 1975 and told his story to his communist superiors, he was criticized for his suicide attempt, which some of the communist leaders viewed as a sign of weakness (p. 145).

22. Ibid., p. 88.

23. Ho Son Dai and Tran Phan Chan, pp. 575-77.

24. Nguyen Tai, p. 145; Snepp, pp. 32-33; New York Times, 9, 10, 12 October 1971.

25. Tai claims that North Vietnamese Minister of Interior Tran Quoc Hoan told him after the war was over that the leadership had realized that the chances for an actual prisoner exchange prior to a final peace agreement were poor, but their immediate objective was to "make it impossible for the Americans and their puppets to kill me" (Nguyen Tai, p. 145).

26. Only when released in April 1975 did Tai discover that he was back at the National Interrogation Center in Saigon, the same place where American officers "Fair" and "John" had interrogated him a year earlier. Nguyen Tai, pp. 149-51; Snepp, pp. 31, 35.

27. William Corson, Susan Trento, and Joseph J. Trento, Widows (London, UK: Futura Publications, 1990), pp. 98, 219, 260; David Wise, Molehunt (New York, NY: Random House, 1992), p. 219.

28. Nguyen Tai, pp. 155-56, 182; Snepp, pp. 35-36.

29. Nguyen Tai, pp. 161-62.

30. Ibid., p. 175.

31. Ibid., pp. 203-04.

32. Ibid., pp. 214-17; Snepp, pp. 36-37.

33. Nguyen Tai, pp. 70-71, 82.

34. Ibid., pp. 24, 71, 186, 210-11.

35. Snepp, p. 37.

36. Nguyen Tai, pp. 243-44.

- Đàm Quang Trường -
FB_IMG_1585109445477.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Khu vực này nằm ngoài tầm pháo của Bắc Việt Nam nên Mỹ xây dựng căn cứ Vandegríft đề sửa chữa trực thăng hư hỏng
Lam Son 719 (1_1).jpg


Lam Son 719 (4_34).jpg

2-1971 – trực thăng CH-53 cầu trực thăng vũ trang AH-1 Cobra hư hỏng tại Hạ Lào vể căn cứ Vandegríft đề sửa chữa

Lam Son 719 (4_35).jpg

2-1971 – trực thăng CH-53 cầu trực thăng vũ trang AH-1 Cobra hư hỏng tại Hạ Lào vể căn cứ Vandegríft đề sửa chữa
 
Chỉnh sửa cuối:

