[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,989
Động cơ
130,018 Mã lực
Website
songiang.vn
Các FDIs hiện tại đang chạy nước rút tránh thuế...

Các công ty công nghệ để mắt đến việc chuyển dịch sản xuất sang Ấn Độ
Apple không phải là công ty công nghệ duy nhất để mắt đến Ấn Độ; các báo cáo truyền thông cho biết Samsung đang cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh từ Việt Nam sang Ấn Độ sau khi áp dụng mức thuế quan 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Công ty mẹ của Google là Alphabet Inc cũng được cho là đang đàm phán với các đối tác sản xuất như Dixon Technologies và Foxconn để chuyển một phần hoạt động sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Việt Nam sang Ấn Độ.
Trump đúng là một … có thể nói là vớ vẩn. Làm dịch chuyển sản xuất và đứt đoạn chuỗi sản xuất và gián đoạn sản xuất của thế giới. Làm kinh tế thế giới mất ổn định, dễ tổn thương.
Nếu samsung hay apple chuyển sang ấn. Thì việt nam với trung quốc cần gì phải đàm phán với mĩ làm gì cho mệt. Kệ trump muốn làm gì thì làm. Những đối tác lớn nhất béo bở nhất đã dời đi. Vậy đàm phán có ý nghĩa gì nữa. Nhún nhường để đổi lại caia gì. Ko gì cả.
vậy ấn độ cho mĩ cái gì. Để mĩ phải làm vậy.Sau này ấn độ sẽ tăng thặng dư với mĩ và trump là hành xử với ấn độ như đã từng với trung quốc.
nếu thật sự samsung rời đi. Chúng ta sẽ ko cần nhân nhượng với trum hay với mĩ nữa. Sẽ ko có giao kèo nào hết. Thật hết sức vớ vẩn
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,989
Động cơ
130,018 Mã lực
Website
songiang.vn
Để cho Ấn vươn lên thì chỉ 50 năm nữa chắc không còn người da trắng.
Chỉ một dúm nhỏ người ở 1 vùng của Ấn rời quê hương tiến vào châu Âu, mà hầu như toàn châu Âu giở không biết bao nhiêu thủ đoạn gần 1.000 năm thậm chí là triệt sản vẫn không ngăn được họ tăng trưởng đến tận bây giờ.
Thằng Anh mà không tháo chạy khỏi Ấn Độ sớm, chắc giờ một dúm nhỏ người da trắng đang kháng chiến để ly khai khỏi Ấn
Tay giàu nhất ấn độ sang mĩ nhận thầu. Đã định dở trò đút lót lãnh đạo mĩ. Thò bàn tay lông lá theo kiểu ấn độ để được nhận thầu.
một kịch bản rất tệ hại nếu ấn độ vươn lên trong hệ thống kinh tế thế giới.
 

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
644
Động cơ
175,026 Mã lực
Có khi nào Mỹ sẽ build Việt Nam như là Đài không các cụ nhỉ :D
Mỹ build mình như Philippines cụ ah, cái ấy thì là chắc chắn. Từ nước nghèo thứ hai châu Á, nhờ làm đồng minh với Mỹ mà vươn mình lên làm cường quốc top đầu châu lục, dân đổ đi khắp thế giới làm CEO, quản gia, thuyền trưởng tàu viễn dương. Hải quân thì hùng mạnh, phong toà cả hải quân Tàu, cấm không cho vào tiếp tế lính của Tàu trên một bãi cạn, oách lắm.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,789
Động cơ
242,899 Mã lực
Bơm 70 tỉ đô với TQ chỉ như ném đá ao bèo thôi các cụ ợ. Muốn có tác dụng, phải cỡ ngàn tỉ.

Có 1 thực tế là dù muốn hay không thì TQ cũng phải hướng nền kinh tế vào trong, tức là không hướng xuất khẩu quá nhiều như hiện tại nữa. Vì đơn giản là các nước không thể cho phép hàng TQ tung hoành ở thị trường nước mình nhiều đến thế.

