[Funland] Hậu đảo chính Ngô Đình Diệm 11-1963

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,016
Động cơ
316,258 Mã lực
Đồng ý với Cụ.
Gia đình ông Phạm Ngọc Thảo có nhiều người sống ở nước ngoài. Bà Thảo và các con của ông vẫn sống bên Mỹ.
Đốu với chuyện về các điệp viên chúng ta cũng như những ngườii khác biết gì về họ mà nhạn xét, đánh giá?
Cụ ThanhSon2003 nhỉ?
Kụ Ngao5 với các Kụ, các Lão cho em hỏi câu này, em đã tự tìm trả lời nhiều lần mà chưa cặn kẽ được:

TẠI SAO CÁC ĐIỆP VIÊN CHIẾN LƯỢC NHƯ Mr THẢO, Mr ẨN ĐỀU CHO VỢ CON SANG MỸ ĐỊNH CƯ?

VÀ TẠI SAO HỌ VẪN SINH SỐNG ĐINH CƯ Ở MỸ?
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,084
Động cơ
667,018 Mã lực
X-30 phá lưới đọc sướng thật! Em bị thằng bạn thó mất quyển đó, tiếc mãi:D
X 30 phá lưới xuất bản khoảng năm 75 thì phải, bối cảnh lúc bấy giờ thì phải hư cấu nhiều( và tác giả cũng từng công tác trong ngành tình báo, phản gián nên).
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,084
Động cơ
667,018 Mã lực
Kụ Ngao5 với các Kụ, các Lão cho em hỏi câu này, em đã tự tìm trả lời nhiều lần mà chưa cặn kẽ được:

TẠI SAO CÁC ĐIỆP VIÊN CHIẾN LƯỢC NHƯ Mr THẢO, Mr ẨN ĐỀU CHO VỢ CON SANG MỸ ĐỊNH CƯ?

VÀ TẠI SAO HỌ VẪN SINH SỐNG ĐINH CƯ Ở MỸ?
Cụ chửa từng nghe nói nước Mỹ là " Thế giới của tự do" sao?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến
 
Chỉnh sửa cuối:

Nozomi

Xe buýt
Biển số
OF-131897
Ngày cấp bằng
22/2/12
Số km
750
Động cơ
378,928 Mã lực
Từ ngữ cụ Ngao chú thích cho các bức ảnh rất chừng mực, đúng làn đúng lề, nhưng các bức ảnh đưa ra nó vẫn tạo cảm giác những gì được dạy, được tuyên truyền trong sách báo chính thống trước đây có nhiều cái xa rời sự thật, làm người xem có một cảm giác diễn biến rất hoà bình :)).
Xin phép cụ Ngao5, thớt trước em thấy quả thực là rất hay, nhưng sang thớt này em có cảm giác từ ngữ chú thích diễn tả có hơi hướng chủ quan cá nhân chứ không còn khách quan nữa
Không biết có phải do quá đa cảm không nữao:-)
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kụ Ngao5 với các Kụ, các Lão cho em hỏi câu này, em đã tự tìm trả lời nhiều lần mà chưa cặn kẽ được:

TẠI SAO CÁC ĐIỆP VIÊN CHIẾN LƯỢC NHƯ Mr THẢO, Mr ẨN ĐỀU CHO VỢ CON SANG MỸ ĐỊNH CƯ?

VÀ TẠI SAO HỌ VẪN SINH SỐNG ĐINH CƯ Ở MỸ?
Vợ con cụ Ẩn đã quay về nước sau khi cụ Ẩn không tiếp tục được " đánh" đi nữa dù 30/4/75 họ đã sang bển rồi.

Con trai cụ Ẩn sau này khi lớn tiếp tục du học Mỹ và công tác tại 1 Bộ trọng yếu.

Cũng chính anh này là người phiên dịch cho CTN Nguyễn Minh Triết, trong chuyến thăm Mỹ, hội đàm với TT Bush.

Còn trường hợp ông Thảo thì lại khác vì thời điểm đó không có đường về Bắc vÀ cũng do yếu tố nghiệp vụ nên vợ con ông Thảo đi Mỹ chứ không phải như nhiều người nghĩ theo kiểu lấy bụng tiểu nhân đo dạ quân tử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến - Phạm Xuân Ẩn chiều 29-4-1975
Chiều ngày 29-4-1975, bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao, Già Vượng và anh Thái Lăng Nghiêm còn đang ngồi ngất ngưởng trong nhà hàng Continental.
Chính phủ Mỹ đã từng giúp bác sĩ Tuyến thành lập nên cả hệ thống mât vụ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Trong ngày cuối cùng bác sĩ Tuyến vẫn còn ở lại để cố gắng điều đình với các chức sắc cao cấp lãnh đạo Phật giáo để thành lập một chính phủ mới 3 thành phần. Vì thế mà bác sĩ Tuyến đã để lỡ mất hai chuyến bay do CIA thu xếp dành cho ông và gia đình.
Về sau nhờ có bạn bè thân thiết trong sứ quán Anh, nên bà bác sĩ Tuyến và các con đã được toà đại sứ Anh bốc đi trước.
Còn bác sĩ Tuyến vẫn kiên trì ở lại hoạt động, cho đến giây phút cuối cùng, mọi đường bay ra nước ngoài đã chấm dứt.

