Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Nhà cháu không bi quan. Vì trong 2 năm vừa qua đã có khá nhiều thay đổi tích cực, tất nhiên là từ phía các nhà làm luật, từ lực lượng thi hành luật, chứ không phải từ đám đông chuyên đi theo lối mòn.

Ví dụ:

- Không còn bị bắt oan với lỗi vượt xe bên phải, khi xe trên làn bên phải di chuyển nhanh hơn xe trên làn bên trái cùng chiều.

- Không còn bị bắt oan với lỗi đi sai làn đường, khi xe chỉ đi sai so với mũi tên 1.18 chỉ hướng đi vẽ trên đường.

- Không còn bị bắt oan với lỗi đè vạch liền, khi xe đè qua vạch liền kẻ giữa 2 làn xe cùng chiều, hay các vạch liền khác mà luật không cấm đè qua.

- Không còn bị bắt oan với lỗi không nhường đường, khi xe trước chạy tốc độ max mà không chuyển làn sang phải để nhường đường cho xe vi phạm tốc độ phía sau.

- không còn bị bắt oan với lỗi ô tô quay đầu tại nơi có biển 103c "cấm ô tô rẽ trái".

- Không còn bị bắt oan với lỗi "đi sai làn đường" do đã nhỡ không đi theo thông tin chỉ dẫn trên "biển gộp nhiều hình, hình chữ nhật nền xanh, không có trong luật".

- Không còn bị bắt oan với lỗi không bật xi nhan, khi xe đang đi trên đường cong.
v.v...
Trong những cái mà cụ bảo "không còn bị bắt oan" kia, mới chỉ duy nhất cái thứ nhất đc văn bản luật hóa nhưng xxx vẫn hù dọa phạt oan ối người. Còn lại, mạnh ai hiểu luật thì cãi đc, ko thì nộp hết. Ngay nhà cháu hôm vừa rồi có dính lỗi vạch 1.18 ở ĐBP-TP, các xxx vẫn quy kết lỗi sai làn, nhà cháu đề nghị lập bb đúng lỗi là ko tuân thủ vạch kẻ đường vì nhà cháu chỉ ko tuân theo mũi tên rẽ trái. Lưỡng lự 1 lúc rồi các xxx ko lập bb nữa mà nhắc nhở thôi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,084 Mã lực
Nghị định 171 mới áp dụng chưa tròn 1 năm cụ tribute ui.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có một cờ nhíp về việc vận dụng khoản 1 - điều 9: đi sát về bên phải làn đường đây ạ.

[YOUTUBE]W_3OI9Ai7-I[/YOUTUBE]​

(Link: http://www.otofun.net/threads/763539-chuyen-vui-lao-ze-va-em-tre-tren-cao-toc)
Em thấy cứ đi giữa làn là an toàn nhất. Đừng đi sát về bên phải bởi vì: 1) kể cả đi sát về bên phải thì xe sau cũng không thể vượt được trong cùng 1 làn, 2) làn bên phải, nếu đi sát về bên phải sẽ nguy hiểm cho xe 2b (nếu có) hoặc các loại xe đỗ vì sự cố gì đó..
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,084 Mã lực
Em thấy cứ đi giữa làn là an toàn nhất. Đừng đi sát về bên phải bởi vì: 1) kể cả đi sát về bên phải thì xe sau cũng không thể vượt được trong cùng 1 làn, 2) làn bên phải, nếu đi sát về bên phải sẽ nguy hiểm cho xe 2b (nếu có) hoặc các loại xe đỗ vì sự cố gì đó..
:D Với ô tô thì đi giữa làn em không phản đối. Nhưng cụ chú ý lại tình huống giúp em với. Xe trắng đang chạy trên 80 Km/h, chưa thể sang làn 2 ngay được ạ.

Cụ pnew đã nhắc đến ý này ở còm trước rồi ợ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
:D Với ô tô thì đi giữa làn em không phản đối. Nhưng cụ chú ý lại tình huống giúp em với. Xe trắng đang chạy trên 80 Km/h, chưa thể sang làn 2 ngay được ạ.

