[Funland] Đồng hành cùng con!

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
290
Động cơ
7,869 Mã lực
Tối nào em chả lói 5-7 lần với 2 KucKu (14t+19t) nhà em :))
Em thì lại sơ thằng cu con nó ủy mị quá, nên đôi khi cũng quân phiệt với nó. Ít nói kiểu yêu thương, nhưng dc cái cu cậu còn nhỏ, bám bố mẹ. Ngày nào đi học về cũng chỉ ước là đến T7 để được ngủ với bố mẹ :D. Xong liên mồm hỏi, " thế bố có yêu con không?" :D
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,536
Động cơ
387,809 Mã lực
tới lúc đó cụ dễ bị đổ tội oan lắm, rồi lại ảnh hưởng tới hòa khí gia đình cụ, nên cứ lường trước là vừa ạ
Em nhiều khi cũng vì gia đình nhỏ của em mà phải lựa thôi cụ ah, vợ em là chị cả trong nhà.
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
11,863
Động cơ
251,327 Mã lực
Em thì lại sơ thằng cu con nó ủy mị quá, nên đôi khi cũng quân phiệt với nó. Ít nói kiểu yêu thương, nhưng dc cái cu cậu còn nhỏ, bám bố mẹ. Ngày nào đi học về cũng chỉ ước là đến T7 để được ngủ với bố mẹ :D. Xong liên mồm hỏi, " thế bố có yêu con không?" :D
Cậu 2 nhà em 14t mà như trẻ con, về đến nhà em ngó xem nó ngồi góc nào rồi hỏi: yêu bố không? bao giờ nói "có yêu bố" em mới làm tiếp việc khác.
Giờ cứ lim rim ngủ là nó lại mang nhíp ra vặt râu em đấy :x
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,042
Động cơ
1,330,929 Mã lực
Cậu cả bao tuổi rồi Cụ ơi ;))
Klq: Em thì bảo cậu cả nên có kế hoạch tập trung tốt nghiệp đại học và sự nghiệp lên trước. Tầm 30 chín chắn tính chuyện gia đình là vừa.
Năm 2 ĐH cụ ạ,
Em xưa năm 4 mới yêu mà nó đã yêu 2 chuyến rồi, quá nể luôn.
Với em không cấm cản con yêu đương: mày yêu ai, bao nhiêu đứa cũng đc chỉ cần nó đủ tuổi và không bắt tao tổ chức cưới sớm là đc.
 
Chỉnh sửa cuối:

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
290
Động cơ
7,869 Mã lực
Năm 2 ĐH cụ ạ,
Em xưa năm 4 mới yêu mà nó đã yêu 2 chuyến rồi, quá nể luôn.
Với em không câm cản con yêu đường: mày yêu ai, bao nhiêu đứa cũng đc chỉ cần nó đủ tuổi và không bắt tao cưới sớm là đc.
Chắc do cụ yêu muộn đấy chứ :D.
Chứ em lớp 3 đã biết có cảm tình, lớp 10 biết yêu rồi :D
 

Thanh Thanh 3010

Xe tải
Biển số
OF-589062
Ngày cấp bằng
8/9/18
Số km
228
Động cơ
136,155 Mã lực
con cái trưởng thành hay ko phần lớn là từ các bậc phụ huynh. Bố mẹ định hướng tính cách và ảnh hưởng đến con rất nhiều ah.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,042
Động cơ
1,330,929 Mã lực
Chắc do cụ yêu muộn đấy chứ :D.
Chứ em lớp 3 đã biết có cảm tình, lớp 10 biết yêu rồi :D
Một phần do PH kêu phải tập trung vài sự nghiệp nên cắm đầu vào học, năm 4 bí gái tán mới biết yêu, sau cảm thấy phí mấy năm thanh xuân.
Rút kinh nghiệm nên không can thiệp chuyện yêu đương của F1 chỉ cảnh báo về trẻ vị thành niên và an toàn TD thôi.
 

