[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Phải "lên đỉnh" ;) thì mới feeling, huyền ảo được chứ cụ xittalin. Bọn em mò mẫm cả ngày bên dưới :D, mãi vẫn không lên đỉnh được nên cũng đang bí bách lắm ạ!

....
Không dám ngồi lâu vì cung đường còn dài. Khoảng 15’sau, cả nhóm lại lầm lũi leo tiếp. Lòng suối toàn đá tảng, nếu chẳng may bị tuột tay lộn xuống, chắc khó tránh khỏi bầm giập.



Vẫn những sườn dốc dựng đứng, vẫn như lối đi quanh co. Người nọ như giẫm lên đầu người kia.



Lù cở đầy đồ như đè cái lưng chàng trai của núi rừng gập xuống. Sương khói mịt mờ luẩn quất quanh từng gốc cây, hốc đá.



Thấy ai cũng mắm môi, mắm lợi quyết tâm, em không dám kêu ca là đã mệt gần đứt hơi, đành phải hăng hái bám sát A Mịch leo lên.



Thủ lĩnh và chú T. vẫn bám sát dưới chân



Những mầm sống vươn ra từ một thân thảo quả , bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên



Một cây sống sót sau vụ tuyết bỏng nở hoa vàng rực lòa xòa trên mặt đất như trêu ngươi đám người kiệt sức.



Em buông lời thăm dò, sắp đến chưa A Sính ơi. Chưa đâu. Ý anh là đã sắp tới chỗ nghỉ ăn trưa thôi. Sắp tới rồi, quãng 30 phút nữa thôi. Em hơi ngại ngần. Không biết A Sính tính 30 phút “đồng bào”, hay 30 phút “sơn tràng”, bởi mỗi phút đồng bào ít ra phải bằng hai phút sơn tràng để tính thời gian leo. Mà đúng là ngại thật. Phía trước vẫn là dốc thẳng đứng. Leo núi ngại nhất những đoạn thế này. Ba lô cứ trĩu xuống sau lưng. Thà leo bốn chân còn có chỗ bám víu để đỡ dồn hết trọng lực cho đôi chân đã mỏi. Lúc này chỉ muốn nằm lăn ra đất rồi tính sao thì tính. Mọi người như chôn chân một chỗ. A Sính quay người gác lù cởi vào vách đất. Thủ lĩnh, mồ hôi ròng ròng trên mặt, bảo anh chụp cho em một kiểu thể hiện nỗi nhọc nhằn.



Tiếp tục leo chừng gần tiếng nữa, gặp vạt đất hơi bằng phẳng, được bao quanh bằng những khóm trúc lòa xòa, A Sính đặt gùi xuống bảo nghỉ thôi. Ai nấy như trút được gánh nặng, khoan khoái vứt ba lô xuống.



Hai anh em A Sính nhặt củi khô nhóm lửa để xua đi giá lạnh. Xong, người chặt hai đoạn cây tươi để làm giá bếp bắc nồi, người lấy mì tôm và trứng để chuẩn bị bữa trưa.



Trước chuyến đi, Thủ lĩnh chuẩn bị sẵn mấy tấm nylon, trước mắt là để trải ra làm khăn bàn phục vụ cho các bữa ăn, sau nữa là lỡ anh em nào đột ngột bỏ bạn đồng hành thì sử dụng làm vải liệm, thay vì phải bó chiếu. Vì vậy cả nhóm cứ quen gọi là “tấm vải liệm”. Bát, đũa, khăn, ly… được bày ra cho bữa ăn đầu tiên trong rừng. Em phụ trách bóc và cắt cặp bánh chưng.
Thay vì phải mang theo 3-4 chai “Ông già chống gậy” bằng thủy tinh nặng nề, dễ vỡ, chú TA khui ra cho vào hai chai nước suối cho tiện. Món chả của Alex hơi quá lửa, quắt queo như mấy bìa đậu phụ sắp cháy thành than, phía trên, dầu mỡ gặp lạnh kết lại thành một màng tuyết trắng bao quanh.



. Anh em xoay tua ly rượu chúc nhau vượt qua nửa ngày đầu thắng lợi. Đến lượt A Sính. Chú lắc đầu, em không uống đâu. Em thấy hơi lạ. Bởi uống rượu đã thành thương hiệu của con trai Mèo từ ngàn đời nay. Hỏi, mệt à. Hết mệt rồi, nhưng em không uống. Thế trước đây có uống không. Uống chứ. Nhưng từ dạo thành con chiên của Chúa đến nay, em không uống nữa. Đụng tới tín ngưỡng, đành thôi vậy. Khi đi dọc đường, A Sính kể gần như cả bản Chu Va, mấy năm nay đồng bào đều theo đạo Tin Lành. Em cũng thấy rằng, thời gian gần đây, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi cuộc sống vật chất của người dân còn gặp nhiều khó khăn, và tinh thần còn là một khoảng “chân không” để tiếp nhận những tư tưởng mới. Thôi vấn đề vĩ mô này hay, dở em không dám luận bàn.
A Mịch nhờ tiếp xúc với ánh sáng văn minh, lại không vướng vào khoản “thuốc phiện tinh thần của nhân dân”, nên các món thuốc, rượu… đều chơi được cả. Thấy chú uống hơi hăng, em chỉ lo chú say vứt cả đống đồ đạc cho anh em tự cõng thì tiêu tùng.
Ai nấy xì xụp ăn uống. Leo mệt nên món gì thấy cũng ngon. Thường ngày em rất ngán món mì tôm, nhưng bữa trưa trên núi cao, vừa mệt vừa lạnh, món mì tôm nóng hôm nay sao mà thần thánh thế!




Tấm bạt được trải ra làm chiếu, không có gì phủ làm chăn, cả nhóm nằm lăn ra đất, như một toán lâm tặc nghỉ trưa sau buổi phá rừng, mặc cho hơi lạnh của đất rừng ngấm dần qua làn bạt mỏng manh. Bốn bề sương mù giăng mắc. Khi em đóng nắp kính máy ảnh, một vài tiếng ngáy đã bắt đầu ngân lên. Nửa nằm nửa ngồi, em cứ thế gối đầu lên ba lô ngủ quên đời. Nhờ tấm áo Long Cổn nên không bị lạnh lưng. Còn mọi người lúc bắt đầu nằm thì còn ấm nhờ thân nhiệt, lúc sau cả người lẫn chân lạnh ngắt, dù bếp lửa vẫn còn leo lét cháy bên cạnh, may nhờ Thủ lĩnh gọi dậy, không là thành xác ướp hết cả.



Trước khi lên đường, mọi rác thải đều cho hết vào bếp lửa. Chờ mọi thứ cháy hết, mấy anh em thay nhau “lái” vào để đảm bảo cả lửa lẫn than đã được dập tắt tuyệt đối. A Sính còn cẩn thận dùng đất đắp lên nền bếp cũ một lớp dày nữa cho chắc. Vạt đất lại nguyên sơ như buổi ban đầu, không còn một dấu vết của đám lâm tặc.

 

Menhim1601

Xe container
Biển số
OF-432001
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,171
Động cơ
278,685 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Nhím
Phải "lên đỉnh" ;) thì mới feeling, huyền ảo được chứ cụ xittalin. Bọn em mò mẫm cả ngày bên dưới :D, mãi vẫn không lên đỉnh được nên cũng đang bí bách lắm ạ!

....
Không dám ngồi lâu vì cung đường còn dài. Khoảng 15’sau, cả nhóm lại lầm lũi leo tiếp. Lòng suối toàn đá tảng, nếu chẳng may bị tuột tay lộn xuống, chắc khó tránh khỏi bầm giập.



Vẫn những sườn dốc dựng đứng, vẫn như lối đi quanh co. Người nọ như giẫm lên đầu người kia.



Lù cở đầy đồ như đè cái lưng chàng trai của núi rừng gập xuống. Sương khói mịt mờ luẩn quất quanh từng gốc cây, hốc đá.



Thấy ai cũng mắm môi, mắm lợi quyết tâm, em không dám kêu ca là đã mệt gần đứt hơi, đành phải hăng hái bám sát A Mịch leo lên.



