[Funland] Dịch sách: Viễn chinh Đà Nẵng-Nam Kỳ 1858-1859.

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 01 năm 1860.

Hộ tống hạm hơi nước Duchayla đến Đà Nẵng từ Sài Gòn, mang theo mệnh lệnh của Chuẩn Đô đốc. Việc di tản khỏi Đà Nẵng dường như đã được quyết định, bởi vì chúng tôi bắt đầu dỡ bỏ vũ khí ở các pháo đài quanh bến cảng và tháo dỡ một số lượng lớn các lán trại.

Ngày 21 tháng 01.

Hộ tống hạm hơi nước Duchayla trở lại Sài Gòn với một đại đội thủy quân lục chiến.

Tàu thư tín đã đến Đà Nẵng. Thiếu úy Prot được thăng cấp trung úy, theo thâm niên, và được thưởng Ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh. Người đồng đội thân thương đã được công nhận về lòng can đảm trong trận đánh vào ngày 15 tháng 9 năm 1859, có lẽ vì hơi chủ quan; anh ấy đã trả giá đắt cho sự khinh suất của mình! Trung sĩ Rozé, của đại đội tôi, cũng được thưởng Bắc đẩu bội tinh; tôi vui vẻ chúc mừng anh ta và những binh lính đã nhận được Huy chương quân công.

Tướng Cousin-Montauban được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh cuộc viễn chinh Trung Quốc; dưới quyền của ông là các tướng Jamin và Collineau, chỉ huy 2 lữ đoàn được cấu thành từ các tiểu đoàn 101 và 102, tiểu đoàn 2 lính bộ binh bắn tỉa và trung đoàn sau cùng có 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28 tháng 01.

Chiến hạm hơi nước Prégent đến Đà Nẵng từ Sài Gòn. Vào lúc khởi hành, nó đã gặp tuần dương hạm hơi nước Forbin, chiếc tàu đã thực hiện cuộc hành trình từ Toulon đến Sài Gòn trong 75 ngày, mà hầu như không sử dụng đến máy móc. Vận hạm hỗn hợp hơi nước Gironde từ Đà Nẵng khởi hành đi Sài Gòn, mang theo các sĩ quan phát lương và những bộ phận làm việc văn phòng.

Ngày 02 tháng 02.

Một lá thư của Chuẩn Đô đốc từ Sài Gòn gửi cho chỉ huy cấp cao ở Đà Nẵng bằng đường bộ; người An Nam gửi đến một thông điệp, qua vị quan trao thư, từ chối việc mang thư trả lời. Bức thư, chuyển đến trong 16 ngày, thông báo rằng các cuộc đàm-phán cho hòa-bình đang được tiến hành ở Sài Gòn. Chúng tôi thông báo một phần nội dung của bức thư này cho quan Tổng thống quân thứ Quảng Nam; ông ta không trả lời.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 05 tháng 02.

Huân chương quân công được trao cho Phó Đô đốc Rigault de Genouilly vì sự phục vụ tận-tụy ở Đông Dương, đặc biệt là ở Đà Nẵng, nơi mà trong một thời kỳ khó-khăn, ông đã cố gắng hết mình và quyết tâm vì ngọn cờ của nước Pháp.

Ngày 06 tháng 02.

Chuẩn Đô đốc Page từ Sài Gòn đến Đà Nẵng trên chiếc tuần dương hạm hơi nước Forbin. Cuộc đàm- phán đã bị hủy bỏ vào ngày 01/02/1860. Việc đàm-phán không còn cần-thiết bởi người ta nhận ra rằng, triều đình Huế tin chắc liên quân sẽ trở lại Trung Quốc nên họ sẽ không chấp-nhận bất kỳ hiệp ước hòa bình nào; họ trông mong những kết quả này sẽ bắt buộc chúng ta phải rời khỏi An Nam trong thời gian ngắn. Liệu công việc chuẩn bị di tản của chúng ta mà người An Nam chứng kiến ở Đà Nẵng đã củng cố quyết tâm không nhượng bộ gì của họ? [ Trước tình thế khó-khăn ở Đà Nẵng, lại vướng vào cuộc chiến tranh can thiệp với nhà Thanh, để tránh mất mặt và có cớ rút quân trong danh-dự, chuẩn Đô đốc Page đã cử 2 sĩ quan Pháp bí mật đi tàu từ Sài Gòn ra Huế để đàm-phán, nội dung chỉ có 2 điều cơ bản là:

