[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

quangzizi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,624
Động cơ
423,975 Mã lực
Trung quốc có giúp Pakistan chế bom nguyên tử, nhưng đến mức "dạy và bảo kê cho Pakistan làm bom nguyên tử" là không phải cụ ợ. Cái rõ ràng là để có bom nguyên tử thì Pakistan đã tìm cách đánh cắp và mua tài liệu và công nghệ của Châu Âu (Hà lan, Pháp, Tây Đức). Lý do để Trung quốc làm thế là vì TQ muốn gián tiếp chèn ép Ấn độ. Cái nữa là Pakistan và TQ không có xung đột lãnh thổ và hiện gần như là chư hầu của Trung quốc.

Quan hệ VN-TQ hoàn toàn khác với quan hệ Pakistan-TQ nên không thể có chuyển giao công nghệ lớn/công nghệ cơ bản từ Trung quốc.
Em đồng ý VN- TQ ko bằng Pakis-TQ, nhưng ngược lại cái công nghệ tàu hơn 30 năm em lấy làm ví dụ nó cũng chả là gì so với việc giúp đỡ công nghệ để một quốc gia có bom nguyên tử.

Cái công nghệ tàu dưới 200kmh đúng là không có gì khó, VN cần cũng tự nghiên cứu làm được. Tuy nhiên dù là cái sản phẩm đơn giản nhất như cái quạt điện thì cũng đầy bí quyết trong đó, cũng phải mất công nghiên cứu, bảo cho là cho nó đâu có đơn giản thế. Tất nhiên nếu VN thực sự nài nỉ thì TQ nó cũng cho không thôi nhưng với cái giá nào, liệu VN có chấp nhận không.

Nói chung cụ đang tiện thể đòi hỏi TQ hơi quá rồi đó, là đối tác thuận mua vừa bán đã là quý rồi lại còn đòi nó cho không.
Em không nghĩ là quá khi đòi hỏi ba cái công nghệ đã cũ này, họ bán rồi tự làm thì ta cũng chưa học được gì mấy, em không cần TQ cho hết, nhưng cần cho một phần công nghệ.

Cụ bắt họ chuyển giao công nghệ nhưng lại ko biết chuyển giao cái gì? Nghe kỳ vậy?

Ngay cái bánh xe lửa, để tạo ra được hợp kim đúc là là một trời kiến thức và công nghệ rồi đấy. Và với các loại đường ray khác nhau cũng là các công nghệ đúc - luyện kim khác nhau... Ngay đến thứ đơn giản như kính giảm tốc của đoàn tàu cũng cần một công nghệ cao để sản xuất rồi...

Một đoàn tàu cụ cho là đơn giản kia là sự kết hợp của hàng trăm công nghệ cao, cơ bản đấy. Thế nên đã ko biết thì đừng cố cãi làm gì!
Ủa em nghĩ lãnh đạo ta cũng chả giỏi công nghệ tàu điện thế đâu mà cụ 9 vẫn đưa ra kiến nghị đó thôi? Có gì sai hả cụ? Việc cụ thể công nghệ gì là chi tiết, giống các điểm trong hợp đồng, làm sao có thể yêu cầu người không có chuyên môn đưa ra? Cái này phải phụ thuộc vào bộ giao thông vận tải ta làm việc với bên TQ chứ?
 

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,461
Động cơ
387,562 Mã lực
Đó chính là cái tôi định viết ở post sau: Nếu có chuyển giao công nghệ thì nguồn khả thi hơn là Châu Âu. Vì các nước này đã từ bỏ 1 số ngành sản xuất, nên khi chuyển giao công nghệ trong các ngành đó thì không có xung đột lợi ích.

Như Anh quốc từng có ngành luyện kim rất phát triển, nhưng do chi phí quá cao nên các nhà máy thép đã đóng cửa gần hết. Anh (và Italia, cả Australia) chuyển sang cung cấp dây chuyền và bán 1 số công nghệ luyện thép. Đó là tiến triển tất yếu của nền kinh tế, không như Trum đòi mang sản xuất về Mỹ.

Kể cả ngành đường sắt cao tốc. Cách đây 1 số năm thì có thể dựa vào Bombarrdier Canada vì Bombardier không nhắm cạnh tranh nên khá thoáng trong hợp tác công nghệ ĐSCT. Tiếc là Bombardier đã bị Astom Pháp mua lại.

