[Thảo luận] Hỏi về cách đề-pa lên dốc không cần hạ phanh tay trong 10 bài sa hình với

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,037
Động cơ
463,403 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Hồi xưa, nhà cháu thi thực hành bằng cách này đấy ợ. Nói chung là tùy theo thầy dạy. Tiện cách nào thì dùng cách đấy thôi. Nhưng cách này thì dùng cho xe sedan thì được chứ xe tải thì chắc là không được vì xe thường chở nặng ợ
 

giangcoi79

Xe điện
Biển số
OF-147861
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
2,202
Động cơ
381,270 Mã lực
Ngày trước em đi học lái thì trường em thầy dạy đề 3 phanh tay khi đi thi lớp 120 người thì trượt 5 người.Còn trường bên cạnh họ dạy đề 3 bằng côn thì lớp có 150 người thì trượt 120 người.
Cụ chủ cứ bình tĩnh đi.Đi nhiều nó khác thạo mà.
 

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chân tình, cụ lái hãy còn "non". Tốt nhất là đừng có tập cái tiểu xảo này làm gì, nhọc! Cụ cứ vận hành cho đúng bài bản cái xe của cụ đi rồi tự khắc sẽ biết hết. Cố quá làm gì, nguy hiểm!
 

Hiệp Nexco

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-4419
Ngày cấp bằng
25/4/07
Số km
2,424
Động cơ
573,664 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Website
nexco.com.vn
Làm được điều này thị nó phụ thuộc vào kỹ năng người lái, độ dốc, tải xe, mức chỉnh ra lăng ti. Thường bài thi thì độ dốc chưa cao, xe nhẹ nên có thể áp dụng như sau. Lên dốc đạp côn, phanh chân bình thường (vẫn để số 1), thả chân côn ra tới mức cần (cái này phụ thuộc vào kinh nghiệm, độ quen xe), thường lúc này khi côn bám xe sẽ rung rung, sau đó thả phanh chân là nó tự lên.
Còn trên thực tế đi kiểu này không ổn đâu vì nhiều khi tải nặng, dốc lớn, ra lăng ti nhỏ thì cho dù chân côn thả đúng tầm hoàn hảo rồi thả chân phanh xe cũng không lên được, lúc này chân phanh phải nhanh chóng đạp sang chân ga. Nhưng xử lý được thế này là rất phức tạp vì đạp ga quá phát thì nó vù lên trên mất kiểm soát tốc độ.
Nếu tập để thi thì không cần dùng chân ga cũng được. Còn nếu tập để đi phải tập dốc đứng và phải dùng chân ga.
Muốn tập đề pa tốt (đi được dốc cua tay áo) thì phải tập được dừng xe giữa dốc mà không cần dùng phanh tay hay chân, thậm chí với dốc tải ít chỉ cần dùng mỗi chân côn để dừng và lên dốc. Nhưng đi kiểu này có vẻ hơi hại côn.
 

Hiệp Nexco

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-4419
Ngày cấp bằng
25/4/07
Số km
2,424
Động cơ
573,664 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Website
nexco.com.vn
Chân tình, cụ lái hãy còn "non". Tốt nhất là đừng có tập cái tiểu xảo này làm gì, nhọc! Cụ cứ vận hành cho đúng bài bản cái xe của cụ đi rồi tự khắc sẽ biết hết. Cố quá làm gì, nguy hiểm!
Đề pa không dùng phanh tay không hẳn khó đâu, nó loại bỏ bớt động tác nên thậm chí có thể dễ hơn. Trước cũng có thày dạy ông anh rể em không kéo phanh tay và thi cũng không kéo.
 

longtech21

Xe tăng
Biển số
OF-137780
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,443
Động cơ
382,093 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long <--> Thăng Long
Thế xe số lúc đề có phải đạp côn không các bác?
cụ có đi học lái xe đầy đủ ko? Nguyên tắc khi khởi động xe là phải đạp hết côn, kể cả đã về N. Hiện nay một vài xe số sàn khi khởi động phải đạp hết côn như Vios E
 

