[Funland] Dịch tài liệu viết tay : Nhật Ký ở Bắc Hà từ 1787-1789 của Giáo sĩ Jean Davoust

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài lời ngỏ:
Lịch Sử vẫn luôn thu-hút nhiều cụ OF, trong đó có em, đặc biệt khi muốn tìm hiểu Lịch Sử dưới nhiều nguồn tư liệu khác nhau, để nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn.
Nhân đọc bản gốc các tài liệu viết tay trực tiếp của Giáo sĩ Jean Davoust, đúng gia ông là Đức Giám mục , đại diện cho Tông Tòa Tây Đàng Ngoài ( từ 18 tháng 7 năm 1780 đến 17 tháng 8 năm 1789).
Thời gian này, ông đã sống ở Đàng Ngoài, mà trực tiếp ở Thăng Long ( gọi là Kẻ Chợ), đây là thời kỳ những chuyển biến xã hội cực lớn ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đó là loạn Kiêu Binh dẫn đến sự suy sụp của chính quyền Lê-Trịnh ( vua Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống và Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Bồng)
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,374
Động cơ
334,663 Mã lực
Chờ truyện của cụ
 

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,559 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đặt còm :)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời kỳ đầy đau thương của dân ta, giặc cướp, nồi loạn, Đàng Trong cũng nát, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Sở dĩ em dịch tài liệu này, vì tác giả, các giáo sĩ Tây, đã sống trực tiếp vào thời điểm đó, họ tận mắt chứng kiến, quan sát, ghi chép, trong mắt họ, những nhân vật Lịch sử hiện ra rất rõ: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Chiêu Thống, Nguyễn Hữu Chỉnh, Võ Văn Nhậm...quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị...cả một xã hội, cuộc sống hiện ra rất rõ nét.
 

hoangvnp

Xe tải
Biển số
OF-409231
Ngày cấp bằng
8/3/16
Số km
494
Động cơ
1,089,012 Mã lực
Em xin đăng ký 1 chỗ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài nét về tác giả:
Giáo sĩ Jean Davoust sinh ngày 5 thánh 10 năm 1728 tại Mayenne, Pháp, ông gia nhập Hội truyền bá Đức tin Paris, ông đến Đàng NGoài năm 1753, Đến năm 1759, đi Vaticant và Paris, nhưng tới năm 1782 lại trở sang Ma Cao và 1783, trở lại Đàng Ngoài, ông sống ở Thăng Long, có đi lại giữa Thăng Long và Nam Định ( dân ta hồi ấy gọi là Kẻ Vinh).
Đây là những trang nhật ký ghi chép cá nhân của ông về tình hình xã hội Vn lúc ấy, kèm theo đó là nhũng thư từ khác của các giáo sĩ ở các vùng khác nhau gửi về.

Ảnh chụp 1 trang Nhật ký của ông, lưu trữ tại thư viện Vaticant và cả thư viện QUốc gia Pháp.

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc dịch từ bản chữ chép tay khá khó khăn, với trình độ tiếng Pháp của em cực kỳ ngu dốt, cũng không dám nói hay, có nhiều chỗ Giáo sĩ viết khá khó hiểu, em xin được dùng dấu [ ] để giải thích rõ hơn. Đôi khi kèm chú thích của chính tác giả.
Trong bản dịch này, có 1 số từ em xin dịch khác đi, ví dụ trong nguyên văn, tác giả gọi quân đội của Nguyễn Huệ có các trung đoàn, thực tế quân đội Tây Sơn không có đơn vị kiểu đó, em xin tham khảo sách khác mà dịch là : Đội, Cơ, Đạo...
1 số nhân vật, địa danh cổ nếu khảo cứu được em xin ghi tóm tắt, không đành chịu.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ghi chép về những sự-kiện đáng ghi nhớ đã xảy ra trong địa phận Giáo hội Bắc Hà về chính trị, dân sự và tôn giáo từ tháng 8-1787, cho tới trung tuần tháng 10-1788.

(Giáo hội phân-chia địa bàn truyền giáo tại Việt Nam làm 2, một ở Bắc Hà, từ Bắc Bố Chính trở ra, và một tại miền Trung và Nam Hà; mỗi khu vực do một vị Giám mục cai quản và một vị Giám mục phụ tá. Nhưng Giáo hội Bắc Hà chỉ gồm có miền Tây Bắc Hà thôi vì miền Đông được giao phó cho dòng thánh Đa Minh từ năm 1693).

Kẻ Vinh (tức Nam Định) ngày 6 tháng 10 năm 1786. Thư của ông Le Roy [Giáo sĩ Pháp sang Bắc Hà năm 1780, truyền đạo ở Nam Định] gửi cho Đức Bá Đa Lộc và các giáo sĩ khác tại Nam kỳ:

“Tại xứ Nam, chúng tôi nhận được thư của Đức Bá Đa Lộc và ông Toussain mà một người lính tuỳ tùng của Tiếm vương Nhạc đã đưa lại cho một linh mục của chúng tôi ở xứ Nghệ An tên là Cha Tần, nhưng mãi lâu sau lúc Nhạc trở về ( Quy Nhơn) cha người Bắc Hà ấy mới gửi thư lại cho ông Breton”.