Phải thấy là kiểu mua công nghệ như Hòa Phát có thể làm 1 số công ty hoặc 1 vài ngành tiến bộ lên. Nhưng bảo quốc gia phát triển bằng cách này thì không thể vì nó không đồng bộ. Muốn cả nước phát triển thì phải có 1 hệ thống công nghệ cơ bản chứ không phải kiểu người khác bỏ đi thì mình mua lại.
Em băn khoăn khi có chiến tranh mà không có nhà máy thép thì thế nào ạ:D
 

quangzizi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,624
Động cơ
423,975 Mã lực
Báo chí đã viết rất rõ ràng nhà nước ta đang nhắm cái công nghệ tàu của TQ, mảng này là cơ sở hạ tầng, không có gì ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của TQ cả. Công nghệ có tỷ mức, có những mức đã cũ, ta có hỏi cái tàu 600km/h của họ đâu? Tại sao chúng ta không dám yêu cầu? Tại sao chúng ta không dám mở mồm ra hỏi? Sao cứ phải lo là họ không cho? Họ không cho thì ta tự làm và đi tìm chỗ khác, họ cho thì ta sẽ cho lại họ những cái có lợi, thế thôi mà sao phải cãi nhau tiểu tiết?
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
137
Động cơ
216,384 Mã lực
Vậy là guinea pig, đoàn đàm phán mẫu đầu tiên Nhật đã gặp ngài 47 vòng 1.
Ngài thì bảo big progress, cháu thấy cũng đã hơi mùi rồi, vì tính ngài mà có big gì thật thì đã nói là very close để có trade deal rồi ý chứ.
Tin bắt đầu lộ ra thì:
Japan had not expected Trump to participate in what it viewed as a fact-finding mission, according to sources familiar with Tokyo's planning, and had been hoping to limit the scope of discussions to trade and investment matters.
Speaking to reporters after the talks, Akazawa gave few details but said the parties had agreed to hold a second meeting later this month and that Trump had said getting a deal with Japan was a "top priority".

Exchange rates, which the Trump administration has said Japan and others manipulate to get a trade advantage, were not part of the talks, he added.

Bản thân trước khi Thủ tướng Nhật cũng nói rõ sẽ tham vấn các đối tác Đông Nam Á và Anh trước khi chốt deal (Cháu đồ ĐNA, tức là Việt Nam là chính, Phillipines là thứ 2 chứ ai). Cụ thể là buổi gặp thứ 2 sẽ concide với việc Thủ tướng Nhật sang thăm ta (vừa mới công bố): Prime Minister Shigeru Ishiba is set to visit Vietnam and the Philippines for four days from April 27 for talks on security cooperation.The trip comes at a time when China is cozying up to Southeast Asian countries, amid growing distrust of the United States in light of U.S. President Donald Trump's tariff measures.
Updates: Tổng thống Pháp qua cũng gọi cho thủ tướng Nhật đến 40 phút. Cuối tháng cũng qua Việt Nam, cả EU nữa. Không hiểu Trump nghĩ sao nhỉ... Hanoi Accord chống lại Mar-a-lago Accord thật à.



>> Có vẻ không nước nào muốn deal với ngài sớm rồi, giờ mà cầm cái deal nát về quốc hội với đảng đối lập nó lại có cớ nói.
Link Reuters:https://www.reuters.com/world/japan-set-kick-off-tariff-talks-washington-2025-04-16/

Cả làng đang chờ người dân Mỹ hết hàng tồn , và không bán được nông sản trong 3 tháng tới rồi tính tiếp.

Ở góc độ khác thì CNBC đưa : China loss = Vietnam gain :). Dựa vào lượng tàu biển và phí tàu.
As Chinese trade comes under strain, a key metric in ocean freight rates shows Vietnam surging in early April.
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,738
Động cơ
35,946 Mã lực
Em băn khoăn khi có chiến tranh mà không có nhà máy thép thì thế nào ạ:D
Buôn lậu :) chiến tranh (thương mại hay súng đạn) cũng đều là mảnh đất màu mỡ cho buôn lậu. Nhưng buôn lậu cũng phải có tiền.

Thứ 2 nếu ko có tiền là đi xin, như xin Nga xin TQ, xin Mỹ ... viện trợ; nhận nợ rồi con cháu trả
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,736
Động cơ
463,301 Mã lực
Tuổi
45
Phải thấy là kiểu mua công nghệ như Hòa Phát có thể làm 1 số công ty hoặc 1 vài ngành tiến bộ lên. Nhưng bảo quốc gia phát triển bằng cách này thì không thể vì nó không đồng bộ. Muốn cả nước phát triển thì phải có 1 hệ thống công nghệ cơ bản chứ không phải kiểu người khác bỏ đi thì mình mua lại.
Tôi thấy cụ mâu thuẫn với chính các post trên của mình vì phía trên cụ bảo chả có ai chia sẻ công nghệ cho mình kể cả công nghệ đời 2 3, và giờ cụ lại bảo mua như Hòa phát là manh mún phải có hệ thống công nghệ cơ bản.
Nói thế này có nghĩa là thế giới đi tới mức G5-G6 mà ta lại mày mò nghiên cứu hoàn chỉnh từ G1 thì bao giờ mà đuổi kịp cái tụi G5. Thế tại sao ko đi mua 1 phần công nghệ ở mức phần khá hiện đại như cách của Hòa PHát là ở G4 thậm chí G5 rồi, dồn lực đầu tư R&D bù đắp phần còn thiếu có phải hay ko? Lấy ví dụ như bên mảng viễn thông ấy. VN đi sau mà giờ cũng triển khai 5G rồi, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới chứ đâu mày mò đi nghiên cứu bắt đầu từ công nghệ 2G hay 3G.
Nói riêng là muốn có hệ thống đồng bộ nó cũng bắt đầu từ những thứ cơ bản như Hòa Phát đang làm, nó bắt nguồn từ Thị trường. Thị trường cần là tìm cách cung cấp được, đó mới là công nghệ bền vững. Chứ ngồi mày mò nghiên cứu như mấy ông giáo sư mọt sách xong mà ko có tính ứng dụng, ko thương mại hóa được thì sớm muộn cũng vứt sọt rác, và nghiệp nghiên cứu đó cũng sớm dẹp thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,736
Động cơ
463,301 Mã lực
Tuổi
45
Em băn khoăn khi có chiến tranh mà không có nhà máy thép thì thế nào ạ:D
Đây cụ, Anh đang sợ bỏ mẹ ra đấy.