Trần Kim Tuyến đã kể lại cho nhà báo Đặng Văn Nhâm chuyến ra đi hãn hữu của ông.

“Cậu biết không, chiều hôm đó mình thất vọng vô cùng, thả ra Continental thì tình cờ gặp Cao Dao, Già Vượng, Thái Lăng Nghiêm và Phạm Xuân Ẩn cũng đang ngồi đó. Chợt thấy mình vào, Phạm Xuân Ẩn đã lộ vẻ lo lắng ra mặt, la lên:
- Chết chưa, giờ này mà anh còn ở đây sao? Anh phải tìm mọi cách ra đi ngay mới được. Không thì nguy cho anh lắm đó!
Mình chỉ lắc đầu, tỏ ý bất lực, chẳng biết làm gì hơn. Mọi thu xếp đều đã hỏng cả rồi. Trong khi đó thì Cao Dao và Thái Lăng Nghiêm tỏ vẻ rất bình tĩnh và cũng khuyên mình chẳng cần phải lo ngại gì. Riêng Thái Lăng Nghiêm, như cậu đã biết đó, vốn là một đảng viên hàng đầu của Duy Dân, đồng chí thân cận của Lý Đông A, cũng khuyên mình hãy yên tâm ở lại, bây giờ chẳng có gì phải lo ngại như xưa. Anh Thái Lăng Nghiêm còn cho biết là chính anh cũng sẽ ở lại.
Nhưng Phạm Xuân Ẩn vẫn lo lắng, kêu mình phải tìm mọi cách đi gấp, không thể nào ở lại được. Ẩn cho biết hiện đang ở trong phòng của khách sạn Continental, để tránh tình trạng hỗn loạn và sự bất trắc có thể xảy ra. Ẩn còn giúp mình liên lạc vào toà đại sứ Mỹ yêu cầu giúp đỡ phương tiện cho mình ra đi. Toà đại sứ Mỹ trả lời cho biết rất muốn giúp mình ra đi, nhưng hiện thời chung quanh toà đại sứ đã đông nghẹt người, không có cách nào ra đón được. Chỉ còn một cách duy nhất, tốt hơn hết, là mình tìm cách vào được toà đại sứ thì nơi đó sẽ giúp mình di tản.
Mình thầm nghĩ, mình bé nhỏ người thế này bây giờ làm sao có thể gạt được rừng người chung quanh toà đại sứ Mỹ mà vào? Thôi đành chịu vậy!
Thấy thế Phạm Xuân Ẩn càng lo lắng bối rối hơn. Hắn nói riêng với mình:
- Nếu anh không đi được thì ngay chiều nay anh không nên về nhà nữa. Anh phải ra đây mà ngủ với tôi cho được yên ổn. Rồi tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh xuống miền Tây trú ẩn tạm dưới đó. Bằng mọi giá anh không thể nào về nhà được nữa!
Trong khi đang cơn bối rối đó, thình lình Phạm Xuân Ẩn được cú điện thoại từ trong toà đại sứ gọi ra. Đó là cú điện thoại của ký giả Southerland của tờ Christian Monitor, cho Ẩn biết, hiện còn một chuyến trực thăng chót của toà đại sứ sẽ đến đón người di tản vào khoảng 6 giờ, trên lầu 7 của một cao ốc kế bên trụ sở Văn hoá Pháp (Alliance Française), nằm trên đường Lê Thánh Tôn, sau trường Taberd, Sài Gòn. (Chú thích của ngao5: đây là Trụ sở CIA , số nhà 22 đường Gia Long, cách Đại sứ quán Mỹ chừng 700 mét)
Nhìn đồng hồ, lúc bấy giờ đã gần 6 giờ rồi, Phạm Xuân Ẩn vội vã lôi mình chạy ra chiếc xe “deux chevaux”, hiệu Citroen cũ xì của hắn. Hắn hấp tấp phóng thẳng vào cổng trụ sở. Lúc ấy, người lính Nùng gác cổng cũng đang kéo tấm cửa sắt xuống đến lưng chừng rồi. Phạm Xuân Ẩn cuống quít la to lên: “Có lệnh ông đại sứ! Có lệnh ông đại sứ!”, đồng thời cứ phóng xe bừa vào, khiến người lính Nùng không khỏi ngạc nhiên, khựng lại, dù chẳng hiểu ất giáp gì cả.
Khi đó Phạm Xuân Ẩn vội mở cửa xe, đẩy mình xuống, xua tay cho mình chạy vào, trong khi miệng hắn vẫn la không ngớt: “Có lệnh ông đại sứ! Có lệnh ông đại sứ!”
Lúc ấy mình biết đã thoát được rồi, vội phóng lên cầu thang, để lên lầu 7. Cậu biết, mình nhỏ con yếu đuối thế này bò lên được lầu 7 cũng là cả một vấn đề, chứ tưởng chơi sao? Lên đến nơi thì thấy trước mặt đã có một số đông người đang chờ đợi. Trong đám đông ấy mình nhận ra có cả gia đình ông tướng Trần Văn Đôn, cũng vừa lên tới tức thì…

Thế mà sau này, nghe đâu ông Đôn đã tuyên bố với báo chí Pháp, rằng chính ông ta đã cứu mình thoát khỏi Sài Gòn, và cho mình cùng đi chung chuyến trực thăng với ổng. Thực là láo toét!