… Ngày 16 tháng 7, quân địch [Tây Sơn] được kẻ phản nghịch Coũ Chỉnh [ tức là Nguyễn Hữu Chỉnh, vì đỗ Hương Cống nên ngày ấy dân ta gọi là Cống Chỉnh] chỉ huy đã tới, bằng rất nhiều thuyền bè, cách trường của chúng tôi tại làng Kẻ Vinh một ngày đường. Chúng đi rất nhanh. Có vài người lính của một đại thần Bắc Hà đã bắn vào quân Nam Hà, nhưng sau đó quân này vẫn giữ trật-tự khi tới thị trấn lớn tên là Vị Hoàng, nơi có một vựa gạo mới mang từ Nam Hà ra. Quan quân Bắc Hà đã bỏ trốn và địch liền chiếm cứ tất cả các đồn và kho của vương quốc nhưng họ không làm hại ai và vẫn tôn-trọng công lý khắp nơi. Dân chúng thấy họ cư-xử nhân-đạo như vậy chỉ chê cười quân giặc và không ai nghĩ tới cách ngăn-chặn họ tiến tới Hiến Nam [thủ phủ trấn Sơn Nam], nơi trấn thủ chúng tôi ngụ. Họ ra chợ che chở dân chúng khỏi bị quân ăn cắp quấy nhiễu và chặt đầu liền tại chỗ không cần làm thủ tục, những tên bị nộp cho họ. Muốn được lòng dân hơn, có khi họ xử trảm ngay cả lính của họ vì mấy người này đã quấy nhiễu dân chúng ở chợ. Cuối cùng ông ta [người gửi thư] còn cho biết chúa Nguyễn vài ngày nữa, sẽ ra Bắc. Chúng tôi còn nghĩ rằng người Anh và người Hà Lan sẽ đi theo ông vì người ta thường bàn tới tàu Châu Âu, đại bác… và các khí giới khác được thông dụng tại Châu Âu. Ít lâu sau người ta thấy một chiếc thuyền lớn của người em Nhạc [còn gọi là Đức Oũ, Đức Ông, tên gọi những người có địa vị cao thời Lê] long- rọng tới. Dân chúng Bắc Hà dại khờ từ khắp nơi chạy tới coi các ông Chúa và nghe nhạc của họ. Đêm 18, 19 tháng 7 [1786], chúng tôi nghe thấy tiếng súng đại bác nổ cả đêm. Đó là một cuộc giao chiến giữa quân Bắc Hà và kẻ địch tại Hiến Nam, Trấn thủ cũ của chúng tôi cùng vệ binh và con ông chống cự hết sức, nhưng vì sợ hãi xâm chiếm, binh lính họ bỏ trốn một cách hèn nhát; và sau khi bị thiệt hại 200 người, quân Bắc Hà không dám đụng độ địch nữa. Quân [Tây Sơn] nhân lúc đang thắng thế, tiến thẳng ra kinh đô và ngày 20 tháng 7 [1786], chúng vào đó không gặp sự kháng-cự nào. Thượng đế đã lấy mất trí suy-đoán của quan binh chúng tôi vì ai nấy đều thi nhau trốn chạy toán loạn và mặc hết để cứu cái mạng sống của họ. Người ta kể rằng lính Bắc Hà chỉ bắn có 12 phát súng vào quân Nam Hà thôi, rồi họ bỏ chạy và đốt cháy vài toà nhà do đó 1/4 thành phố bị thêu rụi. Địch có viết trên cờ họ chữ “Diệt Trịnh phù Lê” bởi vậy chỉ có Chúa Trịnh và bộ hạ cùng binh lính ông chạy trốn thôi. Gia đình nhà Lê ở lại kinh đô và 2 ngày sau khi chúng đến nơi, quan quân Nam Hà đến ra mắt vua Cảnh Hưng với đầy đủ lễ nghi. Người ta tưởng ngài đã băng hà nhưng ngài chỉ qua đời một tháng sau thôi. Trước khi mất đi, vị vua tuổi tác đó đã gã một công chúa cho Đức Oũ [Đức Ông Nguyễn Huệ]. Chạy được một, hai ngày thì chúa Trịnh [Khải] bị chính thần dân ông bắt lại và định mang ông nộp cho quân Nam Hà nhưng ông không cho chúng thì giờ làm vậy vì ông đã tự thắt cổ chết. Thế là hết đời ông hoàng bạc phước, đã được quân đội đem ra khỏi tù đặt lên ngai vàng và đã cầm đầu chính quyền trong một thời kỳ đen tối [loạn Kiêu binh], như quý ông đã biết. Quân địch đã cướp hết mọi thứ chúng chỉ để lại những căn nhà trống không và các dinh thự thôi. Chúng vét sạch cả phủ Chúa và biến đền chùa thành nhà của quan. Chúng đem chôn các pho tượng và không thờ thần nào cả. Có người còn phao tin rằng hai Đức Oũ [ Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ) đều theo Công giáo và có rất nhiều giáo đồ trong quân đội. Có một vị quan Nam Hà, sau khi rửa tội tại nhà một linh mục chúng tôi, đã viết thư cho đức Cha Céram [tức là đức cha J. Danoust, tác giả cuốn nhật ký này] nhờ đức ông cho ông biết voi (?) ở đâu để ông ta lĩnh phần. Các lái buôn xứ này làm giàu nhờ sự đói kém gần đây. Chúng không thương xót những kẻ chết đói đáng thương nằm dài dọc bên lề đường, lại còn đầu cơ gạo để bán với giá đắt hơn. Hình như Thượng đế đã có chủ tâm dẫn quân Nam Hà vào vương quốc này để trừng-phạt những kẻ tàn-bạo đó. Các lái buôn mất hết thuyền và vàng bạc thành thử mỗi ngày lại có kẻ âm thầm