[Funland] Đức pháp chủ viên tịch

Trạng thái
Thớt đang đóng

mrlai

Xe buýt
Biển số
OF-102372
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
768
Động cơ
410,333 Mã lực
Cụ xuất gia từ năm 8 tuổi tại chùa Khánh Phú, Ninh Bình. Sau nhiều năm theo học ở rất nhiều sơn môn lớn thời bấy giờ. Đến năm 1961 cụ về kế vị, làm trưởng sơn môn Viên Minh ( chùa Ráng) từ đó đến nay, trọn đời cụ dành cho Phật giáo. Cụ nổi tiếng là người tinh thông kim cổ, là người có công rất lớn trong việc biên soạn và dịch các tác phẩm về phật học cho nền phật giáo VN.

Trọn đời cụ tu hành ẩn cư tại Chùa Ráng, Phú Xuyên. Cụ từng làm Hiệu trưởng trường trung cấp phật học; Viện trưởng Viện nghiên cứu phật học VN...

Năm 2007, Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc suy tôn cụ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng chứng minh TW Giáo hội PGVN (nhiệm kỳ trọn đời).

Báo cáo các cụ cuonglhvt , cnvui2106 , dung.nv , sakai_yo không phải em siêu, mà đúng là lần đó em rất may mắn mời được Đại đức đến. Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm, để cho thầy đệ tử đi, nhưng ít hôm sau em xuống thì thầy lại nhận lời.
Em xác nhận cái này, nhà e cách chùa của cụ vài km, mồng 2 Tết năm nào cũng xuống chùa chúc Tết cụ. Chỉ 1-2 năm gần đây cụ yếu không ra tiếp được chứ trước đó năm nào xuống cũng gặp được hết.
Còn dân làng xung quanh đó trước cụ còn khoẻ vẫn nhờ cụ cúng mà có gì lạ đâu.
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,601
Động cơ
296,134 Mã lực
Em có đọc được vài phát biểu của Đại đức, nay coppy vào đây các bác cùng đọc:

“Muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm... Về tinh thần, cần tu tâm dưỡng tính, tiết chế mọi ham muốn dục vọng, sống trong tinh thần lục hoà thì sẽ tăng được tuổi thọ. Nhưng dù sao, cũng không thể loại trừ được vô thường của sinh lão mệnh tử, đó là quy luật của mọi kiếp nhân sinh”.


[...] Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay 91 năm, ở chùa 85 năm, thụ Đại giới được 71 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi [...]
 

vnhn

Xe tăng
Biển số
OF-70262
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,264
Động cơ
450,137 Mã lực
Các bậc chân tu thật sự sống rất thanh bạch, ko hề có chút tư lợi nào như các sư đểu khác. Em nhớ trước cũng có 1 cụ khi mất dặn dò đệ tử ko dc làm to, chỉ dc làm 1 ngôi mộ đất ngoài ruộng như bao người thường khác. Thật đáng tôn kính.
 

Halinh07

Xe tăng
Biển số
OF-421212
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
1,737
Động cơ
250,708 Mã lực
Cụ là người không ham danh vọng. Có thể gọi là Thoát Tục,Cụ nói chuyện rất bình thản và sẵn sàng đón nhận mọi việc đến với mình. Tôi ít tiếp xúc với Sư nhưng riêng Cụ là người khác hoàn toàn với giới Phật Pháp của VN. Tôi đã gặp vị chủ trì mới của chùa Trấn Quốc thì thấy là 1 trời 1 vực. Cụ chủ trì cũ của chùa Trấn Quốc cũng sống thanh đạm giống cụ Thích Phổ Tuệ
 

cnvui2106

Xe buýt
Biển số
OF-26537
Ngày cấp bằng
29/12/08
Số km
627
Động cơ
485,419 Mã lực
Cụ xuất gia từ năm 8 tuổi tại chùa Khánh Phú, Ninh Bình. Sau nhiều năm theo học ở rất nhiều sơn môn lớn thời bấy giờ. Đến năm 1961 cụ về kế vị, làm trưởng sơn môn Viên Minh ( chùa Ráng) từ đó đến nay, trọn đời cụ dành cho Phật giáo. Cụ nổi tiếng là người tinh thông kim cổ, là người có công rất lớn trong việc biên soạn và dịch các tác phẩm về phật học cho nền phật giáo VN.

