[Funland] Đừng tưởng xe hơi, nhà lầu mà đã sướng!

Thinh hung.

Xe máy
Biển số
OF-709832
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
69
Động cơ
88,590 Mã lực
Tuổi
44
Cảm ơn cụ, mọi thứ cũng không có hi vọng thay đổi gì nhanh đâu ạ! Đất đai giờ đang thoái hóa, nguồn nước bị ngộ độc chính là vấn đề không thể giải quyết trong ngắn hạn của nông nghiệp hiện nay...
Cụ nói đúng, em tuyền phải lấy thành thị bù đắp cho nông thôn, nhưng hy vọng ở tương lai sẽ tốt hơn.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
43
Cụ nói đúng, em tuyền phải lấy thành thị bù đắp cho nông thôn, nhưng hy vọng ở tương lai sẽ tốt hơn.
Còn em thì ngược lại, bố mẹ thỉnh thoảng trợ cấp từ quê ra cho con gà, chục trứng, vài ba mớ rau ạ!:D
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,596
Động cơ
407,843 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ở ĐBBB ruộng thì nhà nước không cho bán đến người ở nơi khác đến. Em đã làm và đã vỡ mặt rồi, muốn có ruộng thì phải thuê, thuê xong đầu tư hạ tầng, đầu tư kỹ thuật vào sản xuất công nghệ cao, bỗng dưng họ đòi - vì thấy quá đẹp và lợi ích thu rất lớn, đòi theo kiểu cứ thế là đòi thôi chả cần biết hợp đồng thuê ký tá gì sất, cả một đám người kéo theo thêm một loạt họ hàng nữa, đám đông sấn vào chửi bới cầm nông cụ thô sơ làm vũ khí, họ trấn áp mình luôn và thế là họ hưởng hết cả. Đánh nhau ư? mình chỉ có mà mất tiền đền oan, Khiếu kiện thưa gửi nhờ vả cũng chịu vì cái lý của người Mông cao hơn cái mông của người có lý, vậy là sập.
chuẩn cụ ạ. toàn dụ mình cứ ký đi, hợp đồng 5 năm nhưng SẼ cho thuê 20 năm đấy. Đầu tư tiền tỷ mà trông chờ vào chữ SẼ thì....
Nói chung giấc mơ trang trại với ruộng vườn nên dành cho đại gia thôi. Chứ để đúng luật thì phải dùng đất 50 năm mà làm trang trại với thời giá bây giờ chắc chỉ có lỗ và lỗ
 

Sóng xa

Xe tải
Biển số
OF-707960
Ngày cấp bằng
18/11/19
Số km
213
Động cơ
92,070 Mã lực
Nông dân có cái vui của nông dân nhưng nói sướng thì chưa chắc đã sướng đâu a, làm nông cực vất vả chân tay, đôi khi cũng lo nghĩ rất nhiều, chăn nuôi mà gặp phải dịch bệnh thì ngậm đắng.
 

OmegaO9

Xe container
Người OF
Biển số
OF-2121
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
5,881
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
Toyota 0972 84 86 88
Có tiền mua 2-3 ha đất đẹp, đầu tư xây dựng cái trang trại nuôi đc tầm 50 con bò, 100 con lợn.. trong đó thêm cái ao ~1.000m2 thì cũng gần chục tỏi cmnr...
Nhiều người nói rằng luôn mơ ước cuộc sống về quê mua mảnh đất, đào cái ao, nuôi con cá, con gà, nhưng làm sao họ từ bỏ được cuộc sống hiện tại với bao ràng buộc đơn giản về gia đình và con cái mới là điều cực khó.
Và mô hình cụ nêu có khi chục tỷ không thể mua được đâu ạ, và nó là quy mô cực lớn rồi ạ. Để chăm lo cho một đàn lợn 100 con không hề đơn giản nếu tự làm nhỏ lẻ mà không theo bài vở (mô hình gia công cho các công ty họ tài trợ vốn), suất sinh lời tưởng chừng như trong lòng bàn tay nhưng rủi ro cũng là quá lớn. Ngay như việc nuôi đàn vịt có chu kỳ xuất chuồng cực nhanh cũng không hề đơn giản, kiến thức là một chuyện, nhưng nhân công, dịch bệnh, chính sách,,, nó quyết định nhiều lắm cụ ạ. Ông già em khi về hưu cũng quanh quẩn mô hình trang trại, quyết bám trụ trên rừng. Yên bình thì có thật nhưng vất vả lắm ạ. Chả ra tiền đâu, mà cụ biết đấy, những năm gần đây hết gà rồi lợn có rất nhiều dịch liên tục. Hay như thằng cháu em, nó cũng đầu 8x, cũng đầu tư một trang trại bò (km63 đường NB-Lào Cai), tầm 4 năm nay nó cũng chưa ra được đồng nào đâu ạ. Dù đã đầu tư bài bản từ đầu, nhân công thì quá rẻ do toàn thuê phạm.
 

