[Funland] Điệt giật: liệu có tự cứu mình được không?

Miền Trung 38.43

Xe điện
Biển số
OF-645097
Ngày cấp bằng
1/5/19
Số km
3,673
Động cơ
146,344 Mã lực
Hi hi... cụ ấy nói cũng có ý đúng đấy cụ ạ. Có thể do diễn đạt nên gây hiểu nhầm. Trong trường hợp cụ thể này, ông thợ chỉ bị nôm na là mát hoặc dò điện. Khi còn cầm vào vòi sịt nước trên tay mà đứng, dòng điện có xu hướng chạy từ tay xuống chân rồi xuống đất, khi ngã ra, phần tay chạm đất nên dòng điện sẽ chạy từ tay cầm đến vị trí tay chạm đất là chính, phần còn lại của cơ thể ít ảnh hưởng hơn. Bị điện có hiệu điện thế cao, cường độ thấp thì có cảm giác đau, giật tung ra (điện cao áp bugi chẳng hạn), điện có hiệu điện thế thấp, cường độ dòng cao (như máy hàn) thì có cảm giác bị hút. Còn vừa hiệu điện thế cao và cường độ lớn cỡ như điện dân dụng không có tải bị hở thì chắc có cả hai cảm giác trên. Hi hi... còn về đồ bảo hộ điện thì vật liệu không dẫn điện, khô, kín toàn thân như cụ civic nói thì đúng rồi.
Phân tích thì có nhiều trường hợp, nếu đã đưa ra giải pháp thì phải hình dung rõ các trường hợp, đâu phải nói ẩu như thế là xong.
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,086
Động cơ
410,745 Mã lực
E nghĩ các cụ làm thợ nên học kiểu truyền tai nhau và nó ko chính xác thôi.

Riêng ngành điện kể cả với điện cao thế hay hạ thế thì e thấy 1 trong các nguyên tắc an toàn luôn là găng tay và ủng cách điện khi thao tác. E thì thấy công nhân vận hành họ bảo hộ kín từ đầu tới chân tay, thậm chí mắt cũng đeo kính bảo hộ luôn.

Con có đt đấy cụ search cái là ra thôi mà.

Có hẳn cái qui trình đây cụ ei

http://pchungyen.npc.com.vn/LinkClick.aspx?fileticket=/E+BtqOL+u8=&tabid=79

https://www.google.com/search?q=Tại+sao+phải+đi+ủng+khi+sửa+chữa+điện&rlz=1C1CHBF_enVN839VN839&oq=Tại+sao+phải+đi+ủng+khi+sửa+chữa+điện&aqs=chrome..69i57.12389j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8

E ko phải kĩ sư điện chứ các cụ hiểu vật lý hoặc kĩ sư điện họ sẽ lý giải đc thôi. E chỉ quan sát thôi cụ nhé.
Nguyên lý bảo hộ điện thì đúng vậy cụ nhỉ. Nhưng nguyên lý của dòng diện truyền qua người thì nó hơi khác một tẹo. Cũng vì vậy nên có câu hỏi toà nhà lắp cột chống sét thì hay bị hay ít bị sét đánh hơn?
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,086
Động cơ
410,745 Mã lực
Em bị giật điện nhiều lần rồi:
5 tuổi thì chạm tay vào hai cực ổ cắm, ngã rồi may có bà chị nhìn thấy kịp rút phích.
Lớn tý thì đi kiểm tra dây điện trên cột, đang trên thang thì cái dây vòng vào chân, đầu chỉ kịp nghĩ đẩy thang cho đổ để rời dây ra, may dây tự bung ra. Đi làm thì cũng bị mấy vụ nữa.
Cảm giác chung là mắt thấy hoa cà hoa cải, tay chân co rút.
KHi bị điện giật thì dòng điện chạy trong cơ thể lấn át hoàn toàn dòng điện sinh học mà não bộ dùng để điều khiển các cơ liên quan nên chuyện điều khiển chân tay là gần như ko thể.
Đồ bảo hộ khi làm việc vs điện cơ bản là cách điện, điện áp càng cao thì càng cần cách điện cao. Khi làm vs điện siêu cao thế thì người ta còn có bộ quần áo có dệt lưới kim loại tạo thành lồng FARADAY tránh tĩnh điện nữa.
Hi hi, cái vụ quần áo dệt có lưới kim loại và cả tiếp đất nữa chứ cụ, y như chống sét vậy. Mỗi tội không chủ động cho điện truyền vào như chống sét. Tiếng Việt mình không biết dùng cột thu lôi hay cột chống set là đúng hả cụ? Chắc mỗi cái kim nhọn chỉ lên trời là thu lôi, còn toàn bộ hệ thống thì là chống sét.
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,360
Động cơ
274,767 Mã lực
Đấu sống là thường mà.
Mạch đang thông, cầm 2 đầu dây chập vào nhau ( cầm vỏ ). Lửa tóe tứ tung xong thì thò tay vào xoắn dây, sau đó thì quấn cách điện. Với điều kiện là chân không chạm đất.
em nhớ là người trở kháng cao mới làm được, em trở thấp đứng ghế nhựa vẫn bị giật như thường. Đụng đến điện là em ngại lắm
 

