[Funland] Em muốn khiếu nại bệnh viện! Nhờ các cụ tư vấn thêm!

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,653
Động cơ
198,063 Mã lực
Cụ là điển hình của câu: Đau bụng uống nhân sâm, tôi ko còn gì để nói với cụ nữa.
Vâng, cụ đánh giá em thế thì em nhận. Hiển nhiên đối với cụ thì bệnh khỏi là do trời, bệnh nặng thì là do BS.
Em cũng ko có gì để nói thêm với cụ.
 

D.D.C

Xe điện
Biển số
OF-535615
Ngày cấp bằng
4/10/17
Số km
2,536
Động cơ
190,581 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
centicons.com
Hoá ra cũng khôn ra phết chứ giữ nguyên thái độ kia thì vào viện chỉ có thiệt.
Thích quy trình cho hưởng quy trình luôn.
Cứ gọi là ăn đủ :)) :)) :))
Chắc một mình nhà cụ khôn còn thiên hạ ngu hết . Được bao nhiêu chữ mà giọng dạy đời ghê thế. Suy nghĩ được như vậy thì dành thời gian chú ý giáo dục con cái , chăm sóc bố mẹ hơn là lên mạng bấm bàn phím ra oai.
 
Chỉnh sửa cuối:

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
749
Động cơ
483,209 Mã lực
Các cụ chửi bới ghê gớm quá. Em chỉ mạn phép đóng góp một chút ý kiến về chuyên môn, hầu mong các cụ có một góc nhìn tương tự BS để đánh giá được đa chiều hơn.

Theo tóm tắt bệnh án, em hiểu vấn đề nổi trội nhất mà cụ quan tâm là "bí tiểu" sau sinh, được đặc trưng bởi tình trạng không đi tiểu được và cầu bàng quang.
Đây là hậu quả của tình trạng chấn thương sinh dục, cụ thể là niệu đạo (ống nối bàng quang ra bên ngoài). Ống này bị chấn thương -> Sản phụ mất khả năng đi tiểu, phải thông tiều bằng ống thông.

Các cụ hay có ý kiến về chuyên môn này nọ, nhưng quên mất một điều đó là tình trạng bản thân người mẹ. Đây là yếu tố to lớn nhất trong bất kỳ outcome của cuộc vượt cạn nào. Em xin bắt đầu: Thai phụ 41 tuổi, sinh lần 2, con 41 tuần. Nhận định đầu tiên thì đây là một thai phụ lớn tuổi, thai quá ngày. Một nguy cơ hiển hiện đây là một case khó khăn do thai phụ lớn tuổi sức khỏe kém, thai quá ngày thì thường là thai lớn, (cân nặng em bé khi sanh là 3700gr). Các ca sanh thai lớn thường có nguy cơ chấn thương đường niệu và đường sinh dục.

Trong quá trình chuyển dạ, đầu thai nhi phải vượt qua một ống vô cùng chật hẹp được tạo ra bởi các mô mà kích thước của nó bị giới hạn bởi khung chậu của người mẹ. Người mẹ có khung chậu càng nhỏ, thai nhi có vòng đầu càng to thì các cơ quan trong ống này càng bị chèn ép. Hơn nữa thai phụ lớn tuổi, sức rặn kém càng làm cuộc vượt cạn diễn ra càng lâu, càng làm tăng thêm tổn thương và thiếu máu.
Nguy cơ chấn thương sinh dục và đường niệu là do tình trạng của bệnh nhân, ít khi phụ thuộc vào sự can thiệp của BS.
Em không rõ chiều cao cân nặng, vòng hông người mẹ cũng như vòng đầu em bé là bao nhiêu, nhưng nhìn chung với các ca có bất xứng đầu chậu ntn, nguy cơ chấn thương sinh dục và niệu đạo là có.

Bên cạnh nguy cơ chấn thương đường niệu và sinh dục, các case sanh này cũng có nguy cơ băng huyết sau sanh, đờ tử cung, nhiễm trùng sơ sinh, suy thai và sa dây rốn hơn sản phụ bình thường rất nhiều.