Cụ pnew đã nhắc đến ý này ở còm trước rồi ợ.
Đương nhiên là ô tô chỉ nên đi giữa làn, còn xe máy thì tùy, ko bắt buộc phải đi ở rìa phải nếu đã đi đúng làn. Xe máy ko như ô tô, xe máy chỉ có 2b, đôi khi đi cần lấy thăng bằng, phải có sự dao động nhất định, bởi vậy với 2b chỉ cần đi đúng làn phân định là đủ.
Chỉ có một số đoạn đường ở HN họ phân làn quá rộng, 2 xe nhét vừa thì khi đó mới cần đề cập tới ô tô đi bên nào. Nhưng như thế vẫn sai vì vẽ làn đường quá rộng so với quy chuẩn thì mọi thứ sau đó sẽ không còn ý nghĩa.
Tóm lại, ô tô cứ đi giữa làn, còn xe máy đi thế nào cho an toàn trong làn cho phép là ổn.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,084 Mã lực
Cụ [@anhtho;71045] chưa hiểu ý cụ pnew nói rồi. :D

Cái cờ nhíp em đưa ra ấy là một minh họa cho một cách hiểu khoản 1 điều 9. Với tốc độ lúc đó lớn hơn 80 km/h thì xe đó không thể đi vào làn giữa nên đi về bên phải làn đường (được phép). :D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ [@anhtho;71045] chưa hiểu ý cụ pnew nói rồi. :D

Cái cờ nhíp em đưa ra ấy là một minh họa cho một cách hiểu khoản 1 điều 9. Với tốc độ lúc đó lớn hơn 80 km/h thì xe đó không thể đi vào làn giữa nên đi về bên phải làn đường (được phép). :D
Tại sao phải đi về bên phải làn được phép, đi thế kém an toàn hơn so với đi vào giữa làn.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,084 Mã lực
Tại sao phải đi về bên phải làn được phép, đi thế kém an toàn hơn so với đi vào giữa làn.
Thì em bẩu rồi mà, đi về bên phải trong làn đường quy định, tại trạng thái tức thời.

Nếu xe trắng kia giảm dần tốc độ xuống 80 và đi vào làn được phép (quy định tốc độ tối đa 80) thì nó thành câu chuyện mà cụ nói tới.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thì em bẩu rồi mà, đi về bên phải trong làn đường quy định, tại trạng thái tức thời.

Nếu xe trắng kia giảm dần tốc độ xuống 80 và đi vào làn được phép (quy định tốc độ tối đa 80) thì nó thành câu chuyện mà cụ nói tới.
Chẳng hiểu ý cụ là gì. Xe ô tô đi thì đôi khi lạng về phải, đôi khi lạng về trái, miễn là không chệch làn, còn đa phần ở giữa làn, điều đó rất bình thường. Cái xe trắng đúng là như vậy, cái đó chẳng nói lên cái gì cả.
Tốt nhất là không nên tranh luận về vấn đề này nữa.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,084 Mã lực
Tùy cụ ([@anhtho;71045] ) thôi ạ. Em không có ý kiến gì ạ.
 

capio

Xe hơi
Biển số
OF-198475
Ngày cấp bằng
14/6/13
Số km
123
Động cơ
325,954 Mã lực
nhờ công phân tích của cụ em mới sáng về khoản này :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,476 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong những cái mà cụ bảo "không còn bị bắt oan" kia, mới chỉ duy nhất cái thứ nhất đc văn bản luật hóa nhưng xxx vẫn hù dọa phạt oan ối người. Còn lại, mạnh ai hiểu luật thì cãi đc, ko thì nộp hết. Ngay nhà cháu hôm vừa rồi có dính lỗi vạch 1.18 ở ĐBP-TP, các xxx vẫn quy kết lỗi sai làn, nhà cháu đề nghị lập bb đúng lỗi là ko tuân thủ vạch kẻ đường vì nhà cháu chỉ ko tuân theo mũi tên rẽ trái. Lưỡng lự 1 lúc rồi các xxx ko lập bb nữa mà nhắc nhở thôi.
Những cái còn lại dù chưa được luật hóa nhưng xxx cũng không dám quy kết sai lỗi nữa, không dám lập BB vô căn cứ nữa.
Đó là sự thay đổi tích cực từ phía lực lượng thi hành luật pháp mà nhà cháu đề cập ở trên.

