- Biển số
- OF-384916
- Ngày cấp bằng
- 30/9/15
- Số km
- 11,173
- Động cơ
- 371,906 Mã lực
- Tuổi
- 59
Ngành nào ạ, chắc kiếm bẫm, có ich nước lợi nhà không cụ?các cháu điểm cao nhất đang đổ xô vào 'ngành' các cụ ạ, ko phải đổ vào kinh tế hay kỹ thuật đâu
Ngành nào ạ, chắc kiếm bẫm, có ich nước lợi nhà không cụ?các cháu điểm cao nhất đang đổ xô vào 'ngành' các cụ ạ, ko phải đổ vào kinh tế hay kỹ thuật đâu
Bra zin cũng ko thấy nhỉBản đồ chỉ số chứng khoán thế giới hôm nay. Nhật với Ý tăng, còn lại đều đỏ lửa. Mà bọn Business insider này láo thật, không thèm quan tâm đến VNindex.
View attachment 9063449
![]()
Global Market Indices | International Markets | Markets Insider
Overview of the world`s largest and most important stock market indices on a world map.markets.businessinsider.com
Vn cũng nên tạo sức ép dần với Mỹ... Kể cả bí quá ngả về TQ một týĐối tác chiến lược toàn diện... Việt nam triển khai đồng bộ 1 loạt các việc để ép TT 100 " xuống nước".
![]()
"Tiếp tục biện pháp ngoại giao để tác động tới các cơ quan của Mỹ"
(Dân trí) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu tiếp tục biện pháp ngoại giao, tác động tới các cơ quan của Mỹ có giải pháp phù hợp điều kiện Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.dantri.com.vn
Khó lắm cụ ạ. EU đã cảnh báo luôn là sẽ chặn hàng hóa giá rẻ từ Châu Á tràn vào sau khi Mỹ áp thuế mới để bảo hộ nền sản xuất rồi. Các nước khác cũng vậy thôi. Nói chung là chủ nghĩa toàn cầu hóa có nguy cơ sụp đổ, khi nó không có lợi cho Mỹ. Và thiết lập luật chơi mới.cụ nghĩ nếu giảm giá hàng hóa (vd 10-15%) cho EU, Nhật, Đức, Pháp,... thì họ có mua không? nếu có thì coi như lời hơn nộp 50% cho Mỹ rồi![]()
VN cũng thiếu gì nhân tài nhưng có khuyến khích họ ra hay không thôi ....thay vì cán bộ toàn mối quan hệ abcDành cho các cụ nào không biết ai đã gián tiếp tư vấn đánh 46% vào dn xuất khẩu của ta
View attachment 9063870
Do hàng nó đắt mà chất lượng k vượt trội nên dân mình k mua nhiều, chứ có phải mình ngăn cấm nó bán đâu. Thế là nó lăn ra ăn vạ cào mặt đổ tội cho nước mình có lỗi với nó. Gớm thế mà trong đây có nhiều ng đồng tình với thằng chí phèo này chỉ trích VN ghê, bảo ng Việt phải thông cảm cho nó, sang xếp hàng lạy nó. Tâm lý nhược tiểu đến thế là cùngEm ủng hộ bác.
Sao thấy nhiều cụ comment cứ phải bi quan u uất thế nhỉ. Cứ đứng dậy thẳng thằng người lên xem nào.
Covid hai năm còn đóng cửa hết mà vẫn sống phây phây. Đây có mỗi thằng Mỹ nó đóng hờ hờ cánh cửa mà cứ như sắp chết đến nơi.
Cứ cho khó khăn đến hết năm vào thị trường Mỹ đi, sang năm hết thặng dư thương mại vào Mỹ thì thuế lại về bình thường 15-20% như nước khác. Chiến tốt.
Thấy Mỹ nó ép ta như con ấy mà cũng nhiều ông vào phân tích lý do của Mỹ phải làm thế này thế kia, rồi phải xui thế này thế kia mắc mệt. Nó giờ về bảo phải đổi tên nước nó mới bỏ thuế thì cũng phải nghe theo à.
Từng cá nhân cũng phải mạnh mẽ vững tâm lên thì đất nước mới đứng được, lãnh đạo mới tự tin mà đàm phán với nó. Năm 1972 đấm nhau với nó tơi bời, kinh tế khó khăn thế mà đi đàm phán các cụ vẫn comple cà vạt khí chất ngời ngời, nay con cháu có tí thì rúm ró lại.