Về vấn đề cắt rạch tầng sinh môn của BS. Việc cắt tầng sinh môn được đặt ra nhằm phòng tránh biến chứng rách tầng sinh môn, xảy ra đến 8/10 thai phụ khi hầu hết phụ nữ VN có âm hộ bé. Ở thai nhi có kích thước lớn càng nên làm và chủ động làm nữa. Vết cắt rạch tầng sinh môn thường ở vị trí 7h, là vị trí mà Không có cơ quan quan trọng đi qua. Niệu đạo của người phụ nữ ở vị trí 12h, nên việc cắt tầng sinh môn làm tổn thương niệu đạo là không có cơ sở.

Việc đặt lưu ống thông tiểu ở BN này, ngoài mục tiêu giải thoát lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang, còn là để giảm áp lực và là bộ khung tạo hình & chống dính trong quá trình chờ lành tổn thương niệu đạo, việc đặt lưu ống thông tiểu ở BN này la có cơ sở.

Về mặt chuyên môn, em chưa thấy BV BD có vấn đề hoặc xử trí chưa phù hợp.
Em biết trong bất cứ ca sinh hay ca mổ nào, người nhà luôn luôn mong muốn người thân mình khỏe mạnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ dàng và may mắn. Các cụ đồng hành với BS khi khỏe mạnh, cũng xin các cụ bình tính và đồng hành với BS khi mọi việc xảy ra không theo ý muốn.
Cảm ơn cụ đã có một cmt chất lượng ạ :) ! Nhưng em xin đính chính lại chút là vợ em 30 tuổi và cao 1m66 gần ngày sinh nặng 68kg.

Vấn đề em quan tâm nhất là ca đỡ đẻ cho vợ em đã để xảy ra tai biến ( còn chuyện bí tiểu là hậu quả của tai biến). Sau khi sinh kíp đỡ đẻ cho vợ em đã phát hiện ra có xuất huyết, đã cố gắng cầm máu nên bệnh nhân sinh lúc 5h mà tới tận 8h mới được đưa ra phòng đẻ chuyển về phòng hậu sinh mà nguyên nhân xuất huyết là do khâu sót bên trong. Sau khi về phòng hậu sinh bệnh nhân đau dữ dội nên lại chuyển xuống phòng đẻ, ca đỡ đẻ tiếp tục dùng " chuyên môn" để cầm máu nhưng không thể, nên mới phải khẩn cấp chuyển sang phòng phẫu thuật để Bác sĩ Phó khoa và Trưởng khoa xử lí....

Đơn trên là em viết trên góc độ Kiến nghị - muốn câu trả lời từ phía bệnh viện bằng văn bản, nếu không đúng hoặc bao che lấp liếm thì em mới tiếp tục đưa thêm chi tiết hơn chứ chưa có khiếu nại với kiện tụng gì.

Em vẫn tiếp tục nhận các góp ý từ các cụ !
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,653
Động cơ
198,063 Mã lực
Cảm ơn cụ đã có một cmt chất lượng ạ :) ! Nhưng em xin đính chính lại chút là vợ em 30 tuổi và cao 1m66 gần ngày sinh nặng 68kg.

Vấn đề em quan tâm nhất là ca đỡ đẻ cho vợ em đã để xảy ra tai biến ( còn chuyện bí tiểu là hậu quả của tai biến). Sau khi sinh kíp đỡ đẻ cho vợ em đã phát hiện ra có xuất huyết, đã cố gắng cầm máu nên bệnh nhân sinh lúc 5h mà tới tận 8h mới được đưa ra phòng đẻ chuyển về phòng hậu sinh mà nguyên nhân xuất huyết là do khâu sót bên trong. Sau khi về phòng hậu sinh bệnh nhân đau dữ dội nên lại chuyển xuống phòng đẻ, ca đỡ đẻ tiếp tục dùng " chuyên môn" để cầm máu nhưng không thể, nên mới phải khẩn cấp chuyển sang phòng phẫu thuật để Bác sĩ Phó khoa và Trưởng khoa xử lí....

