[Funland] Học toán để làm gì?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Học sinh đồng lòng loại môn Sử!
Đất Việt1 đăng lạiGốc
(Giáo dục) - Nhiều trường ở Hà Nội đã công bố các con số thấp kỷ lục về số học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Bộ Giáo dục nhờ Bộ Nội vụ giúp giảm "tiến sỹ giấy" "Tiến sỹ giấy", Bộ Giáo dục không thể đẩy việc cho ai

Trong khi trường THPT Cầu Giấy, Trần Nhân Tông, Việt Đức có 9-33 học sinh đăng ký thi môn Sử thì THPT Hồ Tùng Mậu, Anhxtanh chỉ có một em đăng ký thi môn này.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết, trong tổng số 716 học sinh của trường, tỷ lệ lựa chọn các môn thi tốt nghiệp thể hiện rõ sự chênh lệch: tiếng Anh 62%, Vật lý 54%, Hóa học 45%, Địa lý 20%; Sinh học 6,6% và Lịch sử: 4,6% (33 em).

"Kết quả này chịu nhiều tác động của việc thi đại học. Rõ ràng là học sinh yêu thích môn gì thì sẽ lựa chọn môn đó để thi. Với kết quả này, mục tiêu giáo dục toàn diện bị phá sản", ông Bình nói.



Học sinh không lựa chọn thi môn Sử

Theo ông Bình, tương lai nên "tích hợp nhiều môn trong một bài thi", ví dụ kết hợp thi Toán và logic, các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân... nhằm hạn chế việc học lệch, học tủ, thi cử đối phó và tiến tới mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tại THPT Cầu Giấy, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hải cho hay: "Phần đông học sinh thi đại học khối A, A1, D nên ít em chọn Lịch sử, Sinh học để thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu".

Dù khá khẩm hơn con số 0% đăng ký thi Lịch sử của THPT Lương Thế Vinh nhưng THPT Hồ Tùng Mậu cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký thi môn này.

Thậm chí, tại THPT Anhxtanh, các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý mỗi môn chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi.

Trước đó, ngày 28/2, trường THPT dân lập Lương Thế Vinh có 75,6% học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Lý, hơn 56% thi Tiếng Anh, 0% đăng ký thi Sử.

PGS Văn Như Cương, hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết: "Tôi rất buồn khi Bộ đề ra chủ trương cho học sinh tự chọn môn thi. Họ đã không suy xét được hậu quả sẽ như thế nào. Tôi được biết, nhiều trường khác cũng không có học sinh nào đăng ký dự thi môn Sử".

Giải thích về việc tại sao học sinh trường mình không chọn Sử, vị giáo già cho biết, nguyện vọng của các em khi vào trường là thi đại học khối A, D. Dù học đều và những năm trước thi Sử với kết quả khá nhưng Sử không phải là môn trọng tâm khi thi đại học nên bị bỏ qua - nghĩa là không phải do học sinh ghét Sử, mà do so sánh thì những môn khác có lợi hơn. Sử thi 90 phút tự luận, sẽ mệt mỏi và khó lấy điểm hơn những môn khác.

"Nếu cả nước chỉ dưới 1% học sinh đăng ký thi Sử thì vô tình môn Sử lại bị giáng một đòn chí mạng", thầy Cương nhận định.

PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện Trưởng Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng lý do HS không chọn môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không có nghĩa là HS ghét môn sử dù trong thực tế hiện nay, trong cách giảng dạy môn sử, cách ra đề thi các thầy cô phải rút kinh nghiệm nhiều để tránh quá tải cho HS.

“Qua những lần dự giờ, khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS vẫn rất yêu quý môn này. Các em có thể không lựa chọn môn sử vì chọn môn thi tốt nghiệp THPT trùng với môn thi ĐH” - PGS Oanh nhận định.

PGS-TS Hà Minh Hồng, Trưởng Bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhìn nhận việc HS không lựa chọn môn sử là hệ quả tất yếu của cả một quá trình chứ không phải chỉ sau khi bị xếp thành môn tự chọn.

“Sâu xa hơn, nếu cứ xếp môn sử thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ càng làm cho môn học này bị coi thường, không phát triển được, dẫn đến hệ lụy là một thế hệ, một nhận thức lịch sử không được coi trọng, dân ta không biết sử ta” - PGS Hồng lo lắng.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Trường đầu tiên không có học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Sử
Giải thích về việc tại sao học sinh trường mình không chọn Sử, vị giáo già cho biết, nguyện vọng của các em khi vào trường là thi đại học khối A, D. Dù học đều và những năm trước thi Sử với kết quả khá nhưng Sử không phải là môn trọng tâm khi thi đại học nên bị bỏ qua - nghĩa là không phải do học sinh ghét Sử, mà do so sánh thì những môn khác có lợi hơn. Sử thi 90 phút tự luận, sẽ mệt mỏi và khó lấy điểm hơn những môn khác.