Chính phủ Anh chưa chính thức quốc hữu hóa công ty British Steel, vốn thuộc sở hữu của tập đoàn Jingye Group (Trung Quốc). Tuy nhiên, vào ngày 12/4/2025, Chính phủ Anh đã thông qua một đạo luật khẩn cấp, cho phép kiểm soát hoạt động của nhà máy thép Scunthorpe – nhà máy cuối cùng tại Anh sản xuất thép nguyên chất (virgin steel). Động thái này được thực hiện để ngăn chặn Jingye đóng cửa hai lò cao tại nhà máy, vốn có nguy cơ chấm dứt khả năng sản xuất thép nguyên chất của Anh, đe dọa 2.700 việc làm và an ninh kinh tế quốc gia.
https://www.bbc.com/news/articles/ckg17g39x41o

Chi tiết đáng chú ý:
  1. Kiểm soát hoạt động, chưa phải quốc hữu hóa:
    • Đạo luật cho phép Chính phủ Anh quản lý hoạt động hàng ngày tại nhà máy Scunthorpe, bao gồm quyền điều phối ban lãnh đạo, lực lượng lao động, đảm bảo trả lương, và đặt hàng nguyên liệu thô (than cốc, quặng sắt) để duy trì hoạt động của lò cao.
    • Jingye vẫn giữ quyền sở hữu công ty, nhưng Chính phủ có thể buộc công ty thực hiện các hành động cần thiết để duy trì sản xuất. Nếu cần, lực lượng công quyền có thể vào nhà máy để bảo vệ tài sản.
    • Bộ trưởng Thương mại Jonathan Reynolds nhấn mạnh rằng quốc hữu hóa là “khả năng có thể xảy ra” trong tương lai gần, nhưng hiện tại chưa thực hiện. Ông cũng cho biết giá trị thị trường của British Steel hiện gần như bằng 0, nên nếu quốc hữu hóa, Chính phủ sẽ không phải trả nhiều cho cổ đông.

  2. Lý do Chính phủ Anh can thiệp:
    • Nguy cơ đóng cửa lò cao: Jingye đã hủy đơn đặt hàng nguyên liệu thô, khiến lò cao có nguy cơ ngừng hoạt động trong vài ngày, dẫn đến việc không thể khởi động lại mà không tốn kém chi phí lớn. Điều này sẽ khiến Anh trở thành quốc gia duy nhất trong G7 không có khả năng sản xuất thép nguyên chất, gây rủi ro cho ngành xây dựng, quốc phòng, và đường sắt.

    • Tình hình tài chính: British Steel đang lỗ khoảng 700.000 bảng Anh/ngày (khoảng 915.600 USD) do thị trường thép toàn cầu dư cung, chi phí năng lượng cao, và thuế nhập khẩu 25% của Mỹ áp lên thép từ tháng 3/2025.

    • Đàm phán thất bại: Chính phủ Anh đã đề nghị hỗ trợ tài chính (500 triệu bảng Anh) để chuyển đổi sang lò điện hồ quang ít phát thải hơn, nhưng Jingye yêu cầu 1 tỷ bảng Anh và không chấp nhận đề nghị, dẫn đến bế tắc.
  3. Phản ứng từ các bên:
    • Công nhân và công đoàn: Công nhân tại Scunthorpe đã chặn lãnh đạo Jingye vào nhà máy, lo ngại “phá hoại công nghiệp”. Các công đoàn như Community và GMB hoan nghênh can thiệp của Chính phủ, coi đây là bước đầu tiên hướng tới quốc hữu hóa.