Đơn trên là em viết trên góc độ Kiến nghị - muốn câu trả lời từ phía bệnh viện bằng văn bản, nếu không đúng hoặc bao che lấp liếm thì em mới tiếp tục đưa thêm chi tiết hơn chứ chưa có khiếu nại với kiện tụng gì.

Em vẫn tiếp tục nhận các góp ý từ các cụ !
Nếu vấn đề của cụ chỉ đơn giản là khối hematoma âm đạo, cụ không cần lo lắng.
Nếu có dịp vào phòng sanh các Bv, kể cả BV Từ Dũ và Hùng Vương, cụ có thể thấy đây là vấn đề đơn giản và thường gặp, hoàn toàn dễ xử trí và không gây nguy hại gì cho sức khỏe sản phụ cũng như là tương lai sản khoa.
Trong trường hợp máu tụ tại vết cắt tầng sinh môn, nguyên nhân thường gặp nhất là sự co hồi không đồng nhất của các lớp cơ sàn chậu (cơ tầng sinh môn). Các cơ sàn chậu sau sinh ở vị trí dãn, sau khi may co hồi lại ở các vị trí khác nhau, bộc lộ khoảng trống giữa các lớp cơ và gây tụ máu.

Thông thường khối máu tụ này chỉ vài cm, chứa tối đa vài chục tới khoảng 100ml, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ.
Nếu khối tụ máu dưới 4cm, có thể để nguyên, khối này tiêu biến sau khoảng vài tuần và không để lại di chứng gì thêm.
Khối máu tụ >4cm thì nên đc kiểm tra thám sát. Khối máu ở mức độ này nên được phát hiện sớm, tốt nhất là trong vài ngày đầu sau sinh.
Ở đây vợ cụ được kiểm tra và khâu lại ngay lập tức. Em cho là phía BV đã có phản ứng nhanh nhạy & tích cực.
Phương pháp điều trị đơn giản chỉ là chích rạch/ khâu cầm máu và đặt băng dẫn lưu thích hợp.


Khối tụ máu âm đạo nên được coi là một vấn đề nhỏ, hoàn toàn không phải là một cấp cứu sản khoa và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ. Nếu ví von cuộc chuyển dạ là một trận chiến thì hematoma âm đạo chỉ là xước da chảy máu, cần được xử trí nhưng ko có gì nguy hiểm.

Một lần nữa để cụ khỏi nhầm lẫn, khối tụ máu âm đạo này không liên quan đến chấn thương niệu đạo của sản phụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
749
Động cơ
483,209 Mã lực
Nếu vấn đề của cụ chỉ đơn giản là khối hematoma âm đạo, cụ không cần lo lắng.
Nếu có dịp vào phòng sanh các Bv, kể cả BV Từ Dũ và Hùng Vương, cụ có thể thấy đây là vấn đề đơn giản và thường gặp, hoàn toàn dễ xử trí và không gây nguy hại gì cho sức khỏe sản phụ cũng như là tương lai sản khoa.
Trong trường hợp máu tụ tại vết cắt tầng sinh môn, nguyên nhân thường gặp nhất là sự co hồi không đồng nhất của các lớp cơ sàn chậu (cơ tầng sinh môn). Các cơ sàn chậu sau sinh ở vị trí dãn, sau khi may co hồi lại ở các vị trí khác nhau, bộc lộ khoảng trống giữa các lớp cơ và gây tụ máu.

Thông thường khối máu tụ này chỉ vài cm, chứa tối đa vài chục tới khoảng 100ml, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ.
Nếu khối tụ máu dưới 4cm, có thể để nguyên, khối này tiêu biến sau khoảng vài tuần và không để lại di chứng gì thêm.
Khối máu tụ >4cm thì nên đc kiểm tra thám sát. Khối máu ở mức độ này nên được phát hiện sớm, tốt nhất là trong vài ngày đầu sau sinh.
Ở đây vợ cụ được kiểm tra và khâu lại ngay lập tức. Em cho là phía BV đã có phản ứng nhanh nhạy & tích cực.
Phương pháp điều trị đơn giản chỉ là chích rạch/ khâu cầm máu và đặt băng dẫn lưu thích hợp.