"Nếu cả nước chỉ dưới 1% học sinh đăng ký thi Sử thì vô tình môn Sử lại bị giáng một đòn chí mạng", thầy Cương nhận định.

 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
:))

Nếu không phải thi, môn Văn sẽ chẳng mấy học sinh muốn học
11/04/2014 06:36 Xuân Trung
0 bình luận
(GDVN) -Điều này được TS. Chu Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu lên cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các cơ quan phụ trách thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá môn văn

Trước thực trạng học sinh “chán” môn Ngữ văn, TS. Chu Văn Sơn ví đó chẳng khác nào như chuyện học sinh “ghét” môn Lịch sử, và giả thiết nếu tình trạng dạy và học văn hiện nay không sớm được khắc phục ngay từ bây giờ, thì e rầng, đến một ngày nào đó, nó sẽ có kết cục giống như môn Sử: học sinh sẽ vui mừng xé bỏ tài liệu ôn tập văn khi Bộ có thông báo không thi tốt nghiệp môn Văn

Chưa bao giờ học sinh chán học văn như bây giờ

Học sinh và phụ huynh đều biết tới TS. Chu Văn Sơn từ những năm trước đây khi ông thường dạy ôn Ngữ văn trên truyền hình, với giọng đọc truyền cảm và trái tim có lửa với nghề, luôn là niềm cảm hứng của nhiều thế hệ học trò khi yêu thích Ngữ văn khi được ông truyền cảm hứng.

Nhân Hội thảo về đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn, với sự có mặt của đông đảo người trong giới, TS. Chu Văn Sơn đã nêu lên nghịch lí trong thực trạng dạy học văn hiện nay. TS. Chu Văn Sơn đã cảnh báo xót xa rằng, việc dạy và học môn Ngữ văn hiện nay đang khiến ông lo ngại, đặc biệt là ở khu vực trường đại trà và trường miền núi. Và nghịch lý ở đây là gì?


TS. Chu Văn Sơn buồn thay cho thực trạng học sinh chán môn Ngữ văn như hiện nay. Ảnh Xuân Trung





Theo TS. Sơn chưa có bao giờ người dạy văn ở Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức như bây giờ, chưa bao giờ người dạy văn được trang bị nhiều phương pháp như bây giờ, chưa bao giờ người dạy văn có được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân như bây giờ. Với sự hỗ trợ như vậy đáng ra chất lượng học văn sẽ cao hơn, đáng ra tình yêu môn văn của học trò phải cao hơn, nhưng nghịch lý là : chưa bao giờ học trò lại chán học văn như bây giờ.

TS. Chu Văn Sơn cho rằng, không thể né tránh điều này vì chúng ta là người trong cuộc, để dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân khách quan nằm ngoài tầm tay của Bộ GD&ĐT, nằm ngoài sự nỗ lực của giáo viên.

Một lý giải được đưa ra hiện nay là nhu cầu về giải trí của con người mạnh lên, sự lên ngôi của công nghệ giải trí cũng ồ ạt hơn, và kéo theo về công nghệ nghe nhìn, làm cho văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn.

TS. Sơn hoài nghi rằng, hình như sự lựa chọn của con người giờ cũng trở nên thực tế đến mức thực dụng hơn trước. Ngay những người theo nghề dạy văn, nhưng khi định hướng cho con vào nghề nào trong tương lai, thì nhiều người cũng không khuyên con mình thi vào những khối những trường thuộc về văn. Bởi môn văn là môn sau này không hứa hẹn nhiều về thu nhập, vị trí, đời sống. Thực tế này cũng ảnh hưởng tới việc học sinh không thích học văn.

Qua tìm hiểu của TS. Chu Văn Sơn, thực chất học sinh chúng ta không chán văn nói chung, mà chỉ chán văn trong nhà trường, văn bên ngoài học sinh vẫn thích. Vậy tình trạng này nhà trường phải chịu trách nhiệm chính. Cần tìm nguyên nhân thuộc về “cỗ máy dạy – học văn” của chúng ta.

Theo TS. Chu Văn Sơn, có thể khắc phục tình trạng này ở 6 khía cạnh: Thứ nhất, triết lý bộ môn Ngữ văn (tư tưởng lớn) còn nhiều điểm bất cập. Ở bậc phổ thông, nên xem môn Ngữ văn là môn công cụ có tính nhânn văn. Trong đó, tư cách nhân văn phải dặt lên hàng đầu. Tức là, trước hết không nên xem dạy văn như cung cấp những tri thức và kĩ năng của một môn nghệ thuật hay môn khoa học xã hội cho học trò. Chuyện ấy thuộc hàng hai, hàng ba thôi. Hàng đầu phải là bồi đắp các giá trị nhân văn cho học trò. Khía cạnh này trước đây có được nói tới, nhưng chưa đúng mức, đúng tầm quan trọng của nó.

