[Funland] Dịch sách: Nam Ông Mộng Lục của cụ Hồ Nguyên Trừng

Vumath

Xe hơi
Biển số
OF-719221
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
164
Động cơ
80,690 Mã lực
Tuổi
37
Cụ có bài thơ đầy đủ "con ngựa hồ" của Hồ Nguyên Trừng không? Em đọc " Hồ Quý Ly" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thấy có nhắc.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 10

夫妻死節

PHU THÊ TỬ TIẾT


VỢ CHỒNG TỬ TIẾT


Năm Đinh Hợi niên hiệu Vĩnh Lạc (1407, niên hiệu vua Minh Thành Tổ), ngày đại quân (quân Minh, vì Hồ Nguyên Trừng làm quan cho nhà Minh, nên ông đã phải viết như vậy, tuy nhiên ông vẫn nêu gương người Việt thà chết chứ không chịu nhục) bình định đất Giao Chỉ, đầu mục Ngô Miễn (lúc này Ngô Miễn giữ chức Hành Khiển hữu quan tham chi chính sự dưới triều nhà Hồ) nhảy xuống nước chết, vợ là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời than:

- Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, từ Trung quan được lên Chính phủ, nay đã tử tiết, là chết đáng chỗ, còn oán hận gì? Nếu thiếp muốn sống, há hết chốn sao? Nhưng đạo chồng ơn vua nhất thời phụ bạc, ta nỡ lòng nào. Thà chết theo vậy.

Nói đoạn, cũng nhảy xuống nước chết.

Than ôi! Tử tiết là lẽ đương nhiên của sĩ đại phu, thế mà còn lấy làm khó. Người nào như vậy, thì cũng ít nghe. Ngô Miễn là trượng phu chăng? Đến như Nguyễn Thị là đàn bà mà lâm nguy vẫn thấy tiết lớn, biết chồng chết đáng chỗ không ân hận, lại còn trọng nghĩa khinh sống, coi chết như về, có thể gọi là bậc hiền phụ vậy. Ở đời loại đàn bà ngu dại, bực tức mà nhảy xuống nước nhiều lắm. Đến như vì nghĩa bỏ mình, thì không mấy có! Người như Nguyễn Thị thật đáng ca ngợi thay!
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ có bài thơ đầy đủ "con ngựa hồ" của Hồ Nguyên Trừng không? Em đọc " Hồ Quý Ly" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thấy có nhắc.
Chắc ông ấy bịa ra thôi cụ ạ, em chưa tìm thấy
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 11

僧道神通
TĂNG ĐẠO THẦN THÔNG


PHÉP THẦN THÔNG CỦA TĂNG ĐẠO



Thời họ Lý (nói thời nhà Lý, 1010-1225), từng có yêu quái ngày đêm ẩn hình kêu khóc trên rường cung điện, ngày ngày không dứt. Đời đại vương thứ hai (tức Lý Thái Tông, ở ngôi 1028-1054), danh tăng Giác Hải, đạo sĩ Thông Huyền cùng đến yểm trừ. Giác Hải lấy tràng hạt gõ vào nóc, tiếng kêu khóc liền tay im bặt. Thông Huyền dùng lệnh bài đập vào cột, bỗng thấy một bàn tay to tướng ló ra khỏi rường, cầm con rắn mối vứt xuống đất, yêu quái bèn hết. Vương ứng khẩu nói:

Giác Hải tâm như biển.

Thông Huyền đạo càng huyền

Thần thông tài biến hóa

Một Phật, một Thần tiên.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 12

奏章明驗
TẤU CHƯƠNG MINH NGHIỆM
TẤU CHƯƠNG (LÊN THIÊN ĐÌNH) ỨNG NGHIỆM
Cung Thái Thanh xứ Giao Chỉ có người đạo sĩ gọi là Đạo Thậm, vào khoảng năm Chí Nguyên đời Nguyên Thế Tổ ( 1264, chỗ này tác giả nhớ nhầm thời gian, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật sinh năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ 4 tức năm 1254, vì vậy việc cầu tự này phải xảy ra trước 1254) làm lễ cầu tự cho Trần Thái Vương. Đọc sớ xong, Đạo Thậm bạch với vương rằng:

- Thượng đế đã nhận sớ tâu, sẽ sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh nơi vương cung, ở lại bốn kỷ (1 kỷ là 12 năm).