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
290
Động cơ
7,869 Mã lực
Một phần do PH kêu phải tập trung vài sự nghiệp nên cắm đầu vào học, năm 4 bí gái tán mới biết yêu, sau cảm thấy phí mấy năm thanh xuân.
Rút kinh nghiệm nên không can thiệp chuyện yêu đương của F1 chỉ cảnh báo về trẻ vị thành niên và an toàn TD thôi.
Vâng, mà ngày xưa bọn em yêu tích cực lắm, cầm tay là kinh rồi, chủ yếu dạy nhau học thôi :D. Còn Viết lên bàn học ở nhà: " Học vì tương lai hai đứa" :D, chứ ko dc như các bạn ý bây giờ cụ a
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,385
Động cơ
534,177 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
E thấy ngoài những cái cụ nêu thì khi đưa con đi học, nên bớt chút thời giờ lê la hàng quán xung quanh khu vực ngoài trường tìm hiểu xem nó thế nào, nếu cảm thấy xấu thì cũng nên có biện pháp phòng ngừa cũng tốt.
Cái này rất mất thời gian. Hồi xưa tôi đưa con đến trường và đón con về toàn phải vạ vật trước giờ đưa đón cả tiếng đồng hồ. Khi con ra thì chưa đón ngay còn phải ngó nghiêng xem bạn bè nó ra sao. Thậm chí nó chơi game cũng phải mua máy tính cùng ngồi chơi với nó. Cứ vậy suốt từ năm 12 tuổi đến lúc 2 thằng F1 vào đại học đó. Mệt kinh người.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
801
Động cơ
165,812 Mã lực
badman1 : F1 của cụ năm nay học lớp mấy rồi? Em hỏi vậy thôi, cụ có thể không cần phải trả lời.

Em đã trải qua, kinh nghiệm còn tươi mới, sẽ thử trả lời vài ý của cụ, nếu có chút gì giống như phản biện, cụ thông cảm.

Hạn chế/ kiểm soát việc thể hiện các hành động, cảm xúc tiêu cực như cãi nhau, mắng con nặng lề ảnh hưởng tâm lý, suy nghĩ của các con.
Mong muốn này hoàn toàn chính đáng nhưng thực hiện được thì khó vì nó phụ thuộc vào hai thứ thuộc về bố mẹ: bản tính tự nhiên, và mức độ tu dưỡng. Nếu cả hai thứ này đều ổn thì OK, không cần bàn. Nhưng nếu không thì việc cố gắng đạt được như ý của cụ sẽ biến cuộc sống của cả gia đình trở thành smt như là giả tạo. Nên cẩn trọng. Mọi thứ luôn thay đổi nhưng có thứ bất biến, đó là thái độ tôn trọng giành cho các thành viên trong gia đình. Không ngại nói lời xin lỗi, dù đó là lời xin lỗi các con.

Tăng thời gian bên con, là bạn của con và lắng nghe các con chia sẻ, thể hiện cảm xúc, để cùng gỡ/hướng dẫn cho con.
Thực tế, chúng ta ít có thời gian bên con, và các con cũng không hề muốn bố mẹ lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hãy tôn trọng khoảng trời riêng nhưng phải quan tâm, rất mực quan tâm đến mức chỉ thoáng qua đã biết nguyên nhân của chút thoáng buồn trên gò má (con gái), chút hậm hực trong ánh mắt (con zai). Khi những trường hợp na ná như vậy xuất hiện, bố mẹ phải là ông anh xã hội, bà chị xã hội, tức là một người có đủ uy tín nhờ vào thái độ đàng hoàng, tử tế, vốn sống dầy dặn với lời sẻ chia chân thành, không vụ lợi. Mọi áp đặt, lèo lái, giáo điều đều vô ích và phản dame. Tạo dựng niềm tin nơi trẻ không phải là việc quá khó.