Thứ hai, chương trình là sản phẩm trực tiếp được xây dựng dựa trên triết lý bộ môn, chương trình môn Ngữ văn hiện nay có khá hơn trước nhưng so với yêu cầu vẫn phải điều chỉnh, bởi chương trình đang có sự lấn áp của nhiều tiêu chí ngoài văn.

Thứ ba, tuy sách giáo khoa được biên soạn ưu việt hơn trước, nhưng do triết lý bộ môn, định hướng như vậy nên sách giáo khoa cũng có lệch, bởi sách quyết định tới hệ thống, phương hướng đào sâu vào văn bản, câu hỏi. Nếu coi Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội thì hệ thống câu hỏi sẽ tập trung vào việc nhồi kiến thức, rèn rũa kỹ năng chứ không đi theo hướng bồi đắp năng lực như ta mong muốn.

Thứ tư là phương pháp, theo TS. Sơn vấn đề đọc hiểu cũng còn nhiều chuyện phải làm lại, chưa thể yên tâm vì nếu yên tâm thì tại sao học sinh lại chán văn? Vận dụng phương pháp còn nhiều lổn nhổn

Thứ năm; Về kiểm tra đánh giá, do trượt theo triết lý bộ môn như thế, chương trình và sách biên soạn như thế, cách dạy như thế, nên kiểm tra đánh giá cũng bất cập: chỉ nghiêng về kiểm tra kiến thức và kĩ năng

Cách hiểu về năng lực còn rất lôi thôi. Nhiều người còn hiểu nhầm giữa kỹ năng và năng lực. Theo TS. Sơn kỹ năng là kỹ thuật, quy trình, còn năng lực thuộc về tố chất. Kỹ năng là phương tiện để phát triển năng lực, nhưng kỹ năng không phải là năng lực.

Trao đổi về cách ra đề Ngữ văn theo hướng mở, TS. Chu Văn Sơn cho rằng đó là vấn đề tích cực, góp phần thay đổi kiểm tra, đánh giá. “Tuy nhiên, nếu thay đổi bằng dạng đề mở như chúng ta mong muốn thì liệu có làm cho học sinh yêu văn hơn không? Hào hứng hơn không? Cách đánh giá mới này có vẻ khoa học hơn, nhưng nếu chỉ trông vào cách đánh giá này để hi vọng học sinh yêu văn hơn, thì tôi không dám chắc” TS. Sơn nhận định.

Vấn đề thứ sáu, học sinh chán văn cũng một phần do TÂM người dạy văn hiện nay khác trước nhiều, khác theo hướng sa sút. Số giáo viên tâm đắc với nghề, muốn truyền lửa văn chương cho học trò ngày càng ít, phần lớn hiện nay giáo viên lên lớp bởi những lý do khác nhiều hơn.

“Trong lòng thầy cô không có lửa thì làm sao giờ văn có lửa, giờ không có lửa thì làm sao học sinh yêu văn được? Khái quát nhất để nhận diện tình trạng của môn văn hiện nay là : những giờ văn thiếu chất văn. Tôi cho rằng đây là bệnh tràn lan. Phải có nỗ lực tổng thể trên tất cả các khâu ấy chứ không chỉ riêng một khâu nào, dù đó là khâu quan trọng như đánh giá kiểm tra” TS. Chu Văn Sơn cảnh báo.

Học sinh xác định đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề

Trao đổi thêm về vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hình thức đánh giá tư duy, năng lực. Ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 cho biết, về thực trạng đánh giá, kiểm tra môn Ngữ văn ở trường phổ thông vẫn còn bất cập, mặc dù đã được sự chỉ đạo và sự nỗ lực của tác giả ra đề. Trong thời gian qua những người ra đề Ngữ văn đã thực hiện tốt định hướng đổi mới, trong đó có ra theo hướng mở.

Tuy nhiên, theo ông Thống việc đổi mới đó vẫn nằm trong cái cũ, tức là vẫn đánh giá theo nội dung, theo trí nhớ, đánh giá về mặt hiểu cụ thể theo một chương trình, tác phẩm, vấn đề đã học sẵn nên hạn chế nhiều tính sáng tạo, không đánh giá được năng lực thực sự của học sinh.

Ông Thống cho rằng, năng lực này không phải chờ tới sau năm 2015 (khi đổi mới chương trình sách giáo khoa), vì không ai dạy năng lực một cách trực tiếp, năng lực chỉ qua kiến thức và kỹ năng. Nếu như trước đây chúng ta tách rời thì bây giờ phải vận dụng tổng hợp vào để cho học sinh vận dụng được vào đời sống.

Muốn đánh giá đúng được năng lực người học thì hiểu thế nào là năng lực? Ông Đỗ Ngọc Thống nhận định, năng lực trước hết thể hiện ở năng lực giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng (năng lực tiếp nhận văn bản gồm đọc và nghe, nói và viết). Khi hiểu được văn bản thì người học sẽ phát triển những năng lực chuyên biệt, đó là cái chất của vấn đề.