Giomua1002

Xe máy
Biển số
OF-607057
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
73
Động cơ
122,530 Mã lực
Tuổi
38
Em nhớ hồi bé 2 anh em bị nhốt trong nhà để mẹ đi làm, mấy đứa hàng xóm đến chơi ở ngoài, anh trai em trèo lên cửa sổ đứng ngóng ra vô tình đá vào cái dây điện, dây này là điện trần ko có phích cắm, nối điện từ hàng xóm sang nhà em. Lúc ấy cái dây tụt ra khỏi ổ chạm vào tay anh trai em và dính luôn ở tay, anh trai ngã xuống sàn giãy đành đạch. Em chứng kiến hết hồn, vớ ngay lấy cái chổi đót gạt sợi dây ra. Ông anh nằm bết không nhấc người nổi dậy, em phải hô hoán gọi hàng xóm trèo cửa sang cấp cứu. Sau vụ ấy ông anh đi khoe khắp nơi bàn tay xém đen có cái sẹo sâu hoắm, còn em thì được khen nức nở vì thông minh nhanh trí, mới lớp 3 mà biết xử lí tình huống chứ ko cà cuống ôm anh kéo ra thì chỉ có chết chùm.
Thật ra hồi ấy có ai dạy mình mấy cái kĩ năng an toàn ấy đâu, chỉ là em nghe lỏm hàng xóm kể chuyện có ông đi chăn bò, bò bị sét đánh ông ấy túm lấy đuôi bò thế là chết luôn nên tự biết gặp người bị điện giật thì mình không được chạm vào :)
 

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,500
Động cơ
339,239 Mã lực
hồi bé e thò tay vào ổ điện cũng bị giật 1 phát thủng cả lỗ ở tay nhưng ko bị hút mà bị bắn tay ra, ko biết do phản xạ hay thế nào, cụ nào giải thích hộ e với?!
Điện giật các cơ sẽ co lại. Nếu vật mang điện cố định ko xê dịch được thì tay, chân sẽ co lại giật rời khỏi vật mang điện, thế là ta thoát nạn. Ngược lại vật mang điện xê dịch được thì có thể bị tay ta kẹp chặt chặt lại do co cơ như clip trên, ta lăn lộn thì vật mang điện vẫn theo ta nên mn mới gọi là bị hút vào> có thể chết nếu ko có sự trợ giúp.
Trên có cụ bảo do cởi trần nên ko chết, sai hoàn toàn. Cởi trần ngã ra diện tx với đất tăng lên càng bị giật mạnh cũng như việc đi chân đất mới bị giật, đi giầy dép khô sờ vào dây lửa thoải mái ko sao, em đã từng nối điện sống bằng tay không rồi.
Trường hợp trên tự cứu đc quả thật là cực hiếm gặp, ko đơ ngay chắc do dòng nhỏ quá chưa đủ đơ.
 

Ba Kích Rừng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-144459
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
3,888
Động cơ
406,823 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Dùng mấy cái máy bơm này nguy hiểm lắm.. em bị mát 1 lần cách đây 5- 6 năm.. từ đó chuyển qua sài động cơ kéo dây cu roa.. dùng máy nén pittong ngoài ( kiểu rửa xe máy ) để giảm rủi ro.. máy bosh hay các máy cùng loại.. dùng nhiều máy rung,nén.. bảng mạch kín trong máy có thể bị ẩm hỏng.. bộ phận hay hỏng nhất của máy là khởi động từ .. sau đến đầu phun bị tắc do nước bẩn.
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,037
Động cơ
463,362 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Em bị giật vài lần. Tuy nhiên em cho là bị nhẹ chỉ ngã, tê tê.....Nặng nhất là quả sửa cầu dao điện. Bảo ông già cắt điện nhưng cuối cùng ông nặng tai, không nghe thấy. Em vừa thò tô vít vào thì điện phóng ra phát giật ngã từ trên ghế xuống đất, ngón tay đen xì. Một lúc sau mà tay vẫn run run không thể làm tiếp được. Cảm giác lúc giật là tim nhói phát và chả cảm nhận gì cho đến khi chạm đất.
 

TamAn7810

Xe tăng
Biển số
OF-626975
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
1,401
Động cơ
127,331 Mã lực
hồi bé e thò tay vào ổ điện cũng bị giật 1 phát thủng cả lỗ ở tay nhưng ko bị hút mà bị bắn tay ra, ko biết do phản xạ hay thế nào, cụ nào giải thích hộ e với?!
Em nghĩ là nổ mới bắn ra ngoài được.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,682
Động cơ
257,992 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
địn giựt thì iêm biết, còn đ*t giựt như title thì iêm chửa nghe ;))
 

TamAn7810

Xe tăng
Biển số
OF-626975
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
1,401
Động cơ
127,331 Mã lực
Gần nhà em có ông bị cầm dây điện bị dò kéo từ ngoài vào trong nhà khoảng 3,4m. May đến đoạn bậc cửa thì vấp vào nên thoát ra.. Thế giờ cụ ấy vẫn khoẻ như thường, tài thật !
 

