Giải pháp tăng độ sáng cho đèn pha cos ô tô, xe hơi

OtoPro.Dung

Xe tăng
Biển số
OF-333818
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
1,301
Động cơ
292,760 Mã lực

nthethang

Xe hơi
Biển số
OF-173234
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
170
Động cơ
343,790 Mã lực
Tuổi
37
Cảm ơn chủ thớt. Em cũng đang cần cái này đây.
 

dktdh20

Xe hơi
Biển số
OF-313851
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
173
Động cơ
297,533 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Thanh Xuân Hà Nội
E vừa lấy tucson 2016 bản thường, e chạy thấy tối tối. Muốn độ bộ đèn, Cụ chủ tư vấn giúp nên độ đẽo thế nào, rổ rá chi tiết nhé. Tks!!!
 

OtoPro.Dung

Xe tăng
Biển số
OF-333818
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
1,301
Động cơ
292,760 Mã lực
E vừa lấy tucson 2016 bản thường, e chạy thấy tối tối. Muốn độ bộ đèn, Cụ chủ tư vấn giúp nên độ đẽo thế nào, rổ rá chi tiết nhé. Tks!!!
E với cụ mật thư cho nó bí mậpppp nhé :D
 

wingon

Xe đạp
Biển số
OF-395132
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
16
Động cơ
234,660 Mã lực
Tuổi
51
Không hiểu lắm khi gọi Projector là "Bi" vì theo tôi biết thì loại đèn chiếu Projector chia làm 2 loại : Loại chỉ pha hoặc cos ( Hi-beam or Lo-Beam ) thì gọi là HID Xenon Projector... Còn loại tích hợp pha và cos ( Hi+Lo ) chung 1 đèn thì gọi là Bi-Xenon.
Tôi cũng vọoc nhiều và chế độ đủ thứ, phải công nhận là ánh sáng mạnh hơn nhiều so với Halogen. Tuy nhiên nếu bác nào đã chơi thì đừng bao giờ chơi hàng Tàu ( dù là cao cấp ) Loại 35W thì ko đủ độ mạnh và ánh sáng ko thật màu, Loại 55W thì mạnh và sáng hơn nhưng dùng bóng Tàu thì rất nhanh hỏng (thông thường đen bóng và hư 1 bên , sau nữa là Ballast ..)Loại 55W tôi dùng khoảng 9 tháng là hư bóng, thay cặp bóng khác thì sau 6-7tháng hư bóng và ballast . Đây là bộ cao cấp của Tàu chứ ko phải loại rẻ... Tôi quyết định mua loại trong xe tháo ra...và bây giờ mới thấy đó là quyết định đúng. Loại Ballast trong xe tháo ra chỉ có 35W nhưng độ sáng như loại 55W loại Tàu. điều quan trọng nhất là rất bền nên rất yên tâm khi lái xe ban đêm, bên cạnh đó nó có ánh sáng rất đẹp và đúng màu (3000K cho màu vàng, 4300k cho màu chuẩn, 5000k/6000k cho màu trắng diamond...). Dùng Ballast Zin với bóng Tàu OK và nó ko làm bóng mau cháy như Ballast Tàu. Cho nên bác nào muốn chắc chắn thì chơi Ballast zin trong xe gỡ ra...ko bao giờ ân hận.
Bây giờ đang nghiên cứu LED XENON xe Acura 2014-2016 xem thế nào đây...









 

Wildtrak 2013

Xe hơi
Biển số
OF-371121
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
134
Động cơ
252,291 Mã lực
Thấy có nhiều cụ thắc mắc về giải pháp tăng độ sáng cho đèn pha cos ô tô, xe hơi quá nên em viết bài này mong cung cấp cho các cụ cái nhìn tổng quan về vấn đề nâng cấp ánh sáng cho đèn pha cos ô tô, xe hơi.

Bài viết được phân cấp độ từ đơn giản, chi phí thấp đến phức tạp hơn. Tất nhiên số tiền đầu tư cao hơn thì sẽ được nhiều tính năng hơn (xét cả trên phương diện cường độ sáng và các tiện ích khác).