Muốn nền kinh tế hướng vào trong thì sức mua của thị trường trong nước phải đủ lớn để hấp thu hoàn toàn khối lượng hàng hóa + dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra, đồng thời phải đảm bảo đủ công ăn việc làm và cân bằng tài chính quốc gia. Như vậy phải giảm sản xuất, tăng dịch vụ, đồng thời nâng mặt bằng thu nhập của dân chúng để tăng sức mua. Đó sẽ là những thay đổi cực kỳ lớn về cả cơ cấu/tổ chức nền kinh tế, quan niệm xã hội, tâm lý người dân, và hoạt động nhà nước. Ngay cả khi vận hành trôi chảy thì cũng phải mất cả chục đến hàng chục năm.

GDP đầu người Trung quốc hiện tại thực tế chưa cao: hơn 13 ngàn USD/năm. Ở mức này mà hướng nền kinh tế vào trong là hơi sớm. Ví dụ so sánh: Hàn quốc 50 triệu dân, GDP đầu người 34 ngàn đô/năm, 2024 xuất khẩu 684 tỉ đô; còn TQ 1,4 tỉ dân (gấp 70 lần), 2024 xuất khẩu 3.580 tỉ đô (gấp hơn 6 lần). Như vậy về trung bình đầu người thì xuất khẩu Trung quốc còn thua xa Hàn quốc, nhưng do dân số khổng lồ 1,4 tỉ nên khối lượng hàng hóa xuất khẩu của TQ quá nhiều, tràn ngập khắp nơi và tất sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực của chính phủ các nước nhập khẩu, không chỉ có Mỹ.
Chính vì điểm yếu kte này nên Mỹ nó mới đánh vào.
Từ khi bong bóng bds TQ nổ với Evergrande Mỹ nó đã tuyên bố các trụ cột và chỉ số kte của TQ đang có vấn đề. Sự kiện covid 2019 sẽ được lịch sử ghi nhận là sự kiện thiên nga đen dẫn đến sự quay lưng của phương Tây từ đối tác thành đối thủ cạnh tranh chiến lược. Nếu ko có covid thì ko thể tưởng tượng 2025 TQ mạnh tới mức nào nữa.
E chưa đủ phân tích dự đoán nhưng chắc chắn nền kinh tế tài chính Mỹ là ưu việt nhất thế giới, ko phải bàn cãi gì, về nền kinh tế trung quốc thì chưa rõ ntn...
Lịch sử chứng minh những đối thủ của Mỹ thì đều được thổi phồng sức mạnh quá mức rồi ăn oản hết.
Lý Quang Diệu có nói thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của Mỹ và chỉ có những thằng ngu mới đi chống Mỹ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,734
Động cơ
463,299 Mã lực
Tuổi
45
Ấn và Pakistan lại đang có đấu súng nhỏ ở vùng Kashimir, sau vụ khủng bố trên đất Ấn làm 26 ng chết. Ấn tố là do ng Pakistan thực hiện. Ấn đã rút hết tuỳ viên quân sự và đại diên ngoaih giao khỏi Islamabad.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,563
Động cơ
486,805 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chính vì điểm yếu kte này nên Mỹ nó mới đánh vào.
Từ khi bong bóng bds TQ nổ với Evergrande Mỹ nó đã tuyên bố các trụ cột và chỉ số kte của TQ đang có vấn đề. Sự kiện covid 2019 sẽ được lịch sử ghi nhận là sự kiện thiên nga đen dẫn đến sự quay lưng của phương Tây từ đối tác thành đối thủ cạnh tranh chiến lược. Nếu ko có covid thì ko thể tưởng tượng 2025 TQ mạnh tới mức nào nữa.
E chưa đủ phân tích dự đoán nhưng chắc chắn nền kinh tế tài chính Mỹ là ưu việt nhất thế giới, ko phải bàn cãi gì, về nền kinh tế trung quốc thì chưa rõ ntn...
Lịch sử chứng minh những đối thủ của Mỹ thì đều được thổi phồng sức mạnh quá mức rồi ăn oản hết.
Lý Quang Diệu có nói thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của Mỹ và chỉ có những thằng ngu mới đi chống Mỹ.
Một trong các điều kiện then chốt nhất để hướng nền kinh tế vào trong là đồng tiền phải mạnh và có khả năng chuyển đổi tự do, tức là TQ phải quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Đó sẽ là 1 việc khá mạo hiểm.