về nhà, thân thể bị lột trần chỉ còn một mảnh khố nhỏ, nhưng cũng may vì chưa bị giết. Lúc họ về tới nhà, họ còn gặp nhiều tai nạn nguy hiểm hơn nhiều. Đạo tặc lan tràn khắp nơi như kiến, và cắn hết mọi thứ như châu chấu của “Ngày tận thế”. Chúng nhảy xổ vào các lái buôn; cướp đốt nhà họ và giết khá nhiều người. Gần Cửa Bạng [Thanh Hóa], có một hòn đảo danh tiếng tên là Biện Sơn, trước dân cư gồm toàn lái buôn độ 3.000 người, trong số đó có 6,700 giáo đồ. Những kẻ bất hạnh đó trước kia làm giàu trên xương máu người nghèo nhờ bất-công và tham-nhũng, lần này Thượng đế đã trừng phạt họ và trên nhiều người như thế chỉ còn 2, 30 người sống sót mà thôi. Năm nay thật là năm đen tối của Bắc Hà. Phủ Yên Trường ở xứ Thanh [phủ Trường Yên trước thuộc Thanh Hóa, nay thuộc Ninh Bình] là kho tàng của họ Trịnh nên đầy vàng bạc và chiến lợi phẩm thu được tại Nam Hà [đây là nói về số vàng Hoàng Ngũ Phúc tướng Trịnh đã đánh bại quân chúa Nguyễn, thu được nhiều vàng bạc], đã bị quân Bắc Hà [ quân Trịnh] bỏ lại. Những quân cướp [ không phải quân Tây Sơn] đã ùa vào đấy lấy những gì có thể cướp được. Chúng đánh, giết và tranh giành nhau từng vật một. Sau đó quân Nam Hà tới và cướp sạch hết. Ai cũng tin rằng quân Nam Hà sẽ thay thế nhà Trịnh. Chúng công bố vài sắc lệnh mà ai khinh-thường. Sau chót, sau khi đã thu nhặt hết chiến lợi phẩm, Đức Oũ [ Nguyễn Huệ] sửa soạn để ra đi, nói rằng mục-đích ra Bắc của ông là đánh đuổi quân Trịnh đang áp-bức nhà Lê, nay nhiệm-vụ đã xong ông xin trở về. Đang lúc đó, lại có tin khác: đó là tin vua Trời với 30 con voi và một vạn quân đã qua xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ [ Sơn] Nam và đã tới Kẻ Chợ [Thăng Long] trong một thời gian ngắn. Người đó chính là Nhạc. Ông lưu lại tại Kẻ Chợ có 2, 3 ngày, rồi ông lại hấp-tấp trở về [Nam Hà] qua xứ Nghệ và Bố Chính, tất cả đội ngũ Nam Hà về theo ông, kẻ theo đường biển, người đường bộ. Không ai ngờ tới chuyện này cả nên được tin, nhiều kẻ bạo nhất cũng phải xanh mặt. Hết vua, hết quan, hết bạc, hết gạo, cả vương quốc bị bỏ rơi cho lũ đạo tặc… Chúng tôi tưởng chừng sắp khốn đến nơi, và thật vậy, nên Thượng đế để hàng triệu quân ác tâm nảy nở ở Bắc Hà, chúng tôi sẽ không còn trên thế gian này nữa. Lũ giặc [Nam Hà] lúc ra Bắc thì hiền lành, nhưng lúc về Nam thì ngược lại: chúng đã cướp bóc dân chúng hai bên sông. Giữa sự hỗn-loạn này nhiều sự phạm-thượng [thần thánh] đã xảy ra. Nhiều linh mục của chúng tôi đã mất bình dầu thánh, hoặc tế phục, thánh tước, sách vở. Quân đạo tặc còn xé tế phục để may quân phục. Người ta có thấy nhiều đứa chết trong bộ áo lễ trắng…
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
… Sau khi địch đi, các quan lập bác [nguyên văn oncle] của tiên Chúa trược gọi là Oũ Quận Quế [tức là Trịnh Bồng, tước Côn Quận. Bồng là con Trịnh Giang, bác của Trịnh Khải. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh ra Bắc, Bồng chạy lên làng Quế Ổ, trấn kinh Bắc, liên kết với bọn người ở Quế Ổ chống lại Chỉnh nên dân ta gọi là Quận Quế] lên ngôi chúa. Nhưng có người cạnh-tranh ngôi Chúa với ông. Quan quân đang chia rẽ. Nhiều xứ không có trấn thủ hay trấn thủ lại đi cướp bóc. Tại vài nơi, các làng họp nhau lại để hỗ-trợ nhau trong công cuộc bắt kẻ gian. Lúc nào người ta cũng dọa chúng tôi là Coũ Chỉnh [ Hữu Chỉnh] và phe ông ta càng ngày càng mạnh. Quân Nam Hà không cho phép ông vào Nam và đã ngược-đãi ông. Dù sao, ông đang lập một đảng mới và nếu dân chúng không chịu nộp những sắc thuế mà quân đội ông có quyền thu ở Bắc Hà, giặc [Tây Sơn] chắc sẽ thắng và chúng tôi sẽ còn bị áp-bức lâu hơn nữa. Quân Trung Hoa mất hết tàu bè của họ mà quân Tây Sơn tịch thu để chở khí giới, chiến lợi phẩm về xứ chúng. Các phu trạm [người đưa thư] của chúng tôi không đi được vì thế tôi không biết thư của chúng tôi có được người Trung Hoa mang đến Áo Môn như chúng tôi hy vọng không. Mùa màng tháng 10 rất tươi tốt, nếu mất mùa chúng tôi đã nguy rồi.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 trang viết tay của cuốn nhật ký