Thủ lĩnh và chú T. vẫn bám sát dưới chân



Những mầm sống vươn ra từ một thân thảo quả , bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên



Một cây sống sót sau vụ tuyết bỏng nở hoa vàng rực lòa xòa trên mặt đất như trêu ngươi đám người kiệt sức.



Em buông lời thăm dò, sắp đến chưa A Sính ơi. Chưa đâu. Ý anh là đã sắp tới chỗ nghỉ ăn trưa thôi. Sắp tới rồi, quãng 30 phút nữa thôi. Em hơi ngại ngần. Không biết A Sính tính 30 phút “đồng bào”, hay 30 phút “sơn tràng”, bởi mỗi phút đồng bào ít ra phải bằng hai phút sơn tràng để tính thời gian leo. Mà đúng là ngại thật. Phía trước vẫn là dốc thẳng đứng. Leo núi ngại nhất những đoạn thế này. Ba lô cứ trĩu xuống sau lưng. Thà leo bốn chân còn có chỗ bám víu để đỡ dồn hết trọng lực cho đôi chân đã mỏi. Lúc này chỉ muốn nằm lăn ra đất rồi tính sao thì tính. Mọi người như chôn chân một chỗ. A Sính quay người gác lù cởi vào vách đất. Thủ lĩnh, mồ hôi ròng ròng trên mặt, bảo anh chụp cho em một kiểu thể hiện nỗi nhọc nhằn.



Tiếp tục leo chừng gần tiếng nữa, gặp vạt đất hơi bằng phẳng, được bao quanh bằng những khóm trúc lòa xòa, A Sính đặt gùi xuống bảo nghỉ thôi. Ai nấy như trút được gánh nặng, khoan khoái vứt ba lô xuống.



Hai anh em A Sính nhặt củi khô nhóm lửa để xua đi giá lạnh. Xong, người chặt hai đoạn cây tươi để làm giá bếp bắc nồi, người lấy mì tôm và trứng để chuẩn bị bữa trưa.



Trước chuyến đi, Thủ lĩnh chuẩn bị sẵn mấy tấm nylon, trước mắt là để trải ra làm khăn bàn phục vụ cho các bữa ăn, sau nữa là lỡ anh em nào đột ngột bỏ bạn đồng hành thì sử dụng làm vải liệm, thay vì phải bó chiếu. Vì vậy cả nhóm cứ quen gọi là “tấm vải liệm”. Bát, đũa, khăn, ly… được bày ra cho bữa ăn đầu tiên trong rừng. Em phụ trách bóc và cắt cặp bánh chưng.
Thay vì phải mang theo 3-4 chai “Ông già chống gậy” bằng thủy tinh nặng nề, dễ vỡ, chú TA khui ra cho vào hai chai nước suối cho tiện. Món chả của Alex hơi quá lửa, quắt queo như mấy bìa đậu phụ sắp cháy thành than, phía trên, dầu mỡ gặp lạnh kết lại thành một màng tuyết trắng bao quanh.



. Anh em xoay tua ly rượu chúc nhau vượt qua nửa ngày đầu thắng lợi. Đến lượt A Sính. Chú lắc đầu, em không uống đâu. Em thấy hơi lạ. Bởi uống rượu đã thành thương hiệu của con trai Mèo từ ngàn đời nay. Hỏi, mệt à. Hết mệt rồi, nhưng em không uống. Thế trước đây có uống không. Uống chứ. Nhưng từ dạo thành con chiên của Chúa đến nay, em không uống nữa. Đụng tới tín ngưỡng, đành thôi vậy. Khi đi dọc đường, A Sính kể gần như cả bản Chu Va, mấy năm nay đồng bào đều theo đạo Tin Lành. Em cũng thấy rằng, thời gian gần đây, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi cuộc sống vật chất của người dân còn gặp nhiều khó khăn, và tinh thần còn là một khoảng “chân không” để tiếp nhận những tư tưởng mới. Thôi vấn đề vĩ mô này hay, dở em không dám luận bàn.
A Mịch nhờ tiếp xúc với ánh sáng văn minh, lại không vướng vào khoản “thuốc phiện tinh thần của nhân dân”, nên các món thuốc, rượu… đều chơi được cả. Thấy chú uống hơi hăng, em chỉ lo chú say vứt cả đống đồ đạc cho anh em tự cõng thì tiêu tùng.
Ai nấy xì xụp ăn uống. Leo mệt nên món gì thấy cũng ngon. Thường ngày em rất ngán món mì tôm, nhưng bữa trưa trên núi cao, vừa mệt vừa lạnh, món mì tôm nóng hôm nay sao mà thần thánh thế!




Tấm bạt được trải ra làm chiếu, không có gì phủ làm chăn, cả nhóm nằm lăn ra đất, như một toán lâm tặc nghỉ trưa sau buổi phá rừng, mặc cho hơi lạnh của đất rừng ngấm dần qua làn bạt mỏng manh. Bốn bề sương mù giăng mắc. Khi em đóng nắp kính máy ảnh, một vài tiếng ngáy đã bắt đầu ngân lên. Nửa nằm nửa ngồi, em cứ thế gối đầu lên ba lô ngủ quên đời. Nhờ tấm áo Long Cổn nên không bị lạnh lưng. Còn mọi người lúc bắt đầu nằm thì còn ấm nhờ thân nhiệt, lúc sau cả người lẫn chân lạnh ngắt, dù bếp lửa vẫn còn leo lét cháy bên cạnh, may nhờ Thủ lĩnh gọi dậy, không là thành xác ướp hết cả.



Trước khi lên đường, mọi rác thải đều cho hết vào bếp lửa. Chờ mọi thứ cháy hết, mấy anh em thay nhau “lái” vào để đảm bảo cả lửa lẫn than đã được dập tắt tuyệt đối. A Sính còn cẩn thận dùng đất đắp lên nền bếp cũ một lớp dày nữa cho chắc. Vạt đất lại nguyên sơ như buổi ban đầu, không còn một dấu vết của đám lâm tặc.

Chuyến đi thú vị quá ạ. E lót dép ngồi hóng
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,493
Động cơ
364,731 Mã lực
Tuổi
53
các cụ leo giỏi quá, em giờ chỉ ngồi nhìn
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,204
Động cơ
647,448 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Nhìn ảnh thôi đã thấy cuồng hết chân rồi, khám phá nơi mới thật tuyệt
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
@cụ Avalon-Bg
Chẳng có gì ghê gớm lắm đâu, chỉ cần cụ chịu khó tập luyện một chút trước chuyến đi để cơ thể thích nghi với cường độ vận động là được. Thương trường và chính trường mới cần bản lĩnh, chứ lọ mọ trong rừng cần gì đâu! Quan trọng là cụ phải coi việc vài ba ngày không tắm gội, thay quần áo là chuyện bình thường.

......

Ăn xong, bao giờ cũng có độ ỳ nhất định, rất ngại di chuyển. Các cụ bảo cấm bao giờ sai, “chưa ăn thì cha rìu con rạ, ăn rồi thì cha ngả con nghiêng”. Thế mà vẫn phải xốc ba lô lên mà đi.
Vừa hì hục leo, hì hục thở, em vừa tự oán mình, oán cả A Sính. Leo dốc chán chết, sao A Sính không tìm đường nào bằng phẳng mà đi? Sao không chọn chỗ nào hết dốc, ăn xong chỉ việc tụt xuống thôi? Bây giờ, anh nọ như giẫm lên đầu anh kia, phải vạch tre trúc mà leo. Đường xa nghĩ nỗi đoạn trường mà kinh!



Do bữa trưa mấy anh em chót uống hơi hăng nên bây giờ leo, mặt mũi ai nấy đều bơ phờ, nhưng vẫn khen nhau hơi rượu tỏa ra thơm lừng.



Ký ức nhọc nhằn về những chặng leo sau bữa trưa trong các chuyến đi trước vẫn luôn ám ảnh, vì thế, anh em đều thống nhất không nên đốt cháy giai đoạn, phải nghỉ đủ để lấy sức rồi mới đi tiếp. Nhưng sức người có hạn, mới vượt qua con dốc đầu tiên cao chừng 50m, nơi có mấy củ mài lộ thiên treo lủng lẳng bên sườn núi, gặp chỗ bằng phẳng, không ai bảo ai, mọi người đều thả người ngồi phịch xuống. Anh em A Sính đã lấy lại phong độ đỉnh cao nên lúc này nhìn nhanh nhẹn và vui vẻ hẳn.