- Anh nghĩ thế nào và tại sao Phạm Xuân Ẩn đã cố gắng giúp anh thoát khỏi Sài Gòn?

- Mình cũng không biết nữa. Nhưng chắc chắn là Ẩn rất có cảm tình với mình. Ngoài ra, có lẽ vì là một điệp viên cao cấp của cộng sản, nên Ẩn đã biết trước được hoàn cảnh vô cùng bất lợi cho mình, nếu mình bị kẹt lại. Bởi vậy, Ẩn đã khuyên mình ngay hôm đó không nên trở về nhà nữa. Hơn thế, Ẩn còn dự tính sẽ đưa mình xuống miền Tây, cải dạng và lẩn trốn dưới đó ít lâu, để tìm đường trốn ra ngoại quốc!

Một trong số những chuyến đón người di tản trên nóc Trụ sở CIA , số nhà 22 đường Gia Long, cách Đại sứ quán Mỹ chừng 700 mét)
Vạch đen thẳng đứng giữa hình là bóng cột ăng-ten từ căn nhà trệt dưới đất vút lên trời









 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

Trần Kim Tuyến sinh năm 1920 ở Nga Sơn, xứ đạo Điền Hộ, thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Ông xuất thân trong một gia đình bình dân, và có tất cả ba anh chị em. Trước ông là một bà chị gái. Sau ông là một người em trai, tên Trần Việt Châu, đã từng khoác áo luật sư ở Việt Nam, từ trước năm 1965. Sau năm 1965, luật sư Trần Việt Châu đã cùng vợ con sang Pháp cư ngụ làm ăn.

Thân phụ của bác sĩ Tuyến vốn là người trưởng thành ở nông thôn, nghèo, không được học hành cao để đỗ đạt, nhưng cụ là người hiền lành, chất phác, nên dân chúng trong làng ai cũng thương mến. Vốn là một con chiên ngoan đạo, lại đã từng sống một cuộc đời lam lũ nơi đồng áng, nên cụ hằng mơ ước cho con cái của cụ sau này được trở nên những người có học thức, được thiên hạ trọng nể. Muốn được như thế thì phải noi gương các cha và gần gũi các cha để học hỏi.

Thuở bấy giờ, dưới thời Tây cai trị, cho mãi đến những thập niên 50-60, ở miền Nam, trong các xứ đạo, gia đình nào được thân cận với mấy ông cha thì lấy làm vinh hạnh lắm. Cũng có thể trong thâm tâm cụ mong muốn cho một người con nào đó trong gia đình của cụ sau này được hưởng hồng ân của Thiên Chúa, theo tiếng gọi của ngài mà tu tập học hành trở nên một kẻ chăn chiên cho Chúa. Bởi thế ngay từ khi những người con của cụ còn thơ dại, cụ đã nhận đỡ đầu cho một chủng sinh, người đó về sau đã trở nên linh mục, và đã quay trở lại giúp đỡ cho cậu em là Trần Kim Tuyến được vào học ở một trường đạo.

Ít lâu sau cụ thân sinh của cậu bé Trần Kim Tuyến bị bịnh sạn thận, mỗi lần đi tiểu là bị hành hạ đau đớn khổ sở vô cùng.
Lúc bấy giờ, nền Tây y chưa được phổ biến rộng rãi khắp nơi trong quần chúng ở Việt Nam, nhất là trong các vùng quê xa xôi, nên mọi người đều đinh ninh là ông cụ mắc bịnh lậu.
Nhưng trong làng có một ông chánh tổng, đã lên tỉnh Thanh Hoá mở cửa tiệm làm ăn buôn bán, nên đã thấy biết được phần nào sự tiến bộ của y khoa Tây phương, nên đã giúp ông cụ, đưa lên Hà Nội khám bệnh để được giải phẫu. Nhưng ông cụ sợ mổ, nên lại trở về làng, đành chịu chết cách đau đớn khổ sở ở quê nhà.
Sau đó, ông linh mục, người con đỡ đầu của cụ đã giúp Trần Kim Tuyến, vào học trong Tiểu Chủng Viện ở cuối tỉnh Thanh Hoá. Đây là trường trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp.
Cậu thư sinh Trần Kim Tuyến đã học hết chương trình ở Tiểu Chủng Viện.
Năm 1943, cậu lên Hà Nội thi Tú Tài, phần I.
Sau khi đã đậu Tú Tài I rồi, Trần Kim Tuyến xin vô Đại Chủng Viện ở Hà Nội để học Triết, và thi lấy bằng Tú Tài II.
Nên nhớ, dưới thời Tây, chương trình Pháp, Tú Tài phần II, chia ra hai ban: Triết và Toán. Chính vì Trần Kim Tuyến đã học triết trong Đại Chủng Viện Hà Nội, nên nhiều người đã lầm tưởng ông là một thầy tu xuất, nhưng thực sự, ông chỉ là một trong số những học sinh tự do, đã được nhà trường đặc cách thâu nhận, cho học chung với mấy ông thầy dòng.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Phát cũng gắn bó lâu với kháng chiến, có chị ruột là thiếu tướng tình báo mà Mỹ nó vẫn xài đấy thôi. Đám Đôn Minh khiêm Khánh Thiệu cũng từng gắn bó 1 thời với Việt Minh. Mỹ nó vẫn xài. Không xét lý lịch như mình.
Em ruột của Minh là dương văn Nhật cũng là sĩ quan của quân giải phóng. Con ruột của Trần Văn Hương cũng là đại úy pháo binh của quân Việt Minh đánh Điện biên phủ
Cái ko xét lý lịch của Mỹ chắc cụ nói quen mồm thôi chứ e thấy còn tùy lúc, tùy hoàn cảnh...chứ chả nc nào mà lại ko xét cả nhất là những việc hệ trọng hay liên quan đến vấn đề chiến lược, an ninh, tình báo...Mà theo e hiểu ng Mỹ càng soát xét và để ý kĩ vì nó luôn đặt vấn đề an ninh và lợi ích lên hàng đầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