Trọn đời cụ tu hành ẩn cư tại Chùa Ráng, Phú Xuyên. Cụ từng làm Hiệu trưởng trường trung cấp phật học; Viện trưởng Viện nghiên cứu phật học VN...

Năm 2007, Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc suy tôn cụ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng chứng minh TW Giáo hội PGVN (nhiệm kỳ trọn đời).

Báo cáo các cụ cuonglhvt , cnvui2106 , dung.nv , sakai_yo không phải em siêu, mà đúng là lần đó em rất may mắn mời được Đại đức đến. Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm, để cho thầy đệ tử đi, nhưng ít hôm sau em xuống thì thầy lại nhận lời.
"Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm"

Pháp chủ nói vậy hả cụ?

Đến Pháp chủ mà còn bị vong quấy thì các thầy khác sao đủ đức đủ tài để bắt nhốt vong ?
 

Marance

Xe tăng
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
1,619
Động cơ
94,682 Mã lực
Đức Pháp Chủ ngụ tại Phú Xuyên quê em, đường đi rất dễ và cụ có thể GG seach.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,338
Động cơ
44,100 Mã lực
Tuổi
24
"Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm"

Pháp chủ nói vậy hả cụ?

Đến Pháp chủ mà còn bị vong quấy thì các thầy khác sao đủ đức đủ tài để bắt nhốt vong ?
Vong quấy là có thật? Vậy chùa Ba Vàng nói thật.
 

ChuCuoiCayDa

Xe tải
Biển số
OF-709105
Ngày cấp bằng
1/12/19
Số km
486
Động cơ
48,489 Mã lực
"Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm"

Pháp chủ nói vậy hả cụ?

Đến Pháp chủ mà còn bị vong quấy thì các thầy khác sao đủ đức đủ tài để bắt nhốt vong ?
Các thầy ko phải để bắt nhốt vong. Hình như có thớt nào trong group này giải thích rồi
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,613
Động cơ
767,450 Mã lực
Thứ sáu, 14/02/2020, 16:00 PM
HT. Thích Phổ Tuệ, lão nông tăng trong ngôi cổ tự