Em thấy phải bứt lên để thoát khỏi sự đeo bám của sức ỳ, nên nghỉ xong liền bám sát A Mịch vượt lên trước. Vừa đi vừa hỏi chuyện như cán bộ cắm bản ba cùng với nhân dân.
Men theo sườn núi leo lên. Một thân cây đổ nghiêng chắn cả lối đi, anh em phải lần lượt khom người chui qua. Rừng già tĩnh lặng. Không có gió nên sương mù bảng lảng lẩn quất không tan.



Dòng suối đã tách hẳn ra xa nên không còn nghe tiếng. Chỉ còn một vài tiếng chim lẻ loi gọi bạn văng vẳng xa gần. Rừng già chưa mất hẳn, vì còn được giữ lại để làm tán che cho nương thảo quả. Một cây, đường kính chỉ khoảng 40cm mới bị chặt hạ, vết cưa còn mới, chỉ còn trơ lại một đoạn gốc, bên cạnh nhiều gốc khác xem chừng bị đốn hạ lâu hơn, màu gỗ đã thẫm lại. Lâm tặc, hợp pháp và bất hợp pháp, luôn hiện diện trên mọi nẻo đường. Không dám luận bàn, nhưng chính sách quản lý về ruộng đất, núi rừng có lẽ còn nhiều bất cập nên rừng bị tàn phá không thương tiếc trong suốt thời gian qua, mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Các cây lớn hoặc các cây gỗ quý phần lớn đã bị chặt đi. Một cây pơ-mu bên cạnh lối đi bị đốn hạ cách đây không lâu, màu gỗ vần còn trắng và mùi thơm vẫn còn sực nức. A Mịch nhặt một nắm gỗ vụn bỏ vào gùi để tối về nhóm bếp.




Trận rét trước Tết để lại những hậu quả nặng nề cho người dân vùng cao. Trâu bò, vật nuôi bị chết. Thảo quả, nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình bị dính băng tuyết chết gục hàng loạt. Khắp các sườn núi rực lên một màu lá vàng chết chóc. A Sính bảo năm nay thảo quả chết sạch, lại đói rồi.



Một lán thảo quả, vách và mái đều được ghép bằng những tấm gỗ xẻ, chắc mới được dựng lên từ mùa trước, nằm nép dưới một đám cây cổ thụ, không cửa, không khóa. Vết đất bên vách lò sấy vẫn còn mới. Một vài cái áo cũ, rách nát như mấy tấm giẻ, vắt ngang thân trúc gác chéo trong lán thay dây phơi. Hai đôi dép cũ cùng một vài chai nhựa nằm chơ vơ trên mặt đất. Một bó củi khô bên cạnh bếp lửa hoang tàn, lạnh lẽo. A Mịch ngậm ngùi bảo, lán bỏ hoang rồi. Thảo quả chết hết rồi, ai còn lên nương làm gì nữa. Năm kia, nương thảo quả này phải được vài ba trăm triệu, giờ không được đồng nào.



Thảo quả là loại cây trồng mang lại hiệu quả to lớn cho đồng bào vùng cao. Trung bình mỗi héc ta thu hoạch được khoảng 200-300 kg thảo quả. Thời giá lúc đó khoảngtrên dưới 200 ngàn. Đây là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn gia đình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn. Nhưng về mặt môi trường, thảo quả lại là một tác nhân làm cho rừng bị tàn phá. Thảo quả có những đòi hỏi hơi quý tộc, cây chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao, đất màu mỡ, độ mùn dày, lại phải có bóng cây che. Nhưng nếu che rợp quá, thiếu ánh mặt trời, thì cây còi cọc không phát triển được. Mà che ít quá, thừa ánh nắng thì cây cũng chết. Vì thế người dân phải dọn sạch lớp thảm thực bì, các cây ở các tầng thấp bị triệt hạ, chỉ giữ lại một số cây cao có tán che. Vì thế làm nghèo giá trị đa dạng của rừng tự nhiên nên việc giữ đất giữ nước cũng bị suy giảm theo. Sau một chu kỳ canh tác (khoảng 20 năm) khi lớp cây già gãy đổ, và khi đất đai cũng đã cạn kiệt thì cả cánh rừng thảo quả sẽ biến thành rừng nghèo, rừng hoang, chỉ còn cỏ lau “suốt một đời cùng với gió giao tranh” mà thôi. Thêm vào đó, để sấy được 1 tấn thảo quả khô, trung bình người dân phải chặt phá khoảng 12 tấn củi tươi. 95% số lượng thảo quả ngày nay được xuất sang thị trường TQ. Người Việt chỉ tiêu thụ 5% số lượng còn lại và chịu 100% sự tàn phá môi trường. Xem ra cái giá của thảo quả không hề nhẹ.



Mấy anh em nghiêng ngó một lúc rồi lại men theo những nương thảo quả chết khô bên sườn núi đi tiếp. Đường đi giống như những chiếc đai bao quanh những cái thùng, cứ xoay vòng theo hình trôn ốc đi dần lên đỉnh. Thỉnh thoảng đổi hướng thì lại quành sang ngọn núi khác.



A Mịch đeo gùi tiến lên trước, dặn, đoạn này nguy hiểm, các anh cẩn thận nhé. Một vách đá sừng sững ngay cạnh lối đi. Khói sương mờ ảo như kiểu "thạch động thôn vân" (hang đá nuốt mây).



Dưới chân mịt mù sương khói. Đường đi vừa đủ chiều rộng một bàn chân. Hai tay bám lấy các gốc cây, bụi cỏ cứ thế dò dẫm đu dần người qua. Lỡ sẩy tay sẩy chân không biết tấm thân tàn sẽ lưu lạc nơi đâu. Đối với những người mắc chứng sợ độ cao như TA , hay thuộc tầng lớp quý tộc cao sang như Sir Alex, mỗi lần vượt qua một vách đất hay gờ đá thì quả là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự an nguy của tấm thân ngàn vàng khôn chuộc.



Qua khúc cua "bản lề" này, ai nấy lại cúi đầu, cắm mặt vào vách núi mà leo.



Đợi các chú đang cặm cụi leo phía dưới lâu quá, em vượt lên trước ngồi cạnh A Mịch trên đỉnh dốc. Ngồi nhìn vẩn vơ qua lớp cây rừng bên sườn núi, biển mây trắng bồng bềnh che kín cả thung lũng ở độ cao chừng 1800m.



Một bụi hoa, giống như hoa giấy, trùm lên một cây cao khác bên sườn núi. Không biết là hoa gì, nhưng thấy màu đỏ nên em bèn gọi liều là hoa “cách mạng”



Bất giác nhìn lên cao, một vách núi lộ ra như đâm thẳng lên trời. Quay sang hỏi A Mịch, có phải ngọn anh em mình định leo không. A Mịch gật. Trên cao gió thổi mạnh. Mây cuồn cuộn bốc cao. Bầu trời xám xịt. Thỉnh thoảng gió đuổi mây một phần trái núi hiện ra trong một phần mấy giây rồi nhanh chóng chìm khuất sau lớp mây mù dày đặc. Em hoang mang nghĩ, vách núi dựng đứng thế kia làm sao mà leo?



Cả đoàn lục tục hội quân. Thủ lĩnh kiếm đâu được khúc cây làm quyền trượng, bắt chước ông Cụ trong Chiến dịch Biên Giới năm xưa “huề trượng đăng sơn quan trận địa/ Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân”. (Chống gậy lên non thăm trận địa/ Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây)
Cả đoàn ngồi im lặng nghe lời Thủ lĩnh phủ dụ để chuẩn bị bước vào cung đường tiếp theo

 

Menhim1601

Xe container
Biển số
OF-432001
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,171
Động cơ
278,685 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Nhím
@cụ Avalon-Bg
Chẳng có gì ghê gớm lắm đâu, chỉ cần cụ chịu khó tập luyện một chút trước chuyến đi để cơ thể thích nghi với cường độ vận động là được. Thương trường và chính trường mới cần bản lĩnh, chứ lọ mọ trong rừng cần gì đâu! Quan trọng là cụ phải coi việc vài ba ngày không tắm gội, thay quần áo là chuyện bình thường.