NhanBTVN

Xe hơi
Biển số
OF-546694
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
124
Động cơ
260,136 Mã lực
Đọc bài của cụ em chợt anh lên tí niềm vui nhưng ngẫm lại thì khó cụ ạ. Em cũng sinh trên đất nông nghiệp nhưng rồi phải dạt lên SG. Thời tiết, khí hậu, nước nôi, vật tư nông nghiệp, thị trường, ... bóp nghẹt người nông dân cụ ạ. Có ít công đất thì hoa lợi cũng chẳng đáng là bao, nên trai tráng cũng bỏ quê đi làm công nhân, còn lại người già, trẻ em thì khó mà thay đổi mô hình, phương thức sản xuất. Trông vào nông hộ thì hay với trực canh nhưng cản trở về vốn, lao động, công nghệ thì khó mà cải thiện tình hình. Em cũng máu hơi hơi, nhưng làm đất nở hoa giai đoạn này thì chua lắm ạ.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,592
Động cơ
496,497 Mã lực
chuẩn cụ ạ. toàn dụ mình cứ ký đi, hợp đồng 5 năm nhưng SẼ cho thuê 20 năm đấy. Đầu tư tiền tỷ mà trông chờ vào chữ SẼ thì....
Nói chung giấc mơ trang trại với ruộng vườn nên dành cho đại gia thôi. Chứ để đúng luật thì phải dùng đất 50 năm mà làm trang trại với thời giá bây giờ chắc chỉ có lỗ và lỗ
Vâng, không cho chuyển đổi từ đất trồng lúa thành đất trang trại dù là bỏ hoang... Muốn có đất thì vô vàn thủ tục, chi phí bôi trơn khắp chỗ mà không xong nổi thủ tục nên đành thuê trực tiếp ruộng bỏ hoang từ hộ nông dân. Cái sai nhất của mình là thuê đất bỏ hoang đó (trên sổ hồng của họ ghi là đất trồng lúa) nhưng đầu tư thành hệ thống nhà lưới nhà màng trồng rau, trồng hoa và trồng cây thuốc nam, khi họ sấn vào đòi mình cũng đuối, họ đòi được của mình rồi lợi dụng trồng rau trên cái nhà màng ấy được vài vụ do không có trình độ kỹ thuật nên tan nát thế là rỡ hết khung sắt ra bán đồng nát rồi... bỏ hoang tiếp. Nhìn đau lòng lắm.
 