A. Giải pháp 1: thay bóng tăng sáng

Đây là giải pháp đơn giản nhất, chi phí cũng thấp nhất, chỉ việc thay bóng halogen nguyên bản bằng bóng tăng sáng, độ sáng tăng khoảng 120-130% so với ánh sáng nguyên bản.

Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp (500-700K/1 bộ bóng tăng sáng).

Nhược điểm:
Độ sáng tăng không được nhiều so với các giải pháp khác, sau này nhìn thấy người khác độ bi-xenon sẽ thấy thua thiệt có nguy cơ vứt bóng tăng sáng để độ bi-xenon.

B. Giải pháp 2: lắp bóng xenon

Một số dòng xe đã có bi (projector) sẵn nhưng bóng đèn nguyên bản theo xe lại là halogen như Carens, i30, Fortuner...hoặc một số ít các xe không có bi vẫn lắp bóng xenon. Độ sáng tăng khoảng 250-300% so với bóng halogen nguyên bản.

Ưu điểm: độ sáng tăng lên đáng kể, có thể lựa chọn được màu ánh sáng như (3000K-ánh sáng vàng, 4300K-ánh sáng trắng vàng, 6000K-ánh sáng trắng xanh).

Nhược điểm: khi lắp vào các xe không có bi (projector) ánh sáng sẽ bị toé ra do choá nguyên bản của xe có cấu tạo phạn xạ ra nhiều hướng, sẽ làm chói mắt người đi ngược chiều. Điều này rất nguy hiểm nếu đi trên đường hẹp có thể xảy ra tai nạn va chạm giữa 2 xe.
Chi phí cho 1 bộ bóng xenon (gồm 2 bóng + 2 ballasts) hàng chất lượng, bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm là 2-4tr.

C. Giải pháp 3: độ bi-xenon

Đây là giải pháp hoàn hảo nhất để cải thiện độ sáng của đèn pha.

Ưu điểm:
- Độ sáng tăng lên gấp nhiều lần so với đèn nguyên bản (khoảng 1000%).
- Ánh sáng rất đẹp, có mặt cắt cắt đi phần ánh sáng phía trên theo 1 mặt phẳng nằm ngang.
- Các bi-xenon có cả chế độ pha cos nên nếu độ vào bên cos thì khi bật pha xe sẽ có 4 đèn pha sáng cùng 1 lúc (2 đèn pha nguyên bản + 2 đèn pha của bi-xenon), nếu độ vào bên pha thì khi bật cos sẽ có 4 đèn cos sáng cùng 1 lúc (2 đèn cos nguyên bản + 2 đèn cos của bi-xenon).
- Có nhiều lựa chọn cho các gói độ bi với các cấu hình khác nhau.

Nhược điểm: giá thành cao, dao động từ 5tr-15tr.

Em xin chia sẻ qua 1 chút về vấn đề độ bi-xenon với tư cách là 1 người làm nghề rất lâu năm, số lượng các bộ đèn đã độ đã lên tới 3 con số ^^.

1. Độ đèn được phân ra làm 2 trường phái là: tăng tính thẩm mỹ, tăng hiệu năng sử dụng.
- Tăng tính thẩm mỹ: lắp thêm LED, vòng Angle Eye...
- Tăng hiệu năng sử dụng: độ bi xenon, projector

2. Phân tích sâu hơn 1 chút về phần độ bi-xenon
- Về tính an toàn và công suất của bi-xenon so với nguyên bản:
+ công suất của đèn halogen thông thường là 55W, công suất của bóng xenon thông thường là 35W. Như vậy xét về mặt tiêu thụ điện năng thì bóng xenon sẽ ít hơn so với halogen nguyên bản.
+ tính an toàn đến điện đóm của xe: giữa phần đèn độ và hệ thống điện của xe luôn có cầu chì cách ly nên khi có sự cố về điện sẽ đứt cầu chì nên không ảnh hưởng tới hệ thống của xe.