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đề pa không dùng phanh tay không hẳn khó đâu, nó loại bỏ bớt động tác nên thậm chí có thể dễ hơn. Trước cũng có thày dạy ông anh rể em không kéo phanh tay và thi cũng không kéo.
Khó thì chả hề nhưng mới lái... đến các thao tác cơ bản còn chưa thạo thì không nên tập những tiểu xảo làm tắt. Nhớ nhiều quá hóa loạn, nguy hiểm cho bản thân và mọi người, cụ ạ!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,634
Động cơ
678,898 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đề pa không dùng phanh tay không hẳn khó đâu, nó loại bỏ bớt động tác nên thậm chí có thể dễ hơn. Trước cũng có thày dạy ông anh rể em không kéo phanh tay và thi cũng không kéo.
Với người biết thì không khó, nhưng với các cụ đang thi lấy bằng, em nghĩ là tới 90% sẽ thấy khó.
Vậy tốt nhất các cụ chuẩn bị thi cứ làm theo cách của thầy dậy là dùng phanh tay.
Muốn làm được bằng côn + ga, các cụ phải có thêm thời gian, chân côn, chân ga nhậy cảm dần lên thì sẽ làm được.
Theo em, cụ nào có tí năng khiếu thì vài ba tháng là làm được ngay, miễn là phải chạy xe tương đối thường xuyên. Lâu thì 1 năm.
 

tuanphucloi

Xe hơi
Biển số
OF-151560
Ngày cấp bằng
4/8/12
Số km
163
Động cơ
357,869 Mã lực
Nơi ở
phúc lợi long biên
Cụ ơi, cách 2 tiện đối với những người tay lái yếu hay mất thăng pằng khi mất 1 tay cầm vô-lăng. Nhưng khi dốc quá cao (tầm 15-20 độ trở lên) thì phải nhất thiết hạ phanh tay (cách 1) phải không ạ?
em đã từng thử với dốc cao rồi cách 2 của em vẫn ngon .em đi xe 2.0
 

tuanphucloi

Xe hơi
Biển số
OF-151560
Ngày cấp bằng
4/8/12
Số km
163
Động cơ
357,869 Mã lực
Nơi ở
phúc lợi long biên
Với người biết thì không khó, nhưng với các cụ đang thi lấy bằng, em nghĩ là tới 90% sẽ thấy khó.
Vậy tốt nhất các cụ chuẩn bị thi cứ làm theo cách của thầy dậy là dùng phanh tay.
Muốn làm được bằng côn + ga, các cụ phải có thêm thời gian, chân côn, chân ga nhậy cảm dần lên thì sẽ làm được.
Theo em, cụ nào có tí năng khiếu thì vài ba tháng là làm được ngay, miễn là phải chạy xe tương đối thường xuyên. Lâu thì 1 năm.
các cụ không biết thế nào em nghe thầy nói một lần làm được luôn chưa bị hỏng phát nào .cái này quan trọng nhất là tâm lý thoải mái và cảm giác của chân côn
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,634
Động cơ
678,898 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


anhtho viết
Với người biết thì không khó, nhưng với các cụ đang thi lấy bằng, em nghĩ là tới 90% sẽ thấy khó.
Vậy tốt nhất các cụ chuẩn bị thi cứ làm theo cách của thầy dậy là dùng phanh tay.
Muốn làm được bằng côn + ga, các cụ phải có thêm thời gian, chân côn, chân ga nhậy cảm dần lên thì sẽ làm được.
Theo em, cụ nào có tí năng khiếu thì vài ba tháng là làm được ngay, miễn là phải chạy xe tương đối thường xuyên. Lâu thì 1 năm.



các cụ không biết thế nào em nghe thầy nói một lần làm được luôn chưa bị hỏng phát nào .cái này quan trọng nhất là tâm lý thoải mái và cảm giác của chân côn
Chắc cụ thuộc lớp 10% có thể làm được.
 