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,771
Động cơ
1,231,439 Mã lực
Để chuẩn bị trước cho cuộc hành quân, Trung tướng Williams Sutherland đưa ra cuộc hành quân mang tên sặc Mỹ: Dewey Canyon
Dewey Canyon có hai giai đoạn
Giai đoạn 1 gọi tên là
Dewey Canyon 1: thực hiện từ trước khi khởi sự, hoàn toàn do người Mỹ làm, chỉ có chỉ huy cao cấp VNCH biết.
Người Mỹ phải tu bổ đường Quốc lộ 9, xây dựng lại cầu cống để xe cộ hành quân trên lãnh thổ Việt Nam. Gọi là Quốc lộ, thực ra cũng chỉ là con đường nhỏ, đường mòn. Trên lãnh thổ Lào thì công binh Mỹ không được bước qua, cho nên khi hành quân trên đường 9 phía Lào, phải có xe ủi đất đi trước mở đường, không thì xe cũng chẳng qua nổi những bụi rậm chằng chịt. Vì thế chỉ 20 km từ Lao Bảo tới Bản Đông mà quân đội Nam Việt Nam phải hành quân mất ba ngày, tính ra 7 km/ngày
Ngoài ra, một con đường phụ chạy song song với Quốc lộ 9 trên lãnh thổ Việt Nam do công binh Mỹ xây dựng phục vụ cho Chiến dịch Lsm Sơn 719, chạy từ Căn cứ hoả lực Elliott tới Khe Sanh, được đặt tên là Red Devil Road. Hình này cho thấy địa hình khu vực xung quanh QL9 rất hiểm trở
Lam Son 719 (4_69).jpg
Địa hình đoạn này hiểm trở thật, chỉ lệch tay lái chút là xuống vực ngay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Giai đoạn 2 (Dewey Canyon 2): chính là cuộc hành quân vào Hạ Lào của Lực lượng VNCH
Vì Việt Nam hoá, Mỹ cho phép VNCH đổi tên gọi vì thế cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 nhưng song song với tên ban đầu Dewey Canyon 2
Trên bản đồ hành quân, VNCH lấy mật danh tiếng Việt: Bản Đông được gọi là A Lưới (không phải A Lưới ở thung lũng A Shau, Huế cách đó 250 km) tương tự Sê pôn được gọi là A Shau. Các căn cứ hoả lực khác mang tên tiếng Việt
Căn cứ 30 mật danh Hoa Đại, bọn Mỹ lấy chữ H và chữ D ở đầu hai chữ gọi là Hotel Delta
Căn cứ 31, căn cứ trung tâm Lữ đoàn 3 Dù của Nguyễn Văn Thọ (mật danh: Tuyết Châu. Bọn Mỹ cũng lấy hai chữ T và C gọi là Tango Charli) và căn cứ 32 (chưa có ám danh)
Lam Son 719 (1_4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Ngày khởi sự Lam Sơn 719 : sáng 8 tháng 2 năm 1971
“Hôm nay mùng 8 tháng 2 năm 1971, tôi đã ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công vào các căn cứ Cộng sản Bắc Việt nằm trên lãnh thổ Ai Lao, dọc theo biên giới Lào Việt thuộc Quân khu 1”
Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Lam Son 719 (3_1).jpg
Lam Son 719 (3_2).jpg
Lam Son 719 (3_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719 là Trung tướng Hoàng Xuân lãm. Cố vấn (chỉ huy thực chất) là Trung tướng James William Sutherland, chỉ huy Quân đoàn 24 Hoa Kỳ
Lam Son 719 (2_1).jpg

8-2-1971, Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lệnh vùng chiến thuật I, chỉ huy chiến dịch Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào. Ảnh: Larry Burrows

Lam Son 719 (2_2).jpg

8-2-1971, Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lệnh vùng chiến thuật I, chỉ huy chiến dịch Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào cùng Thiếu tướng Matt Jackson, Cố vấn Hoa Kỳ . Ảnh: Larry Burrows

Lam Son 719 (2_3).jpg

8-2-1971, Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lệnh vùng chiến thuật I, chỉ huy chiến dịch Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào cùng Thiếu tướng Matt Jackson, Cố vấn Hoa Kỳ . Ảnh: Larry Burrows
Lam Son 719 (2_4).jpg

8-2-1971, Trung tướng Hoàng Xuân Lãm thăm binh sĩ VNCH trước lúc xuất quân Chiến dịch Lam Sơn 719. Ảnh: Larry Burrows
 
Chỉnh sửa cuối:

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,800
Động cơ
278,096 Mã lực
Thực ra tuyến QL9 có thể tình trạng xấu ở đoạn gần biên giới 2 nước Việt - Lào. CÒn đoạn bên Lào thì bộ đội VN sử dụng thường xuyên cho công tác vận tải chiến lược trên đường Trườn SƠn.

Không ảnh 1 đoạn QL9 gần Sê Pôn, em nhớ khoảng năm 68-69 gì đó.

[7.29] Không ảnh (17): Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào), sân bay Xê Pôn (Lào), trong kháng chiến chống Mỹ
Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào) vượt qua sông Sê Bang Hiêng. Phía trên - trái là sân bay Xê Pôn.

Ngầm Thà Khống là 1 trọng điểm trên tuyến vận tải đường 559/ đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ. Các vệt/ điểm trắng là dấu vết hố bom. Dải trắng như sợi chỉ là tuyến QL9 chạy từ tây sang đông

1585112109955.png


 

Chim ăn thịt

Xe buýt
Biển số
OF-510117
Ngày cấp bằng
15/5/17
Số km
871
Động cơ
188,665 Mã lực
Tuổi
46
Chuyện ít biết về người con trai can trường của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Lược dịch từ bài “NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG PHÒNG GIAM TUYẾT TRẮNG” của cựu sĩ quan CIA Merle L. Pribbenow về Nguyễn Tài - người tù đã đánh bại những biện pháp tra tấn tinh vi, tàn bạo bậc nhất của cả Mỹ lẫn Nguỵ (VNCH).