Kiendinh001

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710148
Ngày cấp bằng
11/12/19
Số km
290
Động cơ
90,675 Mã lực
Tuổi
40
Cảm ơn cụ, mọi thứ cũng không có hi vọng thay đổi gì nhanh đâu ạ! Đất đai giờ đang thoái hóa, nguồn nước bị ngộ độc chính là vấn đề không thể giải quyết trong ngắn hạn của nông nghiệp hiện nay...
Vấn đề nước thải của sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi sẽ phải giải quyết triệt để bằng những nhà máy xử lý nước thải
Không thì con cháu chúng ta sẽ lãnh nhận hậu quả
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,161
Động cơ
470,544 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Vâng, không cho chuyển đổi từ đất trồng lúa thành đất trang trại dù là bỏ hoang... Muốn có đất thì vô vàn thủ tục, chi phí bôi trơn khắp chỗ mà không xong nổi thủ tục nên đành thuê trực tiếp ruộng bỏ hoang từ hộ nông dân. Cái sai nhất của mình là thuê đất bỏ hoang đó (trên sổ hồng của họ ghi là đất trồng lúa) nhưng đầu tư thành hệ thống nhà lưới nhà màng trồng rau, trồng hoa và trồng cây thuốc nam, khi họ sấn vào đòi mình cũng đuối, họ đòi được của mình rồi lợi dụng trồng rau trên cái nhà màng ấy được vài vụ do không có trình độ kỹ thuật nên tan nát thế là rỡ hết khung sắt ra bán đồng nát rồi... bỏ hoang tiếp. Nhìn đau lòng lắm.
Quê em đất ruộng đang được đền bù phân lô bán, nhiều hộ không đồng ý nhận đền bù. Rồi đất ruộng thì Nhiều nhà dù bao năm không trồng cấy gì vẫn để hoang đất thế. Nhiều người cần nhưng cũng chẳng được. Vd như cần có chính sách sau bao vụ không trồng cấy gì thì nên thu hồi, chia or đấu giá lại cho người cần - thu về ngân sách được đồng nào hay đồng đấy lại tăng diện tích gieo trồng.
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,944
Động cơ
531,680 Mã lực
Đừng tưởng xe hơi, nhà lầu mà đã sướng. Chưa chắc đã sướng bằng anh nông dân có ruộng đất, có ao, có vườn, có sản xuất hàng hóa, bán được, có tiền xây nhà to, một số đã có ô tô, có giúp việc. Bây giờ rất nhiều người đã ra thành phố không chịu nổi áp lực lại quay về mua ruộng, thuê ruộng làm nông nghiệp, đó là cách sống chứ không hoàn toàn là kiếm sống. Sống chậm, gắn với thiên nhiên, nấu một nồi cơm, hái một ít rau của mình làm ra mà ăn sướng hơn đi mua rất nhiều...
Nhiều người nhìn vào khuôn mặt khắc khổ của nguyên B.ộ tr.ưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Huy Ngọ là thấy mênh mông biển nước lũ và ông đầu mũ cối, quần xắn lên tận đùi đang lội bì bõm còn tôi thì nhìn thấy một người cha già ngồi câm nín chăm sóc cho đứa con dị tật trong những ngày tháng không phải đi đâu đó. Là người rất cẩn trọng, nói gì cũng phải cho ông xem lại nên nhiều phóng viên rất ngại bởi lúc chuyện trò thì nhiệt huyết nhưng đến khi xem xong lại bảo: “Thôi chuyện này tế nhị, bác xin rút”. Và bài này khi lên báo đã được ông chỉnh sửa cắt gọt lại rất kỹ nhưng tôi cứ mạo muội xin post nguyên gốc theo bản ghi âm…