- Các gói độ bi:


+ Tuỳ thuộc vào chi phí mà có các cấu hình khác nhau, giống như các cụ đi mua máy tính lựa chọn cấu hình CPU, HDD, RAM...
+ Tất cả các gói độ bi đều lắp chung được cho các xe nhưng có một số gói lắp cho một số xe không phải khoét choá và có khả năng undo trở về nguyên bản như gói độ bi Morimotor sử dụng bóng xenon H1.
+ Sự khác nhau của các gói độ bi thể hiện ở 3 phần chính là: nguồn sáng (bóng xenon), phần phản xạ và hội tụ ánh sáng (projector), tính ổn định và độ nhạy (bộ kích điện hay còn gọi là ballast). Chính 3 yếu tố này sẽ quyết định giá thành gói độ bixenon của các cụ.

- Về chất lượng thi công:

+ Nhiều cụ thường chỉ gọi hỏi check ở các cửa hàng xem chỗ nào rẻ thì làm nhưng quên mất rằng phần thi công cũng đóng góp rất quan trọng vào chất lượng của bộ đèn.
+ Em lấy ví dụ, gói độ bi Q5 thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Rất ít người biết phần thi công giữa những chỗ độ đèn không chuyên với những chỗ chuyên nghiệp cũng rất khác nhau: lấy tâm đèn có chuẩn hay không, mặt cắt cho phẳng không, keo đèn có phải xịn không...Có những chỗ báo giá rẻ nhưng tính ra công các cụ đi bảo hành, hoặc phải làm lại sẽ đội chi phí lên rất nhiều so với việc bỏ tiền ra, chọn chỗ chất lượng để thi công ngon ngay từ đầu. Bên em đã giải quyết nhiều vụ như thế này, nhiều cụ độ đèn ở những cửa hàng vớ vẩn thậm chí dùng silicon để gắn đèn, đến khi mang qua chỗ em làm lại thợ phải ngồi mất nửa buổi để làm vệ sinh, thêm nữa đèn đã thi công rồi nếu làm lại chắc chắn phần choá sẽ bị nát hơn rất nhiều so với làm chuẩn ngay từ đầu.
+ Một vấn đề nan giải nữa là projector, bóng xenon, ballast như Q5, Phillips...loại xịn và giả thì người tiêu dùng hầu như không thể phân biệt được, chỉ trông chờ vào lương tâm của người thợ và uy tín của cửa hàng.

- Chế độ bảo hành sau khi thi công:


Nhiều cụ thích tiêu chí ngon-bổ-rẻ nhưng phương châm của em là chỉ có sản phẩm ngon-bổ-giá hợp lý vì khi cửa hàng đã làm cho các cụ giá rẻ thì chắc chắc sẽ phải cắt bớt đi 1 khâu chi phí nào đó như phục vụ chuyên nghiệp, khi đến bảo hành có vui vẻ hay không...Nhiều khi những chi phí phụ này sẽ đội tổng chi phí của khách hàng lên rất cao mà các cụ không tính toán được (tiền chi phí đi lại, thời gian các cụ bỏ ra...).

Trên đây là một số phân tích tương đối cơ bản, để đi sâu vào từng vấn đề nhỏ thì còn rất nhiều điểm thú vị. Cụ nào muốn trao đổi sâu hơn về kỹ thuật hoặc hỏi han tất cả các vấn đề liên quan đến đèn ô tô có thể call cho em 0966469988/0912928282. Em là dân kỹ thuật nên cực kỳ vui nếu được thảo luận cùng mọi người. ^^
Em có ngu ý như này: chữ bi-xenon trong nguyên bản "bi" là nghĩa là 2 như bi-turbo. Vì ban đầu bóng xenon chỉ có 1 tim chứ ko bao gồm 2 tim (pha, cos) như bóng halogen, sau này có đc cả 2 nên mới gọi là bi-xenon. Thế mà nhiều bác lại hiểu chữ bi đấy là cái gương cầu trên đèn (ý tưởng này bắt nguồn từ việc đưa gương cầu lồi trên máy chiếu áp dụng vài đèn chiếu sáng nên gọi là projector).
Theo em đã chuyên về đèn thì cần phán biệt rõ các từ ngữ cho đúng bản chất sự vật, hiện tượng chứ đừng để hiểu nhập nhèm, tạm bợ như ngoài chợ.
 

