Đấy là cho mục "thời gian nắm giữ" mà cụ
unifo nếu mà tính từ lúc luật được ban hành thì có nghĩa là cần phải giữ lâu hơn. Còn mục 20% thì em không thấy chỗ nào mà có ghi có giá trị từ lúc luật được ban hành.
Vấn đề này cụ nêu ra khá quan trọng và tôi tin nhiều người không hiểu hết!
1. Mục 20% thì làm gì có tgian nắm giữ nữa cụ!
Vd, tôi mua của một cụ nắm giữ lâu lâu rồi đi, không có giá vốn, ghi giá bán 10 tỷ, tôi nộp thuế thay cụ ấy 2% là 200tr. Nhưng lần sau bán tôi bán 10,1 tỷ, cụ mua lại sẽ bán tiếp 10,2 tỷ…

rồi chìa cái hợp đồng mua vào, thì thuế giảm nhiều hơn so với cứ 2% phang đều đều phải không cụ!?

Hoặc tôi mua lại của một cụ mua từ Vinhomes giá hợp đồng 25 tỷ, cụ ấy bán cho tôi 25,2 tỷ, tôi bán cho cụ nữa giá 25,4 tỷ…, thuế 20% hình như nhỏ hơn là cứ 2% mà phang đều như hiện nay phải không cụ!?
Thế ngăn chặn đầu cơ kiểu j với cái thuế 20%!? Nên cần nhiều điều kiện khác nữa các cụ ơi!!!
Nhiều chuyên gia trên mạng đang phát biểu mà không nhớ, chứ gd 2007-2013 chúng ta đã có luật áp cái đó rồi! Mức 25% cơ, nên mục này không phải để ngăn đầu cơ!? Mà để động viên, công bằng với các giao dịch minh bạch thực sự!?
Kể cả có mua bán giá thật, thì mức 20%/lợi nhuận(sau khi đc phép kê hết các chi phí, vd giá mua vào, lãi vay…) khi đó sẽ đc nhà đầu cơ chấp nhận thay vì 2- 10%/doanh thu!???
Ví dụ, tôi mua 25 tỷ, vay hết 1 tỷ lãi, nửa năm bán 27 tỷ, tôi đc tính thuế (27-26) x 20% =200tr, lãi 800tr!!! Nếu phang luôn 2% như quy định hiện tại, tôi mất 27 tỷ x 2% = 540tr cơ!!!
2. Mục 2-10% theo tgian nắm giữ: Chỉ áp dụng nếu như không có cơ sở giá vốn. Nếu các cụ kia mua đầu cơ nắm giữ ngắn hạn để lướt, nhưng lại có giá vốn đầu vào, như trên, thì làm sao bắt các cụ ấy phải theo tgian nắm giữ đc phải không cụ!?
Nhiều chiên đa cũng chưa chắc nắm rõ cái này.
Tuy nhiên, quy định trong dự thảo luật chưa rõ lắm (tgian nắm giữ “
tính từ khi có quyền sở hữu, sử dụng (từ ngày luật thuế có hiệu lực) đến ngày chuyển nhượng” có thể hiểu thế nào đây:
-
Một là, các cụ có đất trc ngày luật có hiệu lực thì không thuộc nhóm bị điều chỉnh về tgian nắm giữ!?
-
Hai là, nếu có, thì có cụ nắm giữ 20 năm rồi, giờ tính lại từ ngày luật có hiệu lực thì cụ ấy mới nắm á!? Cụ ấy có chịu không, vì mua đã 20 năm giờ mới bán!?

Theo nguyên tắc luật không hồi tố, thì tôi cho rằng cụ Meta2018 khả năng đang nhận định đúng nghĩa của luật, chỉ cần nhìn nghị định là rõ luôn ý người viết là gì.
Còn nữa, sau khi chịu thuế 10% một lần, tất cả các cụ phía sau sẽ có “giá vốn đầu vào hợp pháp để kê”, vậy làm ntn để kiểm soát được giá các cụ ấy bán ra, làm sao bắt các cụ ấy áp thuế theo tgian nữa, chỉ áp đc một lần thôi, vì cc ấy sẽ chìa ra cái đầu vào và “đòi áp 20%” tương tự như chứng khoán hiện nay.
Và nếu thực sự đầu cơ lướt sóng với giá mua bán thật, vd, mua vào tổng chi phí 4 tỷ, giờ bán đc 4,5 tỷ, cc đầu cơ sẽ sẵn sàng nộp (4,5 tỷ-4 tỷ) x 20% = 100tr và lãi 400tr, nếu táng 10% cho dưới 2 năm nắm giữ, cụ ấy phải nộp 4,5 tỷ x 10% = 450tr!!!!
Nhiều chiên đa tôi tin không nhìn ra đc vấn đề này đâu ợ, cứ đọc rồi phát biểu thôi!? Ngoài ra, còn rất nhiều điều kiện để có thể triển khai có hiệu quả đc cái luật như vậy!
Luật thuế để giảm, hạn chế đầu cơ là đúng vì giảm bớt lợi nhuận nhà đầu cơ, nhưng bảo để giảm giá bđs thì việc thuế thôi không đáp ứng được. Vấn đề chính là nguồn cung bđs và giá vốn đầu vào của nguồn cung! Khi nguồn cung một loại hàng hoá nào đó đủ, dư thừa, muốn đầu cơ cũng chẳng đc phải không cc!???