1. Liên quân sẽ rút ngay nếu triều đình Huế cho phép các giáo sĩ Pháp-Tây Ban Nha tự do truyền đạo.

2. Cho phép mở cửa thông thương buôn bán ở Sài Gòn, Đà Nẵng, lập lãnh sự Quán Pháp và Tây Ban Nha tại Sài Gòn.

Tuy nhiên vua Tự Đức và triều đình Huế hoàn-toàn bác bỏ, vì tin rằng liên quân sẽ phải tự rút đi do khí hậu ở Đà Nẵng khắc nghiệt và phải chuyển quân từ Sài Gòn sang Trung Quốc].
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 08 tháng 02.

Chúng tôi chuyển thêm một đại đội thủy quân lục chiến vào Sài Gòn; họ đi trên chiếc vận hạm hỗn hợp Marne.

Ngày 09 tháng 02.

Đô đốc khởi hành đi Hồng Kông; ông ta sẽ nhận lệnh của tướng Montauban, người sẽ đến đó vào cuối tháng này.

Ngày 18 tháng 02.

Kiết lỵ là một dịch bệnh mà các triệu chứng gây bối rối cho các bác sĩ của chúng tôi với rất nhiều nạn nhân; Đại úy hải quân Fontenille đã chết hôm nay; Đại úy của tôi sắp chết. Tôi vừa chuyển người lính cần vụ Dulout của mình đi bệnh viện; chân anh ấy bị sưng và hầu như không ăn được. Ngày hôm kia, ruột bị đau thắt, anh ấy có ý tưởng nuốt một ly rượu mạnh có hòa bột thuốc súng; loại thuốc kỳ dị này đã xổ ra một con giun lớn. Liệu có ai biết đó không phải là loài sán dây có khả năng gây ra căn bệnh này, mà bản chất của nó chưa được phát hiện?
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 22 tháng 02 năm 1860.

Dulout, người lính cần vụ dũng cảm của tôi đã chết. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện, trái tim anh ấy lốm đốm những chấm màu đen; các bác sĩ nhận ra sự bất lực trong chẩn đoán của họ. Sự mất mát người lính cần vụ Dulout gây tác động sâu sắc đến tâm tư tôi; tôi chưa bao giờ gặp một người đàn ông tận tâm hơn thế: anh ấy đã chết vì trung úy của mình!

Ngày 24 tháng 02 năm 1860

Một chiếc tàu thương mại đến từ Hồng Kông, mang theo lệnh của Chuẩn Đô đốc về việc thành lập 18 đại đội thủy quân lục chiến thuộc quân đoàn viễn chinh vào ngày 01/3/1860; gồm một tiểu đoàn có 6 đại đội, mỗi đại đội 112 lính, cùng một số sĩ quan chủ chốt của 12 đại đội khác, và sẵn sàng đưa về Pháp những quân nhân có thể cho giải ngũ. Chuẩn Đô đốc cũng ra lệnh di tản khỏi Đà Nẵng càng sớm càng tốt.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 02.

Tiểu đoàn được thành lập sẽ do trung đoàn 3 thủy quân lục chiến quản lý và chỉ huy bởi Tiểu đoàn trưởng Vallière; 3 đại đội được dự định đi đóng đồn tại Quảng Châu, 3 đại đội còn lại vào Sài Gòn. Tôi là một trong những sĩ quan chủ chốt phải trở về Pháp.

Từ ngày 26 đến 27 tháng 02.

Chúng tôi bắt đầu sơ tán khỏi khu vực Chơn Sảng. Cư dân trong làng Chơn Sảng có khoảng 400 người, và đại đội lính bản xứ được dồn hết về các tiền đồn, sẵn sàng chuyển họ vào Sài Gòn. Các lán trại ở khu vực đồn Trấn Dương hầu như được tháo dỡ hết.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 29 tháng 02.

Tàu Lampra đến Đà Nẵng ngày hôm qua, vào buổi tối, mang theo thư tín. Theo sắc lệnh ký ngày 24 tháng 12 năm trước [1859] tôi được bổ nhiệm cấp bậc trung úy ở trung đoàn 2 thủy quân lục chiến tại Brest.Sự bổ nhiệm này làm cho tôi thêm phần hân hoan, bởi nó trùng hợp với chuyến trở lại nước Pháp của tôi.