Rồi hậu cung có mang, quả nhiên sinh con trai, trên hai cánh tay có chữ Chiêu Văn đồng tử, nét khá rõ ràng, nhân lấy hiệu là Chiêu Văn. Lớn lên, nét chữ mới mất đi.

Đến năm bốn mươi tám tuổi, bị ốm hơn tháng. Các con làm chay xin bớt tuổi thọ mình để kéo thêm tuổi cha. Đạo sĩ đọc sớ xong, đứng dậy nói:

- Thượng đế xem sớ, cười bảo: Sao còn quyến luyến cõi tục, muốn ở lại lâu thế? Song các con thật hiếu thảo, có thể cho ở thêm một kỷ.

Bệnh liền khỏi. Sau quả nhiên thọ thêm mười hai năm nữa. (Trần Nhật Duật (1255 - 1330), con trai thứ sáu của Trần Thái Tông, có công trong kháng chiến chống Nguyên. Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng Thượng đế cho ở lại 2 kỉ chứ không phải 1 kỉ, cộng tuổi Nhật Duật là 77 tuổ
i)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 13


壓浪真人

ÁP LÃNG CHÂN NHÂN

CHÂN NHÂN ĐÈ SÓNG


Đời Tống Nhân Tông (1022-1063), vua Lý nước An Nam tự mang binh thuyền thảo phạt Chiêm Thành (có lẽ là cuộc chinh phạt năm Giáp Thân, 1044, niên hiệu Minh Đạo thời vua Lý Thái Tông). Tới cửa biển Thần Đầu (sau đổi là Thần Phù, là cửa biển quan trọng trên con đường lưu thông Bắc Nam của Việt Nam. Hầu như các cuộc hành quân Nam tiến của Việt Nam đều đi qua cửa biển này. Về sau, cửa biển dần dần bị bồi lấp, nay nằm sâu trong đất liền hơn 30km, thuộc địa phận giáp ranh giữ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Ở đây vẫn còn đền Áp lãng, thờ vị chân nhân trong truyện này), sóng gió ngày này sang ngày khác, không vượt biển được. Nghe núi gần đấy có đạo sĩ, một mình sống trong am, bèn triệu mời cầu đảo. Đạo sĩ nói:

-Vua tự có phúc lực, thần cam đoan muôn một không có gì đáng lo. Ngày mai lên đường chớ sinh nghi hoặc!

Nửa đêm dừng gió. Sáng sớm ra tới ngoài biển, xa trông sóng gió cao như núi, nhưng thuyền chiến đến đâu yên tĩnh đến đó. Bấy giờ lại thấy đạo sĩ ấy bước đi trên nước, lúc ở trước lúc ở sau, trông rất rõ ràng, duy người không đến gần được.

Ngày khải hoàn về núi Thần Đầu, đạo sĩ ra đón. Vương mừng, úy lạo tạ ơn. Đạo sĩ nói:

- Thần biết Vương phúc trọng, không đáng lo, ấy là thần linh giúp, không phải hạ thần.

Hỏi người trong hương, nói:

- Đạo sĩ từ ấy đi hái thuốc không ở am.

Vương lạ lắm, phong làm "Chân nhân đè sóng". Ban thưởng vàng lụa, đều không nhận. Sau vào núi rồi đi, không biết đi đâu.

Chân nhân họ La, sót tên, người ta dùng hiệu "Áp Lãng chân nhân" để gọi. Từ thuở tuổi xanh bỏ vợ con nhập đạo. Hậu duệ có La Tu thi đỗ Tiến sĩ (La Tu đỗ khoa Tiến sĩ năm 1374, làm Tri phủ Thanh Hóa, sau thăng Thẩm hình viện sứ), làm quan thời Trần Nghệ Vương, đến chức Thẩm hình viện sứ, rồi mất. Người này chính tôi quen biết.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 14

明空神異
MINH KHÔNG THẦN DỊ


SỰ THẦN DỊ CỦA MINH KHÔNG


Hương Giao Thủy (nay là Xuân Trường, Nam Định) ở Giao Chỉ có chùa Không Lộ. Ngày xưa có một vị sư họ tục là Nguyễn, tên là Minh Không (tên thật của ông là Nguyễn Chí Thành, quê xã Đàm Xá, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên), khoảng năm Trị Bình đời Tống (khoảng 1064-1067, ở VN lúc này là nhà Lý, vua Lý Thánh Tông, niên hiệu Chương Khánh Gia Khánh) xuất gia đến ở chùa này, có đức hạnh, ai cũng biết. Một hôm Minh Không từ ngoài về, có nhà sư cùng phòng đùa núp trong cửa, nhảy ra làm tiếng hổ kêu để dọa Minh Không. Minh Không cười nói:

- Đã đi tu, lại còn muốn làm hổ ư? Ta phải cứu anh mới được!