......

Ăn xong, bao giờ cũng có độ ỳ nhất định, rất ngại di chuyển. Các cụ bảo cấm bao giờ sai, “chưa ăn thì cha rìu con rạ, ăn rồi thì cha ngả con nghiêng”. Thế mà vẫn phải xốc ba lô lên mà đi.
Vừa hì hục leo, hì hục thở, em vừa tự oán mình, oán cả A Sính. Leo dốc chán chết, sao A Sính không tìm đường nào bằng phẳng mà đi? Sao không chọn chỗ nào hết dốc, ăn xong chỉ việc tụt xuống thôi? Bây giờ, anh nọ như giẫm lên đầu anh kia, phải vạch tre trúc mà leo. Đường xa nghĩ nỗi đoạn trường mà kinh!



Do bữa trưa mấy anh em chót uống hơi hăng nên bây giờ leo, mặt mũi ai nấy đều bơ phờ, nhưng vẫn khen nhau hơi rượu tỏa ra thơm lừng.



Ký ức nhọc nhằn về những chặng leo sau bữa trưa trong các chuyến đi trước vẫn luôn ám ảnh, vì thế, anh em đều thống nhất không nên đốt cháy giai đoạn, phải nghỉ đủ để lấy sức rồi mới đi tiếp. Nhưng sức người có hạn, mới vượt qua con dốc đầu tiên cao chừng 50m, nơi có mấy củ mài lộ thiên treo lủng lẳng bên sườn núi, gặp chỗ bằng phẳng, không ai bảo ai, mọi người đều thả người ngồi phịch xuống. Anh em A Sính đã lấy lại phong độ đỉnh cao nên lúc này nhìn nhanh nhẹn và vui vẻ hẳn.



Em thấy phải bứt lên để thoát khỏi sự đeo bám của sức ỳ, nên nghỉ xong liền bám sát A Mịch vượt lên trước. Vừa đi vừa hỏi chuyện như cán bộ cắm bản ba cùng với nhân dân.
Men theo sườn núi leo lên. Một thân cây đổ nghiêng chắn cả lối đi, anh em phải lần lượt khom người chui qua. Rừng già tĩnh lặng. Không có gió nên sương mù bảng lảng lẩn quất không tan.



Dòng suối đã tách hẳn ra xa nên không còn nghe tiếng. Chỉ còn một vài tiếng chim lẻ loi gọi bạn văng vẳng xa gần. Rừng già chưa mất hẳn, vì còn được giữ lại để làm tán che cho nương thảo quả. Một cây, đường kính chỉ khoảng 40cm mới bị chặt hạ, vết cưa còn mới, chỉ còn trơ lại một đoạn gốc, bên cạnh nhiều gốc khác xem chừng bị đốn hạ lâu hơn, màu gỗ đã thẫm lại. Lâm tặc, hợp pháp và bất hợp pháp, luôn hiện diện trên mọi nẻo đường. Không dám luận bàn, nhưng chính sách quản lý về ruộng đất, núi rừng có lẽ còn nhiều bất cập nên rừng bị tàn phá không thương tiếc trong suốt thời gian qua, mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Các cây lớn hoặc các cây gỗ quý phần lớn đã bị chặt đi. Một cây pơ-mu bên cạnh lối đi bị đốn hạ cách đây không lâu, màu gỗ vần còn trắng và mùi thơm vẫn còn sực nức. A Mịch nhặt một nắm gỗ vụn bỏ vào gùi để tối về nhóm bếp.




Trận rét trước Tết để lại những hậu quả nặng nề cho người dân vùng cao. Trâu bò, vật nuôi bị chết. Thảo quả, nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình bị dính băng tuyết chết gục hàng loạt. Khắp các sườn núi rực lên một màu lá vàng chết chóc. A Sính bảo năm nay thảo quả chết sạch, lại đói rồi.



Một lán thảo quả, vách và mái đều được ghép bằng những tấm gỗ xẻ, chắc mới được dựng lên từ mùa trước, nằm nép dưới một đám cây cổ thụ, không cửa, không khóa. Vết đất bên vách lò sấy vẫn còn mới. Một vài cái áo cũ, rách nát như mấy tấm giẻ, vắt ngang thân trúc gác chéo trong lán thay dây phơi. Hai đôi dép cũ cùng một vài chai nhựa nằm chơ vơ trên mặt đất. Một bó củi khô bên cạnh bếp lửa hoang tàn, lạnh lẽo. A Mịch ngậm ngùi bảo, lán bỏ hoang rồi. Thảo quả chết hết rồi, ai còn lên nương làm gì nữa. Năm kia, nương thảo quả này phải được vài ba trăm triệu, giờ không được đồng nào.



Thảo quả là loại cây trồng mang lại hiệu quả to lớn cho đồng bào vùng cao. Trung bình mỗi héc ta thu hoạch được khoảng 200-300 kg thảo quả. Thời giá lúc đó khoảngtrên dưới 200 ngàn. Đây là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn gia đình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn. Nhưng về mặt môi trường, thảo quả lại là một tác nhân làm cho rừng bị tàn phá. Thảo quả có những đòi hỏi hơi quý tộc, cây chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao, đất màu mỡ, độ mùn dày, lại phải có bóng cây che. Nhưng nếu che rợp quá, thiếu ánh mặt trời, thì cây còi cọc không phát triển được. Mà che ít quá, thừa ánh nắng thì cây cũng chết. Vì thế người dân phải dọn sạch lớp thảm thực bì, các cây ở các tầng thấp bị triệt hạ, chỉ giữ lại một số cây cao có tán che. Vì thế làm nghèo giá trị đa dạng của rừng tự nhiên nên việc giữ đất giữ nước cũng bị suy giảm theo. Sau một chu kỳ canh tác (khoảng 20 năm) khi lớp cây già gãy đổ, và khi đất đai cũng đã cạn kiệt thì cả cánh rừng thảo quả sẽ biến thành rừng nghèo, rừng hoang, chỉ còn cỏ lau “suốt một đời cùng với gió giao tranh” mà thôi. Thêm vào đó, để sấy được 1 tấn thảo quả khô, trung bình người dân phải chặt phá khoảng 12 tấn củi tươi. 95% số lượng thảo quả ngày nay được xuất sang thị trường TQ. Người Việt chỉ tiêu thụ 5% số lượng còn lại và chịu 100% sự tàn phá môi trường. Xem ra cái giá của thảo quả không hề nhẹ.



Mấy anh em nghiêng ngó một lúc rồi lại men theo những nương thảo quả chết khô bên sườn núi đi tiếp. Đường đi giống như những chiếc đai bao quanh những cái thùng, cứ xoay vòng theo hình trôn ốc đi dần lên đỉnh. Thỉnh thoảng đổi hướng thì lại quành sang ngọn núi khác.



A Mịch đeo gùi tiến lên trước, dặn, đoạn này nguy hiểm, các anh cẩn thận nhé. Một vách đá sừng sững ngay cạnh lối đi. Khói sương mờ ảo như kiểu "thạch động thôn vân" (hang đá nuốt mây).



Dưới chân mịt mù sương khói. Đường đi vừa đủ chiều rộng một bàn chân. Hai tay bám lấy các gốc cây, bụi cỏ cứ thế dò dẫm đu dần người qua. Lỡ sẩy tay sẩy chân không biết tấm thân tàn sẽ lưu lạc nơi đâu. Đối với những người mắc chứng sợ độ cao như TA , hay thuộc tầng lớp quý tộc cao sang như Sir Alex, mỗi lần vượt qua một vách đất hay gờ đá thì quả là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự an nguy của tấm thân ngàn vàng khôn chuộc.



Qua khúc cua "bản lề" này, ai nấy lại cúi đầu, cắm mặt vào vách núi mà leo.



Đợi các chú đang cặm cụi leo phía dưới lâu quá, em vượt lên trước ngồi cạnh A Mịch trên đỉnh dốc. Ngồi nhìn vẩn vơ qua lớp cây rừng bên sườn núi, biển mây trắng bồng bềnh che kín cả thung lũng ở độ cao chừng 1800m.