NGUYỄN TÀI

Nguyễn Tài là nhân vật cấp cao nhất trong những tù nhân Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Tài đã điều hành các hoạt động tình báo, đặt bom, ám sát trong suốt 5 năm (1965 – 1970), giết chết hoặc làm bị thương hàng trăm kẻ địch. Cả Mỹ và VNCH đều cố gắng khai thác Nguyễn Tài với tất cả thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm nhất. Sĩ quan CIA Frank Snepp là người cuối cùng thẩm vấn Nguyễn Tài, đã dành 1 chương trong hồi ký để viết về ông, người được Frank Snepp đặt biệt danh “Người đàn ông trong phòng giam tuyết trắng”. Snepp tin rằng VNCH đã giết Nguyễn Tài vào tháng 4 năm 1975, nhưng thực tế Nguyễn Tài vẫn sống sót. Ông đã xuất bản cuốn hồi ký “Đối mặt với CIA”, mô tả chi tiết những năm tháng bị thẩm vấn và cách Nguyễn Tài vượt qua những biện pháp tinh vi, tàn bạo nhất.

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC

Nguyễn Tài là con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan, tác gia nổi tiếng Việt Nam. Chú của ông là Lê Văn Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, ********** Bộ Nội vụ. Vào năm 1947, khi mới 21 tuổi, Nguyễn Tài trở thành Giám đốc Công an Hà Nội, lúc đó đang bị pháp chiếm đóng. Nguyễn Tài thành lập các đội ám sát đặc biệt với tên gọi “Đội Thanh Việt” để tiêu diệt thực dân Pháp và ********* bán nước.

Sau khi miền Bắc giải phóng, Nguyễn Tài thăng tiến trong Bộ Cộng an, được bổ nhiệm làm ********** Cục Bảo vệ Chính trị 2 (mật danh KG2). Trên cương vị đó, Nguyễn Tài đã ngăn chặn thành công các cuộc đột nhập của biệt kích nhảy dù do Mỹ và VNCH cài vào miền Bắc.

VÀO NAM

Năm 1964, Nguyễn Tài được cử vào Nam và tới năm 1969 trở thành Trưởng ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Với kinh nghiệm từ thời chống Pháp, Nguyễn Tài được Trung ương Cục miền Nam giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng an ninh trong thành phố, tiêu diệt chỉ huy địch và những tên ác ôn, tăng cường tấn công chính trị nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi trong hàng ngũ kẻ thù. Nguyễn Tài tuyển mộ nhiều thành viên, vận chuyển vũ khí và thực hiện một loạt các nhiệm vụ đánh bom, ám sát nhằm vào các quan chức, sĩ quan an ninh, tình báo Mỹ cũng như VNCH, tiêu diệt cả những phần tử phản bội.

BỊ BẮT

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, nhiều cơ sở trong nội đô bị phá vỡ, Nguyễn Tài rút ra hoạt động tại Đồng bằng sông Cửu Long. Vào tháng 12 năm 1970, Nguyễn Tài bị an ninh VNCH bắt giữ khi đang trên đường tham dự một cuộc họp.

Ban đầu, Nguyễn Tài khai mình là một sĩ quan mới được miền Bắc cử vào. Sau đó Nguyễn Tài dẫn dắt câu chuyện sang diễn biến khác, rằng ông là điệp viên được cử vào Nam để xây dựng vỏ bọc pháp lý trước khi sang Pháp để thực hiện nhiệm vụ bí mật, chỉ được tiết lộ khi ông đã hoàn thiện thủ tục sang Pháp. Nguyễn Tài đã câu giờ đủ lâu để các đồng chí của mình trốn thoát.

Tuy nhiên, việc Nguyễn Tài là điệp viên đã thu hút sự chú ý của các lãnh đạo cấp cao. Nguyễn Tài bị giải về Sài Gòn, nơi các chuyên gia hàng đẩu tại Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia (NIC) và Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (CIO) sẽ thẩm vấn ông.

