[Funland] Học toán để làm gì?

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
12,220
Động cơ
404,284 Mã lực
Em có quen 1 cô bạn.....vợ chồng nhà bạn lúc đầu có nhiều khó khăn...sau gom góp đc nhiều yếu tố trở nên rất giàu có. Cho đến khi con lớn học gần xong cấp 1 tức là bắt đầu phải để ý chuyện kiến thức và chuyên cần thì 2 vc bạn đã rất giàu....Cô bạn thi thoảng có chia sẻ 1 chút ưu tư về bố của con bạn...rằng ko quan tâm đến việc học của các con cho lắm. Thi thoảng còn vặc vợ...."học lắm làm gì ? sau này chỉ cần biết đếm tiền là được !!!". Nghe vậy, người em nổi đầy gai ốc vì nhiều lý do
Chắc cũng nhiều bác không thích con chỉ biết đếm tiền đâu nhỉ ?
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
25,696
Động cơ
936,242 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Ngày xưa em học dốt Toán Lý Hoá. Giờ học đó với em là nỗi kinh hoàng.
Em thích đi chơi, đi chợ, đọc sách xem phim. Giờ với e đúng là học Toán chả để làm gì. Thay vào đó học ngoại ngữ và kd thì ngon.
Nàng kêu dốt toán mà tính tiền cấm có trượt đồng nào đi đâu.:D
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,325
Động cơ
774,626 Mã lực
Có hai nhóm ngành cơ bản Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Mà nhóm ngành nào cũng cần toán cả. Cô bé Jokai trên kia nhớ không nhầm thì học chuyên ngành xã hội, giỏi toán tổ hợp, lý thuyết trò chơi. Không phải ai học khoa học xã hội cũng tốt những món này.


Chuẩn cơm mẹ nấu. Để em rảnh em kiếm mấy bài thơ của các cụ thích (giỏi) toán hầu các cụ.
Tôi nhớ vào những năm cuối 80 tk trước, người ta thống kê số hội viên Hội nhà văn VN tốt nnhiệp khoa toán SP nhiều hơn số tn khoa văn!
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
25,696
Động cơ
936,242 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Toán cực kỳ quan trọng, nó giúp tư duy logic, kết hợp các dữ liệu khác đưa ra quyết định ...
Ở vấn đề học xác suất thống kê dưới bất cứ mỹ từ nào: Cá nhân em cũng thấy chuối.
Có môn xác suất thống kê 6 rưỡi có kết quả, chú có tham gia không?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
nhà em có con bé cháu, nó chỉ thích học nên người cao 1,56 nặng 40kgs, cận 4-5 độ gì đấy. Nhà em muốn mời nhà nó đi ra ngoài ăn, đi biển (biển cách nhà em 20km) ăn tối thì phải hỏi ý kiến nó, không gặp lịch học của nó thì nó mới đi thì bố mẹ nó mới đi.
Nó học tất cả các môn, gi gỉ gì gi cái gì cũng học. Bố nó làm c.a, cũng có chức mà nó bắt tay giám đốc công an tỉnh nhiều hơn cả bố nó vì mỗi năm tổng kết, trao giải cho con cbcnv thì nó luôn được gọi tên ở các giải thưởng to. Tiền thưởng nó chả tiêu, bỏ tk cả mấy chục triệu. Nó thi vào chuyên toán cấp 3 thì đậu thủ khoa (nó không giỏi toán nhất tỉnh nhưng cộng cả điểm văn, anh hay sao đấy nên cao nhất- nó lại bảo may trúng câu khó nhất các bạn không làm được thì nó làm được). Đến khi thi đại học nó bảo cậu khuyên cháu thi trường nào chứ cháu định thi Y. Em bảo mày thi thì có thể đậu nhưng bé tí ti thế kia làm sao làm được Bs, học Y lại vất vả thì nó bảo, chuyện cháu không làm Bs được thì đúng chứ chuyện học với chuyện thi là chuyện nhỏ:((:((:((.
Thế rồi nó thi ngành kinh tế, một mình ngược dòng ra HN học. Năm nào cũng thuộc dạng top 5 của khóa. Học thêm đủ tiếng Anh, tiếng Nhật....Bảo nó sau này nó có đi du học không thì nó bảo không biết, giờ mọi người "đua" quá chứ nó cũng không thích.
Người thì bé tí, nhìn thì lù khù.. mặc dù vậy vẫn hòa nhập tốt, xa nhà đi học thấy vẫn ổn.
Bạn này đúng là "Con nhà người ta" rồi ạ. Còn cháu khi học ở Việt Nam, bạn bè thầy cô ai cũng nói cháu thuộc dạng học rất "khó hiểu". Cháu chả mấy khi được điểm cao hay bằng khen, giải thưởng gì cả, vì cháu chú trọng học phương pháp, học để hiểu, chứ không học vì điểm số. Khả năng của cháu chậm, nên cháu cứ phải học đi, học lại, đến lúc nào hiểu thì thôi.