Khi Trần Kim Tuyến vừa nắm được mảnh bằng Tú Tài II, thì Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, toàn dân nô nức nổi lên chống lại quân Pháp thực dân cai trị. Năm đó vừa đúng 20 tuổi, giữa cái tuổi thanh xuân, lòng đầy nhiệt huyết, nên Tuyến đã hăng hái nghe theo tiếng gọi của núi sông, tham gia phong trào kháng chiến, chống thực dân Pháp.
Nhưng vì là một thanh niên Thiên Chúa Giáo trí thức và tiến bộ, cậu Trần Kim Tuyến lại còn hô hào chống luôn cả thành phần “Cố đạo Tây”, vốn là một giới thế lực khủng khiếp ở Việt Nam từ trước đến nay, không ai dám động chạm đến.
Lúc này, sau khi thi đậu xong bằng tú tài đôi rồi, Trần Kim Tuyến đã trở về Thanh Hoá dạy trong trường nhà dòng.
Một hôm, có một cuộc biểu tình vĩ đại do giáo dân trong vùng tổ chức, với sự tham dự của đông đảo học sinh các chủng viện.
Khi cuộc biểu tình ấy kéo ra đến Tỉnh lỵ Thanh Hoá thì biến thành một cuộc biểu dương lực lương rất lớn lao, cờ xí ngợp trời, truyền đơn, bươm bướm tung bay khắp nơi. Trên các nẻo đường bích chương dán la liệt. Nhiều nhất là khu vực chung quanh nhà thờ và xứ đạo.
Những truyền đơn và biểu ngữ còn hô hào đả đảo luôn các cha cố người Pháp, một thành phần tiếp tay đắc lực cho thực dân Pháp cai trị Việt Nam. Thấy thế, mọi người đều phát hoảng, vì họ lầm tưởng cán bộ Việt Minh đã đột nhập vào trong khu giáo dân, để kích động chống các cố đạo Tây.
Việc này sẽ không tránh khỏi hậu quả trầm trọng là bọn tây sẽ trả thù.
Nhưng về sau, người ta đã lần ra manh mối.
Thủ phạm vụ chống cố đạo Tây chính là thầy giáo trường dòng Trần Kim Tuyến.
Dù cho lúc đó là thời kỳ kháng Pháp, nhưng việc chống các cố đạo Tây vẫn hãy còn là một việc làm quá táo bạo, liều lĩnh, chắc chắn phải trả một cái giá nào đó.
Khi thầy giáo Trần Kim Tuyến vừa bị sa thải khỏi trường dòng, tưởng đến đây cuộc đời sẽ đi vào ngõ bí, không ngờ ông lại được cha Nguyện, một linh mục đã từng du học ngoại quốc, tư tưởng phóng khoáng, đang làm chánh xứ Thanh Hoá, tìm cách che chở và đem về, cho dạy ở trường trung học Lê Bảo Tịnh, ở Thanh Hoá. (năm 1995 cha Nguyện đã già lắm rồi và ở California)
Trước đó, trường Lê Bảo Tịnh cũng đã có một vị giáo viên nổi tiếng là nhà thơ Hữu Loan. Vì thế, trong dư luận nảy sinh tin đồn Trần Kim Tuyến là học trò của Hữu Loan. Nhưng kỳ thực, khi ông Trần Kim Tuyến về dạy cho trường Lê Bảo Tịnh thì thi sĩ Hữu Loan đã thôi dạy và đã đi theo Việt Minh kháng chiến rồi.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
2,905
Động cơ
513,868 Mã lực
Tư liệu quý quá ! Hóa ra các kiểu tóc mà thanh niên ngày nay đang cắt theo gu : Trắng mai , trắng gáy và mái dài vuốt ngược ra sau gáy là dập lại kiểu đầu của các sỹ quan và chính khách VNCH những nắm 1960
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Thấy các cụ cứ tranh cãi về việc ngờ vực ông Thảo hay các vị khác e thấy mình ko là người trong cuộc thì khó mà nói lắm.
Để tuyển dụng đào tạo và sử dụng một người làm tình báo thì chắc chắn phải vô cùng khắt khe, cẩn trọng. Ứng viên đó đương nhiên phải có tố chất và chắc chắn lòng trung thành phải là hàng đầu. Tư duy, tư tưởng và hành động thể hiện sẽ đc xem xét, đánh giá kĩ...rồi quá trình đào tạo, thử thách. Đối với những điệp viên đơn tuyến như ông Thảo, Ẩn hay Nhạ chắc chắn còn là những cá nhân xuất sắc nhất rồi. Mà sau đó dù có hay ko hoặc ít liên hệ với tổ chức thì những điệp viên đó vẫn phải trong tầm mắt của tổ chức dù là chỉ 1 vài cá nhân đc biết. Vì thế khi tổ chức công nhận ông Thảo và công khai thì làm j có lý do j để ngờ vực.