Năm sau, nhà sư kia chết.

Tiếp đó, Quốc vương họ Lý sinh Thế tử (tức là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu, cháu Lý Thánh Tông, về sau lên ngôi là vua Lý Thần Tông, ở ngôi 1128-1138) tuổi chừng hai mươi thì bỗng nhiên khắp mình mọc lông, nhảy nhót gầm thét, đầu và mặt dần dần biến thành hình hổ. Nhà vua cầu y, vu (những người làm nghề đồng bóng), tăng, đạo khắp nơi, nhưng đều chịu bó tay.

Nghe Minh Không có phép thuật, sai người đi thuyền đến mời về. Minh Không lấy một chiếc niêu nhỏ nấu cơm, định cho thủy thủ ăn. Sứ giả cười nói:

- Thủy thủ người đông, tự họ đã có cái ăn, không phiền tới thường trú. (thường trú là những nhà sư ở lại chùa, không đi vân du đây đó, đây là nói Minh Không)

Minh Không nói:

-Không phải như vậy đâu. Mọi người cứ ăn một ít đi rồi sẽ thấy hậu ý của ta.

Bốn năm mươi người mỗi người xới một bát đầy, cơm vẫn không hết, ai cũng lấy làm lạ. Đến tối, khi lên thuyền, nhà sư dặn sứ giả và các thủy thủ đều nên ngủ kỹ một giấc.

- Đợi lúc trăng mọc, bần tăng gọi dậy hãy mở thuyền, nếu không, ta chẳng đi nữa đâu.

Sứ giả nài xin không được, mọi người đành nằm sấp giả cách ngủ, duy cảm thấy bên dưới thuyền có tiếng gió lạnh. Phút chốc trăng lên, gọi dậy, thì thuyền đã cập bến ở đô thành, vượt hơn ba trăm dặm. Nhà sư bèn nhảy lên khoảng không mà vào trong cung, nấu nước để rửa cho Thế tử, tay cọ đến đâu lông hết đến đấy, thân thể liền bình phục. Vua hỏi nguyên do, đáp rằng:

- Kẻ tu hành hễ mắc niềm mê thì sám hối mà rửa đi thôi, không khó khăn gì cả.

Hỏi:

- Sư biết phép thần thông gì mà có thể đi trên không được?

Đáp:

- Không phải vậy. Thần vốn có phong tật, bệnh này khi phát thì chẳng thấy muôn cảnh tượng, chẳng biết đâu là không, bèn cứ thế mà bước thôi; không phải thần thông gì hết.

Rồi đi trên không mà về. Ban thưởng các thứ đều không nhận. Vua phong cho hiệu Thần tăng, và nhân đó, lấy hai chữ Không Lộ để đặt tên chùa của sư. Thế tử về sau lên làm vua, thụy là Thần Vương. (tức Lý Thần Tông)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 15

入夢療病
NHẬP MỘNG LIỆU BỆNH

CHỮA BỆNH TRONG GIẤC MƠ


Sư chùa Đông Sơn (thuộc Thanh Hóa) tên Quán Viên, giới hạnh thanh bạch, mắt tuệ vẹn toàn ( dịch chữ 慧解圓融 Tuệ Giải Viên Dung, Tuệ Giải慧解 là có Tuệ Nhãn để lý giải đạo Phật một cách toàn diện- do chữ Viên圓 là tròn - 融 Dung là tiêu tan trong nước, ý câu nói lý giải đạo Phật toàn vẹn và hòa giải được mọi mâu thuẫn) , mấy chục năm không xuống núi. Khi Trần Anh Vương (tức Trần Anh Tông, ở ngôi 1293-1314) đau mắt đã hơn tháng, chữa thuốc không khỏi, ngày đêm chói nhức. Mộng thấy một vị sư lấy tay xoa mắt. Vương hỏi sư từ đâu tới, tên là gì.

Đáp:

- Tôi (là) Quán Viên đây, đến cứu mắt vương.

Tỉnh mộng, mắt liền hết đau, vài ngày khỏi hẳn.