Em thấy cụ dùng hơi nhiều từ tích cực. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ này.

Ngăn cấm, kiểm soát hay hạn chế trẻ nhỏ ở bất kỳ lĩnh vực nào đều không tốt bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, phải biết xấu xa thì mới tường tận giá trị của tốt đẹp, giống như phải có vấp ngã thì mới biết đứng dậy vậy: vấp ngã là chuyện thường, biết đứng dậy sau khi ngã mới là hay. Cũng thế, biết tốt, biết xấu mới là kiến thức căn cơ. Chuyện đó trẻ không biết được đâu, chỉ có 'ông anh xã hội' mới truyền dạy được. Trẻ nhỏ như Tôn ngộ Không, đừng đội cho con chiếc vòng kim cô, để rồi tài năng bẩm sinh (nếu có) sẽ bị chôn vùi 500 năm dưới núi Ngũ hành.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ giống như trồng một cây xanh. Có người muốn ngày ngày chăm sóc, cắt lá bẻ cành, dùng dây nhôm để uốn éo thành ra thế nọ thế kia, sáng bưng ra tối mang vào, thúc phân bón hóa chất cốt sao cho cây ra được những bông hoa kỳ thú. Có người lại để cho cây uống sương, ngậm nắng, cành lá sum xuê, chim chóc ríu rít, thuận theo tự nhiên mà trưởng thành... Nói chung đó đều là những viẹc rất khó.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
10,878
Động cơ
365,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Thằng nhà em hồi lớp 8, 9 rất bướng. Trong đầu nó bố mẹ là thế hệ già, cổ hủ và lạc hậu nên nói gì nó cũng bật tanh tách. Ơn giời vào 10 ngoan hẳn đi. Giờ ăn mắng không cãi nữa mà lẳng lặng đi làm. Trưa t7, CN mà nó ở nhà còn biết gọi điện hỏi mấy giờ bố về để con nấu cơm.
Ps: đương nhiên việc nhà mà có cơ hội lừa cho bố mẹ làm thay thì nó vẫn chụp lấy ngay và luôn.
 

honglong1

Xe điện
Biển số
OF-305422
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
2,558
Động cơ
336,534 Mã lực
Cái này rất mất thời gian. Hồi xưa tôi đưa con đến trường và đón con về toàn phải vạ vật trước giờ đưa đón cả tiếng đồng hồ. Khi con ra thì chưa đón ngay còn phải ngó nghiêng xem bạn bè nó ra sao. Thậm chí nó chơi game cũng phải mua máy tính cùng ngồi chơi với nó. Cứ vậy suốt từ năm 12 tuổi đến lúc 2 thằng F1 vào đại học đó. Mệt kinh người.
Thực tế cụ cũng đã làm việc này cũng như e đã làm. Mệt và mất thêm thời gian nhưng bù lại mang cho mình cảm giác an tâm hơn.
 

badman1

Xe tải
Biển số
OF-309498
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
396
Động cơ
300,937 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
badman1 : F1 của cụ năm nay học lớp mấy rồi? Em hỏi vậy thôi, cụ có thể không cần phải trả lời.

Em đã trải qua, kinh nghiệm còn tươi mới, sẽ thử trả lời vài ý của cụ, nếu có chút gì giống như phản biện, cụ thông cảm.

Hạn chế/ kiểm soát việc thể hiện các hành động, cảm xúc tiêu cực như cãi nhau, mắng con nặng lề ảnh hưởng tâm lý, suy nghĩ của các con.
Mong muốn này hoàn toàn chính đáng nhưng thực hiện được thì khó vì nó phụ thuộc vào hai thứ thuộc về bố mẹ: bản tính tự nhiên, và mức độ tu dưỡng. Nếu cả hai thứ này đều ổn thì OK, không cần bàn. Nhưng nếu không thì việc cố gắng đạt được như ý của cụ sẽ biến cuộc sống của cả gia đình trở thành smt như là giả tạo. Nên cẩn trọng. Mọi thứ luôn thay đổi nhưng có thứ bất biến, đó là thái độ tôn trọng giành cho các thành viên trong gia đình. Không ngại nói lời xin lỗi, dù đó là lời xin lỗi các con.