Việc đánh giá năng lực này như thế nào sẽ liên quan đến việc xây dựng ma trận trong đề Ngữ văn sắp tới. Ông Thống nghĩ rằng, việc đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản hiểu theo nghĩa rộng cần phải hạn chế. Theo gợi ý của ông Thống, thầy cô giáo khi ôn thi cho học sinh cũng cần phải hướng vào một nội dung cụ thể như: tiếp nhận văn bản. Nắm được nội dung chính, những thông tin quan trọng của văn bản, những ý nghĩa của tên văn bản. Muốn hiểu được văn bản trước hết phải hiểu từ ngữ, cú pháp, chấm câu, hình thức, biểu tượng, ký hiệu ngôn ngữ.

Việc đánh giá năng lực tạo lập, ông Thống lưu ý các giáo viên ôn tập cho học sinh cấu trúc văn bản, quá trình tạo lập, đặc biệt lưu ý học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề. Cần phải xem yêu cầu chính của đề đáp ứng gì? Không thể nói về một Chí phèo mà chỉ có những nội dung chung chung, như thế là không đạt về mặt tư duy. Ngoài ra các kỹ năng viết từ đúng chính tả, ngữ pháp cho tới cách thức một đoạn văn, cấu trúc một bài.

“Dù có mở tới mức nào nhưng vẫn phải có những quy tắc, quy chuẩn của văn chương” ông Thống nói về tính mở của đề Ngữ văn.

Ông Đỗ Ngọc Thống cũng cho rằng, đề mở là không bó buộc học sinh từ nội dung, hình thức, cách thức biểu đạt, nhưng cũng không mở tới mức giáo viên không chấm nổi hoặc nói lung tung. Mở tới mức nào thì đề đó cũng đã giới hạn chủ đề, đề tài.

“Chúng ta đang lo quá cho học sinh, thực tế học sinh không kém tới mức như các thầy cô lo lắng. Đề mở sẽ phải có đáp án mở, nhưng sẽ có những ý rất căn cốt. Khuyến khích thêm tính sáng tạo của học sinh, cách tiếp cận mới, cách cảm phong phú từ học sinh. Định hướng ra đề thi tốt nghiệp, theo đó sẽ có những nguyên tắc đổi mới. Có hai vấn đề dứt khoát phải có trong đề thi: Đọc hiểu văn bản và năng lực viết, tạo lập” ông Thống khẳng định.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
12,220
Động cơ
404,284 Mã lực
Con nhà các bác mạnh yếu thế nào em không biết. Em chỉ khoe con nhà em học tập bình thường nhưng em vẫn ép các cháu cố học tốt trong khả năng bởi nếu không học ...con nhà em chắc chắn thành lũ du côn
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
:))

Học sinh sợ môn thể dục!
Chia sẻ

>>Tăng cường chuẩn hóa giáo viên thể dục
>>Học sinh THPT tập Thể dục vào buổi... tối!
>>Thiếu trầm trọng mặt bằng học Thể dục[/paste:font]
Kể từ học kỳ 2 năm học 2011-2012, trước phản ứng của các trường về tình trạng học sinh (HS) sợ học môn thể dục, Bộ GD-ĐT đã thay đổi cách đánh giá môn này, thay vì cho điểm, chuyển sang hướng nhận xét “đạt” và “chưa đạt”.

Môn nào cũng học

Tuy nhiên, thay đổi cách đánh giá cũng không làm cho môn học này trở nên nhẹ nhàng, thậm chí nhiều giáo viên (GV) còn nhận định ngay cả môn thể dục cũng đang bị quá tải, nhất là đối với học sinh THPT phải học nhiều môn như nhảy cao, nhảy xa, cầu lông, chạy bền, chạy cự ly ngắn…, ngoài ra còn các môn tự chọn khác như bóng bàn, bơi lội…

Chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4 - TPHCM) vào đúng giờ học thể dục của một số lớp, trong đó có nhóm chơi bóng bàn, cầu lông, nhảy dây… Do nắng nóng nên những nhóm HS chưa đến lượt tập phải tránh nắng ở những hành lang các lớp học. Ông Lê Xuân Giang, hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc học thể dục hiện nay đang có nhiều vấn đề bất ổn. Ở các nước tiên tiến, nhiều trường có đầy đủ cơ sở vật chất, huấn luyện viên, HS có quyền lựa chọn những môn thể thao phù hợp.


Giờ học bơi của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM.

Do vậy, nhiều tài năng thể thao được phát hiện từ trong trường học. Trong khi việc học thể dục ở nước ta rất khó khăn vì hầu hết các trường đều thiếu cơ sở vật chất, thiếu sân bãi, hồ bơi…, lại bắt HS học nhiều môn, môn nào cũng biết nhưng không giỏi môn nào. GV thể dục cũng thiếu. Muốn có GV chuyên sâu thì phải tìm ở các trường thể thao. Thể dục là phải vận động nhưng thực tế đang diễn ra là HS ngồi nghe và xem GV thị phạm là chính.