Một bụi hoa, giống như hoa giấy, trùm lên một cây cao khác bên sườn núi. Không biết là hoa gì, nhưng thấy màu đỏ nên em bèn gọi liều là hoa “cách mạng”



Bất giác nhìn lên cao, một vách núi lộ ra như đâm thẳng lên trời. Quay sang hỏi A Mịch, có phải ngọn anh em mình định leo không. A Mịch gật. Trên cao gió thổi mạnh. Mây cuồn cuộn bốc cao. Bầu trời xám xịt. Thỉnh thoảng gió đuổi mây một phần trái núi hiện ra trong một phần mấy giây rồi nhanh chóng chìm khuất sau lớp mây mù dày đặc. Em hoang mang nghĩ, vách núi dựng đứng thế kia làm sao mà leo?



Cả đoàn lục tục hội quân. Thủ lĩnh kiếm đâu được khúc cây làm quyền trượng, bắt chước ông Cụ trong Chiến dịch Biên Giới năm xưa “huề trượng đăng sơn quan trận địa/ Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân”. (Chống gậy lên non thăm trận địa/ Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây)
Cả đoàn ngồi im lặng nghe lời Thủ lĩnh phủ dụ để chuẩn bị bước vào cung đường tiếp theo

Năm ngoái e đi cũng tầm tháng 3 cơ mà thảo quả xanh mướt ạ, bi giờ sao noa héo tàn quá. Hix
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
A Mịch xốc gùi đi trước, lên tiếp một con dốc nữa. Đây mới là lần thứ ba A Mịch dẫn người lên núi. Đã có nhóm từng bị lạc đường mất cả buổi nên để cho chắc, chốc chốc lại nửa đùa nửa thật hỏi, A Mịch dẫn đi đâu thế, lạc rồi à. Lần nào chú cũng cười thật thà, đúng đường rồi mà, không nhầm đâu mà. Việc đi rừng, đối với người dân miền núi như là một bản năng. Lần bọn em đi Pu Tà Lẻng, bố vợ của A Páo nhân buổi đến thăm con gái, bị con rể trưng dụng để dẫn đoàn, lần đầu leo núi lạ mà cũng không lạc bao giờ.



Không biết đối với những người đi rừng chuyên nghiệp như địa chất, trinh sát, biên phòng… thì sao chứ amateur như bọn em thì dẫu có mang theo la bàn hay GPS thì việc tự tìm đường lên đỉnh cũng khó như lên trời vậy! Đường đi cứ uốn lượn lên xuống, nên cả đoàn cũng rải đều theo cảm xúc của các cung bậc tình yêu. Em bảo Thủ lĩnh, anh vừa thấy đỉnh núi xuất hiện phía trước mặt kia đấy. Nửa tin nửa ngờ, lại thêm phần lo sợ bị núi chắn mất lối đi, Thủ lĩnh ngẩn ngơ ngửa mặt lên trời lẩm bẩm mấy câu vô nghĩa.



Mây trắng vẫn bồng bềnh che kín thung lũng bên trái đường đi. Cả biển mây lững lờ trôi theo, quấn quýt từng bước chân phiêu lãng. Vui buồn lẫn lộn. Buồn vì rừng cây bên sườn núi che kín biển mây không có cách nào trông thấy để thấy cảnh bồng lai trọn vẹn. Vui vì rừng chưa bị phá hết, dưới biển mây kia phải là những dải rừng nguyên sinh nên mới có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành tấm thảm mây khổng lồ giữa hai cánh núi như vậy. Nhưng sương gió đại ngàn bồng bềnh hư ảo dường như cũng chưa giúp được bước chân của các chàng trai trở nên thanh thoát



Tuy phải sử dụng cả bốn chân vất vả, nhưng cái se lạnh của rừng già cùng không gian tĩnh lặng, trong lành, dường như tạo cho mình cảm thấy sống chậm hơn, cân bằng hơn, tạm quên đi chốn lao xao, để tận hưởng “những thú vui tầm thường”, như cả nhóm thường tự trào.



Lại một lò sấy thảo quả bỏ hoang cạnh lối đi. Chắc đã lâu lắm không có ai thăm ngó, cái lán chỉ còn trơ lại hai lớp đá xếp chồng lên nhau thay hàng cột trụ bên miệng hầm khoét sâu vào vách núi làm hầm sấy. Một vài cành cây gác ngang trên miệng hầm để đỡ mái che, nhưng mái che đã bay đâu mất. Lá khô bám đầy trên giàn sấy được làm bằng mấy thân trúc ken sát vào nhau. Một túi nylon buộc túm treo lủng lẳng phía dưới, ngả màu gió sương và bụi thời gian, không biết đựng gì bên trong.
Không để ý tới cái lán, A Mịch men theo lối mòn bên cạnh leo ngược lên.



Chỉ sợ chú dẫn đi lạc, em hỏi, A Mịch có nhầm không thế. Không nhầm đâu mà, A Mịch đáp. Thôi tạm nghỉ một lát đi, em vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng nên làm kế hoãn binh để đợi A Sính.



Chỉ tay về phía trước, nơi sương mù giăng kín, che khuất cả rừng cây trên cao, A Mịch bảo nó ở ngay trước mặt mình đây mà. Dường như để minh chứng cho lời A Mịch, gió bỗng nổi lên. Từng luồng mây mù vùn vụt lướt qua trên đỉnh rừng cây dưới thung lũng, bốc thẳng lên hướng A Mịch vừa chỉ. Một bên sườn núi chập chờn hiện ra. Vách gần như thẳng đứng. Gió mây như chơi trò đánh trận, quần quật đuổi nhau để giành người đẹp. Mây vừa che kín ngọn núi, gió lại lập tức xua đi, rồi mây tràn lại. Cứ liên tục như thế cho đến khi gió không thể nào chống nổi với những khối mây dường như bất tận nối tiếp nhau từ thung lũng ngùn ngụt giâng lên. Cả ngọn núi chìm ngập dưới bao lớp mây mù dày đặc.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Sau một hồi quan sát lẫn phán đoán theo kiểu xẩm sờ voi, anh em tạm hài lòng với nhận định, ngọn núi hình cây rơm, có đỉnh lúc nhọn lúc tròn. Nhưng tròn hay méo thì cũng cứ phải leo.



Đang trên cao, đường đi bất ngờ tụt xuống cả trăm mét, gặp một khe sâu lổn nhổn đá hộc. Thiên nhiên dữ dội đã tạo nên những vết cắt địa tầng dữ dội. Hoàng Liên Sơn được coi là xứ sở của núi cao và khe sâu là vì vậy. Dòng nước mùa mưa đã tạo nên một lối rộng, nham nhở đá, đổ từ đỉnh núi xuống chỗ em và A Mịch dừng chân



... rồi ngoặt xuống lũng sâu hun hút, chìm trong mây mù, không biết đâu là đáy.


Thủ lĩnh nhọc nhằn dò dẫm qua nương thảo quả đi xuống lòng khe cạn. Nhưng mùa này nước khe cạn nên có tìm thì cũng không ra “bướm bay lèn đá”. Sau lưng, nương thảo quả chết gục, lớp lớp đè lên nhau. Vài ba thân cây chết khô, trơ trọi "đâm nát trời chiều". Không mệt như lúc leo lên, nhưng đi xuống cũng có chút rủi ro tiềm ẩn, nên ai nấy đều thận trọng để đỡ bị tuột tay hay bước hụt.



Thủ lĩnh dùng quyền trượng đốc chiến đoàn quân giữ vững tốc độ hành quân



Lại đội hình hàng dọc bám theo A Mịch leo lên khỏi lòng khe cạn. Em tưởng men theo lòng suối, hóa ra A Mịch lại leo lên nương thảo quả trước mặt.



Mây vờn lên từ vách núi trước mặt. Người dẫn đường đứng lặng im như một pho tượng



Chú TA luôn luôn tin tưởng ở phương pháp "tuyên truyền và lừa bịp" của Thủ lĩnh nên cặm cụi chống gậy bám theo



A Mịch hăng hái rảo bước như muốn bỏ rơi cả đoàn, em cứ mặc kệ, đằng nào chú chẳng phải ngồi đâu đó chờ anh em. Đoạn này hơi dốc nên em phải tựa vào vách núi, nửa đứng nửa nằm đứng chờ nhóm còn lại.