Việc ông Ẩn cứu ông Tuyến có thể cũng ko phải tình bạn hay thương mến j cả mà là nằm trong tính toán hoặc thậm chí là bản năng tình báo của ông ấy. Một nhân vật như ông Tuyến sang bển thì Mỹ vẫn tin và nếu ông Ẩn tiếp tục đc đánh đi thì rõ ràng ông Tuyến là lá bùa cho ông Ẩn còn j nữa?
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,807
Động cơ
580,858 Mã lực
Cụ Phạm Ngọc Thảo rất phức tạp, ngay trong chú thích của cụ Ngao nếu đọc đầy đủ đã có nhiều mâu thuẫn, ví dụ có chú thích nói cụ Thảo thực hiện nhiệm vụ chiến lược là làm miền Nam Việt Nam càng loạn, càng nát càng tốt, nhưng có chú thích thì lại nói cụ Thảo đảo chính Nguyễn Khánh vì cách hành xử của Nguyễn Khánh làm cho miền Nam nát bươm... Đúng logic thì để làm miền Nam nát và yếu thì phải để ông võ biền và hay quậy như Nguyễn Khánh cầm trịch thì mới có lợi cho miền Bắc.

Ngoài ra, chương trình ấp chiến lược của ông Nhu sau này đánh giá là một cách rất hiệu quả để chống CS, và chính cụ Thảo đã khuyên ông Nhu nên thực hiện chính sách này càng nhanh càng tốt, nguồn bên dưới.

https://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Ngọc_Thảo

In 1962, Nhu began work on the ambitious Strategic Hamlet Program, an attempt to build fortified villages that would be secure zones for rural Vietnamese. The objective was to lock the Vietcong out so that they could not operate among the villagers. Thảo supervised these efforts, and when told that the peasants resented being forcibly removed from their ancestral lands and put into forts that they were forced to build, he advised Nhu and Tuyến that it was imperative to build as many hamlets as fast as possible.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,113
Động cơ
323,767 Mã lực
Trường hợp của Đại tá Phạm Ngọc Thảo thật quá "siêu việt" trong mọi cuộc chiến. Cháu không nhớ rõ nhưng khi cụTrần Bạch Đằng aka Nguyễn Trương Thiên Lý viết cuốn "Ván bài lật ngửa" thì đâu như có một cụ cũng tình báo gộc, không rõ có phải cụ Mười Hương không, đã can, nói rằng để vợ con cụ Thảo yên ổn. Còm một tiểu thuyết nữa có vẻ như cũng lấy cụ Thảo và chiến công để phóng tác là "X-30 phá lưới", không biết có cụ nào trên OF đã từng say mê với cuốn này chưa ạ?
Em trước bị mẹ mắng suốt vì ôm cuốn này đọc thông đêm.Mà cái bìa in bóng kính khuôn mặt đeo kính trắng làm em ấn tượng mãi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

Bác sĩ Tuyến gặp Ngô Đình Nhu lần đầu

Người ta đồn thổi: sở dĩ Trần Kim Tuyến đã được ông Diệm và ông Nhu tin dùng, trao cho một chức vụ đầy quyền lực, ngay từ những ngày đầu tiên mới về nước , vì ông Nhu đã thọ ơn cứu tử của ông Tuyến.

Trần Kim Tuyến đã kể cho một thân hữu :