Đại lão HT. Thích Phổ Tuệ - Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người đã hơn 100 tuổi đời, vẫn ngày đêm mang giáo lý nhà Phật, đức hạnh cao dày của bậc chân tu giáo hóa chúng sinh.
Từ Hà Nội xuôi quốc lộ 1A về phía nam chừng 35 cây số là đến thị trấn Phú Xuyên, đất Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Rẽ trái theo con đường nhựa 10 cây số, qua ủy ban xã Quang Lãng một đoạn, hướng về phía sông Hồng, giữa cánh đồng vừa qua vụ gặt còn thơm mùi rơm, hiển hiện một ngôi cổ tự với mái ngói cong cong xếp chồng lên nhau, trông xa xa như một đóa sen khổng lồ giữa xanh ngắt một vùng bờ bãi. Ấy là Chùa Giáng.
Viên Minh tự hay còn gọi là chùa Giáng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là nơi Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ
Không như những gì tôi tưởng tượng về nơi trụ trì của một bậc cao tăng đang ở ngôi cao nhất của Giáo hội, Chùa Giáng, tên dân dã của Viên Minh cổ tự tọa lạc trong một không gian vắng vẻ đến lạ thường. Ngoài 4 cây nhãn cổ thụ trên trăm tuổi xùi xì, gân guốc, oằn mình qua sương gió, tất cả đều là cây trái vườn nhà do chính thầy trò vị sư trụ trì vun trồng. Mấy cây bưởi mọng quả, mấy cây ngọc lan bắt đầu ra hoa tỏa hương thơm ngát, này là vườn ngô vừa mẩy hạt, ruộng khoai đang phủ xanh vồng, những luống cải bẹ, rau muống, su hào đang bén lá xanh non... gợi cho tôi hình ảnh đầu tiên về cuộc sống thanh bạch của bậc chân tu. Trừ Bảo Điện, Tổ đường, Bảo tháp là uy nghi nhờ vừa được trùng tu, nhà khách, khu Tăng chúng, bếp ăn, trai đường, lối đi..chỉ là những mái nhà đơn sơ như cảnh chợ quê Bắc bộ mấy mươi năm trước.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là bậc chân tu quảng bác, được các đệ tử, Phật tử kính nể, ngưỡng vọng
Vị sư già mảnh khảnh ra chào khách. Tôi cúi đầu đảnh lễ và theo cụ vào trai phòng. Nếu không xem sách báo, thật khó nhận ra đây là Đức Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong chiếc áo nâu sồng giản dị, trông vị sư già như một lão nông thứ thiệt. Khô gầy, khắc khổ. Chỉ có đôi mắt lộ rõ vẻ tinh anh và nụ cười hiền hậu, thanh thoát, bước đi nhàn nhã khoan thai, một phong thái mà không dễ ai, ngót trăm tuổi còn giữ được.
Sinh ra trong một gia đình thuần thành theo đạo Phật tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 5 tuổi, cậu bé Bùi Đình Quý đã bén duyên cửa Phật. Trên đường tu học, dấu chân của vị sư trẻ trải khắp các Tổ đình vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1936, HT. Thích Phổ Tuệ chính thức là Pháp tử của Tổ đình Viên Minh, trở thành người truyền thừa chính thống của sơn môn Đa Bảo - một trong 3 sơn môn lớn nhất miền Bắc lúc ấy (nhất Đọi, nhì Đa, thứ ba Khê Hồi) và là người kế thừa duy nhất di sản của Viên Minh Pháp hội Đạo tràng – một học viện Phật giáo nổi tiếng, tồn tại suốt 12 năm, do Đại Pháp sư Nguyên Uẩn sáng lập và chủ trì. Từ đó đến nay, HT. Thích Phổ Tuệan trụ ở chùa Giáng nên còn được phật tử mọi miền gọi là Tổ Giáng.
Cả đời gắn bó với vùng ruộng đồng quê kiểng, lúc tự trào, HT. Thích Phổ Tuệ nhận mình là một Lão Nông Tăng, tức là nhà sư nông dân.
HT. Thích Phổ Tuệ, lão nông tăng trong ngôi cổ tự
Cả đời gắn bó với vùng ruộng đồng quê kiểng, lúc tự trào, HT. Thích Phổ Tuệ nhận mình là một Lão Nông Tăng, tức là nhà sư nông dân. Bởi nói như Pháp chủ: Tôi trụ thế đã 104 năm, nghiệp là tu hành, nhưng nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng". Thật vậy, ngoài giờ hành lễ hay đi hoằng pháp, Hòa thượng cùng môn đệ xắn tay cày cấy nuôi thân. Trong mắt người dân vùng này thì HT. Thích Phổ Tuệkhông chỉ là một vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức hạnh vẹn toàn mà còn là một nông dân thực thụ với đức tính hay lam hay làm, cần cù và giản dị. Ngẫm lại thấy hạnh phúc trên đời của người thường, trong một chừng mực nào đó, cũng giống như sự đạt Đạo của bậc chân tu. Đó là không phụ thuộc quá nhiều, nếu không muốn nói là hoàn toàn độc lập với hoàn cảnh, với phương tiện sống. Có lẽ vì thế nên các bậc vĩ nhân xưa nay đều sống trong một điều kiện vật chất rất tối thiểu và rất mực thành thực, nhiều khi như mê hoặc, mộ sùng.
Ngẫm lại, nếu đầu những năm 50 của thế kỷ trước, giữa những ngày quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng, làng mạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ, nếu HT. Thích Phổ Tuệ cùng các tăng sinh đồng hương như Thanh Kiểm, Tâm Giác…xuất dương du học, thì có lẽ bây giờ, trên cương vị Pháp Chủ, HT. Thích Phổ Tuệcũng có học vị nọ kia trong lĩnh vực khoa học tôn giáo. Thế nhưng Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vẫn một lòng son sắt với cửa Phật, với thiện tín quê nhà, nguyện làm sáng rỡ sự nghiệp của Đệ nhị Tổ Thích Quảng Tốn, duy trì mạng mạch, giữ gìn nền nếp Thiền gia, truyền thừa sơn môn Đa Bảo - Viên Minh Pháp hội. Thế nên tuy không qua một trường lớp chính quy nào, nhưng nhờ kiên trì tự học, HT. Thích Phổ Tuệ đã trở thành vị lão tăng có vốn kiến thức uyên thâm về Phật học và Hán học. Nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đại từ điển Phật học, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam kinh, Phật học là tuệ học… có sự đóng góp không nhỏ của HT. Thích Phổ Tuệ.