Từ năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TPHCM đã ký kết với Liên đoàn Thể thao dưới nước thực hiện kế hoạch phổ cập bơi lội cho HS giai đoạn 2010-2015, tổ chức dạy thí điểm bơi lội cho HS tiểu học. Trong đó nêu rõ 100% các trường có hồ bơi phải đưa môn bơi lội vào thể dục chính khóa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phổ cập vẫn chỉ… nằm trên giấy bởi những khó khăn về GV, kinh phí và nhất là học bơi nhưng lại thiếu hồ bơi.

Toàn TP hiện chỉ có 14 trường có hồ bơi, trong đó, bậc tiểu học có 5 trường, THCS có 4 trường và THPT có 5 trường nhưng cũng chỉ có 12 hồ bơi đủ điều kiện dạy bơi cho HS. Là một trường có nhiều thành tích TDTT nhưng bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4 ), thừa nhận: “Trường đã có những HS đoạt giải quốc gia môn bơi lội nhưng thành tích đó không phải do trường đào tạo mà do quận tổ chức rèn luyện, thuê huấn luyện viên có chuyên môn giảng dạy chứ nhà trường không có khả năng”.
Không thể thờ ơ

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn nâng cao thể chất của người Việt Nam, trước hết cần nâng cao chất lượng thể thao học đường. Nhưng đáng tiếc việc tổ chức dạy môn thể dục thiếu khoa học đang khiến việc dạy và học môn này hiện nay bị xem nhẹ. GV thể dục một trường THPT kể buổi sáng khi hỏi HS đã ăn sáng chưa, chỉ có khoảng 10 em giơ tay, vì vậy đến học các môn trên lớp còn không đủ sức huống gì học thể dục. Chính GV và HS cùng thờ ơ với môn học này nên nhiều giờ học thể dục rất lộn xộn, kém chất lượng.

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HS-Sinh viên - Bộ GD-ĐT, từng thừa nhận rất bức xúc trước cách dạy và học môn thể dục hiện nay và cho rằng việc thành lập các CLB TDTT để HS được lựa chọn các môn học phù hợp với năng lực, sở trường là điều rất cần thiết nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện áp dụng.

Ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7 - TPHCM), cho biết trường thành lập các CLB thể dục nhịp điệu, bóng rổ, bóng đá để HS tham gia; riêng môn bơi lội phải tổ chức đưa HS đến hồ bơi của KCX Tân Thuận nhưng được học thể dục tự chọn nên HS rất thích thú. Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú - TPHCM), cho biết đã thuê hẳn sân bóng với đầy đủ điều kiện để sau giờ học, HS có thể chơi các môn đá bóng, bóng chuyền, cầu lông…
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có điều kiện thuê sân bãi cho môn thể dục nên việc học thể dục tại nhiều trường hiện nay chỉ lớt phớt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thể chất của HS. Đã đến lúc phải kết cấu lại môn học này một cách khoa học để HS thích thú với việc rèn luyện thể chất. Cũng có thể kết hợp với ngành TDTT địa phương để phát triển thể thao học đường, làm cho học đường trở thành cái nôi phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng đỉnh cao trong tương lai cho quốc gia như nhiều nước tiên tiến đã làm rất hiệu quả.

Theo khảo sát của TS Hoàng Công Dân và ThS Nguyễn Văn Thời (Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội) với 1.200 HS, có tới 22% HS THCS trả lời không thích môn thể dục, 32%-41,6% trả lời “bình thường”. Tỉ lệ HS yêu thích môn thể dục ở tất cả các khối lớp đều dưới 50%.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Con nhà các bác mạnh yếu thế nào em không biết. Em chỉ khoe con nhà em học tập bình thường nhưng em vẫn ép các cháu cố học tốt trong khả năng bởi nếu không học ...con nhà em chắc chắn thành lũ du côn
Bác đứng ép các con học, nếu bác lo lắng quá thì chỉ cần tập trung vào môn Giáo dục công dân.
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,160
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
47
:))

Học sinh sợ môn thể dục!
Chia sẻ

>>Tăng cường chuẩn hóa giáo viên thể dục
>>Học sinh THPT tập Thể dục vào buổi... tối!
>>Thiếu trầm trọng mặt bằng học Thể dục[/paste:font]
Kể từ học kỳ 2 năm học 2011-2012, trước phản ứng của các trường về tình trạng học sinh (HS) sợ học môn thể dục, Bộ GD-ĐT đã thay đổi cách đánh giá môn này, thay vì cho điểm, chuyển sang hướng nhận xét “đạt” và “chưa đạt”.