    • Chính trị Anh: Nhiều nghị sĩ từ các đảng, bao gồm cả Nigel Farage (Reform UK) và một số thành viên Bảo thủ, kêu gọi quốc hữu hóa tạm thời hoặc hoàn toàn để bảo vệ ngành thép. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Bảo thủ Kemi Badenoch cho rằng quốc hữu hóa chỉ nên là “giải pháp cuối cùng”.

    • Trung Quốc: Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh và Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Anh đối xử công bằng với các doanh nghiệp Trung Quốc, tránh “chính trị hóa” vấn đề kinh tế, và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

  4. Bối cảnh và ý nghĩa:
    • Tầm quan trọng chiến lược: Nhà máy Scunthorpe sản xuất thép nguyên chất cho đường sắt (95% đường ray của Network Rail), xây dựng, và quốc phòng. Việc mất khả năng sản xuất thép nguyên chất sẽ khiến Anh phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại và bất ổn địa chính trị.

    • Căng thẳng Anh - Trung: Việc Chính phủ Anh can thiệp, cùng với phát biểu của Bộ trưởng Reynolds rằng Trung Quốc không còn được chào đón trong ngành thép Anh, làm dấy lên lo ngại về căng thẳng ngoại giao. Điều này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Keir Starmer đang cố cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng cũng phải đối mặt với áp lực từ Mỹ (đặc biệt dưới chính quyền Trump) về việc hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

    • Tác động kinh tế: Chính phủ Anh đã cam kết dùng 2,5 tỷ bảng Anh từ quỹ thép hiện có để hỗ trợ ngành thép, bao gồm chi phí vận hành nhà máy Scunthorpe (lỗ 233 triệu bảng Anh/năm). Tuy nhiên, quốc hữu hóa dài hạn có thể đòi hỏi đầu tư hàng tỷ bảng để hiện đại hóa nhà máy.

  5. Tình hình hiện tại (tính đến 16/4/2025):
    • Chính phủ Anh đã bảo đảm nguồn nguyên liệu thô đến từ cảng Immingham và một lô hàng từ Úc, đủ để duy trì lò cao trong vài tuần.
    • Hai lãnh đạo lâu năm của British Steel, Allan Bell (Giám đốc điều hành tạm thời) và Lisa Coulson (Giám đốc thương mại), được bổ nhiệm để quản lý nhà máy, với mục tiêu duy trì sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.
    • Chính phủ đang tìm kiếm đối tác tư nhân để đồng đầu tư, nhưng hiện chưa có công ty nào sẵn sàng mua lại nhà máy. Quốc hữu hóa được xem là phương án khả dĩ nhất trong ngắn hạn, với chiến lược dài hạn sẽ được công bố vào mùa xuân 2025


 
  • Vodka
Reactions: Xep

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
137
Động cơ
216,384 Mã lực
Tôi thấy cụ mâu thuẫn với chính các post trên của mình vì phía trên cụ bảo chả có ai chia sẻ công nghệ cho mình kể cả công nghệ đời 2 3, và giờ cụ lại bảo mua như Hòa phát là manh mún phải có hệ thống công nghệ cơ bản.
Nói thế này có nghĩa là thế giới đi tới mức G5-G6 mà ta lại mày mò nghiên cứu hoàn chỉnh từ G1 thì bao giờ mà đuổi kịp cái tụi G5. Thế tại sao ko đi mua 1 phần công nghệ ở mức phần khá hiện đại như cách của Hòa PHát là ở G4 thậm chí G5 rồi, dồn lực đầu tư R&D bù đắp phần còn thiếu có phải hay ko? Lấy ví dụ như bên mảng viễn thông ấy. VN đi sau mà giờ cũng triển khai 5G rồi, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới chứ đâu mày mò đi nghiên cứu bắt đầu từ công nghệ 2G hay 3G.
Nói riêng là muốn có hệ thống đồng bộ nó cũng bắt đầu từ những thứ cơ bản như Hòa Phát đang làm, nó bắt nguồn từ Thị trường. Thị trường cần là tìm cách cung cấp được, đó mới là công nghệ bền vững. Chứ ngồi mày mò nghiên cứu như mấy ông giáo sư mọt sách xong mà ko có tính ứng dụng, ko thương mại hóa được thì sớm muộn cũng vứt sọt rác, và nghiệp nghiên cứu đó cũng sớm dẹp thôi.
Thực ra nữa là nó còn khả năng bán ra thế giới nữa. Bạn Trung Quốc có 1 nhược điểm, rất nhiều công nghệ của bạn là sao chép khi chưa được phép (em không nói trái phép) nên nhiều khi đem ra thị trường thế giới bán thì Phương Tây có cách dựng hàng rào kỹ thuật không mua.
Cái Hoà Phát làm sẽ giúp họ bán được ở phương Tây. Điển hình là họ đã không bị áp thuế chống bán phá giá ở châu Âu đợt này. Cách đi này lấy ngắn nuôi dài, làm là có lãi, em thấy là bài bản rồi.
Còn đột phá nó còn phải vận hội nữa. Mà em thấy càng ngày càng rõ là có thể có vận hội rồi (không trump thì chờ nhiệm kỳ sau).
 