Dò hỏi tăng đồ, quả nhiên có Quán Viên ở Đông Sơn. Sai người mời đến, y hệt vị sư đã thấy trong mộng. Vương lấy làm lạ, phong làm Quốc sư, ban thưởng rất hậu, đều đem phân phát hết không để lại một đồng nào, mặc áo tràng vá (nguyên văn 衲 Nạp, một loại áo tràng mà nhà sư hay mặc) mà về núi, dường như chẳng quan tâm. Từ đấy, đi vân du khắp các nơi sơn xuyên, châu huyện, làng mạc, hễ có miếu thờ tà thần, làm hại dân, quở trách đuổi đi hết, chặt phá cả miếu đàn. Còn những vị đại thần mạnh và dữ, phần nhiều hiển hiện hay báo mộng ra đón từ ngoài thỉnh mệnh, thì thụ giới (授戒 thụ giới là dạy cho về giới luật nhà Phật) cho, giảm bớt cúng tế, bắt phải bảo vệ dân, không ai dám xúc phạm. Người đời sau vẫn còn nhớ ơn.
 

Trung ruồi 9x

Xe hơi
Biển số
OF-728042
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
185
Động cơ
74,794 Mã lực
Tuổi
28
Ông này hàng giặc liệu viết có đúng không vậy
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 16

尼師德行
NI SƯ ĐỨC HẠNH

NI SƯ ĐỨC HẠNH


Vị ni sư Thanh Lương tục tính Phạm thị, con gái nhà thế gia làm quan ăn lộc ở Giao Chỉ. Xuất gia, tu ở am núi Thanh Lương. Bỏ y phục khổ hạnh, giữ giới luật tinh cần, được mắt tuệ thông suốt, thường tập ngồi thiền định, diện mạo hốc hác như La Hán, xa gần tăng ni người đời không ai không ngưỡng mộ, trở thành tông sư ni đồ một nước, danh tiếng ngang với các đại đức. Khoảng năm Hồng Vũ (niên hiệu Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, 1368-1398), Trần Nghệ Vương ban hiệu "Tuệ Thông đại sư".

Lúc già, dời về ở Đông Sơn. Một hôm, sư bỗng bảo với đệ tử rằng:

- Ta muốn đem tấm thân hư ảo này thí cho hổ sói một bữa no.

Bèn vào núi sâu ngồi thiền, tuyệt thực hai mươi mốt hôm, hổ sói ngày ngày ngồi quanh, không dám đến gần. Đồ đệ cố mời trở về am. Đóng cửa nhập định (ngồi yên mà niệm Phật) qua mùa hè, bèn tập chúng giảng đạo, nhân đó bỗng yên nhiên ngồi mà hóa, tuổi ngoài tám mươi. Lúc hỏa táng có rất nhiều xá lỵ. Quan cho xây tháp ngay trên núi ấy.

Trước đó, từng dặn các đệ tử:

- Sau khi ta đi, nên chia xương ta, lưu lại đây mài rửa tật bệnh người đời.

Đến lúc nhặt xương, mọi người bàn không nỡ, bèn đặt hết vào rồi đóng kín lại. Qua một đêm, bỗng được chiếc xương cùi tay ngoài hộp trên bàn, mọi người đều ngạc nhiên về sự linh nghiệm. Sau, phàm có người mắc bệnh đến cầu, đệ tử mài với nước cho rửa, không ai là không khỏi bệnh ngay. Sự thề nguyền có thể lớn sâu đến như thế đấy.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 17

感激徒行

CẢM KÍCH ĐỒ HÀNH


VÌ CẢM KÍCH MÀ ĐI BỘ



Cháu của Trần Thái Vương (tức Trần Thái Tông) tên Đạo Tái (Đạo Tái là con của Trần Quang Khải), hiệu là Văn Túc, là em họ của Nhân Vương (tức Trần Nhân Tông) vậy. Từ nhỏ có tài danh. Mười bốn tuổi xin vào trường thi, liền đỗ Giáp khoa. Nhân Vương rất mực quí trọng, có ý dùng vào chức lớn, không may chết khi đoản mệnh, chưa kịp làm Tể tướng. Nhân Vương xuất gia tu khổ hạnh. Văn Túc từ đấy đi bộ, nói:

- Chí thượng (chỉ nhà vua) đi chân trần khắp núi sông, ta đã không thể đi theo, lòng nào lên xe xuống ngựa?