CHIẾN LƯỢC HỎI CUNG

Nguyễn Tài khôn khéo giả vờ hợp tác, nhưng những thông tin ông khai ra, hoặc không quan trọng, hoặc đối phương đã biết hay không thể kiểm chứng. Nguyễn Tài che giấu hiểu biết về những tổ chức cộng sản ở miền Nam bằng cách khai mình mới từ ngoài Bắc xâm nhập bằng thuyền (chiến thuyền đã bị VNCH phát hiện và phá hủy vào tháng 11 năm 1970). Ông khai được cấp trên lựa chọn bởi trình độ tiếng Pháp, nhưng vì lý do an ninh nên chưa được biết nhiệm vụ. Lời khai của Nguyễn Tài về chương trình huấn luyện tình báo giống những gì các tù nhân trước đã khai, khiến đối phương không nghi ngờ. Những thông tin nhạy cảm Nguyễn Tài đã khai, một mặt khiến đối phương tin tưởng câu chuyện của ông, mặt khác chúng không hề gây thêm bất kỳ thiệt hại nào cho lực lượng của mình. Việc Nguyễn Tài tỏ ra kháng cự, và sau đó chỉ chịu khai khi bị các sĩ quan VNCH đánh đập càng làm tăng độ tin cậy của câu chuyện.

Lời khai của Nguyễn Tài bị lật tẩy vì một thành viên của Ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định bị bắt giữ khi đang cố dò la tung tích của Nguyễn Tài. CIO nghi ngờ vì một người thuộc cơ quan tình báo an ninh lại dò tìm một người thuộc cơ quan tình báo quân đội. Nguyễn Tài bị đưa trở lại phía VNCH.

LỜI THÚ NHẬN

VNCH tra tấn Nguyễn Tài bằng nhiều phương pháp tàn nhẫn. Chúng kích điện, đánh đập bằng gậy, đổ nước vào mũi trong khi bịt miệng, áp dụng “tra tấn kiểu giọt nước Trung Quốc” (nhỏ giọt từ từ lên sống mũi trong nhiều ngày), trói Nguyễn Tài trên ghế mà không cho ăn uống. Mặc dù vậy, Nguyễn Tài quyết không thay đổi lời khai.

Chúng chuyển sang đưa Nguyễn Tài ra để nhiều tù nhân nhận diện, qua đó VNCH biết chính xác ông là Trưởng ban An ninh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Nguyễn Tài vẫn không chịu đổi lời khai, thậm chí lợi dụng danh tiếng của mình để đe dọa những kẻ dám tố cáo ông, tới mực một tên trong chúng đã tự vẫn.

VNCH chuyển sang kế hoạch khác. Chúng nói dối rằng sắp có một cuộc trao đổi tù binh cấp cao, và nếu Nguyễn Tài chịu khai ra thân phận sẽ được đưa vào diện trao đổi. Chúng cũng đưa các hình ảnh của ông trong buổi hộ tống Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm cấp Nhà nước ở Indonesia. Cuối cùng, Nguyễn Tài cũng chịu khai ra thân phận thật: “Tên thật là Nguyễn Tài, bí danh Tư Trọng, là đại tá của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN)”.

KHÔNG ĐẦU HÀNG

Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. VNCH buộc Nguyễn Tài phải cung cấp chi tiết về tiểu sử cá nhân. Ông từ chối và chúng tiếp tục tra tấn. Nguyễn Tài bị trói trên ghế suốt nhiều tuần liền, bị đánh đập, bỏ đói, không cho uống nước, bị treo hàng giờ liền. Sau hơn 6 tháng, thể chất và tinh thần của Nguyễn Tài bị suy giảm nghiêm trọng. Ông đã cố tự sát bằng cách cắt cổ tay, nhưng những kẻ thẩm vấn phát hiện và chữa trị kịp thời.

CĂN PHÒNG TRẮNG

Ngày 9 tháng 10 năm 1971, một sĩ quan Hoa Kỳ tên John Sexton được thả tự do tại Sài Gòn, mang theo lời nhắn của Bí thư Thành ủy Sài Gòn Trần Bạch Đằng đề nghị trao đổi Nguyễn Tài và một tù nhân khác là Lê Văn Hoài, đổi lấy một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Douglas Ramsay, bị bắt vào năm 1966, được cho là một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ. Mặc dù thỏa thuận đổ bể, mạng sống của Nguyễn Tài đã trở nên vô cùng giá trị.

