[Funland] Cuộc sống ở Mỹ của một người lao động gốc Việt qua ảnh.

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Một em bé ngoại quốc cũng mặc áo dài đi chợ Tết Việt Nam.

20240120_112054.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Trong chợ Tết luôn có nhân viên đi quét dọn.

20240120_112359.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Một nhóm các cụ tuổi về hưu ngồi uống cà phê, ăn sáng trong chợ.

20240120_112528.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Các cửa hàng vàng bạc trong chợ cũng đông khách.

20240120_113113.jpg
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,299
Động cơ
67,487 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vừa đọc được đoạn này qua còm của một cụ trên fun, khá là ngạc nhiên, mong cụ thớt chia sẻ thêm ah.
"Ở Mỹ ý....không biết dân chủ tự do ở mức độ nào nhưng trong xh dân mỹ thì giá trị về gia đình luôn được đề cao ở mức cực đoan. Họ có thể ngồi trên cả pháp luật để bảo vệ các thành viên gia đình nếu cần.
Tình trạng này đã là chuyện bình thường từ hồi bắn súng 2 tay như một, đuổi nhau trên nóc tàu hoả.....chứ không phải chuyện hôm qua."
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Các luật lệ, qui định của từng thành phố sẽ được đưa ra cho người dân thành phố đó đi bầu, biểu quyết yes hoặc no bằng đa số phiếu.

20240121_083919.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Em vừa đọc được đoạn này qua còm của một cụ trên fun, khá là ngạc nhiên, mong cụ thớt chia sẻ thêm ah.
"Ở Mỹ ý....không biết dân chủ tự do ở mức độ nào nhưng trong xh dân mỹ thì giá trị về gia đình luôn được đề cao ở mức cực đoan. Họ có thể ngồi trên cả pháp luật để bảo vệ các thành viên gia đình nếu cần.
Tình trạng này đã là chuyện bình thường từ hồi bắn súng 2 tay như một, đuổi nhau trên nóc tàu hoả.....chứ không phải chuyện hôm qua."
Cá nhân em, em chưa thấy ai công khai đứng trên luật pháp để bảo vệ thành viên trong gia đình.
Em nghĩ như thế này.
Từ xưa đến nay, từ Tây sang Đông, ở đâu cũng có những người xem trọng gia đình đến mức vi phạm luật pháp.
Xã hội Mỹ tập hợp cả trăm dân tộc từ khắp thế giới đổ về sinh sống, do đó có cả trăm nền văn hóa, tập tục sinh hoạt gia đình khác nhau được mang về đây. Nên không thể thấy một vài hiện tượng, vài sắc dân rồi qui ra đó là cả xã hội Mỹ. Thí dụ như em về Hà Nội, em thấy một số người chạy xe bất chấp luật giao thông, em cũng không thể nói là người Hà Nội chạy xe ẩu tả, bởi vì em biết Hà Nội là nơi qui tụ rất nhiều người từ các tỉnh thành khác về sinh sống.
Thí dụ như người đạo Hồi ở Mỹ, phụ nữ Hồi giáo trong công ty em họ vẫn trùm khăn đi làm, dù đã tốt nghiệp đại học ở Mỹ.
Phụ nữ Châu Á ở Mỹ cũng vẫn tôn trọng chồng hơn phụ nữ gốc Châu Âu ( Đức, Pháp....) ở Mỹ...
Trẻ em Việt Nam, Tàu, Nhật...
dù sinh ở Mỹ cũng có khuynh hướng phụ thuộc gia đình, nghe lời cha mẹ hơn trẻ em có nguồn gốc Châu Âu.
Vài sắc dân có truyền thống bảo vệ gia đình rất mạnh mẽ ở Mỹ là Mexico, Ý...
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Có chứ mợ. Nó đã biết lên xe là phải seat belt từ hồi còn ngồi trong baby car seat. 😀

Do bộ quần áo lính rộng thùng thình nên khó nhìn thôi.
Mợ nhìn vào phía dưới mũi tên đỏ sẽ thấy dây seat belt màu đen.

20240120_100605.jpg




Tấm ảnh khác dưới đây sẽ thấy rõ seat belt.

20240120_100136.jpg


Ở Mỹ mà leo lên xe ngồi ( dù là lái xe hoặc là hành khách) mà không chịu seat belt thì một là bị tâm thần, hai là từ xứ khác mới qua được vài ngày. 😀
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Thêm một ngày mùa đông, nắng vàng rực rỡ ở Little Sài Gòn.