Nói chung, nếu không kể nền k tế VN có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh, thì các diễn biến kinh tế-tài chính thế giới hiện tại là khá thú vị. Sự điên rồ của Trump đã đẩy các quá trình đáng lẽ diễn ra trong 10-20 năm thì phải ép lại trong vài ba năm. Để xem Mỹ/Trump sẽ thắng hay Trung quốc thắng.
 

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
644
Động cơ
175,026 Mã lực
Chính vì điểm yếu kte này nên Mỹ nó mới đánh vào.
Từ khi bong bóng bds TQ nổ với Evergrande Mỹ nó đã tuyên bố các trụ cột và chỉ số kte của TQ đang có vấn đề. Sự kiện covid 2019 sẽ được lịch sử ghi nhận là sự kiện thiên nga đen dẫn đến sự quay lưng của phương Tây từ đối tác thành đối thủ cạnh tranh chiến lược. Nếu ko có covid thì ko thể tưởng tượng 2025 TQ mạnh tới mức nào nữa.
E chưa đủ phân tích dự đoán nhưng chắc chắn nền kinh tế tài chính Mỹ là ưu việt nhất thế giới, ko phải bàn cãi gì, về nền kinh tế trung quốc thì chưa rõ ntn...
Lịch sử chứng minh những đối thủ của Mỹ thì đều được thổi phồng sức mạnh quá mức rồi ăn oản hết.
Lý Quang Diệu có nói thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của Mỹ và chỉ có những thằng ngu mới đi chống Mỹ.
Đọc còm của cụ em đoán cụ chống Mỹ là chắc rồi.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,789
Động cơ
242,899 Mã lực
Một trong các điều kiện then chốt nhất để hướng nền kinh tế vào trong là đồng tiền phải mạnh và có khả năng chuyển đổi tự do, tức là TQ phải quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Đó sẽ là 1 việc khá mạo hiểm.

Nói chung, nếu không kể nền k tế VN có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh, thì các diễn biến kinh tế-tài chính thế giới hiện tại là khá thú vị. Sự điên rồ của Trump đã đẩy các quá trình đáng lẽ diễn ra trong 10-20 năm thì phải ép lại trong vài ba năm. Để xem Mỹ/Trump sẽ thắng hay Trung quốc thắng.
Để hướng nền kinh tế vào trong tức là nội địa phải tiêu dùng. Tiêu dùng nhanh và mạnh để hấp thụ phần ko xuất khẩu kia được nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Người TQ tiết kiệm bao nhiêu thì ng Mỹ lại tiêu dùng mạnh, 2 thái cực trái ngược hoàn toàn.
Nếu để nói so sánh kinh tế, tài chính, hỏi bao nhiêu Nobel kinh tế thuộc về Mỹ và bao nhiêu Nobel kte thuộc về TQ là rõ.
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,668
Động cơ
121,248 Mã lực
Tuổi
49
Nếu Mỹ chọn Ấn thay Trung Quốc không biết người anh em Pakistan có giúp TQ làm một cuộc chiến tranh với Ấn khiến cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi Ấn không.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,563
Động cơ
486,805 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Để hướng nền kinh tế vào trong tức là nội địa phải tiêu dùng. Tiêu dùng nhanh và mạnh để hấp thụ phần ko xuất khẩu kia được nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Người TQ tiết kiệm bao nhiêu thì ng Mỹ lại tiêu dùng mạnh, 2 thái cực trái ngược hoàn toàn.
Nếu để nói so sánh kinh tế, tài chính, hỏi bao nhiêu Nobel kinh tế thuộc về Mỹ và bao nhiêu Nobel kte thuộc về TQ là rõ.
"Hướng nền kinh tế vào trong" tức là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giảm sản xuất chuyển sang dịch vụ. Chứ không phải giữ nguyên sản xuất và tăng tiêu dùng để hấp thụ phần hàng hóa không xuất khẩu được.