Nông hộ bây giờ có gì khác?
Vừa rồi chúng ta bằng phương thức nông hộ nhỏ nhưng đã sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra 6-7 hàng hóa có vị thế trong khu vực và trên thế giới như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, tôm, cá tra. Đó là sự thật. Tuy nhiên vấn đề bức xúc hiện nay của nông hộ là nhỏ lẻ, năng suất thấp, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh rất yếu.
Sản xuất nông hộ nhỏ là sự kế tục và phát huy của khoán hộ, trao lại ruộng đất cho nông dân để họ có quyền sử dụng đất đai của mình, để họ được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Khát vọng về đất đai được giải tỏa phần lớn, tuy rằng chưa hết. Nông dân có quyền được sử dụng, được chuyển nhượng đất. Ruộng đất coi như tài sản của họ tuy không phải là sở hữu. Nó thấp hơn sở hữu nhưng dù sao cũng thỏa mãn khát vọng của người nông dân với đất đai.
Nông hộ bây giờ so với trước có gì khác? Nông hộ gắn liền với vấn đề đất đai, đặc biệt gắn với quyền sở hữu về đất. Chính vì thế mà ngay khi cách mạng thành công, người ta chia ra, tôi nói về mặt quy mô sản xuất hàng hóa thôi chứ không nói đến chính trị có: Địa chủ quy mô sản xuất lớn sử dụng đất đai và có thuê lao động. Đại chủ là nhân tố lớn, sử dụng đất vượt qua khả năng lao động của họ, còn chuyện địa tô thì là câu chuyện khác. Có hộ phú nông tức là tuy giàu có nhưng tự làm lấy là chính, manh nha sản xuất hàng hóa lớn. Có hộ trung nông hoàn toàn là tự túc về tổ chức sản xuất, về lao động, về đầu tư. Có bần, cố nông những người ít ruộng hoặc không ruộng phải đi làm thuê cho địa chủ, cho phú nông.
Làm nông nghiệp tức là kinh doanh nông nghiệp. Hộ gia đình có sức mạnh bởi nó gắn với sở hữu. Sở hữu là động lực rất lớn vì đất đai là tài sản lớn của người nông dân. Ngoài đất đai ra nông thôn còn có cái gì? Đất đai là động lực thúc đẩy sản xuất.
Trong nông nghiệp, cho đến bây giờ, dù có những bước phát triển rất lớn về khoa học, về công nghệ, về trình độ quản trị sản xuất vẫn phải thông qua sinh vật sống, rất nhạy cảm. Nông nghiệp gắn với thời tiết thiên tai bởi thế có thể cần cù, chịu khó đấy nhưng chưa chắc đã có thu hoạch.
Trực canh, trực tiếp quản lý, trực tiếp lao động trong nông nghiệp trở thành một phương sách về quản trị. Cho đến bây giờ dù chúng ta đã trải qua biết bao thăng trầm ngày hôm nay vẫn thế. Tưởng tập đoàn lớn trong nông nghiệp thế nào nhưng cũng là trực canh theo hộ, vẫn là của hộ quản lý nhưng bằng phương tiện khoa học kỹ thuật mới. Dù là hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ thì trực canh vẫn là hiệu quả nhất.
Hộ nhỏ gắn với việc sử dụng lao động rất khôn khéo, có hiệu quả. Người khỏe có việc khỏe, người yếu có việc yếu. Chồng có việc chồng , vợ có việc vợ, con có việc con, già có việc của già. Tổng hợp sức lao động và năng suất lao động của một hộ cao hơn rất nhiều. Khoán hộ của Vĩnh Phú ra đời trong hoàn cảnh năm 1968 thanh niên trai trẻ ra tiền tuyến, lực lượng khỏe đi thanh niên xung phong còn lại chỉ người già, phụ nữ. Làm nông nghiệp lúc đó máy móc chưa có gì nên ông Kim Ngọc bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề quản lý lao động như thế nào để làm nông nghiệp.
Còn cứ đánh kẻng, cứ sử dụng HTX thì không thể nào được vì lao động trẻ khỏe ít, thứ nữa là không gắn với quyền lợi của người ta nên không nhiệt tình. Thậm chí làm ra lúa mà còn phải huy động bộ đội ra gặt, cày bừa cấy hái phải huy động lực lượng ra hỗ trợ. Muốn sử dụng hiệu quả hộ nông nghiệp thì phải khoán hộ. Khoán hộ còn có ẩn ý là thông qua khoán cả gia đình được hưởng sản phẩm theo kết quả lao động. Kết quả đó không phải của một người mà của cả nhà từ ông bà, bố mẹ, con cháu tạo nên sức mạnh của hộ nông nghiệp.
Hộ gắn với phương thức sản xuất kéo dài trong suốt quá trình lịch sử là tự túc tự cấp. Thực ra ở ta phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa ban đầu cũng có một số địa chủ, phú nông thực hiện nhưng không phổ biến. Giờ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đang thu hút nhiều lao động trẻ khỏe của nông nghiệp, thu hút đất đai của nông nghiệp nhưng bền chặt vẫn cứ là hộ. Hộ nếu chỉ nói về mặt kinh tế không thôi thì đúng là họ chán, họ cho mượn ruộng hưởng dăm bảy cân thóc sạch, họ bỏ ruộng nhưng bỏ ruộng mà lại không bán ruộng, đó là mâu thuẫn. Vì sao? Phải là người nông dân mới hiểu được vấn đề này.