Đầu năm 1972, Nguyễn Tài bị đưa tới giam giữ trong “phòng giam tuyết trắng”, một phòng giam được sơn trắng hoàn toàn, bật đèn suốt 24/24, bị làm lạnh bằng điều hòa công suất lớn (chúng biết ông sợ lạnh). Mục tiêu của phòng giam này là khiến Nguyễn Tài bị bối rối, mất phương hướng và khai ra sự thật một cách vô thức.

Sĩ quan CIA Peter Kapusta là người thẩm vấn Nguyễn Tài. Ông ta đảm bảo Nguyễn Tài không bị tra tấn bằng cách cung cấp sự chăm sóc y tế, thức ăn và quần áo mới. Nguyễn Tài từ chối vì không muốn ảnh hưởng tới “đạo đức cách mạng”. Nguyễn Tài đã thay đổi chiến thuật, cung cấp những lời khai hạn chế nhằm duy trì sự giam giữ của Hoa Kỳ, tránh việc bị đưa trở lại tay VNCH.

Sau vài tháng, Peter Kapusta được thay thế bởi Frank Snepp. Trước kia luôn có một thông dịch viên người Việt, thường là một phụ nữ trẻ tuổi. Frank Snepp thử nghiệm sử dụng thông dịch viên người Mỹ. Nguyễn Tài khiến Snepp tức điên lên khi vờ như mình không hiểu thông dịch viên người Mỹ này, mặc dù thực tế người đó nói tiếng Việt rất tốt. Sau này trong hồi ký, Nguyễn Tài làm vậy để Snepp đưa thông dịch viên người Việt trở lại. Ông sợ các đồng chí sẽ không thể xác định được diễn biến cuộc thẩm vấn và nghi ngờ ông.

Trong suốt thời gian bị giam giữ trong “phòng giam tuyết trắng”, Nguyễn Tài vẫn giữ được sự tỉnh táo. Ông luôn tự nhắc nhở lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với lý tưởng bản thân, với cả danh dự của gia đình nữa. Hàng ngày,ông thức dậy đúng giờ, chào cờ trước lá quốc kỳ được ông khắc lên tường và hát quốc ca. Ông tự sáng tác những bài thơ, bài hát trong đầu mình mà không cần giấy bút, những bài hát về Đảng và về gia đình.

HIỆP ĐỊNH PARIS

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết, trong đó có điều khoản về trao đổi tù binh. Qua Frank Snepp, Nguyễn Tài đã nắm được thông tin. Mặc dù vẫn bị giam trong “phòng giam tuyết trắng”, Nguyễn Tài lợi dụng Hiệp định Paris để không bị hành hạ.

Trước khi Sài Gòn được giải phóng, một sĩ quan VNCH ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Tài. Tuy nhiên lệnh đã đến quá trễ, CIO bận mải bỏ chạy. Những kẻ không chạy được sợ bị trả thù nên không dám ra tay. Nguyễn Tài được các đồng chí giải cứu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đoàn tụ với gia đình tại Hà Nội vào mùa thu năm đó. Ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ trong chính quyền Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2002, Nguyễn Tài được trao tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.

NGUỒN TÀI LIỆU

1. Frank Snepp, Decent Interval, (New York, NY: Random House, 1977). Although I was assigned to the CIA's Saigon station at the time of Tai's arrest and interrogation, I knew little of his case. The material below is based almost entirely on public-source documents.

2. Nguyen Tai, Doi Mat Voi CIA My [Face to Face with the CIA], (Hanoi: Writers Association Publishing House, 1999),

3. Bao Cong An Thanh Pho Ho Chi Minh [Ho Chi Minh City Public Security], newspaper, 13 June 2002, accessed on 15 June 2002 at: http:// www.cahcm.vnnews.com/1051/10510010.html Note: From the 1960s to the mid-1990s, the Ministry of Public Security was called the Ministry of the Interior, even though it was still referred to officially as the "Public Security Service," and its officers were called "public security officers." For simplicity, I have used the term "Ministry of Public Security" throughout.