Môn nào cũng học

Tuy nhiên, thay đổi cách đánh giá cũng không làm cho môn học này trở nên nhẹ nhàng, thậm chí nhiều giáo viên (GV) còn nhận định ngay cả môn thể dục cũng đang bị quá tải, nhất là đối với học sinh THPT phải học nhiều môn như nhảy cao, nhảy xa, cầu lông, chạy bền, chạy cự ly ngắn…, ngoài ra còn các môn tự chọn khác như bóng bàn, bơi lội…

Chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4 - TPHCM) vào đúng giờ học thể dục của một số lớp, trong đó có nhóm chơi bóng bàn, cầu lông, nhảy dây… Do nắng nóng nên những nhóm HS chưa đến lượt tập phải tránh nắng ở những hành lang các lớp học. Ông Lê Xuân Giang, hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc học thể dục hiện nay đang có nhiều vấn đề bất ổn. Ở các nước tiên tiến, nhiều trường có đầy đủ cơ sở vật chất, huấn luyện viên, HS có quyền lựa chọn những môn thể thao phù hợp.


Giờ học bơi của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM.

Do vậy, nhiều tài năng thể thao được phát hiện từ trong trường học. Trong khi việc học thể dục ở nước ta rất khó khăn vì hầu hết các trường đều thiếu cơ sở vật chất, thiếu sân bãi, hồ bơi…, lại bắt HS học nhiều môn, môn nào cũng biết nhưng không giỏi môn nào. GV thể dục cũng thiếu. Muốn có GV chuyên sâu thì phải tìm ở các trường thể thao. Thể dục là phải vận động nhưng thực tế đang diễn ra là HS ngồi nghe và xem GV thị phạm là chính.

Từ năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TPHCM đã ký kết với Liên đoàn Thể thao dưới nước thực hiện kế hoạch phổ cập bơi lội cho HS giai đoạn 2010-2015, tổ chức dạy thí điểm bơi lội cho HS tiểu học. Trong đó nêu rõ 100% các trường có hồ bơi phải đưa môn bơi lội vào thể dục chính khóa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phổ cập vẫn chỉ… nằm trên giấy bởi những khó khăn về GV, kinh phí và nhất là học bơi nhưng lại thiếu hồ bơi.

Toàn TP hiện chỉ có 14 trường có hồ bơi, trong đó, bậc tiểu học có 5 trường, THCS có 4 trường và THPT có 5 trường nhưng cũng chỉ có 12 hồ bơi đủ điều kiện dạy bơi cho HS. Là một trường có nhiều thành tích TDTT nhưng bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4 ), thừa nhận: “Trường đã có những HS đoạt giải quốc gia môn bơi lội nhưng thành tích đó không phải do trường đào tạo mà do quận tổ chức rèn luyện, thuê huấn luyện viên có chuyên môn giảng dạy chứ nhà trường không có khả năng”.
Không thể thờ ơ

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn nâng cao thể chất của người Việt Nam, trước hết cần nâng cao chất lượng thể thao học đường. Nhưng đáng tiếc việc tổ chức dạy môn thể dục thiếu khoa học đang khiến việc dạy và học môn này hiện nay bị xem nhẹ. GV thể dục một trường THPT kể buổi sáng khi hỏi HS đã ăn sáng chưa, chỉ có khoảng 10 em giơ tay, vì vậy đến học các môn trên lớp còn không đủ sức huống gì học thể dục. Chính GV và HS cùng thờ ơ với môn học này nên nhiều giờ học thể dục rất lộn xộn, kém chất lượng.

Ông Ngũ Duy Anh, ********* Vụ Công tác HS-Sinh viên - Bộ GD-ĐT, từng thừa nhận rất bức xúc trước cách dạy và học môn thể dục hiện nay và cho rằng việc thành lập các CLB TDTT để HS được lựa chọn các môn học phù hợp với năng lực, sở trường là điều rất cần thiết nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện áp dụng.

Ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7 - TPHCM), cho biết trường thành lập các CLB thể dục nhịp điệu, bóng rổ, bóng đá để HS tham gia; riêng môn bơi lội phải tổ chức đưa HS đến hồ bơi của KCX Tân Thuận nhưng được học thể dục tự chọn nên HS rất thích thú. Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú - TPHCM), cho biết đã thuê hẳn sân bóng với đầy đủ điều kiện để sau giờ học, HS có thể chơi các môn đá bóng, bóng chuyền, cầu lông…
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có điều kiện thuê sân bãi cho môn thể dục nên việc học thể dục tại nhiều trường hiện nay chỉ lớt phớt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thể chất của HS. Đã đến lúc phải kết cấu lại môn học này một cách khoa học để HS thích thú với việc rèn luyện thể chất. Cũng có thể kết hợp với ngành TDTT địa phương để phát triển thể thao học đường, làm cho học đường trở thành cái nôi phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng đỉnh cao trong tương lai cho quốc gia như nhiều nước tiên tiến đã làm rất hiệu quả.