quangzizi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,624
Động cơ
423,975 Mã lực
Sa đà tranh luận, tấn công cá nhân người khác
Dừng đăng bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Driverto

Xe tải
Biển số
OF-777926
Ngày cấp bằng
20/5/21
Số km
262
Động cơ
40,666 Mã lực
Vậy là guinea pig, đoàn đàm phán mẫu đầu tiên Nhật đã gặp ngài 47 vòng 1.
Ngài thì bảo big progress, cháu thấy cũng đã hơi mùi rồi, vì tính ngài mà có big gì thật thì đã nói là very close để có trade deal rồi ý chứ.
Tin bắt đầu lộ ra thì:
Japan had not expected Trump to participate in what it viewed as a fact-finding mission, according to sources familiar with Tokyo's planning, and had been hoping to limit the scope of discussions to trade and investment matters.
Speaking to reporters after the talks, Akazawa gave few details but said the parties had agreed to hold a second meeting later this month and that Trump had said getting a deal with Japan was a "top priority".

Exchange rates, which the Trump administration has said Japan and others manipulate to get a trade advantage, were not part of the talks, he added.

Bản thân trước khi Thủ tướng Nhật cũng nói rõ sẽ tham vấn các đối tác Đông Nam Á và Anh trước khi chốt deal (Cháu đồ ĐNA, tức là Việt Nam là chính, Phillipines là thứ 2 chứ ai). Cụ thể là buổi gặp thứ 2 sẽ concide với việc Thủ tướng Nhật sang thăm ta (vừa mới công bố): Prime Minister Shigeru Ishiba is set to visit Vietnam and the Philippines for four days from April 27 for talks on security cooperation.The trip comes at a time when China is cozying up to Southeast Asian countries, amid growing distrust of the United States in light of U.S. President Donald Trump's tariff measures.
Updates: Tổng thống Pháp qua cũng gọi cho thủ tướng Nhật đến 40 phút. Cuối tháng cũng qua Việt Nam, cả EU nữa. Không hiểu Trump nghĩ sao nhỉ... Hanoi Accord chống lại Mar-a-lago Accord thật à.



>> Có vẻ không nước nào muốn deal với ngài sớm rồi, giờ mà cầm cái deal nát về quốc hội với đảng đối lập nó lại có cớ nói.
Link Reuters:https://www.reuters.com/world/japan-set-kick-off-tariff-talks-washington-2025-04-16/

Cả làng đang chờ người dân Mỹ hết hàng tồn , và không bán được nông sản trong 3 tháng tới rồi tính tiếp.

Ở góc độ khác thì CNBC đưa : China loss = Vietnam gain :). Dựa vào lượng tàu biển và phí tàu.
As Chinese trade comes under strain, a key metric in ocean freight rates shows Vietnam surging in early April.
Bài post của cụ thật là kịch tính. Toàn cảnh thế giới.
 

X_axe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,738
Động cơ
35,946 Mã lực
Vậy là guinea pig, đoàn đàm phán mẫu đầu tiên Nhật đã gặp ngài 47 vòng 1.
Ngài thì bảo big progress, cháu thấy cũng đã hơi mùi rồi, vì tính ngài mà có big gì thật thì đã nói là very close để có trade deal rồi ý chứ.
Tin bắt đầu lộ ra thì:
Japan had not expected Trump to participate in what it viewed as a fact-finding mission, according to sources familiar with Tokyo's planning, and had been hoping to limit the scope of discussions to trade and investment matters.
Speaking to reporters after the talks, Akazawa gave few details but said the parties had agreed to hold a second meeting later this month and that Trump had said getting a deal with Japan was a "top priority".

Exchange rates, which the Trump administration has said Japan and others manipulate to get a trade advantage, were not part of the talks, he added.

Bản thân trước khi Thủ tướng Nhật cũng nói rõ sẽ tham vấn các đối tác Đông Nam Á và Anh trước khi chốt deal (Cháu đồ ĐNA, tức là Việt Nam là chính, Phillipines là thứ 2 chứ ai). Cụ thể là buổi gặp thứ 2 sẽ concide với việc Thủ tướng Nhật sang thăm ta (vừa mới công bố): Prime Minister Shigeru Ishiba is set to visit Vietnam and the Philippines for four days from April 27 for talks on security cooperation.The trip comes at a time when China is cozying up to Southeast Asian countries, amid growing distrust of the United States in light of U.S. President Donald Trump's tariff measures.
Updates: Tổng thống Pháp qua cũng gọi cho thủ tướng Nhật đến 40 phút. Cuối tháng cũng qua Việt Nam, cả EU nữa. Không hiểu Trump nghĩ sao nhỉ... Hanoi Accord chống lại Mar-a-lago Accord thật à.