Thầy thì kiến thức phải sâu, thuyết giảng bằng sự chiêm nghiệm của mình, dạy học trò phải nhiệt thành, gương mẫu để có thể “dĩ thân vi giáo”; coi việc giúp đỡ học trò là nuôi dưỡng hậu thân của mình; cần tâm niệm “học không biết chán, dạy không biết mỏi”.
Tuy đạo cao đức cả, làu thông kinh kệ, nhưng HT. Thích Phổ Tuệ vẫn khiêm tốn, giản dị và luôn ẩn mình. Ngày được Đại hội suy tôn lên ngôi Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng nói rằng: “Ngôi vị Pháp chủ theo nghĩa cứu cánh tuyệt đối thì chỉ có một vị có đầy đủ phúc đức, trí tuệ để gìn giữ, đó là đức Thích Ca Mâu Ni. Còn tôi, vì tập thể chư Tăng ủy thác nên phải gắng gượng giữ gìn. Điều này, đối với phép tương đối của thế gian có thể coi là sở đắc, còn với phép tuyệt đối xuất thế thì vô sở đắc mới là bản nguyện. Tôi không dám lấy việc lạm giữ ngôi vị cao quý này làm vinh hạnh”.
Cuộc đời là một chuyến đi dài, học là cách để đạt đến sự thông tuệ. Nhắc đến sự học, Hòa thượng quan niệm: “Sự học đâu cần chùa to cảnh lớn; Giảng đường đẹp, phòng ốc sang trọng cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là Thầy và Trò trong quan hệ tu tập, hành trì”. Thầy thì kiến thức phải sâu, thuyết giảng bằng sự chiêm nghiệm của mình, dạy học trò phải nhiệt thành, gương mẫu để có thể “dĩ thân vi giáo”; coi việc giúp đỡ học trò là nuôi dưỡng hậu thân của mình; cần tâm niệm “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Người học cần phải nhiệt tình tu học, rèn luyện lý tưởng của người xuất gia”. Nói đến đây, giọng HT. Thích Phổ Tuệ như chùng xuống, Hòa thượng bảo: “Lo nhất vẫn là những người không chịu tu tập hoặc giả vờ tu tập, để rồi cái tâm quyến luyến việc thế gian, ganh đua với thế gian về tri thức, bằng cấp, hưởng thụ”. Từng là Hiệu trưởng Trường Phật học, đảm nhận việc đào tạo tăng chúng, nay lại ở ngôi đứng đầu Giáo luật, nỗi lo của Hòa thượng đâu phải không có nguyên do.