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 6 tháng 6 năm 1787. Thư của ông Doussain [Giáo sĩ Doussaint Jean Adré, 1756-1809, sang Nam Hà năm 1781. Năm 1807 giữ chức Phó giám mục địa phận Bá Đa Lộc] gửi ông Blandin:

Vậy là quân giặc tràn vào chỗ chúng tôi ở đúng ngày lễ Minh Thánh [Lễ vào ngày thứ Tư đầu tiên của mùa Chay vào dịp lễ Phục sinh], lúc dân Bắc Hà ít ngờ nhất. Quan lớn của chúng tôi [viên trấn thủ Thuận Hóa, Phạm Ngô Cầu] còn đang bận làm lễ cầu tuần cho sự bình-phục của ông một cách thành-kính [tại một đền danh tiếng ở Phú Xuân] thì có người đến báo có đánh nhau ở ngay ngoài đồn. Thế là ông bỏ cả khẩn cầu, bỏ ăn chay, bỏ cúng lễ để chạy đi triệu-tập binh lính và cố-gắng kháng-cự. Mới đầu giặc bao vây thành vì muốn để cho ông có thì giờ đầu hàng. Các quan họp lại bàn tán; quan lớn và vài vị khác muốn treo cờ trắng [ đầu hàng] nhưng các quan khác không chịu, chỉ muốn cho dương cờ đỏ. Thấy vậy quân giặc xông vào quân ông và gây ra một cuộc thảm sát dã man. Quan lớn bị bắt và điệu ra trước mặt vua Nhạc; sau đó ông bị chém đầu. May sao, một thanh niên bị băm (?) nửa người thoát được và chạy về dinh các báo tin các bạn anh đã chết hết và chỉ có thể thoát thân được nếu bỏ trốn. Được tin đó tất cả binh sĩ của thành Cát chạy trốn. Giữa đường, chúng bị dân làng đánh phá và đòi treo cổ [họ]. Thấy vậy chúng nói:
- Nếu dân chúng tới xử tử chúng ta thì “chém” [họ], nếu lính địch thì “chịu đầu” [hàng].

Người ta báo tin ấy cho quân giặc lúc đó đã tới Bố Chính bằng đường biển. Giặc nhận 200 người và 5 con voi trận và dẫn họ tới trước mặt quan Tây Sơn. Ông này ra lệnh đẩy họ xuống biển. Quân “đồn” lẩn trốn quân Tây Sơn, nhưng khi tới Bố Chính, chúng bị dân cư [ở đó] vây bắt và nộp cho quan địa phương. Phần đông bị chặt đầu hay bị quăng xuống biển. Chỉ có quân ʽʽđồn Đồng Hới’’ là trốn thoát được không thiệt-hại gì. Mới đầu họ bị chiến thuyền tấn công nhưng khi thấy không chống đỡ nỗi, họ rút lui vào 1 khu rừng gần đó [ rồi họ?] tiến ra Bắc Hà. Nhạc có 2 người em, 1 người đã ra Kẻ Chợ mà không báo tin cho anh biết, [bây giờ lại muốn làm vua vùng này]. Ông để anh ông trở về Qui phủ [nơi đóng đô của ông này] rồi tự xưng là Đức Chúa. Nhạc hay tin ấy không bằng lòng và cảnh cáo người em. Nhưng ông này không những không vâng lời lại mà còn mộ một đạo quân 60.000 người đến giao chiến với Nhạc tại Qui phủ. Ông ấy [Nguyễn Huệ] ở đó từ ngày lễ Tro thánh. Họ đánh nhau hai lần. Người ta đồn rằng Đức Chúa đã mất đến nữa số quân. Điều chứng tỏ sự ông đang gặp khó khăn là việc ông bắt mọi người phải ra trận. Đức Chúa đi đánh anh ông xong rồi còn dự định ra Kẻ Chợ để xưng Chúa ở đó. Việc ấy có thể có lắm vì ông rất quan tâm đến nó. Ông có 3 đại thần ở ngoài Bắc, một người ở chợ Vĩnh [xứ Nghệ] và hai người ở Bố Chính. Ai cũng nghĩ rằng dù có thua [ anh ông], ông cũng sẽ ra thẳng Bắc Hà. Ông [Letondal] nên biết rằng Đức Chúa đã lấy làm vợ một công chúa nhà Lê [ Ngọc Hân]. Mới đây có một đại sứ Bắc Hà vào Nam Hà. Người ta không biết lý do của vụ đi sứ đó.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phần ghi chép của Giám mục Jean Davoust:

Từ khi tướng Nguyễn Hữu Chỉnh (nguyên văn: Coũ Chỉnh, tức là Cống Chỉnh, do ông thi đỗ Hương Cống nên mới gọi thế) trở về thủ đô Bắc Hà vào cuối tháng 1 năm 1787, và từ lúc tân Chúa hay kẻ thống trị Quế (tên thật của Trịnh Bồng,Trịnh Bồng là con của Trịnh Giang, sinh năm 1740, anh họ củaTrịnh Sâm và là bác họ của Trịnh Khải. Khi cha con Trịnh Sâm cầm quyền, ông được phong là Côn Quận Công, là vị Chúa cuối cùng của họ Trịnh) tự tử theo lời đồn vài tháng sau khi thấy quân của mình bị tiêu diệt và sự-nghiệp của mình bị phá hủy hoàn toàn, quyền-lực của nhà vua trẻ tuổi Chiêu Thống (nguyên văn: Chiêu Thoung) hình như đã khôi-phục được sự vẻ-vang xưa và mỗi ngày một củng-cố trong khi các vua Lê trước như Cảnh Hưng, như chúng tôi đã từng nói, chỉ là những vị vua trên danh-nghĩa và tượng-trưng mà thôi.
Các vụ tấn công trước đây do quân nổi loạn Tây Sơn gây nên chỉ còn rất hiếm trong nội địa Bắc Hà; phần đông binh lính Tây Sơn đã rút vào Nam và chỉ còn một ít đóng tại xứ Nghệ An và vùng Bô Chinh giáp giới miền Trung (nguyên văn là Huaute Cochinchine, dịch chính xác là Thượng Nam Hà).Nhưng than ôi, sự yên-ổn đó chẳng được lâu dài.Tướng Nguyễn Hữu Chỉnh thấy hối-hận cho lòng tin-cậy và sự khinh-suất của ông, hay sự nể nang quá đáng đối với một kẻ thù nguy hiểm ( tức là Tây Sơn) vì ông dường như nhường cho họ miếng đất Bắc Hà để họ cai trị, có chỗ vùng vẫy và lối vào để đánh chiếm vương quốc khi cơ hội thuận tiện. Vả lại, đáng lẽ tướng Chỉnh phải thận-trọng và hiểu rằng tình trạng hòa bình mà Bắc Hà đang hưởng từ 9, 10 tháng nay, là do sự ân-cần và tính dũng mãnh của ông ít hơn là do tình thế chiến trận giữa ông bạo chúa đáng sợ miền Trung, tục gọi là Đức Oung (Đức Ông, tức là Nguyễn Huệ), em thứ 8 của tiếm vương Nhạc và người anh ( tức là Nguyễn Nhạc).Tiếm vương buộc lòng phải chịu dưới quyền của em mình và phải chấp-nhận mọi điều-kiện em mình đặt ra. Quả nhiên, khi Đức Oung hành quân trở về, ông vẫn chưa hài-lòng về sự bành-trướng mới mẻ vùng Phú Xuân của ông. Ông không quên trở lại kế hoạch đánh chiếm Bắc Hà mà ông đã nghiên cứu từ lâu nay.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 6 tháng 12 năm 1787, tôi nhận được nhiều tin tức đặc biệt và 2 lá thư của ông Le Breton [Giáo sĩ Francois Louis Le Breton (1749-1789) thụ chức giáo sĩ 1774, đến Đàng Ngoài vào năm 1777, sống và truyền giáo tại Trang Nứa, Nghệ An], người trợ tế đại diện cho tôi ở vùng giáp giới Nam Hà đề ngày 20 và 23 tháng 11 cho rằng :

1) Chừng một tháng nay, một vị tướng của Tân Attila [tức là Nguyễn Huệ,các giáo sĩ gọi ông là Tân Attila vì Nguyễn Huệ được ví như Attila, một vị vua Hung Nô, đã từng được coi là kẻ “bách chiến bách thắng” làm mưa làm gió Âu châu vào giữa thế kỷ thứ 5] tên là Vach Quinh (để nguyên văn, người dịch chưa xác định được đây là viên tướng nào) đã trở lại xứ Nghệ tuyển mộ rất nhiều lính và bắt dân chúng cung cấp một số lượng gạo khá lớn.