Nhưng mãi vẫn không thấy mọi người xuất hiện, mỏi chân quá, em đành phải leo lên theo hướng A Mịch vừa đi.
Một lán thảo quả lưng tựa vào vách núi, trước mặt nương thảo quả và một hàng trúc cao xanh tốt, chạy dài như được trồng để làm bức rào giữ đất, xa hơn là rừng nguyên sinh chìm sâu dưới thung lũng, vách núi vòng cung ôm trọn cánh phải. Sau này anh em tấm tắc bảo nhau rằng, phong thủy thế này, cụ "đồng bào" quy hoạch cái lán này quá xứng đáng để làm Bộ trưởng Xây Dựng. Nhìn qua là biết chủ nhân đã mất nhiều công sức mới dựng lên được ngôi lán này. Vách và mái được ghép bằng những tấm gỗ dày. Một thân cây được đục lõi như con thuyền độc mộc úp lên chỗ nối của mái để ngăn nước lọt vào. Nương thảo quả xung quanh cũng chung tình trạng với những nương khác, chết vàng vì băng giá. A Mịch đặt lù cở xuống. Nghỉ thôi. Em ngạc nhiên, sao lại nghỉ đây, mới hơn 3 giờ, còn sớm mà.



Lò sấy thảo quả được khoét sâu vào thân núi. Phía trên có mái che mưa nắng. Hai bên vách được vạt thành lối đi và làm chỗ để khói thoát ra. Mấy khúc củi to, khô ráo xếp sẵn bên bếp. Mấy tấm ván dày để sẵn trên sàn. So với các lán mà anh em đã từng tá túc trong các chuyến trước thì ngôi lán này xứng đáng nhất để gọi là Cung điện Mùa Đông. Lại có nước nguồn được dẫn về bằng một ống nhựa. Mấy đoạn tre đã được đục bỏ mắt nối vào ống để dẫn nước xuống các bậc tiếp theo.



Sau khi nghiêng ngó, em ra chỗ một thân cây nằm ngang phía đầu nhà, chắc để dùng làm củi dự trữ chiến lược của chủ nhân, hướng về cung đường vừa đi để chờ cả nhóm đến bàn bạc. Mây mù vẫn dày đặc phía đại ngàn. Cảm giác như có gì ám sau lưng, em quay lại. Vách núi dựng đứng như cao lên tận trời, đột ngột hiện ra ngay trước mặt làm em trong một thoáng rợn cả sống lưng. Mây bị gió thổi cuộn lên xoắn xuýt chạy quanh dãy núi. Ngọn núi "đường bệ và hách dịch" chập chờn ẩn hiện. Huyền bí, quyền uy. Không như hình dung trước đó theo kiểu xẩm sờ voi ngọn núi tròn như đống rơm, đỉnh núi nhọn cao vượt lên, sừng sững dựng thẳng lên bầu trời như một vi chúa tể oai linh, bao quát cả một vùng rộng lớn. Nhiều đỉnh phụ sắc nhọn hình lưỡi cưa nhấp nhô. Mây vùn vụt đuổi nhau luồn lách qua các đỉnh núi phát ra những tiếng gầm rú ghê rợn. A Mịch lúc này đi đâu mất, chỉ mỗi mình em căng cứng cả người, cô độc và nhỏ bé quá trước sự rợn ngợp của thiên nhiên.





 

BigC

Xe tăng
Biển số
OF-38736
Ngày cấp bằng
20/6/09
Số km
1,522
Động cơ
495,440 Mã lực
Cho em đánh dấu theo dõi.
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Sau phút hoảng sợ ban đầu khi thấy ngọn núi lừng lững đột ngột hiện ra trước mặt, như thể với tay là chạm được, em trấn tĩnh lại, nghĩ chẳng lẽ đã từng một mình lọ mọ chui xuống hầm mộ của bọn Tây lông không ngán mà bây giờ lại sợ cái ông Sơn Tinh Tả Yàng Phình này? Thế là em học được phép “thắng lợi tinh thần”, vênh váo ngồi chờ nó xuất hiện để xem còn dọa được mình không. Mây gió vẫn đuổi nhau trên cao. Thỉnh thoảng, cả mấy ngọn núi đột ngột hiện ra rồi lại đột ngột biến đi sau lớp mây mù.



Một lúc sau, nhóm còn lại mới lục tục leo lên. Thì ra, vừa đến chỗ thân cây đổ nghiêng, Alex lại bị chuột rút lần nữa, may mà lần này bị nhẹ, nên cả đoàn chỉ phải đợi khoảng 15 phút thôi..
Thấy A Sính, em hỏi, đi tiếp hay nghỉ lại A Sính ơi? Nghỉ lại đây thôi, A Sính đáp.
-Nếu đi tiếp thì sao? Tiếng Thủ lĩnh chen vào.
-Từ đây lên đỉnh không còn cái lán nào nữa đâu, nếu đi tiếp khoảng gần tiếng nữa cũng được, nhưng phải dựng lều bên suối mới có chỗ nghỉ.
-Thế từ đây lên đỉnh thì còn phải đi mất bao lâu?
-Một buổi nữa thôi, A Sính đáp.
Lúc này mới ba rưỡi chiều, nghỉ lại nghe chừng hơi sớm. Nhưng chỉ không đầy một tiếng leo thì để mai đi cố cũng được, dựng lều bên suối có vẻ hơi ngại, vì thế cả đoàn thống nhất cao là nên ở lại.



Đang được đà, mọi người còn hăng hái leo tiếp để chia bớt cho ngày mai, nhưng nghỉ ngơi sớm, ăn nhậu ngắm chiều tà, sương buông kín núi rừng cũng là một ý tưởng hay. Chú T. hăng hái cầm con dao rừng của A Mịch cắt đám là thảo quả khô để chuẩn bị lót ổ. Mọi người chung tay gom lại, rải thành một lớp đệm dày trên mặt đất. Mấy “tấm vải liệm” được trải ra thành một tấm đệm êm ái ấm áp, hoàn hảo như giường hạnh phúc. Chú TA khoan khoái ngả mình.



Anh em kẻ nằm người ngồi. Thủ lĩnh lấy con dao bấm để tỉa tót, độ lại đôi giầy ống đã mòn sỏi đá.



Biển mây theo sát bước anh em. Thấy đoàn dừng lại, lập tức bốc cao ngập bốn bề. Không gian phút chốc mù mịt một màu hư ảo, bồng bềnh như chốn bồng lai.



Thủ lĩnh tựa cửa nghĩ không biết nên phải làm gì cho hết thời gian. Sau một hồi suy nghĩ, bèn quyết định gội đầu để giữ tinh thần sáng suốt, chỉ đạo đoàn quân đi đếnthắng lợi cuối cùng. Mấy anh em còn lại thà chịu bẩn, mất vệ sinh vài ba hôm chứ không dám đánh liều với sinh mạng. “Don’t risk your life”, các cụ bảo thế.
Thủ lĩnh vừa gội xong cái đầu mát mẻ, chưa kịp khoe, A Mịch đưa ngay một châm ngôn, được cả đoàn ủng hộ, vỗ tay quyết liệt, “Ở bẩn sống lâu, ăn cứt trâu sống mãi” !



Trong khi A Sính lần ra đầu nguồn để dẫn nước về, A Mịch xách dao chặt một đoạn trúc. Chỉ một loáng đã chế tác ra một chiếc điếu cày. Chú khoan khoái bắn ngay một điếu, lim dim, mơ màng nhả khói. Còn phần ngọn thì chế thành đôi đũa cả để nấu cơm.



Mây vẫn mịt mùng, núi cao ẩn hiện. Lúc thấy vách dựng, lúc thấy nhấp nhô dăm bảy đỉnh, khi tròn, khi nhọn. Kết quả vẫn không hình dung được hình dáng thế nào.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Mây giăng kín thung lũng, cả rừng cây chìm dần dưới tấm đệm hơi nước khổng lồ. Rừng núi chập chờn huyền ảo.


