- Biển số
- OF-198925
- Ngày cấp bằng
- 19/6/13
- Số km
- 954
- Động cơ
- 331,473 Mã lực
Cụ giải thích thế là đúng rồi, nhưng sẽ khó hiểu với những người không am hiểu kỹ thuật:E e rằng cụ có chút nhầm lẫn ạ,máy giặt thường sử dụng động cơ xoay chiều 2 đầu dây với tốc độ bằng nhau,nguồn điện dc cấp luân phiên tới 2 đầu dây cuả động cơ để đảo chiều khi giặt,tốc độ khoảng 950v/min.Khi vắt động cơ dc cấp điện ở một đầu dây và truyền qua hộp số,lúc này tốc độ thùng vắt bằng 1/2 tốc độ động cơ,khoảng 1700v/min.
Máy giặt sử dụng động cơ biến tần (inverter) thì khác hẳn,điện 220v xoay chiều được chỉnh lưu và lọc thành 1 chiều phẳng bằng một số tụ điện và cầu chỉnh lưu diode,điện một chiều này được nghịch lưu thành 3 pha xoay chiều đối xứng (điều biến độ rộng xung bằng transistor) điện 3 pha này có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp theo bộ điều khiển.
Động cơ biến tần có ưu điểm:điều khiển vô cấp tốc độ động cơ,setup vòng quay chính xác,tăng và giảm tốc êm,giảm áp lực lên các hệ thống cơ khí,khởi động với moment cực đại trong các ứng dụng cần thiết,tiết kiệm điện trong quá trình khởi động và vận hành và đặc biệt là dễ kết nối với các hệ thống điều khiển tự động.
Nhược điểm là....đắt,cấu tạo phức tạp,khó sửa chữa.....máy giặt cũng ko nhất thiết phải dùng động cơ biến tần.
Em nói nôm thế này, cụ xem có thông không nhé: Theo tính chất vật lý của Nam Châm thì cùng dấu đẩy nhau và trái dấu thì hút nhau. động cơ gồm 2 phần là phần cố định và phần chuyển động thực ra là hai cục nam châm, để phần chuyển động quay được thì chỉ cần thay đổi cực của phần cố định theo vòng tròn là được.
Đông cơ thông thường tốc độ quay bằng với tần số dòng điện, nếu thay đổi tốc độ động cơ chùng ta thay đổi tần số dòng điện và đó được gọi là động cơ biến tầng (biến đổi tần số).