2) Từ hai, ba ngày nay, một vị quan khác, cao cấp hơn, trước gọi là Chương Nha, sau đổi thành Đô đốc, rồi Đức Oung và sau cùng gọi là Tiết Chế [tức là Vũ Văn Nhậm, được Nguyễn Nhạc phong chức Tả quân đô đốc vào tháng 4 năm 1786 khi Tây Sơn đánh chiếm Thuận Hóa và được Nguyễn Huệ phong chức Tiết chế, đem quân ra Bắc bắt Nguyễn Hữu Chỉnh vào năm 1787. Chương Nha có lẽ là Chưởng Nha, một chức võ quan, Đức Ông chỉ là tiếng dân ta hồi ấy gọi người được trọng vọng] thực ra, tất cả các loạn tướng thời đó đều đổi tên như thay áo, cũng tới xứ này đem theo tận 20 hay 25 con voi và 4.000 đến 5.000 lính Nam Hà, chắc là tính tiến lên về phía kinh thành của vương quốc này. Tuy nhiên, cấp trên của ông ta có lẽ chỉ có ý định điều ông ta ra Bắc Hà để mộ lính, thu gạo và ở đó dò xét hành vi và mọi sự đòi-hỏi của Nguyễn Hữu Chỉnh và Chiêu Thống, vị vua lại bị [Hữu Chỉnh] điều-khiển. Mục đích của việc tuyển mộ dân quân Bắc Hà là để thay thế các lính cũ của đám loạn quân Phú Xuân (tức là quân của Nguyễn Huệ) mà từ nay chúng ta sẽ gọi là Bắc Vươngsau ngày ông ta chiến thắng Nhạc tức Thái Đoc [Thái Đức, niên hiệu của Nguyễn Nhạc khi làm vua] và phân-chia lãnh thổ của ông ra làm ba phần chỉ để lại cho người anh 3 tỉnh nhỏ ở giữa quốc gia và cái chức vị Hoàng Đế, nghe ra có vẻ trang-trọng nhưng thật ra là chỉ có hư danh mà thôi. Ông tự xưng là Bắc Bình Vương tức vua xứ Bắc, biểu lộ như vậy là rõ ràng có mưu đồ đánh chiếm Bắc Hà và địa phận phía Bắc miền Trung. Vì nhiều đội quân đã bỏ rơi ông để theo Nhạc, trong hoặc sau thời kỳ chiến tranh giữa ông-kẻ chinh phục và phân phát vương vị-và Tiếm vương [Nguyễn Nhạc]. Ông bị lâm vào tình trạng buộc phải thu-nhận trên lãnh thổ nhỏ bé của ông những thành phần thuộc giai cấp hạ-lưu, những tay anh chị lưu-manh, nông dân và phát cho họ khí giới. Đó là những người lính được chỉ định hoặc để ngăn ngừa một cuộc tấn công bất thần của quân địch, tuy bị bại trận nhưng được tăng-cường với rất nhiều binh lính đào ngũ [từ phía của Nguyễn Huệ], hoặc để dự định xâm chiếm Bắc Hà.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đội quân do Tiết chế và Vanh Quinh chỉ huy được phân tán và chỉ định vào các cơ, đội dân binh mới tuyển tại xứ Thanh Nghệ và Bố Chính [bộ phận dùng vào việc dưỡng binh]. Đội quân này có nhiệm vụ giám-sát, bắt buộc những người dân binh phải chiến đấu chống lại chính anh em họ. Họ giết chết ngay tại chỗ những kẻ nào tìm cách trốn tránh hay từ chối đầu quân cho họ. Vì thế trong một cơ đội cứ một người lính Nam Hà [của Tây Sơn] thì trung bình lại có khoảng 30 hay 100 lính Bắc Hà.
Trong một khoảng thời gian ngắn. Tiết chế đã thành lập được một quân đội có lẽ hơn 30.000 người. Quả nhiên, ông ta lập tức tiến quân ra Kinh Đô và tới xứ Thanh vào trung tuần tháng chạp. Bấy giờ chính quyền Bắc Hà mới thức tỉnh khỏi cơn mê ngu muội của họ và bàn tính những biện-pháp cần thiết để đẩy lùi quân địch hay ít nhất cũng ngăn không cho họ tiến vào xứ [Sơn] Nam để vào Kinh thành. Những trận đụng độ đầu tiên giữa hai bên xảy ra ngay sau ngày lễ Giáng sinh. Mặc dầu thỉnh thoảng thua mấy trận và thiệt hại một số lính chính quy, vài trăm lính gốc Bắc Hà, quân Tây Sơn vẫn tiến từ từ về bờ cõi xứ [ Sơn] Nam (tức trấn Sơn Nam, nay là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội) và chỉ còn cách tư dinh tôi [tác giả] có nửa ngày đường, lại mệt hơn nữa là trong tình trạng nguy cấp như thế mà sự bất hòa lại thình lình bộc phát giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Đốc Chiên ( chưa rõ là viên tướng nào) trấn thủ xứ Nam [mà tôi đã nhắc tới trong cuốn nhật ký viết năm trước].Sự bất-hòa này bắt nguồn từ sự ghen ghét của Đốc Chiên trước uy-danh lừng lẫy của Hữu Chỉnh. Đốc Chiên ghép cho Hữu Chỉnh tội ban-phát những đặc-ân phi pháp cho những kẻ tay chân và chỉ lo tới sự tiến-cử họ trong khi đó chính ông và những quan lại dưới quyền ông mới là những kẻ tận-tụy với việc nước lại không được đếm xỉa tới. Đốc Chiên vì tham-vọng và đố-kỵ, cho rằng thời-cơ thuận-tiện để báo thù Hữu Chỉnh đã tới và định nắm lấy nó nhưng ông nghĩ rằng hành động phản-bội của ông không những gây tổn-hại cho địch thủ [Hữu Chỉnh], cho cả nhà vua nói riêng và Vương quốc nói chung mà còn cho cả ông nữa.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang thứ 3 của Nhật ký

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ấn Độ, Ngày 23 tháng 7 năm 1788. Thư của đức ông La Bartette gửi cho …(?) [ không ghi tên người nhận]