Theo khảo sát của TS Hoàng Công Dân và ThS Nguyễn Văn Thời (Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội) với 1.200 HS, có tới 22% HS THCS trả lời không thích môn thể dục, 32%-41,6% trả lời “bình thường”. Tỉ lệ HS yêu thích môn thể dục ở tất cả các khối lớp đều dưới 50%.
Đề tài của cụ hay, có thể lập thêm 1 thớt mới nhưng ở chỗ đang bàn về toán thế này thì e hơi lạc đề làm loãng thớt.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
12,220
Động cơ
404,284 Mã lực
Bác đứng ép các con học, nếu bác lo lắng quá thì chỉ cần tập trung vào môn Giáo dục công dân.
Bác chưa hiểu ý em rồi ạ.
Ý là các cháu nhà em cần phải học tập bình thường, không thể cho chơi được bởi con nhà em luôn thích chơi hơn học. Em không có ý định để các cháu nhà em phát triển tự nhiên như cỏ dại....chắc do con nhà em kém bản lĩnh hơn con người khác
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,160
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
47
Bác chưa hiểu ý em rồi ạ.
Ý là các cháu nhà em cần phải học tập bình thường, không thể cho chơi được bởi con nhà em luôn thích chơi hơn học. Em không có ý định để các cháu nhà em phát triển tự nhiên như cỏ dại....chắc do con nhà em kém bản lĩnh hơn con người khác
Em chưa được thấy đứa trẻ nào thích học hơn thích chơi cụ ạ. Có thể có nhưng ít phổ biến đến mức hơn 40 năm nay em chưa chứng kiến trường hợp nào.
Ngày xưa có bạn được coi là không thích chơi, nhưng được thả vào chỗ chơi vui thì hào hứng phấn khởi không ngờ, đến mức phụ huynh ngỡ ngàng đánh giá lại và khuyến khích con chơi nhiều hơn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Bác chưa hiểu ý em rồi ạ.
Ý là các cháu nhà em cần phải học tập bình thường, không thể cho chơi được bởi con nhà em luôn thích chơi hơn học. Em không có ý định để các cháu nhà em phát triển tự nhiên như cỏ dại....chắc do con nhà em kém bản lĩnh hơn con người khác
Đúng vậy, 10 đứa trẻ thì 9 đứa thích game, thích cả ngày coi clip youtube nhảm, thích ngủ, thích coi TV xem anh Trường Giang tấu hài nhảm,.... Nếu không có kỷ luật thì thành cỏ dại ngay.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Em chưa được thấy đứa trẻ nào thích học hơn thích chơi cụ ạ. Có thể có nhưng ít phổ biến đến mức hơn 40 năm nay em chưa chứng kiến trường hợp nào.
Ngày xưa có bạn được coi là không thích chơi, nhưng được thả vào chỗ chơi vui thì hào hứng phấn khởi không ngờ, đến mức phụ huynh ngỡ ngàng đánh giá lại và khuyến khích con chơi nhiều hơn.
Vậy hôm nay bác gặp trường hợp đầu tiên rồi ạ. Chính là cháu đây.
Từ bé cháu đã thích học hơn chơi, nhiều lần gia đình cháu bị muộn giờ đi chơi vì cháu chưa học xong (tại vì cháu học dốt nhưng cứ thích học bằng xong mới thôi).
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,382
Động cơ
293,307 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Khi xưa iem học cấp 3, không dám hỏi Thầy/Cô học Toán để làm gì, cứ thế mà học thôi không cần hiểu lý do.
Sau này lên đại học, mạnh dạn hơn lại tiếp tục hỏi Giáo sư, thì nhận được câu trả lời "Cứ học đi rồi mai mốt biết nó quan trọng ra sao".
Ra đời hơn 10 năm mới thấy đúng là môn Toán rất quan trọng, nó giúp chúng ta tổng hợp thông tin, suy nghĩ logic và giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách hợp lý hơn.
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,160
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
47
Vậy hôm nay bác gặp trường hợp đầu tiên rồi ạ. Chính là cháu đây.
Từ bé cháu đã thích học hơn chơi, nhiều lần gia đình cháu bị muộn giờ đi chơi vì cháu chưa học xong (tại vì cháu học dốt nhưng cứ thích học bằng xong mới thôi).
Mợ được gia đình cho đi chơi cái gọi là " đi chơi" thôi. Em có thằng cháu cũng không thích đi chơi (đi ra ngoài công viên, khu vui chơi, đến chơi nhà khác...) nhưng chơi trò nó thích, chơi với bạn thì quên thời gian. Em cũng nói về trường hợp bạn trước đây được coi là thích học hơn chơi ở trên.
Còn câu cửa miệng của nhiều cụ ở đây là trẻ không chơi già đổ đốn nó cũng có phần gần gũi với câu chuyện chơi này :D
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
24,495
Động cơ
705,362 Mã lực
Chương trình đề ra như thế nhưng có ai bắt mình phải học hết đâu? Học trên trung bình là được lên lớp, là được tốt nghiệp. Mà học ở mức trung bình thì quá dễ, trừ những đứa chả học gì cả. Nhà trường đảm bảo cho tất cả mọi người có thể tốt nghiệp THPT, thế là đủ. Ai muốn học cao hơn thì mới phải học nhiều. Kêu ca gì?
 