“Sự học đâu cần chùa to cảnh lớn; Giảng đường đẹp, phòng ốc sang trọng cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là Thầy và Trò trong quan hệ tu tập, hành trì”
Về những việc chưa vui của Giáo hội, giọng Cụ trầm buồn: “Cũng tại cái ngã còn lớn đó thôi”. Rồi như thấy mình lỡ lời, Cụ bảo: “tôi sai rồi, không nên nói về người khác như thế”. Là Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hơn 100 tuổi đời, hơn 90 năm nương tựa Bồ Đề, Hòa thượng hoàn toàn có đủ tư cách để nói về một sự đổ vỡ nào đó. Thế mà không. Hòa thượng lại nhận mình sai khi nói về người khác. Thật là một bài học thấm thía về đức tính khiêm nhường của bậc Phương trượng nơi Viên Minh cổ tự.
Cùng HT. Thích Phổ Tuệ dạo bước ra vườn, chiếc bóng liêu xiêu trên nền gạch đỏ, trông tấm áo nâu sồng giản dị Cụ khoác tên mình, không biết hơn 2.500 năm trước, Phật Thích Ca ăn mặc thế nào, và không biết trên thế giới này có vị Pháp chủ nào lại giản dị mà uyên bác đến thế không.
hiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đại từ điển Phật học, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam kinh, Phật học là tuệ học… có sự đóng góp không nhỏ của HT. Thích Phổ Tuệ.
Tiễn tôi ra cổng Tam quan trong buổi chiều nhạt nắng, sương thu quyện với khói đồng mùa gặt giăng kín cả một vùng bờ bãi ven sông Hồng. Lên xe mà vẫn còn nghe văng vẳng bên tai lời tâm sự như trút cạn cõi lòng của Đức Pháp chủ: "Sống được bao nhiêu năm, không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến may đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.
Mặt trời đã khuất hẳn sau rặng tre già, ngôi cổ tự cũng ảo mờ trong sương khói. Tiếng chuông chiều ngân nga trên Bảo điện cứ xa dần, xa dần..
Nguyễn Vân Thiêng (VOV)
Trông cụ giống như cụ Tảo Địa Tăng quét chùa ở TLT ấy nhỉ? Khiêm nhường nhưng đức cao, công lực vô biên.
Kính cụ siêu lạc, an giấc ngàn thu [-O<[-O<[-O<
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,001
Động cơ
402,503 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
HT Giáo chủ là bậc rất tôn kính, đứng đầu giáo hội. Em thắc mắc là sao cụ không ngự ở mấy chùa kiểu Tw như Q sứ mà lại tu ở ngoại thành ạ?
Cụ đọc lời cụ Pháp Chủ chia sẻ chắc cũng hiểu:

“Sống được bao nhiêu năm, không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.
(Trích lời Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.)

và lời nhắn nhủ về lúc không còn trụ thế:

"
Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc."
HT. Thích Phổ Tuệ
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,601
Động cơ
296,134 Mã lực
"Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm"

Pháp chủ nói vậy hả cụ?