Còn hàng Mỹ thì đợi đó mà em mua, mua vào thành con cho nó à. Em có cái zippo hết xăng nốt quả này e cất tủ, mua con bật lửa xanh đỏ Thống nhất ra dùng, mặc dù em đoán gần 100% cũng OEM bên tàu.
E chỉ quan tâm ai tư vấn đánh thuế vn ta cao thôi ạ chứ mấy nước khác đồng minh còn úp bô đc màThế ai tư vấn cho Trump đánh thuế EU, Nhật Hàn Úc bạn.
Ai tư vấn Mỹ đánh thuế Israel. Đi tìm đi xem nào.
dân mỹ mà làm vi mạch mới may giày hoặc nội ý thì hài lắm nhỉ, em xem trên tiktok có video AI nó làm mà cười lăn lộn, chưa kể giá nhân công 20$ 1h thì hàng mỹ bán cho alien à, trump thật..............thiên tài.........Apple mất 638 tỉ giá trị thị trường rồi đấy ợ.
Còn Musk mất 130 tỉ đô.
Musk đang dè bỉu nhau với Navarro, chắc chia tay sớm thôi.
TQ mà tiến vào Đài Loan theo nghĩa thông thường thì em sợ chiến tranh thật giữa Mỹ và TQ chứ chiến tranh thương mại thì ai quan tâm mà cụ Trump dọa nhỉ? Mà nói thực, thuế 50% với 1000% theo em nghĩ gần như không có khác biệt trên thực tế.
Các cháu bây giờ lo vật trên thớt này thôi chứ có quan tâm đâu cu e chỉ sợ các thớt đây mà khen nước nhà thì e lại sợ ấy chứEm ủng hộ bác.
Sao thấy nhiều cụ comment cứ phải bi quan u uất thế nhỉ. Cứ đứng dậy thẳng thằng người lên xem nào.
Covid hai năm còn đóng cửa hết mà vẫn sống phây phây. Đây có mỗi thằng Mỹ nó đóng hờ hờ cánh cửa mà cứ như sắp chết đến nơi.
Cứ cho khó khăn đến hết năm vào thị trường Mỹ đi, sang năm hết thặng dư thương mại vào Mỹ thì thuế lại về bình thường 15-20% như nước khác. Chiến tốt.
Thấy Mỹ nó ép ta như con ấy mà cũng nhiều ông vào phân tích lý do của Mỹ phải làm thế này thế kia, rồi phải xui thế này thế kia mắc mệt. Nó giờ về bảo phải đổi tên nước nó mới bỏ thuế thì cũng phải nghe theo à.
Từng cá nhân cũng phải mạnh mẽ vững tâm lên thì đất nước mới đứng được, lãnh đạo mới tự tin mà đàm phán với nó. Năm 1972 đấm nhau với nó tơi bời, kinh tế khó khăn thế mà đi đàm phán các cụ vẫn comple cà vạt khí chất ngời ngời, nay con cháu có tí thì rúm ró lại.
Còn hàng Mỹ thì đợi đó mà em mua, mua vào thành con cho nó à. Em có cái zippo hết xăng nốt quả này e cất tủ, mua con bật lửa xanh đỏ Thống nhất ra dùng, mặc dù em đoán gần 100% cũng OEM bên tàu.
các cụ phải thừa nhận là gì nền sx thực nước mĩ đã chết rồi, em hỏi thật các cụ có hãng mỹ nào sx nồi cơm điện, thau nhựa, dao thớt, nội y ko ???? vd cụ trump muốn lôi cái gì về mỹ để sx đây, với nhân công 20$ 1 giờ thì cạnh tranh đc với ai, chả lẽ đi mua cái chậu thau made in usa với giá 20$ các cụ thấy có ............thần kinh ko.Do hàng nó đắt mà chất lượng k vượt trội nên dân mình k mua nhiều, chứ có phải mình ngăn cấm nó bán đâu. Thế là nó lăn ra ăn vạ cào mặt đổ tội cho nước mình có lỗi với nó. Gớm thế mà trong đây có nhiều ng đồng tình với thằng chí phèo này chỉ trích VN ghê, bảo ng Việt phải thông cảm cho nó, sang xếp hàng lạy nó. Tâm lý nhược tiểu đến thế là cùng
Theo tuyên bố của Tập thì kiểu gì nó chẳng xảy ra. Tuy nhiên, nếu ko phải bây giờ thì có lẽ sẽ rất lâu nữa mới có cơ hội.TQ mà tiến vào Đài Loan theo nghĩa thông thường thì em sợ chiến tranh thật giữa Mỹ và TQ chứ chiến tranh thương mại thì ai quan tâm mà cụ Trump dọa nhỉ? Mà nói thực, thuế 50% với 1000% theo em nghĩ gần như không có khác biệt trên thực tế.