1 phần vốn + nhân lực xã hội chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ. Sản xuất sẽ giảm cả về khối lượng tuyệt đối và tỉ lệ tương đối trong GDP tổng. Hàng hóa sản xuất sẽ ít, tinh và đắt hơn, phục vụ nhu cầu trong nước là chính chứ không hướng về xuất khẩu như trước.

Và như vậy, tâm lý người dân và xã hội sẽ phải thay đổi, chuyển từ tiết kiệm sang chi tiêu. Nhà nước sẽ phải chi mạnh cho các chương trình xã hội và dân sinh. Có thế mới tạo ra thị trường nội địa đủ lớn để đảm bảo thu nhập và công ăn việc làm cho tất cả dân chúng.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,789
Động cơ
242,899 Mã lực
"Hướng nền kinh tế vào trong" tức là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giảm sản xuất chuyển sang dịch vụ. Chứ không phải giữ nguyên sản xuất và tăng tiêu dùng để hấp thụ phần hàng hóa không xuất khẩu được.

1 phần vốn + nhân lực xã hội chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ. Sản xuất sẽ giảm cả về khối lượng tuyệt đối và tỉ lệ tương đối trong GDP tổng. Hàng hóa sản xuất sẽ ít, tinh và đắt hơn, phục vụ nhu cầu trong nước là chính chứ không hướng về xuất khẩu như trước.

Và như vậy, tâm lý người dân và xã hội sẽ phải thay đổi, chuyển từ tiết kiệm sang chi tiêu. Nhà nước sẽ phải chi mạnh cho các chương trình xã hội và dân sinh. Có thế mới tạo ra thị trường nội địa đủ lớn để đảm bảo thu nhập và công ăn việc làm cho tất cả dân chúng.
Người dân TQ kỳ vọng sự thịnh vượng tiếp tục sau đã được nếm trải trong suốt 30-35 năm qua,
Giờ bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về việc làm, an sinh xã hội sẽ là 1 cú shock ko nhỏ, ảnh hưởng tới tính chính danh của nhà nước cầm quyền,
Việc e chia sẻ góc nhìn cá nhân cũng là rất hạn chế do giới hạn bản thân, ae bạn bè nào có thời gian thì tự đọc và nghiên cứu thì tốt hơn,
Thân tặng,
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,343
Động cơ
271,969 Mã lực

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,343
Động cơ
271,969 Mã lực
Người dân TQ kỳ vọng sự thịnh vượng tiếp tục sau đã được nếm trải trong suốt 30-35 năm qua,
Giờ bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về việc làm, an sinh xã hội sẽ là 1 cú shock ko nhỏ, ảnh hưởng tới tính chính danh của nhà nước cầm quyền,
Việc e chia sẻ góc nhìn cá nhân cũng là rất hạn chế do giới hạn bản thân, ae bạn bè nào có thời gian thì tự đọc và nghiên cứu thì tốt hơn,
Thân tặng,
Điều quan trọng là có đổi nhà nước cầm quyền khác thì cũng vẫn thế thôi, đổ vỡ về chính trị hiện tại sẽ dẫn tới sự thụt lùi toàn xã hội chứ không phải thịnh vượng tiếp. Trung Quốc chắc chắn không chấp nhận cửa dưới nữa rồi, nhìn sự phát triển vượt bậc về công nghệ, hạ tầng, kỹ thuật...của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua thì thấy quá kinh khủng. Mà sự thật thì trong vài chục năm qua chẳng có tấm gương nước nào phát triển hơn sau khi lật đổ chính quyền hiện tại cả. Chính trị mà không ổn định thì làm ăn gì, chẳng ai điên đi đầu tư vào nơi loạn lạc
 

banhmygoi

Xe tăng
Biển số
OF-877091
Ngày cấp bằng
10/3/25
Số km
1,009
Động cơ
9,915 Mã lực
Tuổi
59
Vỉ sao Mỹ chọn Ấn thay TQ các cụ nhỉ?
- dân số đông
- nhân công rẻ
- công nghệ phát triển
- đất rộng
- thuế thấp
???
 