4. Nguyen The Bao, Hanoi City Public Security Historical Research and Analysis Section, Cong An Thu Do: Nhung Chang Duong Lich Su (1945-1954) [Capital Public Security: A History (1945-1954)] (Hanoi, Vietnam: People's Public Security Publishing House, 1990), pp. 124-25, 132-33.

5. Snepp, p. 35.

6. Lt. Col. Hoang Mac and Maj. Nguyen Hung Linh, Ministry of Interior Political Security Department II, Luc Luong Chong Phan Dong: Lich Su Bien Nien (1954-1975); Luu Hanh Noi Bo [Anti-Reactionary Forces: Chronology of Events (1954-1975); Internal Distribution Only] (Hanoi: Public Security Publishing House, 1997), p. 183.

7. Nguyen Tai, p. 157; Phung Thien Tam, ed., Ky Niem Sau Sac Trong Doi Cong An [Profound Memories From the Lives of Public Security Officers] (Hanoi: People's Public Security Publishing House, Hanoi, 1995), p.71. For a detailed account of the successful North Vietnamese effort to capture these spy/commando teams and redirect them against US-South Vietnamese forces, see Sedgewick Tourison, Secret War, Secret Army: Washington's Tragic Spy Operation in North Vietnam (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 1995), and Kenneth Conboy and Dale Andrade, Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam (Lawrence, KS: University of Kansas Press, 2000).

8. The Hoang Minh Chinh Affair, still one of the Vietnamese communist party's darkest secrets, is referred to in: Public Security Science Institute, Cong An Nhan Dan Viet Nam, Tap II (Du Thao); Chi Luu Hanh Noi Bo [People's Public Security of Vietnam, Volume II (Draft); Internal Distribution Only] (Ho Chi Minh City, Vietnam: Ministry of Interior, 1978), p. 206; and in: Nguyen Tai, pp. 166-67. A fuller account of the Hoang Minh Chinh Affair can be found in: Bui Tin, Their True Face: The Political Memoirs of Bui Tin (Garden Grove, CA: Turpin Press, 1993), pp. 187-90, 370-87.

9. Ho Chi Minh City Public Security newspaper, 13 June 2002.

10. Hoang and Nguyen, Ministry of Interior Public Security Department II, p. 229.

11. Ho Chi Minh City Public Security newspaper, 13 June 2002. Note: According to the New York Times, 1 February 1969, the general involved, Maj. Gen. Nguyen Van Kiem of President Thieu's military staff, was wounded in this attack, but did not die.

12. Hoang and Nguyen, Ministry of Interior Public Security Department II, pp. 234-37; Ho Son Dai and Tran Phan Chan, War Recapitulation Section of the Ho Chi Minh City Party Committee, Lich Su Saigon-Cho Lon-Gia Dinh Khang Chien (1945-1975) [History of the Resistance War in Saigon-Cho Lon-Gia Dinh (1945-1975)], Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Publishing House, 1994), pp. 575-76.

13. Nguyen Tai, pp. 27, 32.

14. Ibid., pp. 40-41.

15. Joseph J. Trento, The Secret History of the CIA (New York, NY: Prima Publishing, 2001). On p. 352, the author writes: "In 1971, Peter Kapusta was the CIA's top hostile interrogator of non-military North Vietnamese intelligence officers at the National Interrogation Center in Saigon. His colleague John Bodine handled military intelligence interrogations. One day, Bodine came to Kapusta with a plea for help. Something about a North Vietnamese captain he was interrogating did not ring true. Kapusta began to work on the case. It did not take him long to establish that the "captain" was in fact the North Vietnamese general in charge of counterintelligence. The general turned out to be one of the most important prisoners the United States ever captured in Vietnam."

16. Nguyen Tai, pp. 71-73.

17. A post-war communist account describes this woman as the daughter of a senior South Vietnamese police officer who had been seduced by one of Tai's Public Security assassins. Ibid., pp. 105-06; Phung Thien Tam, pp. 224-28.

18. Nguyen Tai, pp. 100-02; Snepp, p. 31.

19. Nguyen Tai, p. 95.

20. Ibid., p. 114.

21. Ibid., pp. 118-48. Tai says that when he was finally released in 1975 and told his story to his communist superiors, he was criticized for his suicide attempt, which some of the communist leaders viewed as a sign of weakness (p. 145).