Suốt đời không đổi. Nhân Vương một hôm vào thành, Văn Túc đến chào. Sai cung trù (nhà bếp trong cung vua) dọn hải vị cho ăn, cười nói rất vui. Vương ứng khẩu rằng:


Quy cước (龜脚 Quy cước là 1 giống trai ở biển, làm món ăn quý) bóc đỏ thắm,
Mã yên (
馬鞍 Mã yên, không rõ món gì) nước vàng thơm.
Sơn tăng giữ trai giới,
Cùng ngồi, chẳng cùng ăn.


Hãy xem vua tôi anh em tương đắc như thế, thật đáng cảm động.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 18

疊字詩格
ĐIỆP TỰ THI CÁCH


KIỂU THƠ ĐIỆP TỰ

(Đây là bài Hạnh Thiên Trường hành cung của vua Trần Thánh Tông)


Đời vua thứ hai nhà Trần là Thánh Vương, khi đã truyền ngôi cho Thế tử (tức Trần Nhân Tông), những năm cuối đời rất nhàn. Nhân về chơi quê cũ Thiên Trường, có thơ rằng:

Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Một chục tiên châu, đây một châu.
Trăm bộ sênh ca, chim trăm giọng,
Nghìn hàng nô bộc, quất nghìn đầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước có thu lồng trời có thu.
Bốn biển đã trong, bụi đã lắng,
Năm nay chơi thắng cuộc năm xưa.


Thơ này làm ra, chắc sau khi trải qua hai lần chinh phạt của quân Nguyên, trong nước yên vui, nên ý câu kết mới vậy. Xem thơ này cấu tứ thanh cao, điệp tự gây nhiều âm hưởng, không phải già dặn về thơ, sao mà làm được? Huống hồ tự tính thanh cao, vốn dòng phú quý, phong vị quốc quân với người thường vẫn tự khác biệt vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 19


詩意清新

Ý THƠ TƯƠI MỚI



Trúc Lâm đại sĩ (chỉ Trần Nhân Tông, làm vua 14 năm, 1279-1293, sau đó đi tu ở núi Yên Tử, Đạo Hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, Tự Hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ, là người khai sáng thiền phái Trúc Lâm của Phật Giáo Vn) có thơ "Vịnh mai" rằng:

Năm cánh tròn xòe vuốt chòm râu vàng,
Bóng san hô chìm, vảy cá bể nổi.
Ba tháng đông, trắng muốt phía trước mặt,
Một cành đây thơm ngát lúc đầu xuân.
Cam lộ sắp ngưng, chiếc bướm si choàng tỉnh,
Ánh trăng đêm như nước, con chim khát chạnh buồn.
Hằng Nga mà hiểu cái đẹp của hoa.
Bóng quế lạnh, vầng thiềm (
theo truyền thuyết, những vết đen đen trên mặt trăng là con cóc, nên gọi ánh trăng là “thiềm” . Cũng gọi mặt trăng là “thiềm cung” , “ngân thiềm” hay “minh thiềm” ) trong xanh, cũng bỏ mà nghỉ ngơi



Cái tươi mới chắc khỏe vượt xa khuôn khổ người thường. Vị vua nghìn xe (dịch chữ千乘 Thiên Thặng, nghìn cỗ binh xa, theo chế độ nhà Chu, Thiên Tử có vạn cỗ xe, vua chư hầu có nghìn cỗ, ở đây Hồ Nguyên Trừng vẫn coi vua Trần thấp hơn vua Minh) hứng cảm như vậy, ai bảo người cùng khổ thì thơ hay? Lại có hai bài tuyệt cú "Sơn phòng mạn hứng", rằng

Nào ai trói buộc mà phải tìm giải thoát,
Là người bất phàm, hà tất phải tìm thần tiên.
Vượn nhàn ngựa nhọc, người phải già,
Vẫn một giường thiền chốn am mây.
Thị phi rơi dần cùng hoa buổi sáng,
Lòng danh lợi lạnh ngắt với giọt mưa đêm.
Hoa tàn mưa tạnh, núi non tịch mịch,
Một tiếng chim kêu, xuân lại sắp tàn.


Ấy trong trẻo tót vời, một màu bát ngát, tao tình thanh thoát, ý thú siêu quần. Có tập Đại hương hải ấn gồm nhiều thơ hay, tiếc nước ấy gặp binh lửa, không được lưu luyến, tôi chỉ nhớ đọc được một hài bài thôi. Ôi đáng tiếc thay!