Cụ mới là thiên tài.dân mỹ mà làm vi mạch mới may giày hoặc nội ý thì hài lắm nhỉ, em xem trên tiktok có video AI nó làm mà cười lăn lộn, chưa kể giá nhân công 20$ 1h thì hàng mỹ bán cho alien à, trump thật..............thiên tài.........
Sợ thì không sợ. Nhưng đang lãi 10 phần giờ còn lãi 3 phần thì thị trường chứng khoán phải đi xuống. Kiểu kiểu vậy thôi cụ. Chứ thị trường xì hơi một chút rồi cũng lại phải xanh trở lại, kể cả khi đàm phán không thành công. Người dân thay vì thỉnh thoảng được ăn thịt gà thì chuyển xuống ăn muối vừng đều cũng được mà.Thấy các cụ bàn về sx tại Việt Nam , em cũng có chút chia sẻ. Em đang làm hệ thống pccc cho nhà xưởng hết vài xị, buốt hết cả ruột nhưng vẫn thấy cần phải làm, nhìn xa hơn thì sắp tới chắc chắn sẽ rất khó khăn đây nhưng em đek sợ, mịa những năm ls 30%/năm tụi em còn gồng đc thì giờ sợ gì, làm ra ko bán người này mình bán người khác, kiểu gì chả có lối ra. Em nghĩ những dn khác cũng vậy thôi, nên đừng nghĩ Mĩ doạ mà chúng tôi sợ, nghèo đi tí , khổ hơn tí thì đã sao, việc gì phải cúi đúng ko các cụ!
Vâng. Em không ủng hộ TQ chiếm ĐL bằng vũ lực nhưng nói thực, người TQ họ muốn thống nhất ĐL thì cũng là điều có thể hiểu được. Nên em ủng hộ việc ĐL về với TQ bằng hòa bình (hơn là vác súng và tên lửa ra phang nhau). Nhưng rõ ràng, tình thế bây giờ thì Mỹ không ủng hộ việc đó vì với Mỹ ĐL là con dao găm cài vào lưng TQ (đối thủ nguy hiểm số một hiện nay của Mỹ).Theo tuyên bố của Tập thì kiểu gì nó chẳng xảy ra. Tuy nhiên, nếu ko phải bây giờ thì có lẽ sẽ rất lâu nữa mới có cơ hội.
Tất nhiên rồi cũng không ai nghĩ chỉ là vđ mức thuế. Đó chỉ là miếng trầu đầu câu chuyện thôi.Đừng Mắc Sai Lầm Khi Nghĩ Rằng Những Gì Đang Xảy Ra Chủ Yếu Là Về Thuế Quan
Ray Dalio Người sáng lập, Cố vấn CIO và Thành viên Hội đồng quản trị Bridgewater=> Ray Dalio là một nhà đầu tư, tỷ phú và tác giả nổi tiếng người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập Bridgewater Associates, một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế giới. Ông được đánh giá là một trong những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử và nổi bật với triết lý đầu tư dựa trên dữ liệu, phân tích và nguyên tắc kinh doanh rõ ràng.
Ngày 8 tháng 4 năm 2025 Vào thời điểm này, rất nhiều sự chú ý đang được trả cho các mức thuế đã được công bố và những tác động rất lớn của chúng đối với thị trường và nền kinh tế, trong khi rất ít sự chú ý được trả cho các hoàn cảnh đã gây ra chúng và những gián đoạn lớn nhất có khả năng vẫn còn ở phía trước. Đừng hiểu sai ý tôi, mặc dù những thông báo về thuế quan này là những diễn biến rất quan trọng và tất cả chúng ta đều biết rằng Tổng thống Trump đã gây ra chúng, hầu hết mọi người đang bỏ qua những hoàn cảnh cơ bản đã khiến ông được bầu làm tổng thống và mang lại những mức thuế quan này. Họ cũng chủ yếu bỏ qua những lực lượng quan trọng hơn rất nhiều đang thúc đẩy hầu hết mọi thứ, kể cả thuế quan.
Điều quan trọng hơn rất nhiều cần ghi nhớ là chúng ta đang chứng kiến sự đổ vỡ cổ điển của các trật tự tiền tệ, chính trị và địa chính trị lớn. Loại đổ vỡ này chỉ xảy ra khoảng một lần trong đời, nhưng chúng đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử khi các điều kiện không bền vững tương tự tồn tại.