Còn kụ nào lơ mơ về luật, bị DLV tung hỏa mù, thì vẫn bị xxx hù dọa, vẫn nộp "tờ rơi" đều đều thôi.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Lại phải giải thích kỹ với bác vậy.
- Điều 9 nó có 2 phần. Phần quan trọng quy định rằng "Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải chiều đi của mình" ta đã nhắc đến rồi; phần thứ hai (bôi đỏ của bác) quy định rằng đi về phía bên phải, nhưng vẫn phải đi đúng phần đường quy định, tuân thủ biển báo... Nghĩa là gì? Nếu đường có 10 làn, trước tiên phải xem xét làn sát bên phải, nếu là phần đường được phép đi, đi vào đó không vi phạm biển báo nào thì phải đi ở làn đó. Nếu làn đó đã có nhiều xe đang đi rồi thì phải đi ở làn ngay bên cạnh. Nếu làn này cũng có nhiều xe đang chạy thì lại xem xét tiếp đến làn thứ 3... Thực hiện đúng quy định này thì sao? Xe cộ sẽ có xu hướng đi ở phía bên phải phần đường, nếu vắng xe thì các làn bên trái sẽ bỏ trống, các xe chạy rất nhanh có thể chạy một mạch hoặc rất ít phải chuyển làn
- Bác hiểu ra sao? Bác lại hiểu rằng chỉ cần phải đi đúng phần đường, tuân thủ biển báo mà không cần đi về bên phải theo chiều đi của mình. Nghĩa là đường có 10 làn, cả 10 làn đều được phép đi thì bác có thể đi ở bất cứ làn nào bác thích, tùy hứng. Nếu ai cũng như bác thì sao? xe cộ rải khắp 10 làn đường, làn nào cũng có thể có xe chạy với các vận tốc khác nhau. Một xe chạy rất nhanh sẽ phải đánh vóng từ trái sang phải, từ phải sang trái để vượt các xe đang đi ở cả 10 làn đường.
- Về việc xe máy không có đường mà đi, tôi đã nói bác phải nhìn nhận sự việc bằng con mắt khách quan, nhưng bác vẫn không thay đổi. Nếu xe máy đang đi ở làn (bên) phải, liệu ô tô có húc vào *** để đẩy xe máy xuống rãnh được không? Ô tô chỉ chiếm được chỗ ở làn phải khi mà lúc đó không có xe nào đi ở đó (đường trống một cách tương đối). Khi ô tô đang đi ở làn phải rồi, xe máy ở phía sau muốn đi nhanh hơn nhưng các làn đều đã kín xe, nên xe máy mới tìm cách luồn lách, leo lên vỉa hè, đi vào rãnh nước để vượt lên. Vậy tôi hỏi bác, ai cho xe máy cái đặc quyền được đi trước ô tô? Tại sao xe máy không xếp hàng tuần tự sau *** ô tô đợi đến lượt mình mà cứ đòi hỏi ô tô phải đi dẹp sang một bên dành đường cho mình?
Túm lại em hiểu cái quy định bôi đỏ (vế thứ nhất của Khoản 1 Điều 9) là các phương tiện không được/không nên (có không nên vì có những chỗ cho phép mượn làn để vượt xe) đi vào phần đường dành cho dòng phương tiện đi ngược chiều. Đó là điều kiện cần. Vế 2 quy định điều kiện đủ là cụ phải tuân thủ tiếp các quy định abcd. Còn cụ cứ hiểu theo cách của cụ và em dự cụ là 1 trong những 4b thường xuyên dồn em lên vỉa hè đoạn đường ĐBP (Cửa Nam- Trần Phú) vào giờ tan tầm.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,051
Động cơ
566,218 Mã lực
Túm lại em hiểu cái quy định bôi đỏ (vế thứ nhất của Khoản 1 Điều 9) là các phương tiện không được/không nên (có không nên vì có những chỗ cho phép mượn làn để vượt xe) đi vào phần đường dành cho dòng phương tiện đi ngược chiều. Đó là điều kiện cần. Vế 2 quy định điều kiện đủ là cụ phải tuân thủ tiếp các quy định abcd. Còn cụ cứ hiểu theo cách của cụ và em dự cụ là 1 trong những 4b thường xuyên dồn em lên vỉa hè đoạn đường ĐBP (Cửa Nam- Trần Phú) vào giờ tan tầm.
Bác nói năng bừa bãi quá. Tôi hầu như chẳng đi qua đoạn ĐBP bao giờ, nhưng nhắc lại lần nữa để bác hiểu: Xe ô tô có đi trên tất cả các làn của 1 chiều xe chạy cũng không phạm luật, nhưng bác vì muốn đi trước, không chịu xếp hàng sau ô tô (giống như đa số xe máy khác) mà lại luồn lách, phi lên vỉa hè là bác phạm luật đấy.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,476 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Kụ Luckyme: chúng ta phải chấp nhận một thực tế là kụ Chinhatm đang hiểu sai câu chữ trong luật, không dẫn chứng nguyên văn câu luật, bị lẫn lộn giữa 2 khái niệm khác nhau, nên kụ ý chưa thể nhận ra được thế nào là "đi bên phải".