Wildtrak 2013

Xe hơi
Biển số
OF-371121
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
134
Động cơ
252,291 Mã lực
Không hiểu lắm khi gọi Projector là "Bi" vì theo tôi biết thì loại đèn chiếu Projector chia làm 2 loại : Loại chỉ pha hoặc cos ( Hi-beam or Lo-Beam ) thì gọi là HID Xenon Projector... Còn loại tích hợp pha và cos ( Hi+Lo ) chung 1 đèn thì gọi là Bi-Xenon.
Tôi cũng vọoc nhiều và chế độ đủ thứ, phải công nhận là ánh sáng mạnh hơn nhiều so với Halogen. Tuy nhiên nếu bác nào đã chơi thì đừng bao giờ chơi hàng Tàu ( dù là cao cấp ) Loại 35W thì ko đủ độ mạnh và ánh sáng ko thật màu, Loại 55W thì mạnh và sáng hơn nhưng dùng bóng Tàu thì rất nhanh hỏng (thông thường đen bóng và hư 1 bên , sau nữa là Ballast ..)Loại 55W tôi dùng khoảng 9 tháng là hư bóng, thay cặp bóng khác thì sau 6-7tháng hư bóng và ballast . Đây là bộ cao cấp của Tàu chứ ko phải loại rẻ... Tôi quyết định mua loại trong xe tháo ra...và bây giờ mới thấy đó là quyết định đúng. Loại Ballast trong xe tháo ra chỉ có 35W nhưng độ sáng như loại 55W loại Tàu. điều quan trọng nhất là rất bền nên rất yên tâm khi lái xe ban đêm, bên cạnh đó nó có ánh sáng rất đẹp và đúng màu (3000K cho màu vàng, 4300k cho màu chuẩn, 5000k/6000k cho màu trắng diamond...). Dùng Ballast Zin với bóng Tàu OK và nó ko làm bóng mau cháy như Ballast Tàu. Cho nên bác nào muốn chắc chắn thì chơi Ballast zin trong xe gỡ ra...ko bao giờ ân hận.
Bây giờ đang nghiên cứu LED XENON xe Acura 2014-2016 xem thế nào đây...









Chuẩn ko cần chỉnh, em like cụ
 

otopro.net

Xe buýt
Biển số
OF-147006
Ngày cấp bằng
25/6/12
Số km
829
Động cơ
368,490 Mã lực
Nơi ở
http://otopro.net
Em có ngu ý như này: chữ bi-xenon trong nguyên bản "bi" là nghĩa là 2 như bi-turbo. Vì ban đầu bóng xenon chỉ có 1 tim chứ ko bao gồm 2 tim (pha, cos) như bóng halogen, sau này có đc cả 2 nên mới gọi là bi-xenon. Thế mà nhiều bác lại hiểu chữ bi đấy là cái gương cầu trên đèn (ý tưởng này bắt nguồn từ việc đưa gương cầu lồi trên máy chiếu áp dụng vài đèn chiếu sáng nên gọi là projector).
Theo em đã chuyên về đèn thì cần phán biệt rõ các từ ngữ cho đúng bản chất sự vật, hiện tượng chứ đừng để hiểu nhập nhèm, tạm bợ như ngoài chợ.
Chính bản thân cụ cần đọc kỹ và xem lại rồi hẵng bắt bẻ nhé, tất cả các loại projector bên em đều có cả 2 chế độ pha-cos nên gọi là bi (2) chế độ. Nó là chuẩn chứ không phải nhập nhèm như cụ nói!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top