Cụ thể hơn:
Trật tự tiền tệ/kinh tế đang tan vỡ vì có quá nhiều nợ hiện tại, tốc độ gia tăng nợ quá nhanh và thị trường vốn và nền kinh tế hiện tại được hỗ trợ bởi khoản nợ lớn không bền vững này. Khoản nợ này không bền vững vì sự mất cân bằng lớn giữa a) những người đi vay-con nợ nợ quá nhiều và đang gánh quá nhiều nợ vì họ nghiện nợ để tài trợ cho những hành vi thái quá của họ (ví dụ: Hoa Kỳ) và b) những người cho vay-chủ nợ (như Trung Quốc) đã nắm giữ quá nhiều nợ và nghiện bán hàng hóa của họ cho những người đi vay-con nợ (như Hoa Kỳ) để duy trì nền kinh tế của họ. Có những áp lực lớn để những mất cân bằng này được điều chỉnh theo cách này hay cách khác và làm như vậy sẽ thay đổi trật tự tiền tệ theo những cách lớn. Ví dụ, rõ ràng là không phù hợp khi vừa có sự mất cân bằng thương mại lớn vừa có sự mất cân bằng vốn lớn trong một thế giới phi toàn cầu hóa, nơi các đối thủ lớn không thể tin rằng các đối thủ lớn khác sẽ không cắt đứt họ khỏi những mặt hàng họ cần (đó là mối lo ngại của Mỹ) hoặc trả cho họ số tiền họ nợ (đó là mối lo ngại của Trung Quốc). Đây là kết quả của việc các bên này đang ở trong một loại chiến tranh mà sự tự cung tự cấp là tối quan trọng. Bất kỳ ai đã nghiên cứu lịch sử đều biết rằng những rủi ro như vậy trong những hoàn cảnh như vậy đã nhiều lần dẫn đến những loại vấn đề tương tự mà chúng ta đang thấy hiện nay. Vì vậy, trật tự tiền tệ/kinh tế cũ, trong đó các quốc gia như Trung Quốc sản xuất rẻ, bán cho người Mỹ và mua tài sản nợ của Mỹ, và người Mỹ vay tiền từ các quốc gia như Trung Quốc để thực hiện những giao dịch mua đó và tích lũy các khoản nợ khổng lồ sẽ phải thay đổi. Những hoàn cảnh rõ ràng là không bền vững này càng trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là chúng đã dẫn đến sự suy giảm sản xuất của Mỹ, điều này vừa làm rỗng các công việc của tầng lớp trung lưu ở Mỹ vừa đòi hỏi Mỹ phải nhập khẩu các mặt hàng cần thiết từ một quốc gia mà họ ngày càng coi là kẻ thù. Trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa, những mất cân bằng lớn về thương mại và vốn này, phản ánh sự kết nối thương mại và vốn, sẽ phải thu hẹp theo cách này hay cách khác. Ngoài ra, cần phải rõ ràng rằng mức nợ của chính phủ Hoa Kỳ và tốc độ mà nợ chính phủ đang được cộng vào là không bền vững. (Bạn có thể tìm thấy phân tích của tôi về điều này trong cuốn sách mới của tôi How Countries Go Broke: The Big Cycle.) Rõ ràng, trật tự tiền tệ sẽ phải thay đổi theo những cách đột phá lớn để giảm tất cả những mất cân bằng và thái quá này, và chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi. Có những tác động lớn đến thị trường vốn đối với điều này, có những tác động kinh tế lớn, mà tôi sẽ đi sâu vào vào một thời điểm khác. Trật tự chính trị trong nước đang tan vỡ do những khoảng cách lớn về trình độ học vấn của người dân, mức độ cơ hội, mức độ năng suất, mức thu nhập và mức độ giàu có, và các giá trị—và do sự kém hiệu quả của trật tự chính trị hiện tại trong việc khắc phục mọi thứ. Những điều kiện này được thể hiện trong các cuộc chiến thắng bằng mọi giá giữa những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả về việc bên nào sẽ có quyền lực và quyền kiểm soát để điều hành mọi thứ. Điều này đang dẫn đến sự tan vỡ của các nền dân chủ vì các nền dân chủ đòi hỏi sự thỏa hiệp và tuân thủ pháp quyền, và lịch sử đã chỉ ra