- Thiên hạ chỉ phóng đại lên thôi, chứ chuyện ấy có gì đâu. Lúc ấy mình còn đang dạy học cho trường Lê Bảo Tịnh. Một hôm cha Nguyện, là một người mình đã thọ ân và kính mến như bậc thầy, đã gọi mình đến và hỏi xem mình có thể đưa đường cho một người lên vùng Thường Xuân được không? Cha Nguyện đã không tiết lộ danh tánh người đó, nhưng mình cũng chẳng tò mò làm gì, chỉ biết nhận lời ngay.
Thế rồi mình dùng xe đạp đi trước một quãng khá xa, dẫn đường cho một chiếc xe kéo, có một người ngồi trong mà mình cũng chẳng biết mặt mũi bao giờ. Nhiệm vụ của mình là đạp xe lên trước, hễ thấy chỗ nào có trạm kiểm soát của Việt Minh thì phải báo hiệu ngay để cho chiếc xe kéo kịp thời đổi hướng khác, để tránh bọn tự vệ. Mình đã dắt đường cho chiếc xe kéo ấy đi từ Thanh Hoá lên Bái Thượng, rồi tới huyện Thường Xuân, tìm vào họ đạo của cha Trọng, hoàn toàn êm thắm trót lọt. Đến nơi, mình đã bàn giao người khách lạ trong chiếc xe kéo đó cho cha Trọng, rồi trở về.
Chuyện đưa đường cho một chiếc xe kéo như thế đối với mình trong thời trai trẻ năng động đâu có nghĩa lý gì, đâu có bằng những vụ chuyển võ khí, đạn dược cho Việt Nam Quốc dân đ.ảng, cho nên mình đã quên ngay. Mãi về sau, lâu lắm, mình nghe ai đó nhắc lại chuyện cũ mình mới biết ông khách lạ mà mình đã dẫn đường lên xứ Thượng ngày xưa chính là ông Ngô Đình Nhu.
Trong thời trai trẻ, giữa không khí đấu tranh chống thực dân Pháp, dành độc lập cho xứ sở, mình thường đọc sách báo, nói về các nhân vật cách mạng như: Phan bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Ngô Đình Diệm v.v… mình phục lắm. Ít lâu sau, mình được biết ông khách lạ ấy chính là ông Ngô Đình Nhu, em ruột ông Ngô Đình Diệm mình cũng khoái lắm. Tất cả chỉ vỏn vẹn có thế thôi!…
Về phần ông Nhu, chắc ông cũng chẳng bận tâm gì đến cậu thanh niên đã đạp xe dẫn đường thuở nào. Có thể ông cũng đã quên ngay. Lúc bấy giờ ông Nhu đang tìm đường trốn lên các xứ Thượng, để từ đó ông trốn sang Lào, rồi vào Sài Gòn.
Trần Kim Tuyến, sau đó vẫn tiếp tục cuộc đời gõ đầu trẻ ở trường Lê Bảo Tịnh và vẫn hoạt động chính trị lăng nhăng. Một hôm cha Nguyện đã khuyên Trần Kim Tuyến đừng nên nghĩ đến chuyện đi tu, ra làm linh mục nữa, vì cái tội chống các cha cố Tây hồi xưa, nên hồ sơ đã bị bôi đen rồi.
Cha Nguyện gợi ý cho Tuyến, nên ra Phát Diệm, rồi tìm đường lên Hà Nội tiếp tục học thêm.
Nghe lời khuyên đó, Trần Kim Tuyến đã rời Thanh Hoá, ra Phát Diệm, và ở đó mấy tháng để tìm cách lên Hà Nội.
Chính trong thời gian này Trần Kim Tuyến đã có dịp gặp Lê Quang Luật, Nghiêm Xuân Hồng, Bùi Diễm… và viết báo “Tiếng Kêu”, mà tôi đã đề cập đến trong đoạn trước.
Trong khi đó, ở Phát Diệm, thỉnh thoảng ông Hoàng Bá Vinh có tổ chức những chuyến thuyền ra Cồn Thoi, đi Hải Phòng, bằng đường biển, theo một lộ trình bí mật có thể tránh được sự kiểm soát của Việt Minh, để lên Hà Nội. Trần Kim Tuyến bèn tháp tùng theo.
Lên tới Hà Nội, cậu thanh niên Trần Kim Tuyến được tạm trú trong ngôi nhà của ông bà Trần Văn Chương, thân sinh của bà Nhu, lúc đó đang bỏ trống.
Ông bà Chương đã trao căn nhà đó cho ông Hoàng Bá Vinh trông nom, và dùng làm nơi liên lạc. Một tháng sau người anh rể của Trần Kim Tuyến, tên Phước, làm nghề y tá, ra Hà Nội, và thúc ông Tuyến phải ghi danh vào đại học để tiếp tục học thêm.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,807
Động cơ
580,858 Mã lực
Hóa ra cụ Thảo sau khi mất được chính quân đội miền Nam phòng chức tướng một sao, và sau giải phóng lại được phong chức danh tương tự. Vậy cụ Thảo giống cụ Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân.


Legacy[edit]
Although Thảo's last plot failed, his activities in 1965 and the resultant infighting led to a series of internal purges within the ARVN. Amid the instability, the Vietcong made strong gains across the country throughout the year.[108] In response to the deteriorating military situation, the Americans began to deploy combat troops to South Vietnam in large numbers.[109]

Thảo was posthumously promoted by the ARVN to the rank of one–star general and awarded the title of Heroic war dead (Vietnamese: Liệt sĩ). After the Fall of Saigon and the end of the Vietnam War, the communist government awarded him the same title and paid war pensions to his family, claiming him as one of their own.[71][105] In 1981, the communists had his body exhumed and reburied in the "Patriots' cemetery" in Ho Chi Minh City (previously Saigon).[110] Tảng believed Thảo "was a man who throughout his life fought single-mindedly for Vietnam's independence".[106] Tảng, who later abandoned communism, said that Thảo "was a nationalist, not an ideologue",[111] and credited him with turning the military tide towards the communists by helping to bring down Diệm and fomenting chronic instability and infighting for 18 months.[111] Hồ Chí Minh had reacted to Diệm's death by saying "I can scarcely believe that the Americans would be so stupid".[112] A communist report written in March 1965, soon after Thảo's revolt had caused Khánh to depart, stated that "The balance of force ... has changed very rapidly in our favor. ... The bulk of the enemy's armed forces ... have disintegrated, and what is left continues to disintegrate".[113]
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Phạm Ngọc Thảo rất phức tạp, ngay trong chú thích của cụ Ngao nếu đọc đầy đủ đã có nhiều mâu thuẫn, ví dụ có chú thích nói cụ Thảo thực hiện nhiệm vụ chiến lược là làm miền Nam Việt Nam càng loạn, càng nát càng tốt, nhưng có chú thích thì lại nói cụ Thảo đảo chính Nguyễn Khánh vì cách hành xử của Nguyễn Khánh làm cho miền Nam nát bươm... Đúng logic thì để làm miền Nam nát và yếu thì phải để ông võ biền và hay quậy như Nguyễn Khánh cầm trịch thì mới có lợi cho miền Bắc.