Tăng thời gian bên con, là bạn của con và lắng nghe các con chia sẻ, thể hiện cảm xúc, để cùng gỡ/hướng dẫn cho con.
Thực tế, chúng ta ít có thời gian bên con, và các con cũng không hề muốn bố mẹ lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hãy tôn trọng khoảng trời riêng nhưng phải quan tâm, rất mực quan tâm đến mức chỉ thoáng qua đã biết nguyên nhân của chút thoáng buồn trên gò má (con gái), chút hậm hực trong ánh mắt (con zai). Khi những trường hợp na ná như vậy xuất hiện, bố mẹ phải là ông anh xã hội, bà chị xã hội, tức là một người có đủ uy tín nhờ vào thái độ đàng hoàng, tử tế, vốn sống dầy dặn với lời sẻ chia chân thành, không vụ lợi. Mọi áp đặt, lèo lái, giáo điều đều vô ích và phản dame. Tạo dựng niềm tin nơi trẻ không phải là việc quá khó.

Em thấy cụ dùng hơi nhiều từ tích cực. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ này.

Ngăn cấm, kiểm soát hay hạn chế trẻ nhỏ ở bất kỳ lĩnh vực nào đều không tốt bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, phải biết xấu xa thì mới tường tận giá trị của tốt đẹp, giống như phải có vấp ngã thì mới biết đứng dậy vậy: vấp ngã là chuyện thường, biết đứng dậy sau khi ngã mới là hay. Cũng thế, biết tốt, biết xấu mới là kiến thức căn cơ. Chuyện đó trẻ không biết được đâu, chỉ có 'ông anh xã hội' mới truyền dạy được. Trẻ nhỏ như Tôn ngộ Không, đừng đội cho con chiếc vòng kim cô, để rồi tài năng bẩm sinh (nếu có) sẽ bị chôn vùi 500 năm dưới núi Ngũ hành.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ giống như trồng một cây xanh. Có người muốn ngày ngày chăm sóc, cắt lá bẻ cành, dùng dây nhôm để uốn éo thành ra thế nọ thế kia, sáng bưng ra tối mang vào, thúc phân bón hóa chất cốt sao cho cây ra được những bông hoa kỳ thú. Có người lại để cho cây uống sương, ngậm nắng, cành lá sum xuê, chim chóc ríu rít, thuận theo tự nhiên mà trưởng thành... Nói chung đó đều là những viẹc rất khó.
Cảm ơn bác đã rất tâm huyết viết ra nội dung khá dài ạ. Thực ra chẳng có công thức chung nào cả, mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh. Mình thấy sao phù hợp với mình, gđ, con mình là dc bác ạ!
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
628
Động cơ
33,568 Mã lực
Thằng nhà em hồi lớp 8, 9 rất bướng. Trong đầu nó bố mẹ là thế hệ già, cổ hủ và lạc hậu nên nói gì nó cũng bật tanh tách. Ơn giời vào 10 ngoan hẳn đi. Giờ ăn mắng không cãi nữa mà lẳng lặng đi làm. Trưa t7, CN mà nó ở nhà còn biết gọi điện hỏi mấy giờ bố về để con nấu cơm.
Ps: đương nhiên việc nhà mà có cơ hội lừa cho bố mẹ làm thay thì nó vẫn chụp lấy ngay và luôn.
Thế là cu cậu nhà cụ chuẩn đấy.
 