Kụ Chinhatm đã lấy khái niệm "đi về bên phải" trong Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích cho khái niệm "đi bên phải" của Điều 9 - Quy tắc chung. Như vậy là không đúng luật.

Cụ thể:
Trong khi câu luật quy định "đi bên phải" + "theo chiều đi của mình",

thì kụ Chinhatm lại trích dẫn và giải thích theo nghĩa "đi về bên phải" + "của chiều đi của mình".

(Xin xem phần trích dẫn bên dưới để so sánh)


2- Trong luật quy định 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, là "đi bên phải" và "đi về bên phải".

- Khái niệm "đi bên phải" (chỉ có 3 chữ) được quy định tại Khoản 1 Điều 9, là nơi xác định Quy tắc "đi bên phải" của VN, tức đi theo hệ thống tay lái thuận (trong mối liên hệ với chiều đi ngược lại nằm ở bên trái mặt đường), ngược với quy tắc "đi bên trái" của Thái lan, Anh quốc, tức là đi theo hệ thống tay lái nghịch.
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi bên phải" là người tham gia giao thông, tức là tất cả mọi người, dù người đó điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy, xe đạp hay đi bộ.

- Khái niệm "đi về bên phải" (có 4 chữ) được quy định tại Khoản 3 Điều 13, là nơi xác định nguyên tắc sử dụng làn đường (trong mối liên hệ với làn đường khác của trên cùng một chiều đi).
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi về bên phải" chỉ giới hạn cho các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn".


-------
Trích luật:

Hình #1: Khái niệm "đi bên phải" được nêu tại Điều 9, là Quy tắc đi theo tay lái thuận của giao thông VN, bắt buộc áp dụng cho tất cả mọi người tham gia giao thông, mọi phương tiện giao thông.




Hình #2: Khái niệm "đi VỀ bên phải" (của phần đường xe chạy) được nêu tại Điều 13, quy định nguyên tắc sử dụng làn đường. Khai niệm "đi VỀ bên phải..." này chỉ áp dụng riêng cho "các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn", chứ không áp dụng cho tất cả các phương tiện đang lưu thông trên đường.




Hình #3: kụ Chinhatm dùng khái niệm "đi về bên phải" của Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích khái niệm "đi bên phải" của nguyên tắc đi theo tay lái thuận của giao thông Vn, là không phù hợp với quy định trong luật.




.
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
1- Kụ Luckyme: chúng ta phải chấp nhận một thực tế là kụ Chinhatm đang hiểu sai câu chữ trong luật, không dẫn chứng nguyên văn câu luật, bị lẫn lộn giữa 2 khái niệm khác nhau, nên kụ ý chưa thể nhận ra được thế nào là "đi bên phải".

Kụ Chinhatm đã lấy khái niệm "đi về bên phải" trong Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích cho khái niệm "đi bên phải" của Điều 9 - Quy tắc chung. Như vậy là không đúng luật.

Cụ thể:
Trong khi câu luật quy định "đi bên phải" + "theo chiều đi của mình",

thì kụ Chinhatm lại trích dẫn và giải thích theo nghĩa "đi về bên phải" + "của chiều đi của mình".

(Xin xem phần trích dẫn bên dưới để so sánh)


2- Trong luật quy định 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, là "đi bên phải" và "đi về bên phải".