Đến Pháp chủ mà còn bị vong quấy thì các thầy khác sao đủ đức đủ tài để bắt nhốt vong ?
Em ko nhớ rõ câu nguyên văn, nhưng đại ý chính xác đến 95% cụ nói là: tôi đi làm lễ cầu siêu về bị các vong nó quấy đêm ko ngủ đc mệt lắm (ý cụ nói là đi cầu siêu cho các vong cô bé đỏ cậu bé đỏ). Cụ nói đêm chúng nó cứ ầm ầm ko ngủ đc.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,680
Động cơ
258,037 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Hôm đầu thầy nói dạo này tôi mệt, đi lễ cầu siêu về các vong nó quấy tôi ko ngủ đc mệt lắm, để cho thầy đệ tử đi, nhưng ít hôm sau em xuống thì thầy lại nhận lời.
E ko hiểu đoạn này nhỉ, vong nào dám quấy bậc chân tu, pháp lực thâm hậu, pháp độ chân thân. Lại càng không dám bén mảng vào tam tòa bảo điện...
hay nó quấy dọc đường kiểu hội đánh giày dzé số cấu véo giựt dọc Ngài?
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,226
Động cơ
229,465 Mã lực
Em đã đến chùa một lần nhưng không có duyên gặp Cụ. Đúng là cảnh chùa rất thanh đạm và đẹp, ngay sát đê sông Hồng. Chùa xây một công trình khá to do anh Vũ An Viên tài trợ.
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,601
Động cơ
296,134 Mã lực
cnvui2106 Có đợt, bà mẹ vợ sếp em mở điện thờ ở quê cả chục năm, sau này con gái bà (vợ sếp) bị thần kinh hoang tưởng, sếp động viên đấu tranh mãi thì bà mẹ vợ đồng ý giải điện thờ, bà ấy nói dỗi: mày muốn đưa ai giải được thì đưa về mà giải.
Em đưa sếp xuống trình bày và nhờ cụ, cụ chửi ầm lên kiểu rất bức xúc: mẹ nó tao mà đến thì tao hất hết, tao đái đầy vào, toàn bọn thất đức... (câu nói nguyên văn).
Cuối cùng thì cụ ko đi mà cử thầy Vịnh đi lên để giải điện. Em là người đi từ đầu đến cuối.
Cụ còn nói đến việc mua tượng về để trong nhà: rất nhiều người mua tượng về để rồi cuối cùng ko sao đc phải mang đến chùa, kiểu như ma đói, ma đầu gấu nó ngụ ở tượng rồi nó quấy phá gia đình. Cụ bảo đi lễ ko nên mang lá ngọc cành vàng về để trên bàn thờ nhà mình, những lá ngọc cành vàng đó chưa được các cao Tăng trì chú thì ma nó theo về rồi ở luôn trong nhà mình. Nó quấy phá đuổi đi cũng khó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,447
Động cơ
513,288 Mã lực
Đọc về cuộc đời Cụ như kiểu đọc 1 câu truyện cổ tích từ xưa vậy. Đúng là tầm vóc Lãnh tụ trong 1 con người giản dị.
 

Tâm Sinh Phúc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587695
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
1,887
Động cơ
153,987 Mã lực
Em ko nhớ rõ câu nguyên văn, nhưng đại ý chính xác đến 95% cụ nói là: tôi đi làm lễ cầu siêu về bị các vong nó quấy đêm ko ngủ đc mệt lắm (ý cụ nói là đi cầu siêu cho các vong cô bé đỏ cậu bé đỏ). Cụ nói đêm chúng nó cứ ầm ầm ko ngủ đc.
Cái này e nghĩ là có thật, e có ông anh xã hội trước làm nhiều chuyện k phải với đời, sau chuộc lỗi bằng việc đi gom nhặt các bé từ các cơ sở phá thai về tắm rửa chôn cất, làm dến nỗi sau mỗi hôm có việc k đi được các bé quấy cho k yên luôn.
 

Tâm Sinh Phúc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587695
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
1,887
Động cơ
153,987 Mã lực

Cải đắng

Xe tải
Biển số
OF-709396
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
261
Động cơ
187,310 Mã lực
E ko hiểu đoạn này nhỉ, vong nào dám quấy bậc chân tu, pháp lực thâm hậu, pháp độ chân thân. Lại càng không dám bén mảng vào tam tòa bảo điện...
hay nó quấy dọc đường kiểu hội đánh giày dzé số cấu véo giựt dọc Ngài?
Từ quấy hay dành cho trẻ nhỏ mà cụ. Chắc ý là nó quấy khóc, hờn dỗi, mè nheo bên tai ấy. Mà vong nhỏ khó chiều, chưa biết phải trái nên lại không nỡ trị mạnh tay.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top