Ngoài ra, chương trình ấp chiến lược của ông Nhu sau này đánh giá là một cách rất hiệu quả để chống CS, và chính cụ Thảo đã khuyên ông Nhu nên thực hiện chính sách này càng nhanh càng tốt, nguồn bên dưới.

https://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Ngọc_Thảo

In 1962, Nhu began work on the ambitious Strategic Hamlet Program, an attempt to build fortified villages that would be secure zones for rural Vietnamese. The objective was to lock the Vietcong out so that they could not operate among the villagers. Thảo supervised these efforts, and when told that the peasants resented being forcibly removed from their ancestral lands and put into forts that they were forced to build, he advised Nhu and Tuyến that it was imperative to build as many hamlets as fast as possible.
The end of the day , cái lợi hay cái hại của kế hoạch "Ấp chiến lược" thì cái nào lớn hơn và kết quả hay chính xác hơn hệ quả là gì đối với chính phủ của ông Diệm nói riêng và chế độ miền Nam sau đó?

Ngay chuyện Nguyễn Khánh có cầm quyền hay không hoặc một quốc gia xảy ra đảo chính liên miên sẽ gây ảnh hưởng thế nào với một thể chế? Đó là nhiệm vụ quấy nhiễu chiến lược chứ không phải đặt bài toán a-b=c>0 theo kiểu chiến thuật.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hóa ra cụ Thảo sau khi mất được chính quân đội miền Nam phòng chức tướng một sao, và sau giải phóng lại được phong chức danh tương tự. Vậy cụ Thảo giống cụ Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân.


Legacy[edit]
Although Thảo's last plot failed, his activities in 1965 and the resultant infighting led to a series of internal purges within the ARVN. Amid the instability, the Vietcong made strong gains across the country throughout the year.[108] In response to the deteriorating military situation, the Americans began to deploy combat troops to South Vietnam in large numbers.[109]

Thảo was posthumously promoted by the ARVN to the rank of one–star general and awarded the title of Heroic war dead (Vietnamese: Liệt sĩ). After the Fall of Saigon and the end of the Vietnam War, the communist government awarded him the same title and paid war pensions to his family, claiming him as one of their own.[71][105] In 1981, the communists had his body exhumed and reburied in the "Patriots' cemetery" in Ho Chi Minh City (previously Saigon).[110] Tảng believed Thảo "was a man who throughout his life fought single-mindedly for Vietnam's independence".[106] Tảng, who later abandoned communism, said that Thảo "was a nationalist, not an ideologue",[111] and credited him with turning the military tide towards the communists by helping to bring down Diệm and fomenting chronic instability and infighting for 18 months.[111] Hồ Chí Minh had reacted to Diệm's death by saying "I can scarcely believe that the Americans would be so stupid".[112] A communist report written in March 1965, soon after Thảo's revolt had caused Khánh to depart, stated that "The balance of force ... has changed very rapidly in our favor. ... The bulk of the enemy's armed forces ... have disintegrated, and what is left continues to disintegrate".[113]
Khà khà, em đã gắng lờ đi nhưng cụ vẫn "cà cuống chết tới đ.ít còn cay":)).

Với cụ, ông Thảo là gì cũng được miễn không phải bộ đội cộng sản thì mới ưng hả=))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

Sau đêm 19-12-1946, “toàn quốc kháng chiến”, Ngô Đình Nhu, đang làm việc trong Viện Lưu Trữ Hà Nội, cũng tìm đường trốn về Phát Diệm, tá túc với Đức cha Lê Hữu Từ. Tạm trú ở Phát Diệm ít lâu, ông Ngô Đình Nhu vào Thanh Hoá, để tìm đường lên vùng 5 châu Thượng, rồi từ đó băng qua Lào mà vào Sài Gòn.
Khi ông Nhu vừa rời Phát Diệm ra đi, thì ông Hoàng Bá Vinh, ở ngoài Hà Nội cũng vừa về tới Phát Diệm. Nhưng hai người đã không gặp được nhau. Tuy nhiên, ông Hoàng Bá Vinh đã sai một người đàn em thân tín tên Tĩnh (sau này trở thành đại tá Nguyễn Văn Châu, giám đốc nha chiến tranh tâm lý, bộ quốc phòng, thời Ngô Đình Diệm) chạy theo vào Thanh Hoá, để trợ giúp, nhưng vẫn không bắt kịp ông Nhu.
Khi Nguyễn Văn Châu vào đến Thanh Hoá thì lúc đó mình đã đưa đường cho ông Nhu lên vùng 5 châu Thượng rồi. Chuyện này mình đã kể cho cậu nghe rồi đó. Nhớ không?
Trong thời gian mấy năm học đại học ở Hà Nội, mình đã quên hẳn mọi chuyện hoạt động chính trị lăng nhăng ở Thanh Hoá. Mình cũng chẳng còn nhớ gì đến chuyện dẫn đường cho một chiếc xe kéo đưa một ông khách lạ lên châu Thượng Thường Xuân nữa. Lúc bấy giờ, nếu có ai nhắc lại chuyện ấy, mình tưởng cũng như là chuyện đã xảy ra trong một giấc mơ…