- Khái niệm "đi bên phải" (chỉ có 3 chữ) được quy định tại Khoản 1 Điều 9, là nơi xác định Quy tắc "đi bên phải" của VN, tức đi theo hệ thống tay lái thuận (trong mối liên hệ với chiều đi ngược lại nằm ở bên trái mặt đường), ngược với quy tắc "đi bên trái" của Thái lan, Anh quốc, tức là đi theo hệ thống tay lái nghịch.
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi bên phải" là người tham gia giao thông, tức là tất cả mọi người, dù người đó điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy, xe đạp hay đi bộ.

- Khái niệm "đi về bên phải" (có 4 chữ) được quy định tại Khoản 3 Điều 13, là nơi xác định nguyên tắc sử dụng làn đường (trong mối liên hệ với làn đường khác của trên cùng một chiều đi).
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi về bên phải" chỉ giới hạn cho các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn".


-------
Trích luật:

Hình #1: Khái niệm "đi bên phải" được nêu tại Điều 9, là Quy tắc đi theo tay lái thuận của giao thông VN, bắt buộc áp dụng cho tất cả mọi người tham gia giao thông, mọi phương tiện giao thông.




Hình #2: Khái niệm "đi về bên phải" được nêu tại Điều 13, quy định nguyên tắc sử dụng làn đường, chỉ áp dụng riêng cho "các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn", chứ không áp dụng cho tất cả các phương tiện.




Hình #3: kụ Chinhatm dùng khái niệm "đi về bên phải" của Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích khái niệm "đi bên phải" của nguyên tắc đi theo tay lái thuận của giao thông Vn, là không phù hợp với quy định trong luật.




.


Cảm ơn cụ sgb345. Đúng là em đọc lướt vì nghĩ rằng cụ ấy sẽ trích dẫn nguyên văn, hóa ra không phải :((
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,051
Động cơ
566,218 Mã lực
1- Kụ Luckyme: chúng ta phải chấp nhận một thực tế là kụ Chinhatm đang hiểu sai câu chữ trong luật, không dẫn chứng nguyên văn câu luật, bị lẫn lộn giữa 2 khái niệm khác nhau, nên kụ ý chưa thể nhận ra được thế nào là "đi bên phải".

Kụ Chinhatm đã lấy khái niệm "đi về bên phải" trong Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích cho khái niệm "đi bên phải" của Điều 9 - Quy tắc chung. Như vậy là không đúng luật.

Cụ thể:
Trong khi câu luật quy định "đi bên phải" + "theo chiều đi của mình",

thì kụ Chinhatm lại trích dẫn và giải thích theo nghĩa "đi về bên phải" + "của chiều đi của mình".

(Xin xem phần trích dẫn bên dưới để so sánh)


2- Trong luật quy định 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, là "đi bên phải" và "đi về bên phải".

- Khái niệm "đi bên phải" (chỉ có 3 chữ) được quy định tại Khoản 1 Điều 9, là nơi xác định Quy tắc "đi bên phải" của VN, tức đi theo hệ thống tay lái thuận (trong mối liên hệ với chiều đi ngược lại nằm ở bên trái mặt đường), ngược với quy tắc "đi bên trái" của Thái lan, Anh quốc, tức là đi theo hệ thống tay lái nghịch.
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi bên phải" là người tham gia giao thông, tức là tất cả mọi người, dù người đó điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy, xe đạp hay đi bộ.

- Khái niệm "đi về bên phải" (có 4 chữ) được quy định tại Khoản 3 Điều 13, là nơi xác định nguyên tắc sử dụng làn đường (trong mối liên hệ với làn đường khác của trên cùng một chiều đi).
Đối tượng phải áp dụng quy tắc "đi về bên phải" chỉ giới hạn cho các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn".


-------
Trích luật:

Hình #1: Khái niệm "đi bên phải" được nêu tại Điều 9, là Quy tắc đi theo tay lái thuận của giao thông VN, bắt buộc áp dụng cho tất cả mọi người tham gia giao thông, mọi phương tiện giao thông.




Hình #2: Khái niệm "đi về bên phải" được nêu tại Điều 13, quy định nguyên tắc sử dụng làn đường, chỉ áp dụng riêng cho "các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn", chứ không áp dụng cho tất cả các phương tiện.