Thời gian học phổ thông, cháu chỉ học trường làng (vì cháu biết thi trường chuyên là cháu trượt thẳng cẳng). Khi ra nước ngoài đi học, may quá là may, vì cách học của cháu phù hợp với giáo dục của họ. Cháu mà học đại học trong nước chắc là xếp hạng bét luôn. Ở nước ngoài họ chú trọng vào phương pháp, khả năng mở rộng vấn đề, sáng tạo trên nền tảng lý luận vững chắc, nên tự nhiên điểm số của cháu vọt hẳn lên. Cháu cũng không rõ điểm số của cháu xếp hạng mấy ở trường, nhưng tất cả các học bổng cần phải có sự đề cử của nhà trường, cháu đều vượt được các bạn cùng cạnh tranh ạ.

Nói chung việc học đại học của cháu đúng là may mắn vì có môi trường phù hợp. Nhưng học là một chuyện, còn vận dụng kiến thức đã học để làm được việc là một chuyện khác. Quãng đường trước mắt của cháu còn rất dài và rất nhiều thử thách, cháu như con rùa cặm cụi bò thôi, cố gắng vượt qua từng bậc thang một.
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaLuatTe

Xe hơi
Biển số
OF-646719
Ngày cấp bằng
5/5/19
Số km
184
Động cơ
111,310 Mã lực
Tuổi
33
học để đếm bài cho nhanh :v
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Nếu chỉ học cộng trừ nhân chia, đề thi tốt nghiệp lớp 12 môn toán sẽ toàn những bài thế này:

1. Cấm dùng máy tính, chỉ dùng giấy nháp và bút, thực hiện phép tính sau: 1393949 x 93922 + (2838484712 - 289383) x 2929 = ?

2. ....


=))
Bác quên là phân số của số học cũng là dạng toán hiểm hóc đấy ạ.
Kể cả cho dùng máy tính Casio mà gặp đề bài "hiểm" của phân số cũng bó tay luôn.
 

Dung773vit

Xe buýt
Biển số
OF-435655
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
878
Động cơ
218,813 Mã lực
Khả năng của cháu chậm, nên cháu cứ phải học đi, học lại, đến lúc nào hiểu thì thôi.

Thời gian học phổ thông, cháu chỉ học trường làng (vì cháu biết thi trường chuyên là cháu trượt thẳng cẳng). Khi ra nước ngoài đi học, may quá là may, vì cách học của cháu phù hợp với giáo dục của họ. Cháu mà học đại học trong nước chắc là xếp hạng bét luôn. Ở nước ngoài họ chú trọng vào phương pháp, khả năng mở rộng vấn đề, sáng tạo trên nền tảng lý luận vững chắc, nên tự nhiên điểm số của cháu vọt hẳn lên. Cháu cũng không rõ điểm số của cháu xếp hạng mấy ở trường, nhưng tất cả các học bổng cần phải có sự đề cử của nhà trường, cháu đều vượt được các bạn cùng cạnh tranh ạ.

Quãng đường trước mắt của cháu còn rất dài và rất nhiều thử thách, cháu như con rùa cặm cụi bò thôi, cố gắng vượt qua từng bậc thang một.
Gái lớn bác cũng chậm, cũng cho rèn kỹ năng tự khám phá củng cố pp học, giải quyết vấn đề từ nhỏ như cháu nhưng cũng thi và học chuyên bình thường, tất nhiên điểm số k cao nhưng ở trong môi trường chuyên mà tâm lý học già dặn k áp lực thì có điều kiện rất tốt để quan sát nhìn nhận các bạn đồng trang lứa mà sau này cũng sẽ là nhóm lao động cạnh tranh hoặc hợp tác. Vì vậy, vẫn nên học chuyên cháu ạ.

Cháu ở thời điểm này nếu chọn được cái đích nhắm tới thì chẳng phải như con rùa cặm cụi bò đâu, vẫn chăm chỉ nhưng sẽ thư nhàn.
 

Phúc XO

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631613
Ngày cấp bằng
12/4/19
Số km
104
Động cơ
113,040 Mã lực
Tuổi
35
Học toán để nâng cao tư duy logic
 

NgheAn24h

Xe tải
Biển số
OF-620191
Ngày cấp bằng
3/3/19
Số km
257
Động cơ
-9,181 Mã lực
Toán học dạy con người ta có bản lĩnh tư duy, luôn nói ra sự thực và chỉ nói đúng.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
14,890
Động cơ
431,559 Mã lực
cụ nào cần cày còm thì có ý tưởng lập khoảng mười mấy thớt nhé:
học văn để làm gì? (giờ toàn văn thơ xưa)

học lý để làm gì? (rất nhiều cháu hết lớp 12 không lắp được cái công tắc, bóng đèn bàn mình đang ngồi học)

học hoá để làm gì? (không có phòng thí nghiệm thì H20 có phải là nước không thầy ơi)

học <tên môn học> để làm gì?

:P
 
Chỉnh sửa cuối:

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,385
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
55
Tình hình là từ bức thư của cụ gì gì bức xúc về chuyện thi toán bằng trắc nghiệm đến vụ sôi nổi dự định dạy thống kê xác suất ở phổ thông... thấy trên fb nhiều cụ bạn em cực dài dòng về chuyện học toán sao cho tốt với kêu ca bọn trẻ giờ đây học toán kém đi nhiều.