20240121_125348.jpg
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,728
Động cơ
226,676 Mã lực
Em cũng đang đi chơi ở New York, hôm nay trời nắng đẹp, góp vui với mợ chủ thớt vài tấm hình ạ

Hình chụp từ trên tàu ra thăm tượng nữ thần tự do
IMG_3753.jpeg

Khu tưởng niệm 11/9
IMG_3625.jpeg

Cảnh sát tại khu tưởng niệm 11/9
IMG_3630.jpeg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Em cũng đang đi chơi ở New York, hôm nay trời nắng đẹp, góp vui với mợ chủ thớt vài tấm hình ạ

Hình chụp từ trên tàu ra thăm tượng nữ thần tự do
IMG_3753.jpeg

Khu tưởng niệm 11/9
IMG_3625.jpeg

Cảnh sát tại khu tưởng niệm 11/9
IMG_3630.jpeg
Cảm ơn cụ 😀
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,481
Động cơ
224,373 Mã lực
Mấy con vịt trông thật vô tư. Mà thật sự bọn chim chóc, vịt ngan bên này chẳng biết sợ con người.
Ra biển làm picnic tụi hải âu còn nhào vô cướp mồi chứ ở đó mà nó sợ he he
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,029
Động cơ
105,719 Mã lực
Một trong những dòng kênh, hệ thống thoát nước chính của thành phố, đảm bảo dù mưa lớn đến đâu, thành phố cũng không thể bị ngập nước.

2024-01-21_11-33-09.jpg
 

Gia Bảo Anh

Xe buýt
Biển số
OF-492295
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
501
Động cơ
188,568 Mã lực
Tuổi
54
Không định còm trong thớt của cụ vì em tôn trọng chia sẻ của cụ, tuy nhiên đến post này thì em hoàn toàn có thể hiểu và chia sẻ với cụ. Em đã trải qua cảm giác như cụ, và cảm nhận rất rõ điều cụ kể, quá khứ nó ùa về khi đọc những điều cụ viết.

Ở Mỹ thời gian trôi qua rất nhanh, đúng nghĩa là time-fly, và luôn quay cuồng trong vòng xoay công việc, và cả áp lực bị lay off nữa

Em sang Mỹ từ năm 2003 ban đầu là diện B1 - business travel (multiple entries) - một hình thức đi làm việc chui cho một hãng về softwares làm contractor cho một hãng rất lớn ở US ( Nortel Network - hãng này nó cung cấp dịch vụ về telecom cho chính phủ Mỹ, khối doanh nghiệp...), cũng phải mất hơn 1 năm em mới được convert sang làm full-time employee cho hãng với mức lương ks chỉ gần 60K, lúc này em đã có H1B, và em sống ở Sata Clara - CA 95051, thủ phủ của Silicon valley

Những ngày đầu qua Mỹ, cuộc sống nó tẻ nhạt vô cùng ngoài việc 8g phải đón xe bus ( shutle) đến hãng và phải đi bộ thêm 3 km từ ngoài chỗ đậu bãi xe ( bus stop) vào đến cái phòng lab của mình trong hãng, tối thì cũng hơn 6g mới bắt đầu về nhà, bắt đầu lục đồ để sẵn, quảng vào cái microwave và defrost nó rồi ăn. Mất mấy tháng đầu mới lân la làm quen được với mấy anh chị người Việt ở San Jose và bắt đầu thân thiết với họ.

Thật sự thời gian đầu khá là stress vì tiếng của mình chưa tốt, phải meeting với nhiều team qua conference, và phải ghi meeting minutes, cái việc này ban đầu nó thật sự là ác mộng , nhưng dần nó quen và vượt qua được nó. Tuy không giống nhiều người ra đi trước 75, hay dạng HO, ODP sau này, em sang Mỹ với diện skill work và có visa H1B nên cũng có khá nhiều anh, chị cũng là người Việt làm cùng hãng luôn có một thái độ không thân thiện và thoải mái, vì rất nhiều người trong số họ có gia đình chết mất xác trên biển, bị rape khi ở trại ,,, và họ phải trả cái giá rất đắt cho con đường đi đến thiên đường của rmình, muốn đưa được người thân sang, chỉ có cách nhờ người hay bỏ tiền ra thuê người vè VN làm kết hôn giả, còn em? chỉ bước lên máy bay, ngủ một giấc và đến Mỹ, checkin vào mà chưa từng một lần bị secondary check, vào Mỹ một cách hợp pháp, mọi cái nó quá dễ dàng nên có lẽ họ không thấy có sự công bằng khi người khác không phải trả một cái giá tương tự so với mất mát, thương đau mà họ phải gánh chịu, khi cả hai đều đến đươc thiên đường như nhau. Em hiểu điều đó, thời đó vẫn còn một khoảng cách khá lớn trong việc hoà nhập và hiểu biết giữa cộng đồng người Việt mình ở Cali, với chính quyền VN, hay với người từ chính quyền CS sang, chủ đề này nó cũng nhạy cảm thời đó, mọi cái nó không hề dễ dàng như bây giờ, khi cả hai bên đều có thể qua và về lại thoải mái, và được khuyến khích góp phần gia tăng lượng kiều hối hàng năm.