(có thể thấy thơ của các vua Trần thời thịnh trị rất hay, thấm đẫm chuyện Thiền-Phật, đầy triết lý và trong trẻo, thoát tục, trong khi thơ của Nghệ Tông cực kỳ ngu tối, đến nỗi không dám cho Sử quan ghi lại)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 20

忠直善終

TRUNG THỰC THIỆN CHUNG


SỐNG NGAY THẲNG, CHẾT AN LÀNH


Phạm Ngộ, Phạm Mại nguyên là họ Chúc, người Lỵ Nhân (huyện Lỵ Nhân thuộc châu Lỵ Nhân đời Trần tương đương với tỉnh Hà Nam bây giờ), Giao Chỉ. Anh tên Kiên, em tên Cố, tuổi trẻ đã đỗ đạt lớn, có tài danh. Khoảng năm Chí Chính (niên hiệu vua Nguyên Thuận Đế từ 1314-1368), làm quan cho Trần Minh Vương ( tức Trần Minh Tông, tuy nhiên có sự nhầm lẫn thời gian ở đây, vì triều Minh Tông tương đương các niên hiệu của nhà Nguyên là Diên Hựu 1314-1320; Chí Trị 1321-1323; Thái Định 1324-1327; Thiên Lịch 1328-1329; tức là trước năm Chí Chính khá lâu), trải nhiều trọng chức. Vương cho họ Chúc trước không có người hiển đạt, bèn đổi Chúc Kiên thành Phạm Ngộ, Cố thành Phạm Mại.

Vương thúc (tức Huệ Võ Vương Trần Quốc Chấn (hoặc Chẩn), chú ruột đồng thời là bố vợ vua Trần Minh Tông) làm Thượng tể, nắm quyền bính, không ngại hiềm nghi, lại xích mích với Tể chấp (Có lẽ là Trần Khắc Chung, khi đó giữ chức Đại Hành khiển). Bỗng có kẻ thù dựng chuyện cấp biến, tâu lên vu cáo Thượng tể. Tướng quốc kéo trăm quan đàn hặc, kiến nghị tử hình, riêng Phạm Mại làm Ngự sử trung thừa, cố xin từ từ xét xử thận trọng việc hình. Khi Thượng tể bị bắt, đến gia thần liêu thuộc thân thích tôi tớ đều bị tống giam, giết chóc rất nhiều. Mại liên tiếp dâng sớ can ngăn, trước mặt bẻ bác pháp ty, biện luận phân tích nỗi oan khuất, tranh cãi không thôi trước uy giận của chúa. Vương thúc bị giam chết. Sau, được bằng chứng đáng tin về sự vu cáo, bắt giam kẻ gian, vua rất thẹn sợ, truy tặng thúc phụ (chỉ Quốc Chẩn, ông vừa là chú vừa là bố vợ vua) cực hậu. Bèn ban cho Mại thơ rằng:

Ô đài (chỉ đài Ngự sử. Theo sách Hán thư, bên cạnh đài Ngự sử của triều Hán có khóm cây, hàng nghìn con quạ đến đậu ở đó. Vì vậy, đài Ngự sử còn gọi là Ô đài tức đài Quạ) lâu rồi im bặt tiếng,
Chỉnh đốn triều cương không phải dễ.
Trên điện, ngang tàng như ưng hổ,
Nam nhi như thế mới công danh.



(Khi ấy Minh Tông ở ngôi đã 15 năm, tuổi đã cao mà chưa lập Thái tử, cha sinh ra Hoàng hậu là Quốc Chẩn chủ trương nên đợi Hoàng hậu sinh ra con đích sẽ lập. Cương Đông Văn Hiến hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Thái sư Trần Nhật Duật (có sách chép là em của Nhật Duật) muốn đánh đổ Hoàng hậu mà lập Hoàng tử Vượng, mới đút lót 300 lạng vàng cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, bảo Phẫu vu cáo cho Quốc Chẩn về việc mưu phản.

Vua tin là thực, giam Quốc Chẩn ở chùa Tư Phúc, rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng với mẹ sinh ra Hoàng tử Vượng đều là người ở Giáp Sơn, mà lại từng dạy Vượng học, cho nên vào hùa với Văn Hiến, mới trả lời rằng:

- Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó.