Từ độ cao khoảng 2000m trở lên, Hoàng Liên Sơn trở thành rừng ôn đới. Trước đây, ở độ cao này pơ-mu, thiết sam, vân sam mọc thành quần thể dày đặc, nhưng giờ đây hầu như các cây gỗ quý đều đã vắng bóng, chỉ còn thấy những cây lá vàng mọc cheo leo bên sườn núi như đang vào mùa thay lá.



Thủ lĩnh chuẩn chi cho bữa tối để bồi dưỡng sức dân, lấy kế sâu rễ bền gốc.
Phần lớn các đoàn leo núi đều giao phó việc chuẩn bị lương thực thực phẩm cho mấy chú hướng đạo bản địa, nhưng đoàn em trong những lần gần đây đều mang sẵn từ nhà. Thức ăn hầu hết đã chế biến sẵn, nên việc chuẩn bị bữa ăn tương đối nhàn. Mấy chuyến đầu, mấy chú hướng đạo thường mang gà nguyên con, lên đến nơi mới chế biến. Sau anh em thấy, vừa lích kích mất công, lại không hiệu quả. Trừ xương xẩu, một con gà chắc còn không được nửa con. Thay vì mang gà, bọn em quyết định mang thịt bò, chả, thịt băm, mỗi thứ 2 kg và khoảng 5-6 kg su hào, bắp cải, bí xanh. Hạ trại xong là có thể bày ra uống rượu được ngay. Anh em A Sính chỉ phải nấu cơm và làm món canh rau là xong.



Bóng tà buông. Bốn bề sương giăng ngập núi. Giữa khung cảnh thiên nhiên thế này mà không có men say phí cả gió núi mây ngàn. Có lần thiếu rượu không biết tìm đâu, lần này chú TA chuẩn bị hẳn 3 lít cho chắc.
Vốn khéo tay hay làm, Thủ lĩnh sử dụng luôn con dao quăng của A Mịch và cái thớt gỗ có sẵn tại lán, thái luôn 1 kg thịt bò, do Sir Alex chuẩn bị sẵn từ nhà. Em phụ trách pha chế món nước mắm với đầy đủ gia vị, gừng, ớt, chanh… mà Thủ lĩnh mua tận Thủ đô văn hiến. Chai “dung dịch màu trà” mới vơi đi phần ngọn lại được bày ra. Chú Alex cứ đòi phải có món rượu bồ đào xứ Thổ Lỗ Phồn như trong chuyện Kim Dung thì hợp với phong cách ẩm thực Tây-Phú-Lãng mà nhà nước bảo hộ Đại Pháp đã mất công khai hóa cho dân chúng An-Nam hơn.



Yến ẩm giữa mây ngàn gió núi cho nó có tý phong thủy



“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Rượu vào bắt đầu chém gió. Chú TA cao hứng, nói thật với các bác, những giây phút bồng bềnh hư ảo thế này thì đâu dễ gì mua được. Tiền tài, danh vọng thì cũng thế thôi!



A Sính bảo, các anh cứ ngồi uống rượu trước đi, em không uống nên ở trong bếp lo nồi cơm. A Mịch đã xong việc nên tham gia nhiệt tình



Đỉnh núi chập chờn ẩn hiện như trêu ngươi. Hỏi A Mịch, phải mai mình leo ngọn kia không. Không leo được đâu, A Mịch đáp. Ô hay, không leo được, hóa ra chỉ lên đây uống rượu, ngắm rồi về à?
Thế đã ai leo lên được chưa. Chưa ai lên được đó bao giờ cả, giọng A Mịch có vẻ huyền bí.
Cả lũ lặng nhìn nhau. Mà đúng là nhìn cũng kinh thật. Đường chim bay từ chỗ ngồi đến đỉnh núi chắc chỉ cỡ vài cây số. Chênh nhau cả 1000m nghĩ không thôi cũng đã đủ ớn, chưa nói là leo lên. Cả một ngày nay "trym" đi bộ 11 cây số mà cũng chỉ leo lên được khoảng 700m. Giờ ngọn núi như đứng trước mặt, chắn hết cả tầm nhìn, sừng sững thế kia thì leo làm sao?

 

Tít Hóng Hớt

Xe tải
Biển số
OF-555707
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
270
Động cơ
155,590 Mã lực
Tuổi
31
Hóng quá, các cụ có chinh phục tiếp không, ới em e đọc với ạ. E đã lặng người cả gần tiếng để vừa đọc vừa ngẫm ảnh về hành trình của các cụ. Thật đáng trân trọng !
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
A Sính lúc này đã xong việc. Vừa ngồi vào bàn, mấy anh em đã nhao nhao hỏi, mai mình leo ngọn nào A Sính ơi? Leo ngọn đó, A Sính vung tay chỉ tay về phía trước.



Ngọn đó là ngọn nào? Mây ngùn ngụt bốc lên, thỉnh thoảng một vài ngọn núi hiện ra một vài giây rồi lại bị chìm khuất. Lúc thấy ngọn này, lúc lại thấy ngọn khác. Mà ngọn nào cũng nhấp nhô bí hiểm cả.



Theo như lời A Sính thì chưa có ai leo lên được đỉnh cao nhất kia, kể cả dân địa phương. Nghe hơi thất vọng.Thế mai mình có leo không. Leo chứ. Thế leo ngọn nào. Ngọn kia kìa. Thôi đành, không với được em hoa hậu chân dài kiêu sa thì chuyển qua em á hậu chân ngắn vậy. Nhưng cả một dãy nhấp nhô như răng cưa vẫn không biết em nào là á hậu. Theo như lời A Mịch thì ngọn núi mai leo nằm cạnh cái đỉnh nhọn kia, chắc là ngọn "đầu bằng".



Không mất thời gian với núi non nữa, anh em tập trung ăn uống trong ánh chiều tà. Mặt trời xuyên qua lớp mây mù dày đặc hắt những tia nắng gay gắt cuối cùng trong ngày xuống mảnh sân mấy anh em đang thù tạc. Rừng chiều huyền ảo, khói sương, bất giác em nhớ câu thơ của Thế Lữ
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"



Với dân sơn tràng thì những câu chuyện về rừng núi dường như bất tận. Mặc cho ánh chiều rơi, mặc cho gió núi mưa rừng. Mặc cho cung đường ngày mai sẽ còn nhiều vất vả gian lao, đám thợ rừng vẫn ngồi gật gù đối ẩm đến tận khuya. Hồi ức về những chuyến đi lại được thay nhau kể lại. Mà chuyến nào cũng hào hứng, cũng có lắm chuyện để kể. Những chuyến đi tới lại được vạch ra. Lại gió núi mây ngàn. Lại gối đất nằm sương...



Câu chuyện tạm gián đoạn, bởi Thủ lĩnh bị con này nhằm vào yếu huyệt mà đốt. Nhờ phản xạ nhanh nhạy, nên nó chưa kịp hút được giọt máu nào thì Thủ lĩnh đã ngắt được cái vòi hiểm ác như vòi bạch tuộc của bọn đế quốc sài lang "hút máu mủ dân ta" như trong sách Lịch sử thường viết.
Rõ là nó chết oan.