BinhLee

Xe tăng
Biển số
OF-625600
Ngày cấp bằng
21/3/19
Số km
1,099
Động cơ
5,487 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
ハナム
Điện giờ Việt Nam nó cũng làm fake được thì em chịu rồi :D:D:D
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,682
Động cơ
257,992 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Cụm từ "cởi trần cho điện chui bớt xuống đất" là biết cụ ẩu cỡ nào. Còn cách cụ phân trần thật em cũng cạn lời.
Điện chạy từ tay qua chân r xuống đất... Ai dạy cụ đấy?
Là 1 người thợ, cụ nên tìm hiểu kĩ về quy định an toàn điện để bảo vệ chính cụ. Em cũng ko phải lên lớp gì cụ, nhưng những suy nghĩ ngô nghê về nghề của cụ vô tình khiến cộng đồng hiểu sai.
Cởi chuồng ngồi thì dòng điện sẽ bị chia thành 3, 220v/3 = 70v, như muỗi cắn hoy :)) :)) :))
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,203
Động cơ
515,013 Mã lực
Vụ này quá may mắn. A này vẫn còn nhận biết được và cố gắng để tự cứu mình. Chắc tâm lý rất tốt mới làm được như thế này.

E sợ nhất điện vì nó không màu, không mùi, không vị... Hồi cấp 3 1 lần giữ ghế cho ông chú đứng sửa điện. Ông ý nối điện tay trần. E ko để ý động vào chân ông ý bị giật bắn cả người. May ông chú không ngã.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,669
Động cơ
472,641 Mã lực
Hi hi, cái vụ quần áo dệt có lưới kim loại và cả tiếp đất nữa chứ cụ, y như chống sét vậy. Mỗi tội không chủ động cho điện truyền vào như chống sét. Tiếng Việt mình không biết dùng cột thu lôi hay cột chống set là đúng hả cụ? Chắc mỗi cái kim nhọn chỉ lên trời là thu lôi, còn toàn bộ hệ thống thì là chống sét.
Lôi là từ Hán Việt cụ ơi, nó vẫn là sấm sét mà :))
Nguyên tắc tĩnh điện là điện tích sẽ tập trung ở bề mặt bên ngoài và tập chung nhiều nhất ở các điểm lồi. Do đó khi lắp cột thu lôi thì điện tích tĩnh điện sẽ tập trung trên đỉnh mũi nhọn của cột
Khi giá trị hiệu dụng của điện tích đủ lớn thì sẽ xảy ra phóng điện. Do điện tích tập trung ở đầu mũi nhọn nên sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện ở mũi này. Và thường hiện tượng phóng điện sẽ xảy ra sớm - tức là chưa đến mức phát sinh tia lửa điện - nên khi lắp cột thu lôi thì loanh quanh đấy sẽ ít thấy bị sét đánh hơn.
Trường hợp lượng điện tích quá lớn không giải phóng kịp mới sinh ra tia lửa điện mà ta gọi là sét oánh :))
 

henry tran

Xe buýt
Biển số
OF-469
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
731
Động cơ
586,800 Mã lực
Nghĩ hồi bé còn chơi dại mấy đứa đứng nắm tay nhau sờ vào chỗ tường rò điện, đứa ngoài cùng bị túm tay sẽ bị giật mạnh nhất. Ngu VCL :D
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,086
Động cơ
410,745 Mã lực
Lôi là từ Hán Việt cụ ơi, nó vẫn là sấm sét mà :))
Nguyên tắc tĩnh điện là điện tích sẽ tập trung ở bề mặt bên ngoài và tập chung nhiều nhất ở các điểm lồi. Do đó khi lắp cột thu lôi thì điện tích tĩnh điện sẽ tập trung trên đỉnh mũi nhọn của cột
Khi giá trị hiệu dụng của điện tích đủ lớn thì sẽ xảy ra phóng điện. Do điện tích tập trung ở đầu mũi nhọn nên sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện ở mũi này. Và thường hiện tượng phóng điện sẽ xảy ra sớm - tức là chưa đến mức phát sinh tia lửa điện - nên khi lắp cột thu lôi thì loanh quanh đấy sẽ ít thấy bị sét đánh hơn.
Trường hợp lượng điện tích quá lớn không giải phóng kịp mới sinh ra tia lửa điện mà ta gọi là sét oánh :))
Hi hi, cảm ơn cụ! Cụ viết chuẩn nhưng vẫn còn thiếu ạ. Nhưng có lẽ ở diễn đàn kiểu này thế là đủ. Vote cụ!
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,086
Động cơ
410,745 Mã lực
Phân tích thì có nhiều trường hợp, nếu đã đưa ra giải pháp thì phải hình dung rõ các trường hợp, đâu phải nói ẩu như thế là xong.
Thế nên em mới chỉ dám nói là bác ấy có ý đúng thôi chứ có bảo bác ấy đúng hoàn toàn đâu. Có điều bác ấy nói là thực tiễn, có trải nghiệm thực hoặc hiểu tương đối sâu về điện.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top