Hình #3: kụ Chinhatm dùng khái niệm "đi về bên phải" của Điều 13 - Sử dụng làn đường, để giải thích khái niệm "đi bên phải" của nguyên tắc đi theo tay lái thuận của giao thông Vn, là không phù hợp với quy định trong luật.




.


Bác có vẻ ngoan cố nhỉ. Tôi đã bảo không tranh luận nữa mà bác cứ cố kéo tôi vào. Tôi lại nói cho rõ vậy
Về điều 9 và điều 13, tôi nhắc lại, điều 13 là quy định trong một trường hợp cụ thể, còn điều 9 là quy định chung về nguyên tắc. Tuân thủ đúng điều 9 cũng sẽ nghiễm nhiên tuân thủ điều 13.
Về mặt từ ngữ, bác có những cái sai nghiêm trọng, mà có lẽ đây là nguyên nhân của mọi cái hiểu sai của bác đối với vẫn đề này:
- Về Tiếng Anh, bác đã cố tình không chịu hiểu từ "keep left" trong luật của Anh hoặc từ "keep right" trong Wikipedia mà lại cố tình bám vào Luật Singapore quy định cho riêng đường 2 chiều.
- Về Tiếng Việt, bác cố tình đánh tráo từ ngữ, gán cho nó những cái nghĩa mà tự bác nghĩ ra, vì dụ bác nói "đi bên phải" khác hẳn "đi về bên phải", trong khi nghĩa của 2 cụm từ này hầu như không có gì khác nhau. Đên đây bác lại cho rằng "đi bên phải theo chiều đi" khác hẳn với "đi bên phải chiều đi" thì tôi cũng chịu
- Về mặt thực tế, bác cố tình không chịu nhìn nhận cách đi lại ở các nước văn minh theo hệ thống bên phải: Xe cộ luôn đi ở làn bên phải, chỉ chuyển sang làn trái khi vượt. Trên đường nhiều làn, làn sát bên trái còn bị cấm lưu thông cố định trong làn, chỉ cho phép đi vào khi vượt

Tóm lại, cách hiểu luật của bác (trên đường nhiều làn) là đi ở bất kỳ làn nào mà bác thích, chuyển sang bất kỳ làn nào tùy hứng, xe nào muốn vượt thì vượt bên trái hay bên phải tùy ý, hoặc bác sẽ tạt sang trái hoặc sang phải để nhường đường. Thậm chí bác có thể đi cố định ở làn vượt (overtaking) là hành vi phạm luật ở các nước văn minh.
Còn tôi, (về nguyên tắc) tôi sẽ đi ở làn bên phải, bất kể đi nhanh hay chậm, miễn là trên làn đó không có xe nào ngăn cản, đường không hỏng, không bị cấm đi vào làn đó, xe nào muốn vượt, xin mời cứ tự nhiên vượt ở các làn bên trái, chỉ chuyển sang (các) làn bên trái khi vượt xe đi chậm hơn

Mời bác xem hình minh họa của tôi ở trang 28
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,476 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác có vẻ ngoan cố nhỉ. Tôi đã bảo không tranh luận nữa mà bác cứ cố kéo tôi vào. Tôi lại nói cho rõ vậy
Về điều 9 và điều 13, tôi nhắc lại, điều 13 là quy định trong một trường hợp cụ thể, còn điều 9 là quy định chung về nguyên tắc. Tuân thủ đúng điều 9 cũng sẽ nghiễm nhiên tuân thủ điều 13.
Về mặt từ ngữ, bác có những cái sai nghiêm trọng, mà có lẽ đây là nguyên nhân của mọi cái hiểu sai của bác đối với vẫn đề này:
- Về Tiếng Anh, bác đã cố tình không chịu hiểu từ "keep left" trong luật của Anh hoặc từ "keep right" trong Wikipedia mà lại cố tình bám vào Luật Singapore quy định cho riêng đường 2 chiều.
- Về Tiếng Việt, bác cố tình đánh tráo từ ngữ, gán cho nó những cái nghĩa mà tự bác nghĩ ra, vì dụ bác nói "đi bên phải" khác hẳn "đi về bên phải", trong khi nghĩa của 2 cụm từ này hầu như không có gì khác nhau. Đên đây bác lại cho rằng "đi bên phải theo chiều đi" khác hẳn với "đi bên phải chiều đi" thì tôi cũng chịu
- Về mặt thực tế, bác cố tình không chịu nhìn nhận cách đi lại ở các nước văn minh theo hệ thống bên phải: Xe cộ luôn đi ở làn bên phải, chỉ chuyển sang làn trái khi vượt. Trên đường nhiều làn, làn sát bên trái còn bị cấm lưu thông cố định trong làn, chỉ cho phép đi vào khi vượt

