- Biển số
- OF-746730
- Ngày cấp bằng
- 18/10/20
- Số km
- 2,285
- Động cơ
- 126,859 Mã lực
- Tuổi
- 32
Lại một bác vui tính nữa. Khi giá thị trường biến động mà người ta gọi là dễ bay hơi thì phản ứng ban đầu của nhà bán buôn là nén nhịn đau mà giữ giá không đổi, điều đó đúng. Tuy nhiên thuế không phải là thứ dễ bay hơi mà nó ổn định trong nhiều năm, khi đó nhà bán buôn phải chia sẻ gánh nặng thuế cho ai đó. Cứ theo comment của bác thì tư bản mĩ rất có tính nhân văn và ý thức cộng đồng, họ gánh chịu phần lớn khoản thuế nhập khẩu tăngKiến thức non thì không nên to giọng. Mợ cần phân biệt giá mua bán buôn, giá tính thuế (CIF với hàng nhập khẩu), giá bán lẻ. Giá bán lẻ tăng 10% không có nghĩa là TQ chịu 55% thuế mà đơn vị nhập khẩu phải nộp tất 65%, còn việc họ đàm phán để đơn vị xuất khẩu từ TQ đỡ hộ bao nhiêu % là câu chuyện khác, thậm chí không có bất kỳ hỗ trợ nào; bởi lợi nhuận của khâu sản xuất + gia công nói chung không cao tới 50%. Cá nhân tôi gần 25 năm trước tham gia một vụ kiện antidumping của EU, với thuế sơ bộ áp rất cao. Câu trả lời cuối cùng của toàn ngành chúng tôi đối với EU và các đơn vị nhập khẩu hàng có trụ sở tại EU là chúng mày thích áp thuế bao nhiêu thì tuỳ, sẽ không có bất kỳ sự giảm giá nào, có thể không đặt hàng nữa cũng được, nhưng một khi đã rời đi thì sẽ không hoan nghênh quay trở lại. Kết quả đơn hàng không những không giảm mà còn tăng.
Mặt khác em đã từng dẫn chứng về việc hàng trung quốc chủ yếu cạnh tranh bằng giá rẽ. Lốp Bridgestone mĩ giá 100 thì Inou Nhật Bản hay Kumho Hàn Quốc chỉ 70. Nhưng lốp trung quốc lại chỉ 30 thôi. Chính vì vậy em mới nói hàng trung quốc vào mĩ chịu đựng được mức thuế suất nhập khẩu 50-100% mà giá bán vẫn rẻ hơn, khiến cho lạm phát có tăng nhưng không đáng kể so với mức thuế suất 65%. Tức phía trung quốc gánh chịu phần lớn khoản thuế tăng, còn ngân sách mĩ vớ bẫm
Túm váy lại: a Chum có lo thuế tăng làm CPI lên nhưng không sợ hãi vì có thể đạp giá dầu xuống để đè lạm phát, trong khi ấy ngân sách vớ bẫm từ thuế áp lên hàng trung quốc