>> Có vẻ không nước nào muốn deal với ngài sớm rồi, giờ mà cầm cái deal nát về quốc hội với đảng đối lập nó lại có cớ nói.
Link Reuters:https://www.reuters.com/world/japan-set-kick-off-tariff-talks-washington-2025-04-16/

Cả làng đang chờ người dân Mỹ hết hàng tồn , và không bán được nông sản trong 3 tháng tới rồi tính tiếp.

Ở góc độ khác thì CNBC đưa : China loss = Vietnam gain :). Dựa vào lượng tàu biển và phí tàu.
As Chinese trade comes under strain, a key metric in ocean freight rates shows Vietnam surging in early April.
Trump không biết hiểu rõ cách đàm phán của Nhật không? Nhật nổi tiếng với lối nói "yes but no yes", về hỏi Tokyo đã. Nghe vậy mà không phải vậy
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
137
Động cơ
216,384 Mã lực
Quan điểm của cháu thì cháu nghĩ cách Mỹ nghĩ là cả thế giới bóc lột Mỹ không sai. Cháu đồng cảm với Bessent, về lý do ra ứng cử là Mỹ cứ như này thì sụp mất sau vài thế hệ.
Nên nếu là cử tri Mỹ cháu cũng bầu cho Trump-Bessent vv... và ủng hộ áp thuế toàn thế giới 10% như cách hiện tại. Nó có 2 cái lợi 1/Mỹ có thêm 1 nguồn thu 2/USD đang giảm, lâu dài sẽ giảm thâm hụt 3/Dân Mỹ sẽ tiết kiệm hơn, chịu khó sản xuất hơn ở mức vừa phải.
Cách Trump nói kiss my ass, vv... hơi quá nhưng dân Mỹ thích là được, (dù cháu là người Việt Nam và of course là không thích nói thế). Vì rõ ràng họ đang phải chịu thiệt hại như đoạn viết trên, phải cho tâm lý họ thoải mái thì họ mới chịu.
Quốc gia nào cũng thích thặng dư với mỹ để thế hệ sau sung sướng hơn, kiểu hi sinh đời bố củng cố đời con nhưng ở góc độ công bằng và bền vững thì cách Mỹ làm cũng đúng.
Nói vậy để hiểu là cháu vẫn tin con đường Trump đi là đúng, dù khá thích nói kháy ngài 47 vì ngài làm mọi thứ tung beng lên. Và vì nó đúng nên VN phải lựa cách để vào cuối ngày có lợi thôi, cháu cũng chưa biết như nào. Nhưng từ 4.4 đến 9.4 thì buồn, chứ từ 10.4 đến nay cháu đang thấy kiểu các cụ nói " Càng ngày tình hình càng chuyển biến có lợi cho ta"
 

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực
Cả mấy ông Israel, Argentina.. dễ deal nhất mà 10 ngày cũng chưa thấy tin gì.

Phía VN đã lên báo đề xuất thuế 0% cho một số mặt hàng, như vậy là VN hy vọng 2 bên gặp nhau không ở 0%, cũng không phải 46%, mà là ở giữa, tức là 10-15%
 

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
644
Động cơ
175,093 Mã lực
Quan điểm của cháu thì cháu nghĩ cách Mỹ nghĩ là cả thế giới bóc lột Mỹ không sai. Cháu đồng cảm với Bessent, về lý do ra ứng cử là Mỹ cứ như này thì sụp mất sau vài thế hệ.
Nên nếu là cử tri Mỹ cháu cũng bầu cho Trump-Bessent vv... và ủng hộ áp thuế toàn thế giới 10% như cách hiện tại. Nó có 2 cái lợi 1/Mỹ có thêm 1 nguồn thu 2/USD đang giảm, lâu dài sẽ giảm thâm hụt 3/Dân Mỹ sẽ tiết kiệm hơn, chịu khó sản xuất hơn ở mức vừa phải.
Cách Trump nói kiss my ass, vv... hơi quá nhưng dân Mỹ thích là được, (dù cháu là người Việt Nam và of course là không thích nói thế). Vì rõ ràng họ đang phải chịu thiệt hại như đoạn viết trên, phải cho tâm lý họ thoải mái thì họ mới chịu.
Quốc gia nào cũng thích thặng dư với mỹ để thế hệ sau sung sướng hơn, kiểu hi sinh đời bố củng cố đời con nhưng ở góc độ công bằng và bền vững thì cách Mỹ làm cũng đúng.
Nói vậy để hiểu là cháu vẫn tin con đường Trump đi là đúng, dù khá thích nói kháy ngài 47 vì ngài làm mọi thứ tung beng lên. Và vì nó đúng nên VN phải lựa cách để vào cuối ngày có lợi thôi, cháu cũng chưa biết như nào. Nhưng từ 4.4 đến 9.4 thì buồn, chứ từ 10.4 đến nay cháu đang thấy kiểu các cụ nói " Càng ngày tình hình càng chuyển biến có lợi cho ta"
Có ai bóc lột được Mỹ hả cụ.