rằng cả hai đều tan vỡ vào những thời điểm như chúng ta đang ở hiện nay. Lịch sử cũng cho thấy rằng những nhà lãnh đạo chuyên quyền mạnh mẽ xuất hiện khi nền dân chủ cổ điển và pháp quyền cổ điển bị loại bỏ như những rào cản đối với sự lãnh đạo chuyên quyền. Rõ ràng, tình hình chính trị bất ổn hiện tại sẽ bị ảnh hưởng bởi bốn lực lượng khác mà tôi đang đề cập ở đây—ví dụ: các vấn đề trong thị trường chứng khoán và nền kinh tế có khả năng tạo ra các vấn đề chính trị và địa chính trị. Trật tự thế giới địa chính trị quốc tế đang tan vỡ vì kỷ nguyên của một cường quốc thống trị (Hoa Kỳ) ra lệnh cho trật tự mà các quốc gia khác tuân theo đã kết thúc. Trật tự thế giới hợp tác đa phương do Hoa Kỳ lãnh đạo đang được thay thế bằng một cách tiếp cận đơn phương, quyền lực thống trị. Trong trật tự mới này, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc lớn nhất thế giới và đang chuyển sang một cách tiếp cận đơn phương, "Nước Mỹ trên hết". Chúng ta hiện đang thấy điều đó thể hiện trong cuộc chiến thương mại, chiến tranh địa chính trị, chiến tranh công nghệ và, trong một số trường hợp, các cuộc chiến quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu. Các hành vi của tự nhiên (hạn hán, lũ lụt và đại dịch) ngày càng gây rối, và Những thay đổi đáng kinh ngạc trong công nghệ như AI sẽ có tác động lớn đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm trật tự tiền tệ/nợ/kinh tế, trật tự chính trị, trật tự quốc tế (bằng cách ảnh hưởng đến các tương tác giữa các quốc gia về mặt kinh tế và quân sự) và chi phí của các hành vi của tự nhiên.
Những thay đổi trong các lực lượng này và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau là những gì chúng ta nên tập trung vào.
Vì lý do đó, tôi kêu gọi bạn đừng để những thay đổi kịch tính thu hút tin tức như thuế quan làm bạn xao nhãng khỏi năm lực lượng lớn này và các mối quan hệ tương hỗ của chúng, đó là những động lực thực sự của những thay đổi Tổng thể của Chu kỳ Lớn. Nếu bạn cho phép mình bị phân tâm bởi chúng, bạn sẽ a) bỏ lỡ cách các điều kiện và động lực của các lực lượng lớn này gây ra những thay đổi tạo ra tin tức này, b) không suy nghĩ thấu đáo về cách những thay đổi tạo ra tin tức này sẽ ảnh hưởng đến các lực lượng lớn này và c) không tiếp tục tập trung vào cách Chu kỳ Lớn Tổng thể này và các phần thúc đẩy nó thường diễn ra, điều này sẽ cho bạn biết rất nhiều về những gì có khả năng xảy ra.
Tôi cũng kêu gọi bạn suy nghĩ về các mối quan hệ tương hỗ có vai trò quan trọng. Ví dụ, hãy suy nghĩ về cách các hành động của Donald Trump đối với thuế quan sẽ ảnh hưởng đến 1) trật tự tiền tệ/thị trường, kinh tế (nó sẽ gây rối cho nó), 2) trật tự chính trị trong nước (nó có khả năng gây rối cho nó vì nó có thể sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của ông ấy), 3) trật tự địa chính trị quốc tế (nó sẽ gây rối cho nó theo nhiều cách rõ ràng là tài chính, kinh tế, chính trị và địa chính trị) 4) khí hậu (nó sẽ phần nào làm suy yếu khả năng của thế giới trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu một cách hiệu quả) và 5) phát triển công nghệ (nó sẽ gây rối theo một số cách tích cực cho Hoa Kỳ, như mang lại nhiều sản xuất công nghệ hơn vào Hoa Kỳ và theo một số cách có hại, như gây rối cho thị trường vốn cần thiết để hỗ trợ phát triển công nghệ và theo quá nhiều cách khác để liệt kê ở đây.)