greatriver

Xe đạp
Biển số
OF-153410
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
13
Động cơ
354,530 Mã lực
Thế xe số lúc đề có phải đạp côn không các bác?
Đạp côn khi đề nổ máy là 1 nguyên tắc an toàn kụ ạ. 1 số loại xe thì bắt buộc đạp côn mới đề nổ được, giống như 1 số xe máy phải bóp phanh khi đề đấy kụ.
 

mocmeo_02

Xe buýt
Biển số
OF-31744
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
640
Động cơ
486,458 Mã lực
Depa lên dốc không dùng phanh tay cũng không khó lắm đâu. Hơn nữa đây là cách đi rất cần thiết trong tình trạng đường xá Việt Nam hiện nay. Nắm được yêu cầu, nhiệm vụ đó, khi gấu nhà em thi xong, trong thời gian chờ bằng lái em đã mang xe xuống thuê sân để tập cho gấu kỹ năng này. Đúng như bạn nào đã nói, quan trọng nhất là cảm giác của chân côn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ luyện tập gấu nhà em đã thành công mỹ mãn. Không những đề pa không dùng phanh tay mà em còn yêu cầu gấu khi đi lên dốc (cái dốc trong trường thi ấy) chỉ dùng côn không dùng ga nữa. Khi em bảo dừng lại, thì nhả chân côn vừa đủ để xe đứng trên dốc. Khi em bảo đi tiếp thì lại nhả từ từ chân côn để xe bò lên từ từ. Khi bảo dừng lại thì lại đạp nhẹ chân côn thêm một chút để xe dừng lại... Mỗi lần đi trên đoạn dốc đó gấu nhà em đã dừng rồi lại đi khoảng 4 đến 5 lần gì đó mà chỉ dùng chân côn thôi. Các bác lưu ý, quan trọng nhất là cảm giác của chân côn chứ không nhất thiết phải xe phân khối lớn đâu. Bằng chứng là xe của gấu nhà em là loại xe ô tô có máy yếu nhất ở Việt Nam (Spark Van 0.78).
Tuy nhiên không thể dùng cách này mà không biết đề pa lên dốc có kéo phanh tay được vì đối với dốc cao hoặc xe chở nặng thì buộc phải kéo phanh tay khi đề pa lên dốc đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ob3xuT

Xe điện
Biển số
OF-139824
Ngày cấp bằng
25/4/12
Số km
2,431
Động cơ
390,500 Mã lực
Nơi ở
Phố nhỏ... Ngõ nhỏ... Nhà tôi ở đó...
xe chip khi thi thường là xe vẫn còn tương đối tốt, đề pa ko cần phải ga, cụ thay vì kéo phanh tay thì dùng phanh chân, nhả côn đến tầm bám (khi máy rung rung, cái này cảm nhận ở mỗi người đang học lái là khác nhau, làm vài lần thì sẽ có cảm giác tốt) thì nhả phanh chân... Nói chung là cụ chỉ cần tập vài hôm là ok
 

binhxii

Xe hơi
Biển số
OF-84307
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
157
Động cơ
412,370 Mã lực
Ngày xưa em tạp lái thầy cũng dạy phải kéo phanh tay khi đề pa, nhưng cái phanh tay xe thầy giáo em hết cỡ rồi vẫn cứ trôi như thường thế là em cú thế đi chẳng cần dùng phanh tay và cũng chẳng thấy bị trôi gì cả, bác cứ tâm lý thoải mái thì cũng dễ thôi mà, đi đương thực tế nếu lúc nào bác cũng kéo phanh tay khi dừng giưa dốc thì nhiều khi cũng mệt phết đấy ạ.
 