Vua mới cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt phải tự tử. Hoàng hậu lấy áo tẩm nước cho Quốc Chẩn uống, uống xong thì chết. Bắt đồng đảng hơn 100 người. Mỗi khi xét hỏi, người bị xét phần nhiều kêu oan. Vài năm sau, gặp khi vợ cả vợ lẽ tên Phẫu ghen nhau, đem việc Văn Hiến đút lót vàng tâu lên cho vua biết. Việc giao xuống cho ngục quan xét. Lê Duy là người cương trực, đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Tên Phẫu bị tội lăng trì. Gia nô của Thiệu (không rõ tên) là em trai của Quốc Chẩn ăn sống hết cả thịt của Phẫu, Văn Hiến được miễn tội chết, giáng làm thứ nhân, xóa tên trong sổ tôn thấ
t)
 

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em lại uýnh dấu :D
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 21

詩諷忠諫
THI PHÚNG TRUNG GIÁN
BÀI THƠ TRUNG THỰC CAN GIÁN


Khoảng năm Chí Chính (niên hiệu cuối cùng của vua Nguyên Thuận Đế, 1314-1368), Trần Nguyên Đán (Nguyên Đán là tằng tôn (chắt) của Trần Quang Khải) ở Giao Chỉ là tôn thất nhà Trần, làm quan cho Dụ Vương ( Trần Dụ Tông, ở ngôi 1241- 1294, một ông vua hoang dâm, chơi bời) chức Ngự sử đại phu. Vương không siêng năng chính sự, quyền thần làm nhiều điều phi pháp, Nguyên Đán luôn can ngăn, không dùng. Dụ Vương mất, cháu là Hôn Đức (tức Dương Nhật Lễ) tự lập, chính sự càng tệ. Nguyên Đán dâng thư, không đáp, bèn xin hài cốt mang về (Lấy ý từ câu nói của Phạm Tăng, quân sư của Hạng Vũ. Sau khi bị mắc lừa kế phản gián của Trần Bình, Hạng Vũ nghi ngờ Phạm Tăng làm phản theo Lưu Bang, có ý lạnh nhạt. Phạm Tăng giận, nói với Hạng Vũ rằng "Việc thiên hạ đã định rồi, xin Bá Vương cho tôi mang hài cốt về nhà". Nhưng mới đi đến Bành Thành thì phát ung ở lưng mà chết). Có gửi cho đồng liêu trong đài thơ rằng:

Người ở đài một khi đi là đến tận chân trời,
Ngoảnh đầu, đau lòng, việc gì cũng trái mắt.
Bụi trần đường sá chốn cửu trùng, người dễ già,
Mưa gió chốn Ngũ Hồ, khách muốn ở ẩn.
Nho phong không chấn hưng, quay lại cũng bất lực,
Thế nước như treo, ra đi cũng không phải.
Hưng phế xưa nay thật có thể làm gương,
Các ông sao nỡ ít thư can gián ?


Sau, dấy nội nạn (chỉ việc tôn thất nhà Trần chống Nhật Lễ, bị giết), chạy theo Nghệ Vương. Vương lên ngôi, lấy làm Tư đồ Bình chương sự, ở ngôi tướng nhiều năm rồi mất.

Ông là người thông hiểu lịch pháp, từng soạn sách Bách thế thông kỷ, trên khảo từ năm Giáp Thìn đời Nghiêu, dưới tới Tống, Nguyên; nhật thực nguyệt thực, triền độ các sao đều phù hợp với sách cổ, phụng đạo tinh luyện, cầu mưa có ứng nghiệm (cuốn này nghe nói hay hơn Sấm Trạng Trình, nhưng bị quân Minh đốt mất). Tự hiệu là Băng Hồ tử.

(Trần Nguyên Đán rất tinh thông lý số, bấm quẻ biết Hồ Quý Ly kiểu gì cũng cướp ngôi nhà Trần, con cháu nhà Trần sẽ bị diệt, nhưng bất lực vì cho rằng đó là ý Trời, nên gửi gắm con cháu cho Quý Ly, ông chính là ông ngoại của Nguyễn Trãi. Bài thơ này cũng có thâm ý như vậy, Nguyên Đán đoán được vận số nhà Trần, nhiều lần, Nghệ Tông có đến hỏi ý kiến ông, tuy nhiên ông không nói…có lẽ biết Nghệ Tông là hôn quân)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 22

詩用前人警句

THỊ DỤNG TIỀN NHÂN CẢNH CÚ
THƠ DÙNG CÂU NÓI HAY CỦA NGƯỜI XƯA


Tôn thất nhà Trần có người hiệu Sầm Lâu (tức là Uy Văn Vương Trần Quốc Toại, là cháu họ và con rể vua Trần Thái Tông, nổi tiếng hay thơ), trẻ tuổi đã có tài thơ, hai mươi bảy tuổi thì mất (có sách chép ông mất năm 24 tuổi). Có Sầm Lâu tập lưu hành ở đời. Mộ trên bờ sông Ô Diên (đoạn sông Hồng tiếp giáp sông Đuống, nay thuộc Đan Phượng).