Lúc 7 giờ, chúng tôi cho nổ tung pháo đài Định Hải [nguyên văn: fort Isabelle, - fort du Mamelon (pháo đài Isabelle, - tức là pháo đài Núm Vú). Thời Nguyễn, để bảo vệ khu vực bờ biển tây bắc vịnh Đà Nẵng cùng trạm Nam Chơn và con đường quan báo đi lên Hải Vân Quan, năm 1823 Minh Mạng cho xây dựng một pháo đài ở hướng đông bắc trạm Nam Chơn và làng Chơn Sảng, nằm trên đỉnh của Hòn Hành nhô ra biển che chắn trước vịnh Nam Chơn. Hòn Hành trước thế kỷ XIX có tên là Núi Thông (Thông Sơn: 葱山), còn gọi là Hòn Hành (㞩行) vì hình dạng quả núi un tròn lên nhìn tựa như củ hành, nguyên văn trong Đại Nam nhất thống chí là “Thông Sơn tục danh Hòn Hành” (葱山俗名㞩行). Năm 1823, Minh Mạng cho đổi tên Núi Thông thành núi Định Hải (定海山), xây pháo đài ở đó gọi là pháo đài Định Hải. Quân Pháp gọi pháo đài Định Hải là pháo đài đá; dựa vào hình dạng quả núi Định Hải, quân Pháp gọi đây là pháo đài Núm Vú (Mamelon), dùng cho cả trên bản đồ quân sự của họ. Tuy nhiên, trong trận đánh ngày 18/11/1859, vì việc tấn công pháo đài Định Hải do cánh quân Tây Ban Nha đảm nhận rồi trú đóng luôn, nên trong thời gian chiếm đóng pháo đài Định Hải (18/11/1859 - 29/02/1860), lính Tây Ban Nha không dùng tên pháo đài Núm Vú do người Pháp gọi trước đó, mà lấy tên nữ hoàng của mình là Isabelle đệ nhị, còn tiếng Tây Ban Nha là Isabel II (1830-1904, tên đầy đủ: María Isabel Luisa de Borbón y Borbón-Dos Sicilias) để đặt tên nơi đây thành pháo đài Isabelle II. Pháo đài Isabelle II tức pháo đài Núm Vú. Tên pháo đài Isabelle II nằm đúng ở vị trí pháo đài Định Hải trên bản đồ của triều Nguyễn, cũng là vị trí của pháo đài Núm Vú ở bản đồ của người Pháp, trên bản đồ quân sự chính thức từ thời điểm 1860. Cũng vì lẽ đó, về sau và hiện nay, Hòn Hành, nơi đặt pháo đài Định Hải xưa mang tên là mũi Isabelle]. Khu vực Chơn Sảng bị bỏ ngỏ, các toán quân rút về những tiền đồn ở Sơn Trà.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 01 tháng 03.

Dân làng trên bán đảo Sơn Trà đề nghị muốn đi Sài Gòn với chúng tôi; họ được sắp đặt ở những tiền đồn trong thời gian chờ đợi đáp tàu. Các nhà kho, doanh trại trên bãi biển bị phá hủy, các thuyền vũ trang chiến đấu rút khỏi sông Hàn.

Ngày 02 tháng 03.

Trong đêm này, quân An Nam bắt đầu chơi lại màn hài kịch nhỏ của mình: họ đến tấn công thành Điện Hải bằng vài loạt súng bắn đá, còn đại bác của họ dường như không nạp đạn, vì không nghe tiếng rít của viên đạn được bắn ra.

Vận hạm hỗn hợp Marne đến Đà Nẵng từ Sài Gòn. Cảng Sài Gòn được mở cửa để giao thương. Mặc dù cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ, các quan lại An Nam yêu cầu rằng việc buôn bán gạo không bị cản trở: người ta phải đến vùng Viễn Đông mà không lấy làm ngạc nhiên gì cả.

Đại úy [Duplaix] của tôi khởi hành về Pháp trên con tàu mang tên Đô đốc Hamelin. Có thể ông đã đến đích của mình! Giờ ông chỉ còn là một bộ xương.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 03 tháng 3.

Người An Nam tiếp tục cuộc giải trí của mình. Tiếp đến, vào buổi đêm, họ bắn vài quả đạn đá vào thành Điện Hải và đốt cháy vài căn lều phía sau thành An Hải.