… Một người mới từ Phan Thít [Phan Thiết] gần vùng Đồng Nai tới đây nói với chúng tôi rằng nhiều bạn lái buôn của ông mới từ Đồng Nai về quả quyết với ông rằng quan đội ông Chủng [tên thật của Nguyễn Ánh] đang đánh nhau ác liệt với ông đốc Sâm [viên trấn thủ Đồng Nai của Tây Sơn, trấn giữ thành Gia Định là quan Thái Bảo Phạm Văn Tham, một viên tướng rất có tài, sau bị Nguyễn Ánh xử tử ] , người được bổ làm trấn thủ Đồng Nai, đã bao vây ông này [ các giáo sĩ gọi Phạm Văn Tham là Sâm] cùng đội ngũ ông, thành thử quân Tây Sơn chỉ còn một khu đất nhỏ chung quanh cửa Cần Giờ. Tin đó có thật hay không? Chúng tôi không biết tính sao vì có nhiều tin đồn quá làm chúng tôi không biết căn cứ vào đâu. Tôi tin một điều là quân đội chúa Nguyễn hiện đang ở Đồng Nai vì ai cũng nói như vậy. Ngoài ra 3, 400 chiến thuyền do tân vương [Nguyễn Huệ] gửi vào Đồng Nai từ 2 tháng nay để chở gạo vào Phú Xuân vẫn chưa về; như thế là họ đã gặp trở ngại. Vả lại nếu ông Chủng ở đó, quân của ông không biết đề phòng gián điệp kỹ-lưỡng lắm. Chắc chắn Đốc Sâm đã kiếm được cách phái một chiếc thuyền mang tin chiến tranh với chúa Nguyễn cho tân vương lúc bấy giờ đang ở Bắc Hà. Ông này liền bỏ xứ Nam để cấp tốc về Phú Xuân. Đường đi thường phải mất 20 ngày mà ông chỉ cần 10 ngày thôi cho nên một số binh lính của ông, vì không theo kịp bị chết ở dọc đường. Ông đã cho triệu tập tất cả binh lính lại tại Phú Xuân. Chắc ông đã thu được nhiều lương thực tại Bắc Hà, nếu ông không thể nuôi quân đội được vì thực phẩm mà ông trông đợi từ Đồng Nai chưa về tới nới. Hiện nay, ở Phú Xuân, vận chuyển dữ lắm. Người ta tin rằng quân đội ông sắp vào Quảng nhưng không biết để đánh nhau với Nhạc hay để tiến vào Đồng Nai. Chắc ông trù định cả hai việc vì sợ lâu ngày quân đội chúa Nguyễn sẽ tăng cường nhưng ông cũng phải ra Qui phủ kết liễu cuộc tranh chấp giữa ông và anh ông. Vả lại, quân đội sẽ không tới Đồng Nai được trừ phi hạ bệ được anh ông. Nếu quân đội chúa Nguyễn ra đây khi tân vương còn ở Bắc kỳ thì bây giờ mọi việc đã xong xuôi vì nếu tân vương muốn trở về Nam Hà, ông sẽ bị chặn ở Luỹ Sậy, vả lại tất cả dân Bắc Hà sẽ nổi loạn vì họ đều chán ghét ông [Nguyễn Huệ] trong thâm tâm họ và chỉ mong chúa Nguyễn ra thôi… Cuộc chinh phạt Bắc Hà lần trước đã làm chết rất nhiều người [vì đói, vì mệt, vì bệnh hay vì gươm giáo]. Giả thử ông Chủng muốn đợi, ông ấy phải củng cố lực lượng của ông tại Đồng Nai hay nơi khác để ngăn sự tấn công và sức gắng của địch.

Từ khi Tân vương về Phú Xuân, ông ấy bận phòng ngự: ông đã cho xây cất 1 bức tường cao 20 piê [1 pie = 0,234m] xung quanh dinh ông. Hình như ông gấp gáp lắm; ông bắt mọi người làm việc sáng đêm không nghỉ. Người ta nói rằng ông cho đặt súng đại bác chung quanh. Người ta còn nói, ông sắp xây tường hai bên sông chảy qua Phú Xuân và đặt súng đại bác ở đó. Người ta tin rằng ông làm như vậy vì ông sợ thuỷ quân [chúa Nguyễn]. Chính tại thành này ông đã cất số vàng bạc kiếm được ở Bắc Hà.

Ngoài ra, Tân vương tỏ vẻ khinh-thường khi có người nhắc tới chiến tranh giữa ông và ông Chủng hay Nhạc, anh ông. Không những nhạo báng mà thôi, ông còn dùng nhiều từ sỗ sàng:

- Ông sẽ phải trả thái độ đó bằng một giá rất đắt vì có nhiều người dũng cảm của ông mà vẫn bị sa bẫy.

Vào khoảng tháng 2 năm nay, ông Chưởng Nhậm hay ông Tiết chế đến xứ Nam với một đội quân độ 40.000 người. Thấy vậy vua Chiêu Thống chạy trốn với Cống Chỉnh. Ông này bị quân Tây Sơn bắt và bị chặt đầu. Họ không bắt được vua. Chắc ông đã trốn sang lục địa Trung Hoa. Trong khi ấy, quân Bắc Hà họp lại khá đông và giao chiến khá lâu với quân Tây Sơn, nhưng họ không làm ra trò trống gì. Ông Tiết Chế luôn luôn thắng. Tuy vậy ông không hưởng hiệu quả của cuộc chiến thắng của ông được lâu vì ông Đốc Ba [đô đốc Phan Văn Lân] buộc ông vào tội muốn tranh ngôi với chúa [Nguyễn Huệ] nên chúa lập tức ra Bắc ra lệnh xử trảm ông cùng nhiều lãnh tụ đảng ông. Cuối cùng Đức Chúa đã được tôn làm vua Bắc Hà hôm 25 tháng 4 (Âm lịch).
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang thứ 4 của Nhật ký, tên riêng người Việt tác giả vẫn viết bằng chữ Quốc Ngữ

 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ Nghệ, Ngày 16 tháng 8 năm 1788. Thư của ông Breton gửi cho… [ không đề tên người nhận]:

Tôi phái đến ông một người đã từng ở Hội Thung [không rõ địa danh ở đâu], bên cạnh Trong Xảnh [không rõ địa danh ở đâu]. Đó là hai làng ở trên bờ sông lớn. Thuyền buồm Trung Hoa thường qua sông ấy để tới xứ này. Cửa biển vùng này gọi là cửa Hội [Tình hình có lợi cho chúa Nguyễn; hai anh em Tây Sơn bất hoà; Nguyễn Huệ yếu vì không có tướng phụ tá; Bắc Hà cũng yếu và chỉ có vài quân Nam Hà canh giữ thôi] …

Hiện ai cũng ngạc-nhiên khi thấy dân Bắc kỳ bị điều-khiển như đàn cừu bởi có một, hai tên Nam Hà phóng đãng xuất hiện thân từ bọn hạ dân và chỉ thăng quan từ hồi ra Bắc.