Mỹ in tiền ra để mua hàng cả thế giới. Cả thế giới chổng mông lên làm lụng để bán hàng vào Mỹ, thu về “tờ giấy màu xanh” do Mỹ nó phát hành. Hình như đúng là có ai đó ở đây đang bị bóc lột, nhưng không phải Mỹ :D.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,563
Động cơ
486,805 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi thấy cụ mâu thuẫn với chính các post trên của mình vì phía trên cụ bảo chả có ai chia sẻ công nghệ cho mình kể cả công nghệ đời 2 3, và giờ cụ lại bảo mua như Hòa phát là manh mún phải có hệ thống công nghệ cơ bản.
Nói thế này có nghĩa là thế giới đi tới mức G5-G6 mà ta lại mày mò nghiên cứu hoàn chỉnh từ G1 thì bao giờ mà đuổi kịp cái tụi G5. Thế tại sao ko đi mua 1 phần công nghệ ở mức phần khá hiện đại như cách của Hòa PHát là ở G4 thậm chí G5 rồi, dồn lực đầu tư R&D bù đắp phần còn thiếu có phải hay ko? Lấy ví dụ như bên mảng viễn thông ấy. VN đi sau mà giờ cũng triển khai 5G rồi, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới chứ đâu mày mò đi nghiên cứu bắt đầu từ công nghệ 2G hay 3G.
Nói riêng là muốn có hệ thống đồng bộ nó cũng bắt đầu từ những thứ cơ bản như Hòa Phát đang làm, nó bắt nguồn từ Thị trường. Thị trường cần là tìm cách cung cấp được, đó mới là công nghệ bền vững. Chứ ngồi mày mò nghiên cứu như mấy ông giáo sư mọt sách xong mà ko có tính ứng dụng, ko thương mại hóa được thì sớm muộn cũng vứt sọt rác, và nghiệp nghiên cứu đó cũng sớm dẹp thôi.
"Chia sẻ" khác với "mua bán" nhé cụ. Vế đầu là chuyển giao những thứ mình cần và yêu cầu. Như Nhật xây và chuyển giao cả bộ công nghệ luyện kim cho Hàn (Posco) hay Nhật/Mỹ chuyển giao công nghệ chip cho Samsung.

Còn kiểu xem mấy nước có cái gì đẩy ra mình mua cái ấy thì vẫn có thể gọi là chuyển giao nhưng không dựa vào kiểu này mà phát triển thực sự được.

Như Thái lan, nền sản xuất cũng có không ít công nghệ nhưng không phải công nghệ cơ bản/công nghệ lõi. Nên cả sản xuất và kinh tế cứ tà tà vậy thôi.
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
137
Động cơ
216,384 Mã lực
Có ai bóc lột được Mỹ hả cụ.

Mỹ in tiền ra để mua hàng cả thế giới. Cả thế giới chổng mông lên làm lụng để bán hàng vào Mỹ, thu về “tờ giấy màu xanh” do Mỹ nó phát hành. Hình như đúng là có ai đó ở đây đang bị bóc lột, nhưng không phải Mỹ :D.
Bác đọc lại post này của cháu.
Còn cách VN và các nước làm với Mỹ, cũng như Mỹ đang định làm với các nước thì nó là học thuyết kinh điển (buffet chỉ nói nôm ra cho dễ hiểu thôi): https://en.wikipedia.org/wiki/Beggar_thy_neighbour
Goi là làm nghèo láng giềng ạ.
 