hungnhd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115567
Ngày cấp bằng
5/10/11
Số km
2,875
Động cơ
414,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi xưa em thi rõ ràng là thực hiện theo cách này, dù cách chính thống mà các thầy dạy trong trường (em học lái C500) đó là phải kéo phanh tay. Nhưng khi đi thuê xe chip thì người ngồi xe chip hướng dẫn cách thực hiện đề pa không cần kéo phanh tay đâu. Em xin hỏi để nhớ lại vì lâu không lái xe em quên khuấy đi mất. Vodka các cụ!
Cách kéo phanh tay cũng chả phải cách chính thống. theo e thì k có cái j là chính thống trong 2 cách trên. thầy e ngày trước toàn bắt học viên vào thế khó nhất: để ga anti mức nhỏ + depa k cho kéo phanh tay để tập cho quen với tình huống xe lởm (20% xe ở trường thi ga anti nhỏ ==> dễ chết máy). Nên theo e thì tốt nhất nên tập k có phanh tay, khi quen rồi thì kéo phanh tay cho thêm an toàn, còn chân thì lúc nào cũng chủ động được
 

9abeo

Xe máy
Biển số
OF-106908
Ngày cấp bằng
27/7/11
Số km
85
Động cơ
394,350 Mã lực
Nơi ở
Czech Republic
Để dùng phanh chân thì cụ cứ tập 1 thời gian rồi sẽ quen, còn nếu để thi hình thì cái nào quen thì múc
 

cxcanh

Xe buýt
Biển số
OF-85277
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
846
Động cơ
418,053 Mã lực
Nơi ở
alo là biết
Đọc tít của cụ em giật cả mình, không hiểu đề pa mà lại không cần hạ phanh tay thì...đi kiểu gì (chẳng nhẽ ga ầm lên à..., mà nó có đi không??? vì nó đang bị kéo phanh tay mà)
 

mocon

Xe hơi
Biển số
OF-125557
Ngày cấp bằng
26/12/11
Số km
129
Động cơ
379,570 Mã lực
Cụ nói chí chuẩn. Em hàng ngày phải đi dốc Đào Tấn. Nhiều lần dính tắc đường trên dốc. Các xe nhích từng tý một lên dốc. Nếu không có kỹ năng này thì khóc đấy các cụ/mợ ạ. Em có lần chứng kiến một cụ sau 2 lần chết máy đã húc vào mít xe trước rồi lại thả trôi xuống đầu xe sau rồi đấy ạ. Vì vậy các cụ/mợ ráng mà tập cho thành thạo nhá.

Depa lên dốc không dùng phanh tay cũng không khó lắm đâu. Hơn nữa đây là cách đi rất cần thiết trong tình trạng đường xá Việt Nam hiện nay. Nắm được yêu cầu, nhiệm vụ đó, khi gấu nhà em thi xong, trong thời gian chờ bằng lái em đã mang xe xuống thuê sân để tập cho gấu kỹ năng này. Đúng như bạn nào đã nói, quan trọng nhất là cảm giác của chân côn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ luyện tập gấu nhà em đã thành công mỹ mãn. Không những đề pa không dùng phanh tay mà em còn yêu cầu gấu khi đi lên dốc (cái dốc trong trường thi ấy) chỉ dùng côn không dùng ga nữa. Khi em bảo dừng lại, thì nhả chân côn vừa đủ để xe đứng trên dốc. Khi em bảo đi tiếp thì lại nhả từ từ chân côn để xe bò lên từ từ. Khi bảo dừng lại thì lại đạp nhẹ chân côn thêm một chút để xe dừng lại... Mỗi lần đi trên đoạn dốc đó gấu nhà em đã dừng rồi lại đi khoảng 4 đến 5 lần gì đó mà chỉ dùng chân côn thôi. Các bác lưu ý, quan trọng nhất là cảm giác của chân côn chứ không nhất thiết phải xe phân khối lớn đâu. Bằng chứng là xe của gấu nhà em là loại xe ô tô có máy yếu nhất ở Việt Nam (Spark Van 0.78).
Tuy nhiên không thể dùng cách này mà không biết đề pa lên dốc có kéo phanh tay được vì đối với dốc cao hoặc xe chở nặng thì buộc phải kéo phanh tay khi đề pa lên dốc đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top