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực
Vỉ sao Mỹ chọn Ấn thay TQ các cụ nhỉ?
- dân số đông
- nhân công rẻ
- công nghệ phát triển
- đất rộng
- thuế thấp
???
Mỹ không chỉ chọn Ấn mà phải chọn rất nhiều nước mới tương đương TQ. Dĩ nhiên Ấn là 1 trong số quan trọng vì nó đông bằng 30 nước khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực
Báo chí viết ngớ ngẩn về kinh tế thật sự, mất đơn hàng từ Trung Quốc là mất trắng doanh thu thì lợi kiểu gì. Các thị trường khác chỉ lấy được hàng nhanh hơn chứ có mua thêm bù vào đâu
Chỉ có 1 người Đài nói thế thôi chứ chính chủ Boeing có nói thế đâu. Boeing chắc muốn xin trợ cấp chính phủ nếu TQ hủy cả ngàn máy bay.

Có thể là TQ lợi dụng cơ hội dể hủy đơn, chuyển sang máy bay nội địa. Boeing cũng đã trễ hạn giao nên cũng nói khẽ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

banhmygoi

Xe tăng
Biển số
OF-877091
Ngày cấp bằng
10/3/25
Số km
1,009
Động cơ
9,915 Mã lực
Tuổi
59
Mỹ không chỉ chọn Ấn mà phải chọn rất nhiều nước mới tương đương TQ. Dĩ nhiên Ấn là 1 trong số quan trọng vì nó đông bằng 30 nước khác.
Ấn Độ chưa thể thay thế Trung Quốc làm "công xưởng thế giới", dựa trên dữ liệu khách quan và dẫn chứng cụ thể:

1. Chất lượng lao động và năng suất thấp 210
Số liệu giáo dục và sức khỏe:

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Ấn Độ (35%) tương đương mức Trung Quốc cách đây 20 năm. Tuổi thọ trung bình của Ấn Độ thấp hơn Trung Quốc 7 năm (69.7 so với 77 năm vào 2023)

86% lực lượng lao động Ấn Độ làm việc trong khu vực phi chính thức, thiếu đào tạo chuyên môn

Ví dụ thực tế:

Công ty LiKraft (sản xuất pin xe điện) gặp khó khăn khi tuyển công nhân đủ kỹ năng vận hành máy móc nhập từ Trung Quốc. Họ phải phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ ngoại nhập dù sản phẩm cuối cùng dán nhãn "Made in India"

2. Hạ tầng yếu kém và đầu tư chưa đủ 21012
So sánh đầu tư:

Đầu tư cố định của Ấn Độ chiếm 28% GDP (2021), giảm từ 36% năm 2007. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì mức 42% GDP

Dự án Hành lang Công nghiệp Delhi-Mumbai (DMIC) triển khai chậm trễ do thiếu vốn và quy hoạch phân tán

Thiếu điện và giao thông:

27% doanh nghiệp Ấn Độ báo cáo mất điện thường xuyên làm gián đoạn sản xuất (Báo cáo Ngân hàng Thế giới, 2024)

Chi phí logistics tại Ấn Độ cao gấp 2 lần Trung Quốc (14% GDP so với 7%)

3. Hệ thống xã hội phân mảnh và thể chế cứng nhắc 2610
Ảnh hưởng của hệ thống đẳng cấp:

80% ngành nghề tại Ấn Độ bị chi phối bởi các nhóm đẳng cấp cụ thể, tạo ra hàng nghìn "thị trường nhỏ" thay vì một thị trường thống nhất 1.4 tỷ dân

Rào cản pháp lý:

Luật Lao động Ấn Độ quy định doanh nghiệp trên 300 nhân viên phải xin phép chính phủ để sa thải công nhân, khiến 86% doanh nghiệp chọn quy mô nhỏ để tránh rủi ro

Chỉ số Dễ dàng Kinh doanh của Ấn Độ xếp thứ 63/190 (2024), thấp hơn Trung Quốc (thứ 31)