Số người An Nam tham gia cùng chúng tôi ngày càng tăng lên; hôm nay có gần 3.000 người. Bằng những chiếc thuyền lấy được từ quân An Nam, chúng tôi lập nên một làng nổi trong vịnh; tuy nhiên, vì thiếu chỗ, chúng tôi có nghĩa vụ phải gửi lại một số gia đình.

Cả ngày, tiếng tầm-tầm vang lên trên sông Hàn và tại đồn Chơn Sảng. Quân An Nam đi lại trên phòng tuyến của mình và liên tục phất cờ; có vẻ họ đang ăn mừng về chuyến khởi hành tiếp theo của chúng tôi. Cha Legrand tin rằng một vị quan lớn, do vua Tự Đức cử đến, đang thực hiện một cuộc tổng duyệt quân đội.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 04 tháng 3.

Ở trên sông Hàn quân An Nam đã giảm bớt tiếng súng tầm-tầm. Tại khu vực Chơn Sảng họ đang làm việc để khôi phục lại pháo đài Định Hải; từ đồn Trấn Dương chúng tôi thấy họ đào xới đất đai. Trung úy hải quân Mariot khởi hành đi Sài Gòn trên một chiếc thuyền nhẹ buồm dọc, ông đi kèm hai chiếc thuyền mành chở những người An Nam ở làng Chơn Sảng.

Ngày 05 tháng 3.

Vào lúc nửa đêm, quân An Nam nã đại bác vào thành An Hải. Đến 4 giờ sáng họ bắn vào thành Điện Hải và công sự ở các góc. Một quả đạn rơi vào thành Điện Hải, nhưng không nổ.

Trạm quân y lưu động được di tản, bệnh nhân được chuyển lên tàu. Pháo đài Phòng Hải của đồn Trấn Dương bị phá hủy, chúng tôi cho nổ sập các tiền đồn bằng thuốc súng cũ của người An Nam.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 06 tháng 3.

Chiếc tàu Thượng Hải đến Đà Nẵng với thư tín. Tướng Montauban đến Hồng Kông; người Anh thể hiện sự tôn vinh ông và dành cho ông một sự đón tiếp trọng thể. Vị tướng, tư lệnh thứ hai ở Ấn Độ, nắm quyền chỉ huy các lực lượng Anh tại Trung Quốc. Những quân nhân có thể giải ngũ và những sĩ quan chủ chốt tạm dừng nhiệm vụ trở về Pháp trên chiếc hộ tống hạm chạy buồm hạng nhất Capricieuse.

Ngày 08 tháng 3.

Hộ tống hạm hơi nước Prégent, đến Đà Nẵng từ Hồng Kông, mang theo lệnh tạm hoãn công việc tháo dỡ, triệt hạ, tiêu hủy các khí tài, phương tiện chiến tranh và di tản. Liệu chính phủ đã nghĩ lại về hậu-quả của việc bỏ rơi Đà Nẵng liên quan đến uy-tín của chúng ta, ảnh-hưởng của chúng ta ở Đông Dương?

Vận hạm hỗn hợp hơi nước Gironde đến từ Manila [Philippines]với 450 lính Tagal và 50 con ngựa để phục vụ đoàn thủy thủ tại Sài Gòn.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 09 tháng 3.

Hộ tống hạm hơi nước Prégent trở lại Quảng Châu với một đại đội thủy quân lục chiến; trên tàu còn có Thiếu tá Martin des Pallières, người sẽ trở thành trợ lý của tướng Montauban.

Ngày 11 tháng 3.

Vào giữa đêm, 5 nhân vật có địa vị và danh tiếng, được các quan lại An Nam phái đến, lên mạn các thuyền mành sắp sửa đi Sàigòn, để buộc những người An Nam tự nguyện di tản không được theo chúng tôi vào Sài Gòn; những người dân này, với bất kỳ câu trả lời nào, nói hãy giữ họ lại và xin phó thác vào tay chúng tôi.

Ngày 12 tháng 3.

Những người An Nam trung thành với chúng tôi đi vào Sài Gòn trên những chiếc thuyền mành và 2 thuyền nhỏ được chỉ huy bởi các trung úy hải quân. Chiếc tàu Thượng Hải cũng đi vào Sài Gòn với 3 sĩ quan thủy quân lục chiến.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 16 tháng 3.