Em mạnh dạn đặt câu hỏi "Học toán để làm cái (***) gì?". Mời các cụ cùng thảo luận ạ.
Chém phát

Nếu Ko có toán thì bây giờ lấy gì chém , chát ầm ầm trên mạng! Cái máy tính đầu tiên gọi là máy điện toán đấy
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Thiết nghĩ, mợ cháu nên bắt đầu bằng những cuốn Sociology text book nó hợp tuổi hơn. Tìm được cuốn của Johh Macionis bản 16th là hay nhất
Cảm ơn bác, Sociology của John Macionis rất cuốn hút, hơi tiếc là cháu chỉ tìm thấy 14th Edition PDF, có lẽ cháu sẽ đặt mua sách giấy 16th Edition.




Link PDF: https://drive.google.com/file/d/10zmI1e9X3j3J4p7y-RkDKFpwqwgPECME/view?usp=sharing
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Nói chung chỉ cần kiến thức đạo hàm THPT có thể tính toán nhiều thứ trong cuộc sống, ví dụ mở một cửa hàng nhỏ, có thể tính toán giảm giá bao nhiêu với mỗi mặt hàng để có doanh thu cao nhất (mà không cần đoán mò). Hay nếu là nông dân nuôi tôm chẳng hạn, có thể tính toán nếu tăng mật độ nuôi lên bao nhiêu mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng tôm thành phẩm và đạt sản lượng lớn nhất v.v... Nếu rảnh cháu sẽ viết về áp dụng kiến thức vi phân, tích phân THPT trong cuộc sống ạ.
Sau khi tìm mãi không ra việc ứng dụng kiến thức toán vi phân, tích phân trong cuộc sống, cháu xin rút lại ý kiến về toán tích phân và vi phân ạ. Nghĩa là một người lao động bình thường, trong cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cần đến sự vận dụng kiến thức toán vi phân, tích phân.

Nói cách khác: trừ những bạn học sinh có ý định học STEM ở đại học, những học sinh THPT khác của Việt Nam phải học toán vi phân, tích phân là sự lãng phí thời gian không cần thiết ạ.
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
45
"Học cái gì không quan trọng bằng học thế nào." Câu này giờ được nói nhiều, em chỉ tua lại.
Rồi còn dạy thế nào nữa. Thầy dở thì dạy rất khó hiểu.
Ngoài ra cần phân loại học sinh để phù hợp với trình độ, mục tiêu học. Em nghĩ phân loại là việc đầu tiên cần làm, học cái gì và học thế nào từ đó mà ra.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
Cảm ơn bác, Sociology của John Macionis rất cuốn hút, hơi tiếc là cháu chỉ tìm thấy 14th Edition PDF, có lẽ cháu sẽ đặt mua sách giấy 16th Edition.




Link PDF: https://drive.google.com/file/d/10zmI1e9X3j3J4p7y-RkDKFpwqwgPECME/view?usp=sharing
Hoan nghênh mợ cháu. Em mơ ước ngày nào đó học sinh, sinh viên VN có được một cuốn Xã hội học bằng tiếng Việt, khúc triết và sáng sủa như này :D

Sau khi tìm mãi không ra việc ứng dụng kiến thức toán vi phân, tích phân trong cuộc sống, cháu xin rút lại ý kiến về toán tích phân và vi phân ạ. Nghĩa là một người lao động bình thường, trong cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cần đến sự vận dụng kiến thức toán vi phân, tích phân.

Nói cách khác: trừ những bạn học sinh có ý định học STEM ở đại học, những học sinh THPT khác của Việt Nam phải học toán vi phân, tích phân là sự lãng phí thời gian không cần thiết ạ.
Toán học xuất phát từ nhu cầu đếm, để dành và chia của cải. Trong cuộc sống đời thường, vai trò của toán rời rạc phố biến và quan trọng hơn nhiều. Ví dụ phép tích phân chả có gì khác là phép cộng dồn :D
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,350
Động cơ
361,603 Mã lực
Sau khi tìm mãi không ra việc ứng dụng kiến thức toán vi phân, tích phân trong cuộc sống, cháu xin rút lại ý kiến về toán tích phân và vi phân ạ. Nghĩa là một người lao động bình thường, trong cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cần đến sự vận dụng kiến thức toán vi phân, tích phân.

Nói cách khác: trừ những bạn học sinh có ý định học STEM ở đại học, những học sinh THPT khác của Việt Nam phải học toán vi phân, tích phân là sự lãng phí thời gian không cần thiết ạ.
Phải phát biểu chính xác là không cần làm hàng loạt bài tập tích tích phân, vi phân của 1 loạt các hàm phức tạp, hành động đó là vô bổ với hầu hết tất cả các ngành ngoài toán, vì mấy cái hàm đó thường không có ứng dụng thực tế, hoặc nếu có ứng dụng thì đã có người tính hộ lâu rồi.

Cái cần thiết và có ứng dụng là bản chất khái niệm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top