Em không quên cái cảm giác rất là thù địch một lần em đến khu Phước Lộc Thọ ở Orange county , cả đám tướng tá mặc đồ từ trung tá tới thiếu tướng (chuẩn tướng VNCH) ngồi khu ngoài cửa chỗ bãi xe, họ ngồi cafe và hút thuốc và tám chuyện , có lẽ thấy em mặc đồ không giống người bản xứ ( em mang quần áo từ VN sang) và có lẽ nhìn nước da nên họ đoán là từ VN sang, hỏi em từ VN qua ? em trả lời theo phép lích sự, và thế rồi họ cà khịa đủ chuyện, toàn nói chuyện chính trị, rồi lôi cả chuyện thủ tướng Phan Văn Khải mới sang thăm Mỹ ( em nhớ hồi đó là năm 2005) rồi lăng mạ, chế giễu . EM chỉ tặc lưỡi và cho qua bụng nhủ thầm: Fucking loser! rồi bước tiếp

Tuy nhiên cái cảm giác cuối tuần, sáng ra pha ly cafe (instant), hút điều thuốc, ngồi sau sân nhà nghe mấy bản nhạc về Sài Gòn qua cái ipod mà thấy buồn tê tái, Nghe Ý Lan hát bài Khóc một dòng sông mà cảm giác nước mắt nó chảy ra khi nào không hay, nhất là khi ta bỏ lại người yêu phía sau để ra đi mà không cam kết sẽ quay về. Một sự mất mát dâng trào, chỉ muốn quảng hết và bay về SG ôm ghì lấy người yêu nhó bé, hôn lên những giọt nước mắt mà cô ấy đã khóc như mưa vào cái tuần cuối em chuẩn bị bay và né tránh không gặp mặt.

Những ngày cuối tuần em toàn lên chơi với anh chị bạn ở San Jose, đi cafe nghe Nguyên Khang hát, rồi tối vè nhà ( mướn phòng) ngủ. Cuộc sống ở Mỹ chỉ có mở mắt ra là nhét đồ ăn trưa vào túi và đón xe đi làm, tối về thì hâm lại đồ trong tủ lạnh, cái điệp khúc đấy nó cứ lặp đi lặp lại rất là nhàm chán. Công việc thì rất là stress vì mình phải nỗ lực gấp 2-3 lần để cạnh tranh với chính bọn Ấn Độ, đối phương cũng là H1B như mình, làm không tốt thì khả năng layoff là cao vì hãng không support H1B nữa.

....

Hơn 8 năm sống ở US và 1 năm ở Ottawa ( head của hãng) em cũng quen với nhiều cái, nhưng vẫn có những cái không quen được khi nó đã thuộc về bản chất con người. 8 năm là một khoảng thời gian đủ cho một người có thể có quốc tịch nếu cư trú dài hạn trên 5 năm và không có bad records, nhưng có lẽ số mình không có cơ hội mang passport màu xanh nên đành quay về VN và bắt đầu làm lại mọi thứ.

Dù sao nước Mỹ cũng là nơi các giấc mơ vĩ đại, những con người vĩ đại được sinh ra, tạo ra những thành tựu cho nhân loại, đa phần người mỹ rất tốt bụng và helpful, họ làm điều đấy một cách thật tâm, không đòi hỏi điều gì từ mình, một khi mình là người cần sự giúp đỡ, họ sẵn lòng cho đi nếu họ thấy đó là điều đúng đắn cần làm. Và em vẫn luôn giữ một phần ơn nghĩa với họ trong tim mình.

Ôi giấc mơ Mỹ thời tuổi trẻ không trọn vẹn của tôi. (Dù sao em cũng đã đến và tận tay sờ vào cái cổng trường MIT, một phần giấc mơ cũng thành hiện thực)
cảm ơn Cụ Leean đã chia sẻ thật lòng
 
  • Vodka
Reactions: Qtv
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top