Một trang trại hữu cơ ở Ba Vì sử dụng sức người để bắt sâu:


Hiểu và cảm thông với nông dân:
Đã thành truyền thống, thửa ruộng gắn bó với người nông dân như một thứ song hành trong quá trình lịch sử. Thửa ruộng là nơi sản xuất, là văn hóa, là cuộc sống của họ. Có một bộ phận làm ở thành phố thất bại quay về làm nông nghiệp để kiếm sống nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ quay về làm nông nghiệp như một cách sống phù hợp với tạng người của mình. Một cái nhà ba gian hai chái, có giếng nước, vài ba sào ruộng, một cái ao nuôi cá, một cái vườn trồng cây, thả gà, rau quả tự trồng khi ăn cảm thấy sung sướng. Người ta không kỳ vọng nhà lầu, xe hơi hay phải có những doanh nghiệp to lớn. Một phong cách sống gắn với nông nghiệp, với môi trường, với thiên nhiên mà người ta chấp nhận phong cách sống dù mức sống thấp hơn so với thành thị. Phải nhìn như thế mới lý giải được tại sao đói nghèo mà vẫn khư khư giữ ruộng.
Nông hộ hiện nay còn có nguồn không dễ nhìn thấy được là do đô thị, do công nghiệp mang lại. Con cái đi làm trên thành phố rồi gửi về cho bố mẹ ở quê tiền để thuê cày bừa, gặt hái, xay xát. Gạo ngon, cây trái ngon, cái gì ngon thì bán tại nhà chứ không bán ở chợ. Cho nên việc người ta giữ đất, giữ nông nghiệp còn có một lý do nữa là được cung cấp một “nguồn lực chìm”. Làm nông nghiệp bằng tiền của công nghiệp, bằng nguồn lực nhỏ của từng hộ chứ không phải nguồn lực lớn.
Nhìn nhận sự tồn tại, níu giữ của nông hộ có lý do kinh tế, có lý do xã hội, có lý do thuộc về quan niệm sống, cách sống. Làm nông nghiệp để kiếm sống và làm nông nghiệp để có một cách sống phù hợp với từng tạng người.
Cho nên ngày hôm nay vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày mai vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày kia vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ nhưng mà quy mô và phương thức quản trị có khác. Làm trang trại kiểu TH vẫn là hộ nhưng được quản trị theo phương pháp sản xuất hàng hóa lớn và công nghiệp. Sở hữu gắn với trực canh là một nguyên lý. Giao đất cho ai thì giao nhưng vẫn phải trực canh, không được dùng đất đai như một thứ hàng hóa để quản lý.
Nếu nói nông nghiệp mà không nói đến nông dân sẽ không hiểu được vì sao ba sào ruộng bỏ hoang đó không bán mà lại chỉ cho thuê. Không bán ruộng đất cũng còn một lý do nữa đất nước mình có nhiều cuộc bể dâu. Thiên tai đã đành còn chiến tranh xâm lược, còn những sự cố như cải cách ruộng đất, giao đất vào HTX kiểu cũ, chạy đi đâu? Về quê dựa vào ba sào ruộng là yên tâm. Ruộng đất là sự đảm bảo. Phải thương nông dân, thông cảm với họ, đừng chê họ bảo thủ, thâm canh cố đế. Họ có nhiều phẩm chất tốt lắm.

Một trang trại hữu cơ ở Ba Vì theo mô hình trên bầu dưới lợn rừng:


Sắp tới nông hộ ra sao?
Trong thời kỳ công nghiệp hóa thì nông nghiệp cũng bước vào công nghiệp hóa (cơ giới hóa, hiện đại hóa, công nghệ cao) chứ không phải chỉ có công nghiệp hóa nói chung. Quan điểm của tôi là nông hộ luôn đồng hành cùng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kể cả hội nhập thì nông hộ vẫn tồn tại. Nhưng nông hộ sẽ có nhiều loại chứ không phải chỉ một loại bình quân chủ nghĩa như trước đây (đất chia bình quân theo khẩu). Nông hộ sẽ có bước phát triển khác so với trước đây. Khuyến khích tích tụ ruộng đất nhưng phải tôn trọng quyền tài sản mà tốt hơn là quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
Thứ nhất, hiện nay tôi cho rằng nông hộ nhỏ vẫn còn phù hợp ở những nơi như miền núi, ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang là cách lam nông nghiệp bền vững nhất ở đây, vừa hợp với môi trường sinh thái vừa hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Không thể đem cày máy ra mà san phẳng được.Công nghệ cao cũng rất cần cho miền núi nhưng phải thích nghi được với điều đó.
Nhật nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP với tổng số hộ làm khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% số hộ). Ở đó hộ nhỏ vẫn giữ, vẫn làm nông nghiệp công nghệ cao nhờ vào hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp. Hộ nông nghiệp của họ không phải chơi vơi một mình trong biển cả mà nằm trong một liên kết sản xuất bằng ba liên kết lớn: Thứ nhất là hộ nhỏ tự họ liên kết với nhau thành HTX. HTX tôn trọng sản xuất hộ và hỗ trợ bằng tất cả dịch vụ đầu vào, đầu ra đồng thời quảng bá thương hiệu. Anh cứ yêu mảnh ruộng của anh đi nhưng anh phải làm theo tôi, theo yêu cầu của thị trường.
Hồi ấy khi làm Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú tôi đã sang Nhật nghiên cứu về chè, tôi tưởng họ làm bạt ngàn nhưng không phải. Vẫn là hộ nhỏ thôi nhưng tất cả phải chấp hành quy trình kỹ thuật giống như thế nào, khoảng cách như thế nào, chăm bón như thế nào, ra sản phẩm HTX sẽ đảm bảo tiêu thụ cho. Đảm bảo quyền sở hữu của nông dân là động lực lớn nhất của sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai là hộ sản xuất vừa. Đó chính là hệ thống trang trại của Việt Nam hiện nay đang có mấy vạn trang trại được quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Họ cũng bắt đầu đi vào quản trị theo hướng doanh nghiệp và có nhiều nơi đã thuê chuyên gia, thuê kỹ sư. Tôi chỉ tiếc một điều là chúng ta hô phát triển trang trại nhưng lại không hô được phần chính sách hỗ trợ nó như đất đai, vốn, khoa học công nghệ và thúc đẩy thị trường.
Thứ ba là xin mời các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với thị trường vào đầu tư. Các doanh nghiệp nông nghiệp khác với doanh nghiệp công nghiệp, phải gắn với đặc điểm sinh lý của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, phải gắn với thời tiết, lợi thế của từng vùng, phải gắn với sở hữu đất đai của nông dân.
Một nông dân ở Cao Bằng:



Hãy giúp đỡ nông hộ, hỗ trợ họ kiếm sống được và sống được theo cách của mình chứ đừng lăm le xóa đi.
Những thứ lạ của Việt Nam ta:
Các chuyên gia Nhật Bản từng bảo với tôi rằng ở nông thôn Việt Nam có hai điều lạ. Thứ nhất là tại sao người nông dân giỏi đến như thế mà lại rất sợ liên kết, sợ liên doanh. Chẳng qua theo tôi là bởi họ bị lừa nhiều quá.
Thứ hai là đến Việt Nam trông thấy rừng mà không trông thấy cây. Cánh đồng lúa rất rộng, các vườn cà phê rất tuyệt vời nhưng hỏi ra có ai ở trong cánh đồng đó được diện tích lớn không? Không có. Vì sao? Đó là hậu quả của việc chúng ta chia đất hồi khoán hộ. Xưa có bần nông, cố nông, trung nông, địa chủ là chủ đất nhưng đến HTX chẳng có ai làm chủ mà chỉ có HTX là chủ, đến khi chia ra theo đầu người, bình quân chủ nghĩa có gần có xa, có xấu có tốt. Cứng nhắc như thế thì làm gì có hộ nông dân lớn? Cho đến bây giờ lại bắt đầu bỏ tiền ra để dồn điền đổi thửa, cho chuyển nhượng, cho thuê là phải làm lại cho đúng quy luật trực canh, cho đúng quy luật sinh học, cho đúng quy luật sở hữu gắn với quyền.
Vậy ta có khôi phục nông nghiệp theo hướng đó, chỉ nói về quy mô chứ không nói chính trị? Đã có rồi, thứ nhất là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, có hàng trăm doanh nghiệp, đó chính là “địa chủ”. Các trang trại là trung nông. Còn các nông hộ nhỏ nữa. Phải tìm cách để cho họ không chỉ sống được mà còn sống khá giả, tôn trọng những người không chỉ kiếm sống mà cả cách sống của họ nữa.
Phải công nghiệp hóa nông nghiệp. Phải tạo ra hệ thống dịch vụ nông nghiệp phát triển bền vững từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Phải tổ chức HTX để mà liên kết các hộ lại, tạo ra sản xuất hàng hóa lớn. Phải có chính sách hỗ trợ cho các nông hộ nhỏ, nhất là đối với miền núi.
Đó là đoạn trường tân thanh. Nông nghiệp là trụ đỡ, là vấn đề cơ bản của xã hội thì đúng cả. Nhưng nói nông nghiệp là một chủ thể phải được hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa này. Máy móc của ta có gì? Toàn nhập. Phân bón cũng nhập. Từ những thứ nhỏ nhất như máy băm cỏ, máy sấy chè đều phải nhập tất. Chúng ta muốn có một nền nông nghiệp hiện đại mà lại không có một công nghiệp hiện đại về nông nghiệp làm sao mà có được?
Phải tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nông hộ có liên kết, có liên doanh, có kết quả gắn trong chuỗi giá trị và gắn với thị trường. Muốn tích tụ được phải công nhận đất đai là tài sản của nông dân và phải thương lượng trên cơ sở thỏa thuận giá thị trường chứ không phải chính quyền địa phương thích thì làm, thì ra quyết định thu hồi. Cứ dựa vào mấy ông to bà lớn, thích làm nông nghiệp lớn rồi ra quyết định thu hồi rồi trả cho người ta không có thương lượng là không được. Tích tụ ruộng đất cần phải có nguyên tắc là trực canh chứ không được phát canh thu tô.CSTĐ
Nhìn đàn heo với giàn bầu của cụ mà em thèm, đúng là cần sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương cuộc sống nhiều hơn!
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
359
Động cơ
359,666 Mã lực
Nông dân có cái vui của nông dân nhưng nói sướng thì chưa chắc đã sướng đâu a, làm nông cực vất vả chân tay, đôi khi cũng lo nghĩ rất nhiều, chăn nuôi mà gặp phải dịch bệnh thì ngậm đắng.
Nông dân bên nhật theo bài viết của chủ thớt là làm ra 1% GDP nhưng chiếm 6,4% người rồi. Như vậy 6,4 ông làm nông thì bằng 1 ông làm nghề khác. Nhưng bắt buộc phải làm nông vì nó là an ninh lương thực cho cả 1 quốc gia, nhỡ lúc đánh nhau, chiến tranh thì cắt ghế xe bằng da mà ăn à.
 

Thích ăn dưa

Xe tải
Biển số
OF-448763
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
397
Động cơ
211,653 Mã lực
Nhiều người nói rằng luôn mơ ước cuộc sống về quê mua mảnh đất, đào cái ao, nuôi con cá, con gà, nhưng làm sao họ từ bỏ được cuộc sống hiện tại với bao ràng buộc đơn giản về gia đình và con cái mới là điều cực khó.
Và mô hình cụ nêu có khi chục tỷ không thể mua được đâu ạ, và nó là quy mô cực lớn rồi ạ. Để chăm lo cho một đàn lợn 100 con không hề đơn giản nếu tự làm nhỏ lẻ mà không theo bài vở (mô hình gia công cho các công ty họ tài trợ vốn), suất sinh lời tưởng chừng như trong lòng bàn tay nhưng rủi ro cũng là quá lớn. Ngay như việc nuôi đàn vịt có chu kỳ xuất chuồng cực nhanh cũng không hề đơn giản, kiến thức là một chuyện, nhưng nhân công, dịch bệnh, chính sách,,, nó quyết định nhiều lắm cụ ạ. Ông già em khi về hưu cũng quanh quẩn mô hình trang trại, quyết bám trụ trên rừng. Yên bình thì có thật nhưng vất vả lắm ạ. Chả ra tiền đâu, mà cụ biết đấy, những năm gần đây hết gà rồi lợn có rất nhiều dịch liên tục. Hay như thằng cháu em, nó cũng đầu 8x, cũng đầu tư một trang trại bò (km63 đường NB-Lào Cai), tầm 4 năm nay nó cũng chưa ra được đồng nào đâu ạ. Dù đã đầu tư bài bản từ đầu, nhân công thì quá rẻ do toàn thuê phạm.
họ hàng nhà em di cư lên yên bái làm chủ mấy đồi cây ăn quả, giàu lắm cụ ạ
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,878
Động cơ
596,774 Mã lực
Làm nông cũng tùy người. Ví dụ đơn giản: trồng rau trong thùng xốp: có người trồng vài thùng tạm đủ dùng, có người trồng chả được cây nào.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
43
Nhìn đàn heo với giàn bầu của cụ mà em thèm, đúng là cần sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương cuộc sống nhiều hơn!
Dạ toàn là lợn với bầu hữu cơ đó cụ ạ. Trang trại hữu cơ đó lớn nhất nhì miền Bắc luôn!
 