4. Chính sách bảo hộ và hạn chế thương mại 210
Xuất khẩu ì ạch:

Ấn Độ chỉ chiếm 3.5% xuất khẩu hàng hóa công nghệ thấp toàn cầu (2023), trong khi Trung Quốc chiếm 22.8%

Thuế nhập khẩu trung bình của Ấn Độ là 18.1% (2024), cao gấp 3 lần Trung Quốc (6.4%), làm giảm sức cạnh tranh

Ví dụ điển hình:

Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) năm 2019, đánh mất cơ hội tiếp cận thị trường 2.2 tỷ dân

5. Phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc 11012
Nhập khẩu nguyên liệu thô:

45% linh kiện điện tử và 60% dược phẩm của Ấn Độ phải nhập từ Trung Quốc (Báo cáo Bộ Thương mại Ấn Độ, 2024)

Foxconn (đối tác Apple) dù mở nhà máy tại Tamil Nadu vẫn phải nhập cell pin từ Nội Mông (Trung Quốc)

Thống kê thương mại:

Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Ấn Độ tăng 15% năm 2023, đạt 118 tỷ USD, bất chấp xung đột biên giới

6. Tham vọng "Make in India" chưa đạt mục tiêu
Số liệu thất bại:

Đóng góp của ngành sản xuất vào GDP Ấn Độ giảm từ 16.26% (2014) xuống 12.84% (2023) – mức thấp nhất kể từ 1960

Chỉ 480 triệu USD FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất Ấn Độ từ 3–11/2024, giảm 94% so với 8.5 tỷ USD cùng kỳ 2023

Phát biểu của chuyên gia:

Ông Anil Bhardwaj (Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ấn Độ) nhận định: "Chi phí đất đai, thiếu kỹ sư chuyên môn và hệ thống tư pháp chậm chạp đang bóp nghẹt sáng kiến công nghiệp"

Kết luận:
Dù Ấn Độ có lợi thế nhân công giá rẻ và chính sách "Make in India", các hạn chế về hạ tầng, thể chế, chất lượng lao động và sự phụ thuộc vào Trung Quốc khiến họ khó trở thành "công xưởng thế giới" trong ngắn hạn. Trung Quốc vẫn chiếm 21% xuất khẩu hàng chế tạo toàn cầu (2024) nhờ hệ sinh thái sản xuất tích hợp và chính sách công nghiệp nhất quán
 

banhmygoi

Xe tăng
Biển số
OF-877091
Ngày cấp bằng
10/3/25
Số km
1,009
Động cơ
9,915 Mã lực
Tuổi
59
Dưới đây là những lý do chính khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp thường “thà chọn” các nước Đông Nam Á thay vì Ấn Độ làm cứ điểm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Tóm tắt:

Khung FTA rộng khắp: ASEAN hưởng lợi từ RCEP, CPTPP, EVFTA… giúp xóa ngay 85,6%–99,2% thuế nhập khẩu vào EU và mở cửa thị trường

Dòng vốn FDI mạnh mẽ: ASEAN đón kỷ lục 230 tỷ USD FDI (2023), trong đó 28% chảy vào sản xuất (62 tỷ USD năm 2022)

Hạ tầng logistics vượt trội: Nhiều nước dẫn đầu LPI 2023—Singapore (hạng 1), Malaysia (30), Thái Lan (34)… so với Ấn Độ (38)

Môi trường kinh doanh thuận lợi: Doing Business 2020: Singapore (2), Malaysia (12), Thái Lan (21) so với Ấn Độ (63)

Chi phí lao động cạnh tranh & chất lượng: Lương công nhân nhà máy Việt Nam ~31.596 VND/giờ (~1,35 USD) so với mức tối thiểu ở Ấn Độ ~178 INR/ngày (~0,27 USD/giờ)

Proximity chuỗi cung ứng: Thời gian tàu biển từ Thâm Quyến đến Singapore chỉ ~8–10 ngày nhưng đến Mumbai ~15 ngày

Ổn định chính trị cao hơn: Chỉ số ổn định chính trị 2023: Singapore 1.42, Malaysia 0.17, Việt Nam –0.04, Indonesia –0.4 so với Ấn Độ –0.64

1. Khung pháp lý & Hiệp định thương mại tự do
RCEP (1/1/2022): Kết nối 15 nền kinh tế (ASEAN + Trung Quốc, Nhật, Hàn, Úc, NZ), xóa hầu hết thuế quan nội khối.