Số phận thật bi hài! Đại úy hải quân Thoyon nhận được lệnh chính thức di tản khỏi Đà Nẵng. Đại úy Dariès được bổ nhiệm làm chỉ huy cao cấp ở Sài Gòn. Chúng tôi phá hủy các túp lều của doanh trại lính Tây Ban Nha, những cái nằm trên bãi biển chúng tôi loại bỏ than ra [để quân An Nam không thể thu được].

Ngày 17 tháng 3 năm 1860.

Lúc nửa đêm, đồn tiền tiêu nhỏ ở ngôi chùa và các tiền đồn ở Sơn Trà bị một đội lính An Nam trang bị toàn bằng giáo tấn công và bao vây. Họ bị đẩy lui sau một trận đánh giáp lá cà, hai thủy quân lục chiến bị thương vì giáo đâm. Chúng tôi ngay lập tức củng cố lại đồn nhỏ. Hai giờ sau nó lại bị một cuộc tấn công mới bởi toán quân đông hơn. Những loạt súng trường và tiếng kèn hiệu vang lên buộc họ phải tháo lui.

Đây là lần đầu tiên quân An Nam dám liều mình đến tận các tiền đồn của chúng tôi ở Sơn Trà, bởi cho đến nay tất cả các cuộc tấn công của họ chỉ xảy ra quanh sông Hàn.

Một trong những chiếc thuyền mành dùng để đưa người dân An Nam vào Sài Gòn vừa quay trở lại Đà Nẵng; nó không thể tiếp tục cuộc hành trình do đi lạc theo một con đường sông.

Chúng tôi sắp xếp lại cách bố trí lực lượng trong trường hợp các tiền đồn bị tấn công. Mỗi đại đội điều động một tốp lính, một chiếc thuyền vũ trang chiến đấu thiết lập một trạm gác lớn. Mỗi chiếc tàu sẽ có một thuyền vũ trang bảo vệ, sẵn sàng xuất hiện mỗi khi có tín hiệu đầu tiên được phát ra bằng một ngọn đuốc đặt trên cột cờ của chòi canh ở các tiền đồn; những thuyền chiến đấu này được đặt dưới sự chỉ huy của một thiếu úy hải quân.

Người chỉ huy cao cấp của Sài Gòn yêu cầu cung cấp họ tên của những quân nhân có thể giải ngũ đã đồng ý ở lại Sài Gòn để làm việc cho sở cảnh sát và hải quan: lương chi trả một đồng si-linh [tiền Anh, 20 si-linh= 1 bảng] một ngày; không có ai đăng ký.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 3.

Hành lý của các sĩ quan và quân đội được chuyển lên tàu. Một trong những thuyền nhỏ, trên đường đi Sài Gòn, bắt buộc phải trở lại Đà Nẵng; cột buồm chính của nó bị gãy, trên biển thời tiết xấu. Những người An Nam khốn khổ của chúng tôi thực sự không có vận may; lòng trung thành của họ phải chịu những thử thách nghiêm trọng.

Ngày 19 tháng 3.

Những chiếc sà lan và thuyền vũ trang chiến đấu của những con tàu được kéo khỏi Sông Hàn bởi tàu Lampra. Chúng tôi di dời những khẩu đại bác ở thành An Hải, thành Điện Hải và công sự ở các góc. Pháo hạm hơi nước Alarme neo đậu ở phía nam vịnh để bảo vệ thuyền bè đang tiến hành tháo dỡ vũ khí quân dụng ở các pháo đài ven sông Hàn. Chúng tôi đặt thuốc nổ phá tung pháo đài Phòng Hải và ụ pháo nhỏ của lính Tây Ban Nha ở đồn Trấn Dương. Lửa cháy khắp nơi nhìn thật kinh khủng.