Nguyễn Trung Ngạn hiệu Giới Hiên (quê làng Thổ Hoàng, Ân Thi, Hưng Yên, 1289-1370) cũng có tiếng thơ, nhưng không kịp quen biết. Đi qua Ô Diên, có thơ viếng rằng

Bình sinh hận không được biết Sầm Lâu,
Mỗi lần đọc thơ còn sót lại, một lần cúi đầu.
Tơi nón Ngũ Hồ vinh hơn mang ấn,
Dâu gai mấy mẫu thắng phong hầu.
Lời ấy thế gian ai nói được,
Văn này muôn thuở qua rồi thôi.
Muốn rót rượu tế hồn "tao”(
Tao 騷 vốn là từ chỉ tác phẩm Ly Tao của Khuất Nguyên, sau được coi như một thể loại thơ) , biết ở đâu ?
Khói sóng muôn khoảnh khiến người sầu.


Một liên (一聯liên cú, chỉ cặp câu tam và tứ, ngũ và lục trong thể thơ thất ngôn Đường luật. Những câu này đăng đối với nhau, tạo thành một liên) "Tơi nón Ngũ Hồ" nguyên là câu thơ của Sầm Lâu đó.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 23

詩言自負
THI NGÔN TỰ PHỤ
LỜI THƠ RẤT TỰ KIÊU



Nguyễn Trung Ngạn, sớm có tài danh (16 tuổi ông đã đỗ Hoàng Giáp), rất tự phụ, từng có thơ trường thiên, đại lược rằng:

Tiên sinh Giới Hiên tài lang miếu (ý nói đáng làm quan to)
Tuổi thanh niên đã có chí nuốt trâu
Năm mười hai tuổi Thái học sinh
Vừa đến mười sáu dự thi Đình
Hai mươi tư tuổi làm Gián quan
Hai mươi sáu tuổi sứ Yên Kinh


Ấy tự phụ kiêu căng như thế. Tuy nhiên thờ Trần Minh Vương, trải chức khu yếu, lên chính phủ, cuối cùng có lệnh danh, không thẹn là nho giả, quan đến Thượng thư Tả phụ, thọ ngoài tám mươi, có "Giới Hiên tập" lưu hành ở đời.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 24

命通詩兆
MỆNH THÔNG THI TRIỆU


SỐ MỆNH THÔNG QUA ĐIỀM THƠ


Lê Quát, tự Bá Quát, là người Thanh Hóa. Lúc trẻ, du học kinh đô, có người bạn làm quan, gặp lúc phụng mệnh đi sứ Yên Kinh, Quát tiễn, có thơ rằng:

Đường trạm ba nghìn, anh ngồi yên ngựa
Cửa biển mười hai, tôi về núi
Sứ giả trung triều ( TQ), khách khói sóng
Anh được công danh, tôi được nhàn


Kẻ thức giả biết Quát sẽ quý hiển, sau Quát thi đỗ, quả nhiên được thăng chuyển làm quan trong chính phủ, hơn hẳn người bạn kia.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,806
Động cơ
689,200 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thứ 25

詩志功名

THI CHÍ NGÔN HÀNH
THƠ NÓI NÊN Ý CHÍ CÔNG DANH



Phạm Ngũ Lão, thờ Trần Nhân Vương, làm Điện tiền Thượng tướng quân, bình sinh xuất thân trong quân ngũ, lại ham đọc sách, phóng khoáng có chí lớn, thích ngâm thơ, việc võ bị dường như không để ý, nhưng quân ông quản lãnh, thực là quân cha con, đã đánh là thắng, bảo vệ chăm chỉ cẩn thận, giặc cướp ra (đầu) thú [được thu dụng thành] thuộc hạ nanh vuốt. Từng có thơ rằng:

Múa giáo (橫槊 Hoành sóc đúng ra là cầm ngang ngọn giáo) giữa non sông đã mấy thu
Ba quân khí thế như hổ át sao Ngưu
Kẻ nam nhi vẫn chưa trả hết nợ công danh
Thẹn nghe nhân gian nói chuyện Vũ hầu (tức Gia Cát L
ượng)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top