Khối tụ máu âm đạo nên được coi là một vấn đề nhỏ, hoàn toàn không phải là một cấp cứu sản khoa và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ. Nếu ví von cuộc chuyển dạ là một trận chiến thì hematoma âm đạo chỉ là xước da chảy máu, cần được xử trí nhưng ko có gì nguy hiểm.

Một lần nữa để cụ khỏi nhầm lẫn, khối tụ máu âm đạo này không liên quan đến chấn thương niệu đạo của sản phụ.
Cảm ơn cụ đã cung cấp thêm thông tin! Nhưng em nghĩ ca của vợ em vẫn không đơn giản vậy cụ à. Hôm đó cả khoa sản dừng (khoảng 2-3 tiếng) tất cả các ca đẻ mổ để cấp cứu ca của vợ em ạ. Lúc đó em ngồi ngoài hành lang, các sản phụ đi từ phòng đẻ mổ ra nói chuyện phải dừng đẻ mổ để cấp cứu ca băng huyết - em vẫn không biết là cấp cứu vợ mình luôn, vẫn nghĩ là vợ con đang trong phòng hồi sức.
Bác sĩ Phó khoa không xử lí được, phải gọi cả Trưởng khoa sang thì chắc không đơn giản chỉ là "chích rạch/ khâu cầm máu và đặt băng dẫn lưu thích hợp."
 

Dr Thanh Bùi

Xe container
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
9,281
Động cơ
57,268 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cảm ơn cụ đã cung cấp thêm thông tin! Nhưng em nghĩ ca của vợ em vẫn không đơn giản vậy cụ à. Hôm đó cả khoa sản dừng (khoảng 2-3 tiếng) tất cả các ca đẻ mổ để cấp cứu ca của vợ em ạ. Lúc đó em ngồi ngoài hành lang, các sản phụ đi từ phòng đẻ mổ ra nói chuyện phải dừng đẻ mổ để cấp cứu ca băng huyết - em vẫn không biết là cấp cứu vợ mình luôn, vẫn nghĩ là vợ con đang trong phòng hồi sức.
Bác sĩ Phó khoa không xử lí được, phải gọi cả Trưởng khoa sang thì chắc không đơn giản chỉ là "chích rạch/ khâu cầm máu và đặt băng dẫn lưu thích hợp."
Khối máu tụ này tưởng thì đơn giản nhưng tìm được đúng mạch máu để cầm cũng khá khoai do các mốc giải phẫu bị thay đổi nhiều , các mạch bị co vào phía trong .
Cách đây hơn năm bv em có chuyển 1 ca tụ máu lên bv Bạch Mai , cuối cùng phải huy động cả bên chẩn đoán hình ảnh để chụp cắt lớp và nút mạch chứ khâu ko được .
 

vuthangxd

Xe hơi
Biển số
OF-205213
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
139
Động cơ
320,022 Mã lực

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
749
Động cơ
483,209 Mã lực
Khối máu tụ này tưởng thì đơn giản nhưng tìm được đúng mạch máu để cầm cũng khá khoai do các mốc giải phẫu bị thay đổi nhiều , các mạch bị co vào phía trong .
Cách đây hơn năm bv em có chuyển 1 ca tụ máu lên bv Bạch Mai , cuối cùng phải huy động cả bên chẩn đoán hình ảnh để chụp cắt lớp và nút mạch chứ khâu ko được .
Cảm ơn cụ ! Bác sỹ phụ trách ca đẻ của vợ em cũng nói như vậy ạ. Nhưng đấy là sau khi vợ em nằm viện đến ngày thứ 5 rồi, chứ trước đó vẫn bác sĩ đấy bảo "đơn giản, nghỉ thêm 1-2 ngày là bình thường". Đến ngày thứ 5 thì bác sĩ mới giải thích là nó "khoai" vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top