Khi bạn làm điều này, điều hữu ích là ghi nhớ rằng những gì đang xảy ra hiện nay chỉ là một phiên bản đương đại của những gì đã xảy ra vô số lần trong suốt lịch sử. Tôi kêu gọi bạn nghiên cứu các hành động mà các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện trong các trường hợp tương tự trong quá khứ, trong đó họ thấy mình ở những vị trí tương tự để giúp bạn xây dựng một danh sách những điều mà họ có thể làm—những điều như đình chỉ các khoản thanh toán dịch vụ nợ cho các quốc gia "thù địch", thiết lập kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng vốn tự do ra khỏi đất nước và áp dụng các loại thuế đặc biệt. Nhiều trong số những điều này sẽ không thể tưởng tượng được cách đây không lâu, vì vậy chúng ta cũng nên nghiên cứu cách các chính sách này hoạt động. Sự tan vỡ trong trật tự tiền tệ, chính trị và địa chính trị dưới hình thức khủng hoảng kinh tế, nội chiến và chiến tranh thế giới, sau đó dẫn đến trật tự tiền tệ, chính trị mới chi phối các tương tác trong các quốc gia và trật tự địa chính trị chi phối các tương tác giữa các quốc gia cho đến khi chúng tan vỡ, đã xảy ra nhiều lần và là những điều quan trọng nhất cần hiểu rõ. Tôi đã mô tả chúng chi tiết trong cuốn sách Principles for Dealing with the Changing World Order để bạn có thể thấy nó được trình bày rõ ràng ở đó. Chu kỳ Lớn Tổng thể được mô tả trong sáu giai đoạn có thể xác định rõ ràng diễn ra khi một trật tự trở thành trật tự tiếp theo. Nó được trình bày chi tiết đến mức dễ dàng so sánh những gì đang xảy ra hiện nay với những gì thường xảy ra, do đó có thể xác định giai đoạn của chu kỳ đang ở và những gì có khả năng xảy ra tiếp theo.
cứ bình tĩnh cụ ạ, chúng ta đang ở vị thế kẻ đi chinh phục thị trường, gặp chuyện bế quan toả cảng từ các quốc gia nhược tiểu, có nền sản xuất yếu kém, năng suất tệ hại, dân chúng lười biếng ...cũng là chuyện thường tình.Trump thực sự đang đi quá giới hạn, hoang tưởng, cảm giác những gì Ông ta không kịp làm từ nhiệm kỳ trước nên đã dốc toàn lực cho nhiệm kỳ này. Những quyết định cực kỳ phi logic và gây hỗn loạn. Cách Ông ta "tính sổ" các QG khác đang "lợi dụng" Mỹ, rồi ăn bám, hút máu nước Mỹ cứ như thể Mỹ là "nạn nhân" của toàn thế giới. Có lẽ Trump là người duy nhất đã sáng tạo ra công thức tính thuế độc nhất vô nhị, lấy phần thặng dư thương mại...chia đôi ra...thuế suất. Thực ra em đọc nhiều thông tin đến mức em chán, chả muốn phân tích về cái lí do "giời ơi đất hỡi", cũng chả quan tâm đến hệ quả nếu không Deal được, suy cho cùng, nếu thực sự không muốn thì níu kéo cũng chả được gì.
Em chỉ muốn chia sẻ cảm nhận riêng, lần đầu tiên em thấy Tổng thống của một QG số một TG cư xử ngẫu hứng, tùy tiện và mang tâm thế như một con buôn (không thể và chưa bao giờ là một chính khách đúng nghĩa), chua ngoa, thích chống nạnh và nói thách cứ như hàng tôm hàng cá ở chợ. Ông ta đổ lỗi cho tất cả, nhưng ông ta phớt lờ sự lớn mạnh như ngày nay của nước Mỹ được đánh đổi bằng máu, nước mắt, tính mạng của gần như toàn bộ TG.
Còn gã Navarro (xin lỗi em chả thể gọi là Ông), cố vấn chiến lược gì đó thì huynh toẹt VN là thuộc địa của TQ, đây là một hành vi vu khống có chủ đích, nếu không nói là bôi nhọ và xúc phạm một QG có chủ quyền, nhưng nó giúp em càng nhìn rõ hơn về Mỹ và phương Tây, để đạt được mục đích họ có thể rất dịu dàng và cũng có thể xổ toẹt, chà đạp lên mọi giá trị mà họ vừa mới rêu rao.
Em có xem một vid trên TT, một GS Mỹ đã nói: Xem kìa, Mỹ đã áp thuế 46% cho VN, đất nước mà họ đã từng chà đạp không thương tiếc, nơi mà đáng ra nên được nhận ưu đãi về Thuế quan. Thực ra trong một TG bị chi phối bởi lợi ích thì việc mong chờ sự "từ bi" hay "hối lỗi" là điều cực kỳ phi thực tế, nhưng hành xử kiểu hôm trước bắt tay, hôm sau báo án thì chả dép bố về.