XSim

Xì hơi lốp
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,721
Động cơ
904,121 Mã lực
Quan điểm của cháu thì cháu nghĩ cách Mỹ nghĩ là cả thế giới bóc lột Mỹ không sai. Cháu đồng cảm với Bessent, về lý do ra ứng cử là Mỹ cứ như này thì sụp mất sau vài thế hệ.
Nên nếu là cử tri Mỹ cháu cũng bầu cho Trump-Bessent vv... và ủng hộ áp thuế toàn thế giới 10% như cách hiện tại. Nó có 2 cái lợi 1/Mỹ có thêm 1 nguồn thu 2/USD đang giảm, lâu dài sẽ giảm thâm hụt 3/Dân Mỹ sẽ tiết kiệm hơn, chịu khó sản xuất hơn ở mức vừa phải.
Cách Trump nói kiss my ass, vv... hơi quá nhưng dân Mỹ thích là được, (dù cháu là người Việt Nam và of course là không thích nói thế). Vì rõ ràng họ đang phải chịu thiệt hại như đoạn viết trên, phải cho tâm lý họ thoải mái thì họ mới chịu.
Quốc gia nào cũng thích thặng dư với mỹ để thế hệ sau sung sướng hơn, kiểu hi sinh đời bố củng cố đời con nhưng ở góc độ công bằng và bền vững thì cách Mỹ làm cũng đúng.
Nói vậy để hiểu là cháu vẫn tin con đường Trump đi là đúng, dù khá thích nói kháy ngài 47 vì ngài làm mọi thứ tung beng lên. Và vì nó đúng nên VN phải lựa cách để vào cuối ngày có lợi thôi, cháu cũng chưa biết như nào. Nhưng từ 4.4 đến 9.4 thì buồn, chứ từ 10.4 đến nay cháu đang thấy kiểu các cụ nói " Càng ngày tình hình càng chuyển biến có lợi cho ta"
Nếu Trump cứ 10% thuế hoặc cao hơn nữa cho vài mặt hàng thì cũng chả sao, nước nào cũng có nhu cầu chính đáng là bảo vệ nền sản xuất nội địa của mình cả. Đây là Trump lại tăng thật cao nhưng luôn kèm câu cứ bình tĩnh còn thương lượng mà, hệt như mấy mẹ bán quần áo chợ Đồng Xuân 30 năm trước.

Cái tariff hét cao để deal này mới khó nghĩ này, chả biết Trump và bộ sậu muốn gì nữa. Nếu muốn VN mở cửa thêm cho hàng Mỹ hay kiểm soát hàng Tàu đột lốt xuất Mỹ thì dễ tính chứ bảo dùng để ép VN chọn phe thì khó chơi đấy.

Với người Mỹ thì sứ mệnh của Trump làm giảm thâm hụt hay đưa sản xuất về Mỹ là đúng nhưng thương chiến một mất một còn với Tàu hay Nga là không nên. Bao nhiêu mô hình game theory win-win vứt đâu hết rồi giờ ai lại chơi zero-sum game thế.

Nói chung Trump và bộ sậu xuất phát từ nhu cầu chính đáng nhưng cách làm có vẻ quá mù ra mưa, cẩn thận hỏng hết mọi thứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,738
Động cơ
35,946 Mã lực
"Chia sẻ" khác với "mua bán" nhé cụ. Vế đầu là chuyển giao những thứ mình cần và yêu cầu. Như Nhật xây và chuyển giao cả bộ công nghệ luyện kim cho Hàn (Posco) hay Nhật/Mỹ chuyển giao công nghệ chip cho Samsung.

Còn kiểu xem mấy nước có cái gì đẩy ra mình mua cái ấy thì vẫn có thể gọi là chuyển giao nhưng không dựa vào kiểu này mà phát triển thực sự được.

Như Thái lan, nền sản xuất cũng có không ít công nghệ nhưng không phải công nghệ cơ bản/công nghệ lõi. Nên cả sản xuất và kinh tế cứ tà tà vậy thôi.
Samsung cũng có chuyển giao bí kíp cho VN đó cụ, nhưng em ko tiện nói. Thực ra hầu hếtt các việc chuyển giao công nghệ đều dưới dạng li xăng (cho phép sử dụng, ko cho phép tự ý cải tiến, tự chế vì bên bán giữ bí kíp để còn làm ăn).

Nhưng một số li xăng cho phép làm chủ công nghệ chuyển giao cả bí kíp chế tạo; hiếm nhưng không phải không có. Đồng thời mình phải chủ động dấn sâu vào nắm giữ bí kíp chứ ko thể thụ động.

Lịch sử VN khối XHCN cũng có một số chuyển giao nhưng mình làm mất gần hết. Một phần do quá thiếu thốn, một phần do thiếu thị trường, một phần do cách chúng ta ứng xử với chuyên gia kỹ thuật cao và tổng công trình sư.

Để gầy dựng lại nền khoa học công nghệ bí kíp cực kỳ gian nan. Nhưng tại sao nó gian nan? Vì nó chiến lược tối quan trọng với sự sống còn của một nền kinh tế, một quốc gia. Giữ bí kíp nhue giữ con ngươi của mắt mình.

Nên khó mấy cũng phải làm, đừng bàn lùi! càng gian nan càng phải làm; chấp nhận trên con đường đó sẽ có thương binh, liệt sỹ cũng phải làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

One-77

Tháo bánh
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
20,030
Động cơ
1,974,337 Mã lực
Có ai bóc lột được Mỹ hả cụ.

Mỹ in tiền ra để mua hàng cả thế giới. Cả thế giới chổng mông lên làm lụng để bán hàng vào Mỹ, thu về “tờ giấy màu xanh” do Mỹ nó phát hành. Hình như đúng là có ai đó ở đây đang bị bóc lột, nhưng không phải Mỹ :D.
Vãi cả đái lí luận của cụ. Như này mà cũng lên đây chém được..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top