Hộ tống hạm hơi nước Prégent khởi hành đi Hồng Kông, mang theo Trung tá Reybaud, người được trở về Pháp. Tại sao vị chỉ huy can đảm, được tất cả mọi người kính trọng này, chưa được thăng cấp đại tá? Đó là một người anh hùng của những ngày tháng 7 năm 1830 [tức là Cách mạng tháng Bảy, còn được gọi là Cách mạng Pháp lần thứ hai hoặc Trois Glorieuses (Ba ngày vinh quang) hay Cách mạng năm 1830 là cuộc cách mạng tại Pháp, diễn ra chủ yếu tại Paris, vào tháng 7 năm 1830 dưới thời Bourbon phục hoàng. Trong giai đoạn cai trị của Charles X, những mâu thuẫn giữa hai phe tự do và bảo hoàng đã gây nên các biến động chính trị kéo dài. Mùa hè năm 1829, Charles X đưa Jules de Polignac, một người bảo hoàng, lên giữ chức thủ tướng, thành lập một chính phủ mới. Trước những chống đối của các nghị sĩ phái tự do, nhà vua giải tán Nghị viện và đỉnh điểm là chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 năm 1830 đã khiến những người đối lập nổi dậy. Trong ba ngày từ 27–29 tháng 7, người dân Paris dựng chướng ngại vật trên đường phố để chống lại quân đội của thống chế Marmont, dẫn đến việc 200 binh sĩ và 800 dân thường, buộc vua Charles X cùng gia đình chạy khỏi Paris. Sau đó, các nghị sĩ đưa Công tước Orléans (thuộc nhánh thứ của dòng họ Bourbon) lên ngôi vua, trở thành vua Louis-Philippe I, đăng quang ngày 9 tháng 8 với tước hiệu Vua của người Pháp (thay vì Vua nước Pháp như các vua nhà Bourbon tiền nhiệm), mở ra nền Quân chủ tháng Bảy.Diễn ra trong thời gian ngắn (trong ba ngày từ 27–29 tháng 7 năm 1830), Cách mạng tháng Bảy được gọi trong tiếng Pháp là Trois Glorieuses (có nghĩa ''Ba ngày vinh quang''), nhưng không thể chấm dứt nền quân chủ mà chỉ kết thúc thời kỳ trị vì của Charles X] ; có lẽ người ta không muốn bỏ qua cho ông vì lúc được bổ nhiệm cấp bậc thiếu úy, ông đã có ý “khinh mạn quốc gia”. Không nghi ngờ gì nữa, người ta quên rằng ông đã chinh phục tất cả các cấp bậc khác bằng lưỡi gươm của mình.

Đại úy hải quân Thoyon, chỉ huy cấp cao của Đà Nẵng, rời khỏi vùng đất cao ở “Khu điều dưỡng” và lên chiếc vận hạm hỗn hợp hơi nước Gironde.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 3.

Nửa đêm, quân An Nam tấn công các thành An Hải và Điện Hải, chúng tôi đáp trả bằng hai loạt đạn đại bác. Cùng lúc, người An Nam ném qua sông hai chiếc sọt khá nguy hiểm, được làm bằng tre nhồi rơm trộn thuốc súng. Chiếc đầu tiên bị tịch thu trước khi bắt lửa, chiếc thứ hai bùng cháy sau khi lướt qua các thuyền vũ trang chiến đấu. Những khẩu đại bác cuối cùng ở các pháo đài ven sông được chuyển đi. Liên quân đốt bỏ các thuyền mành và thuyền đánh cá vẫn còn trong bến cảng; người An Nam được đưa lên các tàu của chúng tôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21 tháng 3.

Trong đêm, quân An Nam đặt một quả nổ trong công sự ở các góc bên bờ trái sông, pháo hạm hơi nước Alarme trả đũa bằng hai loạt đại bác. Chúng tôi đưa ngựa lên tàu.

Đến giữa trưa, công binh đánh sập những kho thuốc súng ở thành Điện Hải và công sự ở các góc. Ngọn lửa bao phủ tất cả những túp lều phía bờ tả ngạn Sông Hàn. Các toán quân rút khỏi thành An Hải bằng đường bộ, trở lại ở các tiền đồn trên eo đất của Sơn Trà.

Lúc 3 giờ chiều, kho thuốc súng của thành An Hải bị đánh sập. Chúng tôi đốt luôn những lều ăn ở khu vực pháo đài. Đến 3 giờ rưỡi chiều, cuộc di tản trên sông Hàn đã kết thúc. Việc lên tàu của liên quân bắt đầu với lính Tây Ban Nha, những người vừa rút khỏi sông Hàn. Chúng tôi củng cố các tiền đồn. Vào 11 giờ đêm, quân An Nam như chào mừng sự ra đi của chúng tôi, bắn về đồn nhỏ ở cạnh ngôi chùa một loạt gần 40 quả đạn. Các vị quan An Nam bây giờ có thể tuyên bố rằng họ đã đánh đuổi chúng tôi bằng những phát đại bác. Đây thực sự là một kết thúc láu lỉnh. Đó là sự thật. Than ôi! Chúng tôi đã trao cho họ phần tốt đẹp.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 22 tháng 3 năm 1860.