vesparider

Xe hơi
Biển số
OF-841867
Ngày cấp bằng
17/10/23
Số km
172
Động cơ
2,785 Mã lực
Đồng hành cùng con thì ai cũng muốn nhưng để thực hiện được thì không dễ. Nhất là khi chúng ta còn phải vật lộn với cuộc sống. Em đồng hành cùng hai đứa con sắp đến tuổi trưởng thành rồi mà vẫn chưa hết băn khoăn.
 

andyhoang_hn

Xe hơi
Biển số
OF-537439
Ngày cấp bằng
17/10/17
Số km
107
Động cơ
166,808 Mã lực
Tuổi
44
khi đã chán là buông thôi, ai chả đã từng qua tuổi ấy
 

newboyy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-840643
Ngày cấp bằng
25/9/23
Số km
175
Động cơ
2,333 Mã lực
Tuổi
26
Là một CM có con lứa tuổi ẩm ương, thời gian gần đây thấy ngày càng nhiều những sự việc đau lòng (chẳng cần kể lại nữa, vì các cụ, các mợ bàn nhiều đến nó rồi...). Em xin phép lập thớt này để cùng các cụ các mợ bàn/chia sẻ về giải pháp
Cho con chúng ta được sống, phát triển an toàn, tích cực hơn ạ.
Biết là nói thì dễ, hành động mới khó, nhưng em biết trên cõi oft này nhiều cc/cm đã và đang thành công trong việc nuôi/dạy con rồi, nên rất mong ac cùng chia sẻ ạ
- Tại gia đình:
+ Gia đình, bố mẹ:
* Hạn chế/ kiểm soát việc thể hiện các hành động, cảm xúc tiêu cực như cãi nhau, mắng con nặng lề ảnh hưởng tâm lý, suy nghĩ của các con
* Tăng thời gian bên con, là bạn của con và lắng nghe các con chia sẻ, thể hiện cảm xúc, để cùng gỡ/hướng dẫn cho con
* Dạy dỗ/ chia sẻ với con, hướng con đến những điều tích cực, lành mạnh,...
* Để ý quan sát các bạn con chơi cùng, các nhóm bạn có tác động đến con...(tránh vụ như bé gì bị đánh, trấn lột tiền, bảo kê...như hôm vừa rồi)

+ Tivi, Internet, mạng XH, Game (1, em bóc riêng cái này thành 1 mục lớn, vì thấy hiện tại nếu không kiểm soát hợp lý nó ảnh hưởng khá lớn đến các con):
* Cố gắng hạn chế con tiếp xúc với các thông tin\nội dung tiêu cực ngày càng nhiều trên MXH, Internet (clip tự tử, cãi chửi nhau, bậy bạ, seg cái này hiện tại ở ta đang rất là chán, GH mạng, phim phiếc, cãi chửi, dung tục nhiều...) hướng các con đến việc các nội dung tích cực, phù hợp lứa tuổi
* Kiểm soát thời gian dùng (1) của các con, hướng tới việc coi các nội dung này là công cụ giải trí, cập nhật thông tin tích cực

- Tại nhà Trường:
* Cố gắng chọn cho con một môi trường học tập thật tốt, nơi mà thầy cô/ bố mẹ quan tâm, đồng hành cùng con (cái này khó có tuyệt đối, nhưng cố gắng tương đối trước đã, rồi thiếu đâu ta bù sau)
* Khá hay có kiểu nhóm đầu gấu, bảo kê, bắt nạt, đánh các bạn ngay trong các trường, bm/Ban PH để ý, cần thì có thông báo với nhà trường,hoặc có hành động phù hợp