Westman

Xe hơi
Biển số
OF-525200
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
152
Động cơ
175,150 Mã lực
Tuổi
40
theo e là nó rèn luyện khả năng tư duy logic rất rõ ràng mạch lạc.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Mợ được gia đình cho đi chơi cái gọi là " đi chơi" thôi. Em có thằng cháu cũng không thích đi chơi (đi ra ngoài công viên, khu vui chơi, đến chơi nhà khác...) nhưng chơi trò nó thích, chơi với bạn thì quên thời gian. Em cũng nói về trường hợp bạn trước đây được coi là thích học hơn chơi ở trên.
Còn câu cửa miệng của nhiều cụ ở đây là trẻ không chơi già đổ đốn nó cũng có phần gần gũi với câu chuyện chơi này :D
Cháu quên chưa giải thích rõ, cháu đi chơi là đi các bảo tàng, thực chất cũng là học nhưng mang tính chất ngoại khóa.
Sau này cháu có điều kiện đi đến nhiều vùng đất trên thế giới, nhưng bảo tàng ở những vùng đất đó luôn là điểm đến ưu tiên số một ạ.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Nếu chỉ học cộng trừ nhân chia, đề thi tốt nghiệp lớp 12 môn toán sẽ toàn những bài thế này:

1. Cấm dùng máy tính, chỉ dùng giấy nháp và bút, thực hiện phép tính sau: 1393949 x 93922 + (2838484712 - 289383) x 2929 = ?

2. ....


=))
 

cuongtelecoms

Xe tăng
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
1,056
Động cơ
308,283 Mã lực
Học toán, cũng như học tất cả các môn học khác đều là để giúp quá trình tư duy của bạn tốt hơn. Em nghiệm thấy học môn gì cũng tốt cho tư duy cả nhưng quan trọng là cách học như thế nào và cách dạy như thế nào ở bậc phổ thông làm sao phù hợp cho số đông. Em là dân chuyên toán lý ở bậc phổ thông và thấy học toán ở phổ thông khá nhàn và có mấy nhận xét:
1. Nhiều thứ của toán học giúp cho cải thiện tư duy của em khá nhiều dù bây giờ em chẳng dùng đến toán mấy.
2. Phải công nhận là giáo trình toán của VN mình thời em học rất buồn chán với phần đông học sinh, đối tượng mà giáo trình phải quan tâm chứ không phải mấy học sinh chuyên toán lý như em.
3. Việt Nam mình, theo em cảm nhận, có giai đoạn xây dựng tâm lý chuộng các môn tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh) hơn mấy môn về mặt xã hội như luật, lịch sử, xã hội, nghệ thuật... trong khi đúng ra, những môn này phải được quan tâm đúng mức hơn vì nó cũng giúp cải thiện tư duy và phát triển con người hài hòa hơn. Ngoài ra còn thể chất, ngôn ngữ... nữa.
4. Sách giáo khoa toán, lý, luật, lịch sử... và cả cách dạy học đều cần cải thiện để học sinh hứng thú với các môn học hơn.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,350
Động cơ
361,603 Mã lực
Chém ở thớt mấy hôm, mà chỉ thỉnh thoảng gặp một cụ có chung góc nhìn về câu hỏi như thế này. Các cụ khác thì vẫn đang cố chứng minh "toán học là tất cả"
Nếu chỉ học cộng trừ nhân chia, đề thi tốt nghiệp lớp 12 môn toán sẽ toàn những bài thế này:

1. Cấm dùng máy tính, chỉ dùng giấy nháp và bút, thực hiện phép tính sau: 1393949 x 93922 + (2838484712 - 289383) x 2929 = ?

2. ....


=))
1) Là do sai ngay từ cách đặt vấn đề của chủ thớt.
Câu hỏi đúng là, làm nhiều bài tập (khó) để làm gì. Ví dụ những bài như cụ Kem tươi có làm cả đời cũng không thu được cái gì cả.
Hỏi thế này thì đồng thuận ngay.

2) Khi đặt câu hỏi học toán để làm gì thì sẽ có rất nhiều người biết học toán để làm gì sẽ giải thích cho ngay. Nhưng những người đang nhầm lẫn học toán với làm bài tập không có khả năng hiểu sự khác biệt đó. Do vậy quy chụp quan điểm "toán học là tất cả" cho nhóm người hiểu, và phản đối. Nghich lý ở đây là những người không hiểu cố gắng phản đối những người hiểu.
Tức là cố gắng phản đối những tư tưởng khác mình, thay vì cố hiểu xem người ta muốn nói gì.
 

sonchu

Xe tải
Biển số
OF-701851
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
216
Động cơ
97,243 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
câu hỏi kém thông minh nhất thế giới (ngu). cái gì bây giờ mà chả dùng toán. ko học toán thì làm đc cái gì? chứ chưa nói đến vđ học để phát triển tư duy con người
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top