cuncon

Xe điện
Biển số
OF-89727
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
2,626
Động cơ
432,691 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, HN
Đầu tư nông nghiệp 10 người thì 6-7 người lao đao, nhất là những người không đủ đam mê và kiến thức cụ ạ...
Cháu có thằng bạn hàng xóm láng giềng sn 1985, khoảng từ 2006-2014 toàn đánh hàng máy tính bãi về nhập khu Lê Thanh Nghị..giầu lên nhanh lắm. Khoảng 2015 về Quốc Oai (quê nó) làm cái trang trại nuôi chó malinois và nuôi bò ngoại ... Cách đây mấy hôm gặp nhau thấy nó méo mặt bảo đang sống dở chết dở vì đam mê, còn nhờ bán hộ mảnh đất cạnh nhà để trả bank. Đầu tư nông nghiệp không dễ như nhiều cụ nghĩ đâu.
Ở ĐBBB ruộng thì nhà nước không cho bán đến người ở nơi khác đến. Em đã làm và đã vỡ mặt rồi, muốn có ruộng thì phải thuê, thuê xong đầu tư hạ tầng, đầu tư kỹ thuật vào sản xuất công nghệ cao, bỗng dưng họ đòi - vì thấy quá đẹp và lợi ích thu rất lớn, đòi theo kiểu cứ thế là đòi thôi chả cần biết hợp đồng thuê ký tá gì sất, cả một đám người kéo theo thêm một loạt họ hàng nữa, đám đông sấn vào chửi bới cầm nông cụ thô sơ làm vũ khí, họ trấn áp mình luôn và thế là họ hưởng hết cả. Đánh nhau ư? mình chỉ có mà mất tiền đền oan, Khiếu kiện thưa gửi nhờ vả cũng chịu vì cái lý của người Mông cao hơn cái mông của người có lý, vậy là sập.
Cháu thấy nghề gì cũng có nghề của nó ạ, k nghiên cứu kỹ, ko kinh nghiệm lại ko dày vốn lao vào thì 10 ra đi 8;
Đến bán càfe có mỗi vc pha xong đem khách uống thôi mà rao bán nhượng quán còn nhan nhản trên mạng các cụ ah (chứng tỏ sập)
 

DieMannschaft

Xe buýt
Biển số
OF-709079
Ngày cấp bằng
1/12/19
Số km
788
Động cơ
101,225 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân - Hà Nội
Các cụ toàn nhìn thấy hào nhoáng, cái phần rất nhỏ của nông nghiệp thôi. Về các miền quê mới thấy, nông dân bỏ ruộng gần hết rồi, làm ruộng tính ra chả được gì. Còn làm ăn lớn thì phải có vốn, có trình độ... nên chỉ số ít thôi.
 

leenamtuankorea

Xe tăng
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,797
Động cơ
337,177 Mã lực
Nông zân phải kiểu có tiền kiếm no ở phố rồi về làm chơi thì được, chứ làm thật kiếm sống vất lắm. Ông nhạc nhà cháu làm cái trang trại lơn 1000 con 4-5 năm nay chết sặc, phá sản. Giờ bỏ bán trại thì lợn mới lên....
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,057
Động cơ
666,931 Mã lực
Làm nông nghiệp không đơn giản đâu.
Đồng bằng BB giờ ruộng bỏ hóng nhiều lắm.
Anh gì to lắm làm trang trại trồng rau, mút, ổi , chuối... ở bãi dâu làng Hành Thiện nhằm cung cấp cho chuỗi cửa hàng tiẹn lợi của chính anh ấy giờ cũng bỏ rồi.
Mấy bác khoanh được quả đồi đẹp, đầu tư xây nhà làm trang trại mục đích giữ đất và hưởng thụ thú điền viên lúc tuổi già , lấy chỗ cho con cháu cuối tuần về nghỉ thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top