Tiếm vương Phú Xuân sắp cho tịch thu các tàu bè ở xứ Nghệ và xứ Thanh và mang rất nhiều đội ngũ đi đánh quân nhà vua [Nguyễn Ánh] tại Đồng Nai khi gió thuận, nghĩa là sau ngày Thánh Michel [là ngày 29 tháng 9]. Họ đã làm bảng kê các tàu bè rồi… [chúa Nguyễn đang đợi viện trợ của Pháp quốc] …
Các Giáo sĩ nói rằng vua Bắc Hà đã trốn thoát. Họ không biết vị hoàng ấy hiện ẩn náu ở nơi đâu. Từ nhiều tháng nay, có tin đồn ở Áo Môn [Macao] và Quảng Châu rằng ông đã tị nạn tại Trung Hoa và nhân danh chư hầu Hoàng đế, ông có xin Hoàng đế gửi viện binh sang đánh kẻ thù của ông. Tin ấy đã được nhật báo Bắc Kinh xác nhận. Theo thư từ Quảng Châu gửi cho tôi, báo đó nói rằng vị phế vua đó có xin viện binh Trung Hoa và Hoàng đế đã nhận lời. Thư từ Bắc Kinh gửi tới tôi từ vài ngày nay làm tin đó thêm xác thực. Thư đó cho biết rằng vua Bắc kỳ hiện ẩn náu tại một tỉnh Trung Hoa cùng với gia đình ông; ông có cầu-cứu Hoàng đế và Hoàng đế đã chấp-thuận; ngài đã tiếp ông xứng với chức vị ông, tuy nhiên có vẻ ông vẫn ở Bắc Hà, nhưng có điều chắc chắn là [quân đội Trung Hoa đang sửa soạn để sang Bắc Hà].

Chắc chắn đội quân [Trung Hoa] đã rời Quảng Châu từ một tháng nay và người ta hay tin họ đã tới Quảng Tây. Quân Trung Hoa được biết rằng tên giặc [Nguyễn Huệ] đã khoe-khoang sẽ tới giao chiến với họ và chiếm một phần đế quốc họ. Đức ông Bá Đa Lộc viết rằng ông ta có khoe như vậy thật…
Ngoài tội lấn-quyền hiển-nhiên mà ông mới phạm bằng cách cướp một chư hầu của đế quốc, quân Trung Hoa còn tức ông vì ông quấy nhiễu lái buôn Trung Hoa. Năm 1788 [tức là năm nay], ông đã tịch thu thuyền bè của họ ở Bắc Hà để chở chiến lợi phẩm của ông vào Nam Hà. Những năm trước, ông đã bắt giết nhiều thương nhân Trung Hoa.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 tháng 6 năm 1788. Thư của Đức ông Bá Đa Lộc gởi… [ không đề người nhận]

Chiến tranh bùng nổ tháng 1 [Âm lịch] năm ngoái giữa hai anh em Nhạc và ông Tám [ Nguyễn Huệ] và chấm dứt vào tháng 5 [Âm lịch]. Một phần lớn dân Huế tử trận, sau đó hai anh em chia tay nhau Nhạc ở lại phủ ông ở Qui Nhơn còn em ông về Phú Xuân… Hình như ông Tám cai trị, từ xứ Chăm ra Bắc Hà và anh ông từ Quảng Ngãi tới Ðồng Nai. Từ đó, Nhạc đã đặt vệ binh tại Quảng Ngãi ở bờ cõi xứ Chăm và em ông cũng cho canh-giữ vùng xứ Chăm giáp giới với Quảng Ngãi. Hai anh em canh-chừng nhau lắm; nhìn ngoài họ không bao giờ họ có thể hợp nhau được. Vào khoảng tháng ba năm nay, sau khi Nhạc gây hấn tại biên giới Chăm làm như ông muốn chiếm-đoạt xứ ấy và tiến thẳng ra Bắc, em ông lập tức cho quân ra kháng cự và chỉ trong vài ngày ông đánh Nhạc đại bại, tướng Nhạc thì bị voi dày. Sau chiến thắng đó, ông Tám trở về Phú Xuân. Từ đó, sự nghiệp Nhạc gặp vận xấu, ông bị áp chế không còn ra gì và không đủ tư cách đương đầu với em ông.

Khi ông Tám [Nguyễn Huệ] ra Bắc, ông có giao lại Phú Xuân cho một người rất đần-độn. Ông ta muốn mộ hết mọi người làm lính. Ông ta cho bắt tất cả đàn ông từ 12 cho đến 60 tuổi. Lính ở xứ này như vậy đó. Chỉ còn lại có đàn bà, con trẻ và người già. Gần như không có ai cày ruộng, không ai dám đi câu cá. Những người nào đã trả tiền để được miễn đi lính sau rồi cũng bị bắt và lôi đi đánh trận như người khác mà thôi. Tất cả những của cải cướp được tại Bắc Hà hiện ở Phú Xuân… [Tình hình rất có lợi cho chúa Nguyễn. Quân Trung Hoa có lẽ sang Bắc Hà. Chúng đã mua đại bác của người Anh] …
Người ta nói rằng Hoàng đế cho người nói với ông Tám rằng ông phải rút lui ngay khỏi Bắc Hà bằng không ngài sẽ phái quân đội sang đuổi ông.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,809
Động cơ
689,238 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trang thứ 5 của Nhật Ký

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top