Liên quân di tản khỏi Đà Nẵng. Từ lúc mặt trời mọc đến tận hoàng hôn, âm thanh những vụ nổ thật lớn, tất cả các pháo đài ở Đà Nẵng nổ bật tung lên từ chỗ này tiếp nối chỗ khác, lửa bao trùm khắp nơi, sức nóng của ngọn lửa thật kinh khủng đến nỗi có thể cảm thấy nó ngay cả khi đứng trên boong tàu.

Đại đội của tôi đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cuộc rút quân, lên vận hạm hỗn hợp Marne lúc 5 giờ chiều. Mắt nhòe lệ, tôi là người cuối cùng từ biệt Đà Nẵng. Tôi trải qua cả đêm trên bong tàu. Như câu chuyện cổ tích, Đà Nẵng mãi mãi rực sáng như một ngọn lửa trong ký ức của tôi.

Hòn đảo Cô được thắp sáng bởi ánh lửa từ một chiếc thuyền mành phản chiếu trên những bước sóng run rẩy của bến cảng. Cột buồm bốc cháy tóe ra những tia lửa, loang ra rồi như bị kìm lại bởi một bàn tay vô hình. Những người An Nam chưa bao giờ chứng kiến một cảnh tượng như vậy nên dường như cảm thấy sững sờ. Không có âm thanh nào được phát ra ở eo đất và bán đảo Sơn Trà. Họ phải nghĩ gì khi thấy rằng, ngọn đuốc trong tay chúng ta đã hủy diệt không chỉ các pháo đài, mà còn tất cả các công trình do chính chúng ta đã xây dựng, với cái giá quá sức mệt mỏi và nhiều mất mát? Liệu chúng ta có thể ngạc nhiên, nếu họ gọi chúng ta là “những kẻ man rợ”?
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 23 tháng 3 năm 1860.

Khởi hành từ Đà Nẵng. Lúc 8 giờ sáng, để chứng minh với người dân rằng chúng tôi tự-nguyện rút khỏi Đà Nẵng, tất cả các tàu hơi nước chạy một vòng quanh vịnh, và mỗi tàu bắn một phát đạn đại bác về hướng chiến tuyến của quân An Nam. Sự chứng minh này đem lại cho chúng tôi một chút an ủi. Chúng tôi nhìn thấy trên sông Hàn một số lượng lớn các thuyền mành treo cờ; nhưng người An Nam giữ một khoảng cách tôn trọng tầm đại bác trên tàu của chúng tôi.

Đến 8 giờ 30, các tàu chiến rời khỏi vịnh Đà Nẵng. Tôi phóng tầm mắt u buồn lần cuối về phía nghĩa trang mà chúng tôi đang bỏ rơi, nơi ấy có rất nhiều người đã hy sinh tất cả cho đất nước của họ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,273 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
VIII

Ở SÀI GÒN

Từ Đà Nẵng đến Sài Gòn-Sài Gòn-Trường dạy chữ-Thành cũ và thành mới-Khí hậu Nam Kỳ- Tai nạn chìm tàu Châu Âu-Lăng mộ đức cha Bá Đa Lộc- Cánh đồng mồ mả-Nghĩa trang người Hoa- Nhà tù Sài Gòn-Hoạt động thương mại-Người Do Thái ở Viễn Đông-Tương lai của thuộc địa-Khởi hành từ Sài Gòn sang Quảng Châu.

Ngày 26 tháng Ba.

Các tàu Saône, Marne, Meurthe, và một tàu thương mại vận chuyển đại bác là những con tàu duy nhất đi đến Sài Gòn.

Tàu Marne đến Vũng Tàu đầu tiên, lúc 10 sáng; một giờ sau chúng tôi có mặt tại Cần Giờ. Chúng tôi tìm thấy ở đó tàu Dido đang đậu, tàu Phlegeton, và một tàu buồm có cột buồm bị gãy; tàu này chở rất đông người An Nam từ Đà Nẵng. Ngoài Cần Giờ, chúng tôi đi qua tàu Norzagaraï cũng đang đi về phía sông; 12 giờ rưỡi chúng tôi đến sông Lòng Tào [hải lý số 28]. Cuối cùng, vào lúc 4 giờ rưỡi, tàu Marne buông neo trước thành Sài Gòn, sau khi gặp rất nhiều tàu buôn của Anh, tàu thuyền của Trung Quốc và thuyền bè của người Nam Kỳ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top