- Ngoài Xã hội:
* Hàng xóm, bạn cùng trang lứa với con, cái này cũng cần để ý, hướng dẫn con để con có thể tự bảo về mình trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra
P/s: Đầu giờ sáng đưa F1 đi học, ngồi uống vội cốc Cf và note nhanh một vài ý, nên còn nhiều thiếu sót. Mong các CCM cùng chia sẻ, bổ sung thêm để các con chúng ta được phát triển an toàn, tích cực, lành mạnh ạ
Em thì hay cho các bạn của con về nhà chơi, dĩ nhiên là phải tốn "mồi", rồi mình điều chỉnh dạy con chơi với các bạn có ý thức + giữ khoảng cách với các bạn hư , chửi tục. Dần dần sẽ dậy cho con câu chọn bạn mà chơi và cách phân biệt tốt xấu
Nhiều chuyện con dấu nhưng bạn bè con kể hết với mình.
 

newboyy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-840643
Ngày cấp bằng
25/9/23
Số km
175
Động cơ
2,333 Mã lực
Tuổi
26
Em có ku em vợ năm nay vừa vào đại học, kém vợ em 15 tuổi. Do là cậu con trai cố sau khi có 2 chị nên khá được chiều, là con nhà nông mà chả biết làm gì, thời gian hầu hết là ở trong phòng, đến bữa gọi xuống, ăn xong lại mất tăm.
Lên học đại học thì vào nhà em ở, lúc đó bà ngoại đang trông cháu nhỏ nhà em hơn 1 tuổi. Hôm đầu đi học, bà lấy cơm sẵn, ku cậu vào vs ngồi mà bà cứ loay xoay hỏi sao thế, như chăm trẻ con vậy. Em ngứa mắt bảo là nó phải trẻ con nữa đâu mà bà chăm nó như đứa lên 3, thế là bị bà giận, bỏ về quê (ở ngoại thành HN thôi), bảo ku em thế nào đòi ra ngoài thuê trọ ở, ra ở được 1 tối thì bảo không ở được lại mò về nhà em, mà vẫn giấu bà vì sợ bà biết ko cho ở. Giờ nhà em có 2 F1, lại cõng thêm 1 F1 già nữa. Trước đó thì em có nói với bà là muốn nó trưởng thành, sau này nó đỡ khổ thì phải để nó tự lập, mà bà bảo là con tao tao chăm. Thế là em không tham gia nữa, ở nhà e 2 tháng rồi, nhìn ku cậu cứ như bóng ma ăn xong vào phòng đóng cửa cả ngày lẫn đêm. Nghĩ ông bà cố được thằng con trai mà cứ thế thì sớm muộn gì cũng hỏng.
Tôi thấy đám thanh niên hư hỏng phần lớn do cha mẹ quá chiều chuộng con, bao che việc sai trái con làm
Sau này nhìn con trượt dài trên đường đời thì ân hận không có kịp
Yêu con nhưng nhiều khi phải "rắn" ngay từ bé. Cho con hiểu bố mẹ có thể cho con tất cả nhưng nếu con hư, sai lầm thì con cũng mất tất cả
 

Wintemrach

Xe tải
Biển số
OF-346953
Ngày cấp bằng
16/12/14
Số km
208
Động cơ
271,749 Mã lực
Các cụ, các mợ cho em hỏi, có cuốn sách nào hay nói về thời kỳ ẩm ương của các con kg ạ? Em mua đọc phát với ạ.
Nếu cụ là người thích đọc thì nên đọc cuốn Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ.
Cuốn sách kể về những người trẻ tuổi đang lạc lối hay đang chạy quanh một vòng tròn mà không có cách gì thoát ra được. Có những đoạn tôi dường như không “muốn” đọc vì cứ lo sợ tưởng tượng ra nếu nhân vật trong sách là con của mình.
Cuốn sách vẽ lên một thế giới vắng bóng người lớn, nơi cuộc sống của những đứa trẻ thiếu sự hiện diện vật lý hay tinh thần của bố mẹ. Là những đứa trẻ bị nhầm vai, bị trở thành bạn đời thay thế hoặc phụ huynh của chính bố mẹ mình để phục vụ nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ. Hay những đứa trẻ sống trong một nhà tù do bố mẹ chúng dựng lên được trá hình là sự quan tâm, yêu thương.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top