Bỗng đùng một hôm, dường như lời phán quyết của định mệnh, thình lình ông Hoàng Bá Vinh cho người đến gọi phải ra phi trường gấp, để kịp tháp tùng theo chuyến bay của thủ tướng Ngô Đình Diệm vào Sài Gòn… Tất cả chỉ là thế, và giản dị chỉ có thế thôi. Đâu làm gì có chuyện cứu tử và đền ơn nọ kia…
Nguyên do như thế này: hồi còn ở Phát Diệm mình có viết lăng nhăng cho tờ “Tiếng Kêu”, ông Hoàng Bá Vinh đã có đọc và để ý. Khi ông Diệm lên làm thủ tướng và ngày 30-6-1954, ra thăm Hà Nội, có ngỏ ý với ông Vinh cần một người viết lách giỏi, để viết diễn văn cho ông. Ông Diệm chỉ cần nói sơ qua ý nghĩ của ông, rồi người đó viết ra thành một bài diễn văn đàng hoàng, để ông chỉ có việc đọc. Nghe ông Diệm nói như thế, ông Vinh liền thưa: “Thưa cụ, tôi biết một người đã có bằng bác sĩ, hồi ở Phát Diệm cũng đã có viết lách rất khá, để tôi xin tiến cử với cụ!”
Mấy hôm đó chính là lúc mình mới ra trường, còn đang trong thời kỳ tập sự ở Hải Phòng. Nhưng mình lại lén vọt về Hà Nội hú hí với người yêu (lời nói thêm của người viết: là cô Hoàng Thị Thịnh, một trang giai nhân của xứ Bắc Hà, và sau này đã trở thành bà Trần Kim Tuyến). Vì thế ông Hoàng Bá Vinh cho người đi tìm mãi mà không gặp. May sao một hôm, đang lúc ngồi ở nhà của bả (ám chỉ bà Tuyến), thì ông anh rể của mình tình cờ tìm được và hối hả bảo: “Cậu phải về ngay. Có chuyện quan trọng, cần kíp lắm. Thủ tướng Ngô Đình Diệm muốn gặp cậu đấy. Ông Hoàng Bá Vinh và ông Lê Quang Luật đã cho người đi tìm cậu mấy ngày nay rồi mà không gặp…”
Lập tức mình phóng về và được một chiếc xe Jeep chở như bay đến khách sảnh nơi thủ tướng Ngô Đình Diệm đang lưu ngụ, vừa đúng ngay lúc ông Diệm bước lên xe ra phi trường, để vào Sài Gòn. Thấy thế ông Hoàng Bá Vinh bảo mình cứ lên xe chạy theo đoàn tuỳ tùng của ông Diệm ra phi trường luôn. Đến nơi, khi ông Diệm sắp sửa lên máy bay, thì mình cũng vừa chạy tới. Ông Vinh liền dắt mình tới trước ông Diệm và giới thiệu: “Thưa cụ, đây là bác sĩ Trần Kim Tuyến, người mà tôi đã tiến cử với cụ hôm nọ!”
Ông Diệm chẳng nói với mình lời nào, chỉ lạnh lùng chìa tay ra bắt tay mình, rồi bước lên phi cơ luôn. Trước sự cố bất ngờ đó, ông Hoàng Bá Vinh không khỏi bối rối, vì chợt nhận ra một điều vô cùng thất lợi là: con người mình chẳng những dáng dấp nhỏ bé lại thêm lúc bấy giờ đang mặc bộ kaki nhàu nát, luộm thuộm, và vẻ mặt thì hớt hải nhớn nhác, trông “chẳng giống một con giáp nào” cả!
Trong khi đó, ông Diệm lại rất câu nệ về ngoại dạng, và đặc biệt chú trọng đến cách trang phục bề ngoài của các cộng sự viên. Cái tánh ấy của ông Diệm, có lẽ cả nước ai cũng biết. Lúc ông làm Tổng thống, khi muốn chọn ai vào một chức vụ quan trọng trong chánh phủ, hay bổ nhiệm các sĩ quan từ cấp tá trở lên vào chức tỉnh trưởng, ông Diệm đều gọi họ vào trình diện, để ông quan sát kỹ càng dung nghi, tướng mạo. Đối với các trưởng nhiệm sở ngoại giao, xuống đến hàng tham vụ, ông còn yêu cầu họ phải đem cả vợ con vào dinh, cho ông coi mắt nữa…
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top