Tóm lại, cách hiểu luật của bác (trên đường nhiều làn) là đi ở bất kỳ làn nào mà bác thích, chuyển sang bất kỳ làn nào tùy hứng, xe nào muốn vượt thì vượt bên trái hay bên phải tùy ý, hoặc bác sẽ tạt sang trái hoặc sang phải để nhường đường. Thậm chí bác có thể đi cố định ở làn vượt (overtaking) là hành vi phạm luật ở các nước văn minh.
Còn tôi, (về nguyên tắc) tôi sẽ đi ở làn bên phải, bất kể đi nhanh hay chậm, miễn là trên làn đó không có xe nào ngăn cản, đường không hỏng, không bị cấm đi vào làn đó, xe nào muốn vượt, xin mời cứ tự nhiên vượt ở các làn bên trái, chỉ chuyển sang (các) làn bên trái khi vượt xe đi chậm hơn

Mời bác xem hình minh họa của tôi ở trang 28

Nhà cháu nói chuyện riêng với kụ Luckyme, khuyên kụ Luckyme chấp nhận thực tế thôi mà.
Nhà cháu chẳng có ý muốn tranh luận thêm.

Nếu kụ để ý sẽ thấy, trao đổi hay tranh luận cùng ai nhà cháu luôn đề nick người đó lên ngay dòng đầu.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Bác có vẻ ngoan cố nhỉ. Tôi đã bảo không tranh luận nữa mà bác cứ cố kéo tôi vào. Tôi lại nói cho rõ vậy
Về điều 9 và điều 13, tôi nhắc lại, điều 13 là quy định trong một trường hợp cụ thể, còn điều 9 là quy định chung về nguyên tắc. Tuân thủ đúng điều 9 cũng sẽ nghiễm nhiên tuân thủ điều 13.
Về mặt từ ngữ, bác có những cái sai nghiêm trọng, mà có lẽ đây là nguyên nhân của mọi cái hiểu sai của bác đối với vẫn đề này:
- Về Tiếng Anh, bác đã cố tình không chịu hiểu từ "keep left" trong luật của Anh hoặc từ "keep right" trong Wikipedia mà lại cố tình bám vào Luật Singapore quy định cho riêng đường 2 chiều.
- Về Tiếng Việt, bác cố tình đánh tráo từ ngữ, gán cho nó những cái nghĩa mà tự bác nghĩ ra, vì dụ bác nói "đi bên phải" khác hẳn "đi về bên phải", trong khi nghĩa của 2 cụm từ này hầu như không có gì khác nhau. Đên đây bác lại cho rằng "đi bên phải theo chiều đi" khác hẳn với "đi bên phải chiều đi" thì tôi cũng chịu
- Về mặt thực tế, bác cố tình không chịu nhìn nhận cách đi lại ở các nước văn minh theo hệ thống bên phải: Xe cộ luôn đi ở làn bên phải, chỉ chuyển sang làn trái khi vượt. Trên đường nhiều làn, làn sát bên trái còn bị cấm lưu thông cố định trong làn, chỉ cho phép đi vào khi vượt

Tóm lại, cách hiểu luật của bác (trên đường nhiều làn) là đi ở bất kỳ làn nào mà bác thích, chuyển sang bất kỳ làn nào tùy hứng, xe nào muốn vượt thì vượt bên trái hay bên phải tùy ý, hoặc bác sẽ tạt sang trái hoặc sang phải để nhường đường. Thậm chí bác có thể đi cố định ở làn vượt (overtaking) là hành vi phạm luật ở các nước văn minh.
Còn tôi, (về nguyên tắc) tôi sẽ đi ở làn bên phải, bất kể đi nhanh hay chậm, miễn là trên làn đó không có xe nào ngăn cản, đường không hỏng, không bị cấm đi vào làn đó, xe nào muốn vượt, xin mời cứ tự nhiên vượt ở các làn bên trái, chỉ chuyển sang (các) làn bên trái khi vượt xe đi chậm hơn