CPTPP (14/1/2019): ASEAN có 4 thành viên (Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei), mở cửa Canada, Mexico…

EVFTA (1/8/2020): EU xóa ngay 85,6% thuế nhập khẩu đối với hàng Việt, lên đến 99,2% năm 2027; Việt Nam xóa 48,5% thuế ngay

UKVFTA, AANZFTA… tạo mạng lưới ưu đãi sâu rộng, giúp doanh nghiệp ASEAN tiếp cận 65+ thị trường với thuế suất ưu đãi.

2. Dòng vốn FDI mạnh mẽ
Kỷ lục 230 tỷ USD FDI vào ASEAN năm 2023, chiếm 17% dòng vốn toàn cầu (tăng từ 16,5% năm 2022)

Sản xuất thu hút 62 tỷ USD năm 2022 (28% tổng FDI), đặc biệt ngành điện tử và chuỗi pin EV

Theo UNCTAD, ASEAN liên tục đứng top FDI trong nhóm các thị trường đang phát triển từ 2021–2023

3. Hạ tầng logistics & Khả năng kết nối

Singapore hạng 1, Malaysia 30, Thái Lan 34, Philippines & Việt Nam 43, Indonesia 61, trong khi Ấn Độ 38
.

Cảng biển, đường bộ, đường sắt: Singapore, Port Klang (Malaysia), Laem Chabang (Thái)… là những cảng trung chuyển hàng đầu, giúp rút ngắn chu kỳ vận chuyển so với cảng Mumbai hay Chennai.

4. Môi trường kinh doanh
Ease of Doing Business 2020:

Singapore (2), Malaysia (12), Thái Lan (21), Việt Nam (70), Indonesia (73), Philippines (95) vs. Ấn Độ (63)

Thủ tục đầu tư đơn giản hơn, chi phí tuân thủ thấp hơn, giúp doanh nghiệp nước ngoài gia nhập và mở rộng sản xuất nhanh chóng.

5. Chi phí lao động & Nguồn nhân lực
Việt Nam: Công nhân nhà máy được trả ~31.596 VND/giờ (~1,35 USD)
.

Ấn Độ: Mức tối thiểu quy định ~178 INR/ngày (~0,27 USD/giờ)
.

Chất lượng kỹ năng: ASEAN đẩy mạnh đào tạo nghề, tham gia chương trình lao động kỹ thuật cao, thu hút nhân lực chất lượng cho các chuỗi giá trị điện tử, ô tô và dược phẩm.

6. Proximity chuỗi cung ứng & Thời gian vận chuyển
Shenzhen ⇔ Singapore: ~8–10 ngày đường biển

Shenzhen ⇔ Vietnam: ~5 ngày

Shenzhen ⇔ Mumbai: ~15 ngày

Air freight: Singapore chỉ 1–2 ngày, Mumbai 4–5 ngày
.
Proximity giúp giảm thời gian luân chuyển vốn lưu động, tăng tốc độ đáp ứng đơn hàng.

7. Ổn định chính trị & Rủi ro địa chính trị
Chỉ số ổn định chính trị 2023 (WB):

Singapore 1.42, Malaysia 0.17, Việt Nam –0.04, Thái Lan –0.28, Indonesia –0.40, Philippines –0.57; Ấn Độ –0.64
.

ASEAN nhìn chung giữ ổn định, ít chịu biến động chính trị mạnh như cuộc bầu cử tổng thống tại Ấn Độ hay căng thẳng biên giới.

Kết luận: Nhờ mạng lưới FTA sâu rộng, dòng vốn FDI mạnh, hạ tầng logistics và môi trường kinh doanh vượt trội, chi phí lao động cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi, cùng ổn định chính trị cao hơn, Đông Nam Á đang là lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn đa quốc gia trong chiến lược “China Plus One”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top