22. Ibid., p. 88.

23. Ho Son Dai and Tran Phan Chan, pp. 575-77.

24. Nguyen Tai, p. 145; Snepp, pp. 32-33; New York Times, 9, 10, 12 October 1971.

25. Tai claims that North Vietnamese Minister of Interior Tran Quoc Hoan told him after the war was over that the leadership had realized that the chances for an actual prisoner exchange prior to a final peace agreement were poor, but their immediate objective was to "make it impossible for the Americans and their puppets to kill me" (Nguyen Tai, p. 145).

26. Only when released in April 1975 did Tai discover that he was back at the National Interrogation Center in Saigon, the same place where American officers "Fair" and "John" had interrogated him a year earlier. Nguyen Tai, pp. 149-51; Snepp, pp. 31, 35.

27. William Corson, Susan Trento, and Joseph J. Trento, Widows (London, UK: Futura Publications, 1990), pp. 98, 219, 260; David Wise, Molehunt (New York, NY: Random House, 1992), p. 219.

28. Nguyen Tai, pp. 155-56, 182; Snepp, pp. 35-36.

29. Nguyen Tai, pp. 161-62.

30. Ibid., p. 175.

31. Ibid., pp. 203-04.

32. Ibid., pp. 214-17; Snepp, pp. 36-37.

33. Nguyen Tai, pp. 70-71, 82.

34. Ibid., pp. 24, 71, 186, 210-11.

35. Snepp, p. 37.

36. Nguyen Tai, pp. 243-44.

- Đàm Quang Trường -
FB_IMG_1585109445477.jpg
Quê hương Việt Nam tôi ra ngõ là gặp anh hùng, nói cho dù nhiều mỹ từ vẫn còn thiếu!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Cũng từ mờ sáng ấy, từng đợt máy bay B-52 Mỹ đã ném thêm hàng nghìn tấn bom xuống quanh Sê Pôn, Bản Đông và dọc hai bên đường 9. Rồi, khi trời vừa hửng sáng, Dư Quốc Đống rồi Hoàng Xuân Lãm, xuống tận Lữ dù 3, đội tiên phong toàn Sư dù, mũi tiên phong toàn Quân đoàn, thi nhau gào thét điên cuồng để cổ suý tinh thần binh lính
Lều trại đã nhổ gọn. Toàn Lữ dù 3 hoàn toàn sẵn sàng để lên trực thăng. Tuy nhiên, vẫn cần thám sát tình hình địa hình lại một lần cuối, Thọ ra lệnh cho Phát, Thạch theo mình. Ba tên cưỡi ba chiếc UH-1D (trực thăng loại nhỏ chở được năm, sáu người, động cơ tốt) cùng nhằm thẳng hướng tây tiến tới. Trời Việt vẫn mù mây. Chốc chốc mới thấy một ngọn núi nhô lên khỏi biển mây trắng xoá. Nhưng khi vượt qua Lao Bào, mây nhẹ dần, đã thấy trời trong ra và nhìn rõ ở bên dưới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Đường số 9 kia rồi! Một sợi chỉ màu xám mốc bò ngoằn ngoèo giữa những dải núi non, trùng trùng điệp điệp. xanh rì. 655 kia rồi: Một quả đồi trọc nổi lên khá tròn trĩnh. Mé nam đồi có nhiều cây xanh. Phía đông, phía bắc là rừng rậm.
Lượn vòng xem xét quanh cái 30 ấy thêm mấy phút nữa. Thọ cùng Phát, Thạch tiếp tục bay sâu vào phía điểm cao 456. Đó là một ngọn đồi trọc hình dài, một đầu nhô cao hẳn lên (đầu phía bắc) một đầu thấp hẳn xuống (đầu phía nam) ở giữa, chính đỉnh lại là một yên ngựa khá rộng. 456 cũng trọc, toàn một màu vàng úa. Phía tây, dưới chân đồi là một dòng suối nhỏ thấp thoáng hiện ra dưới những bụi cây rậm. Quanh 456, các đồi khác cũng gần như trọc, cây cối lưa thưa. Xế dưới chân đồi, ở mỏm nam có một vạt đất lớn bằng phẳng có thể làm bãi đổ quân rất tốt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top