Mời bác xem hình minh họa của tôi ở trang 28
Chuẩn cụ. Chỉ cần làm một thí nghiệm nhỏ là bảo một bé 5-6 tuối thực hiện điều luật này sẽ biết hay kết quả. Bé này sẽ không hỏi lại đi bên phải của cái gì đâu.
 

funyfull

Xe hơi
Biển số
OF-104805
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
118
Động cơ
397,080 Mã lực
Về những trích dẫn của bác chủ em có ý kiến thế này:
1/ Bài trích từ wiki: khi dịch phải xét theo ngữ cảnh chứ không chỉ dịch theo từ(word by word). Mục đích bài viết là: cho dù (luật sở tại quy định “đi bên phải” hay “đi bên trái”, tồn tại một quy tắc cơ bản, và cơ bản đến mức nó trở thành luật, đó là “hãy bám lề’ mà đi. Đó là điều kiện cơ bản để lưu thông thông suốt và tránh va chạm. Hiểu cách khác, đây là nguyên tắc giữ làn gần với ranh giới chiều lưu thông ngược lại cho mục đích vượt. Ý nghĩa tương đồng là trong nhà, ngồi đâu thì tùy nhưng phải chừa cái cửa ra vào cho mọi người. Đây là quy định mà những 'con rùa ôm giải phân cách" rất đố kị.
2/Trích dẫn công ước Viên về GTĐB:
Công ước Viên là nguyên tắc chung cho các quốc gia quy ước giao thông bên trái hoặc bên phải nên từ ngữ phải tránh dùng “phải” hoặc “trái”. Do đó, phần mở đầu cần phải định nghĩa ngay từ đầu để sau đó hiểu và áp dụng nội dung CU theo quy ước của quốc gia mình.
Cụm từ: ” "Direction of traffic" and "appropriate to the direction of traffic"
mean the right-hand side if, under domestic legislation, the driver of a vehicle
must allow an oncoming vehicle to pass on his left; otherwise these expressions
mean the left-hand side;”
Phải dịch là: “hướng lưu thông hoặc chiều lưu thông” có nghĩa là đi về bên phải nếu luật sở tại quy định lái xe phải cho phép xe ngược chiều đi qua (mình) về phía bên trái (xe mình). Nếu luật sợ tại quy định lái xe phải cho phép xe ngược chiều đi qua (mình) về phía bên phải (xe mình) thì “hướng lưu thông hoặc chiều lưu thông” có nghĩa là đi về bên trái.

3/Luật GTĐB VN:
Chương II:
- Điều 9: “1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình…“ = (bằng) lái xe phải cho phép xe ngược chiều đi qua (mình) về phía bên trái (xe mình). Đây là câu khẳng định GTĐB VN là theo quy tắc “đi về bên phải”.
-Điều 13, 3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Đây là quy định phù hợp với quy tắc mà trích dẫn“wiki“ ở trên đã nói, phải giữ làn(những làn) gần với giải phân cách trống cho mục đích vượt. Đây là quy tắc cơ bản của giao thông văn minh, khác với nơi mà tồn tại tình trạng „rùa ôm lươn“ ở „hành tinh khác“.

Như vậy, các nội dung mà bác chủ trích dẫn hoàn toàn hợp lý và hài hòa với nhau và không thể hiểu lầm được.
Trên diễn đàn, nếu đưa ra vấn đề đúng- sai, nếu mình đúng, thì là góp ích cho cộng đồng nhưng nếu mình sai mà cố tuyên truyền thì vô tình có thể trở thành “phản tuyên truyền”. hơn nữa lĩnh vực quy tắc giao thông có tiềm ẩn hậu quả đến sức khỏe, tính mạng con người vậy em đề nghi các bác nên thận trọng. Nếu đưa ra điều hiểu sai mà có người "sáng óc ra" thì nguy hiểm lắm. Nên hỏi trước khi khẳng định!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top