Bếp lửa trong lò sấy thảo quả lại bốc lên để ru đám thợ rừng sau một ngày lặn lội chốn rừng thiêng nước độc chìm vào giấc ngủ.
Ngôi lán này thực là "thần thánh"! Không những mái và vách được ghép bằng những tấm ván dày để chống chọi hiệu quả với mưa gió đại ngàn mà sàn nhà cũng được lót bằng mấy phiến gỗ để tránh hơi đất. Rải tấm bạt của A Sính, thêm ba tấm vải liệm được mua những 120 ngàn tiền Ông Cụ nữa là thành một cung điện hoành tráng. Một tấm ván dựng lên để thay tấm cửa. Gió sương cứ việc vần vũ bên ngoài, trong này chăn ấm nệm êm. Bếp lửa tí tách sưởi ấm cho cả căn lán. Thỉnh thoảng một vài mẩu than hồng bắn vọt lên cao, vẽ nên một quỹ đạo lòng vòng trong đêm tối. Khói bếp luồn qua hai vạt xẻ rộng bên thành lò sấy ra ngoài, nên không sợ bị đầu độc bằng khói than. A Sính bảo, bếp tàn thì cũng gần sáng, anh em mình cứ việc ngủ thôi.
Trăng đầu tháng mỏng manh như lá lúa treo lơ lửng bên vách núi, không đủ soi sáng cho cả rừng đêm. Tuy vậy, nhờ ánh trăng mờ ảo mà khu rừng đỡ âm u huyền bí.
Mệt mỏi sau một ngày cặm cụi leo, lại ăn uống no say giữa hoàng hôn đại ngàn, mấy anh em chui vào lán để lấy sức cho ngày mai. Chỉ nói với nhau dăm ba câu rồi ai nấy nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

 

nha-trang

Xe buýt
Biển số
OF-372593
Ngày cấp bằng
5/7/15
Số km
911
Động cơ
258,800 Mã lực
Nghe nhắc cái tên Tả Giàng Phình nhiều lắm rồi mà đi lên đây 3-4 lần chưa có dịp đến, đường đi cũng ko khó lắm cụ nhỉ, nhìn bức ảnh tưởng ở tận Trung Quốc

 
Chỉnh sửa cuối:

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,989
Động cơ
557,558 Mã lực
Lại 1 chuyến đi đáng ngưỡng mộ.
Lâu tớ ko đi đâu. Cũng lâu không vào OF! May được bài hay để đọc.
Cám ơn cụ.
 

zzspecialdrzz

Xe hơi
Biển số
OF-482889
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
110
Động cơ
195,523 Mã lực
Tuổi
34
Thủ lĩnh thực hiện bài tuyên giáo động viên tinh thần theo phương pháp “tuyên truyền và lừa bịp” với chàng hướng đạo. A Mịch, 30 tuổi, là anh ruột A Sính. Khác với chú em khi mới vào lớp Một thì cô giáo theo chồng bỏ cuộc chơi nên không có ai gieo chữ vào lòng, A Mịch đã có hẳn bằng “Ri-me” (Primaire/ Tiểu học), chẳng những tinh thông chữ viết mà còn thành thạo bốn phép tính cộng trừ nhân chia, quá xứng đáng để được gọi là bậc thức giả của bản Mông.



Nhờ bài tuyên giáo tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng của Thủ lĩnh tiếp sức, chú T & TA hớn hở dấn thân vào chốn mịt mù, vô định.
“Đi đầu không biết đi đâu,
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi.”!



Men theo lối mòn lên nương thảo quả của đồng bào bên bên sườn núi. Lâu ngày không có dấu chân người nên phải rẽ lối, vạch cây mà đi.



Đường đi trên cao, đều giống nhau ở chỗ một bên là vách núi, một bên là sườn dốc, dưới chân là khe sâu. Thiên nhiên dữ dội đã tạo ra xứ sở của những núi cao và khe sâu chia cắt trên dãy Hoàng Liên Sơn. Hai tay bám vào các bụi cây ven đường, chân dò dẫm tụt dần theo từng thước đất để xuống. Rồi lại dò dẫm leo lên. “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Đi qua đoạn này, lỡ tuột tay chắc không đến nỗi bị gãy chân tay vì có nương thảo quả làm tấm đệm dày đỡ cho, nhưng nhìn sâu hun hút thế này có lóp ngóp leo lên chắc cũng mất nửa tiếng.



Nhiều đoạn được đồng bào chặt mấy nhánh cây, gác vào vách núi để lấy chỗ đặt chân, lấy chỗ làm đường đi lên nương, gùi thảo quả xuống. Thiên nhiên khắc nghiệt và dữ dội đã tạo nên những con người bền bỉ, dẻo dai, và dũng cảm. Những người dân bản địa hàng ngày đi lại trên những con đường ngang dọc, ngoắt ngoéo trên các dãy núi hùng vĩ phải tự luyện cho mình ánh mắt tinh nhanh của chim đại bàng và bước đi khéo léo của mèo rừng. Từng bước chân, từng cái bám tay di chuyển, không có chỗ cho những sai lầm.



Người trước đã khuất dạng trên cao, người sau vẫn cần mẫn leo lên con dốc người trước mới đi qua.



Hết dốc này nối tiếp dốc kia, không biết lên xuống bao lần. Lại tụt xuống một một khúc quanh, nơi giao nhau giữa hai vách núi. Những tảng đá cùng những thân cây bị dòng nước dồn xuống nằm ngổn ngang. Cả đoàn dừng chân. Hộp phó-mát được chia nhau ăn lấy sức. Alex tranh thủ bóp cặp chân vừa bị chuột rút và tháo đôi giày chống đạn để hong khô.



Vừa trải qua trận băng tuyết khốc liệt nên cây cỏ chết nhiều. Những cành cây trụi lá như những cánh tay ma mị vươn lên trời qua màn sương mờ ảo, liêu trai. Một vài thân cây bị gãy ngang, trơ lại một đoạn gốc sần sùi, khô mục. Nhìn khuôn mặt cả nhóm cũng ảo não và thê lương như khung cảnh xung quanh.



Những thân chuối, lá cháy khô vì bỏng tuyết, đứng như những thân người cúi đầu ủ rũ, sột soạt, lắc lư mỗi khi có một trận gió chạy qua.

Thú vị quá ạ
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Khi nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua cửa lán, em trở dậy. Không gian yên tĩnh. Cảm giác như nghe được cả tiếng sột soạt của lá cây rừng còn đẫm sương đêm. Một vài tiếng chim văng vẳng xa gần. Em nhận ra cả tiếng chim quen thuộc ngày xưa ở quê thường cất lên mỗi khi trời trở gió làm rặng tre sau nhà vặn mình răng rắc.
Hai anh em A Sính lục tục dậy, cho thêm củi vào bếp chuẩn bị bữa sáng. Lát sau, mấy anh em đều lần lượt dậy. Chưa kịp vấn an, đã nghe chú T.. giọng hãy còn ngái ngủ, than, em không mang túi ngủ, tối lạnh quá. Anh X, anh Y ngáy to làm em đxx ngủ được. A Mịch nghe vậy, bèn góp chuyện, gớm, tối qua hai bác nào ngáy to thế! Hà...hà, bọn anh tuổi cao sức yếu mà vẫn cố cõng thêm cái túi ngủ gần 2 ký, chú suýt chết rét là đúng rồi, còn than gì nữa! Lạnh quá, em nép vào thằng TA thì nó xịch ra, quay sang dựa vào anh thì anh cũng lùi lại, làm em cứ thế nằm tơ hơ chịu rét, chú T cất giọng ai oán.
Em cười, chú nên trách bố mẹ sinh phải chú làm thằng đàn ông. Nếu chú là phận gái thì tối qua bọn anh không cần phải bảo cũng giành nhau quyền được chung gối, chung chăn, tâm sự với em gái suốt đêm rồi. Nói xong, em an ủi, thôi để tối nay anh cho chú mượn áo Long Cổn của anh mà đắp cho đỡ lạnh. Mấy năm trước, cả nhà về quê ăn Tết, bọn trẻ con vốn quen với khí hậu quanh năm nắng nóng nên gặp lạnh cứ co ro như gà con gặp rét. Song thân của em vốn là người hoài cổ nên sử dụng toàn loại chăn bông truyền thống, nặng bẹp cả sửu nhi. Hồi ấy em hay phải đi qua xứ lạnh, nên áo Long Cổn hoành tráng không kém gì bộ quần áo vũ trụ của anh Armstrong dùng để lên Mặt trăng. Cho hai đứa chui vào, chỉ thò hai cái đầu ra ngoài. Hai đứa có vẻ khoái chí tợn. Tối chỉ đắp áo ngủ, hai cả chân đút chung vào một ống tay. Sáng mai dậy, thằng anh bảo, tối qua suýt nữa con tè vào áo ba, ống tay áo chật quá con rút chân mãi mới dậy được để đi tè!


Rút kinh nghiệm những lần trước, sáng chỉ ăn phở hoặc mì tôm, nên leo được nửa buổi thì coi như chưa ăn gì, em đề nghị Thủ lĩnh phải biết khoan thư sức dân. Nhờ thế, bữa sáng món cơm có thịt hoành tráng, sánh ngang với cả bọn nhỏ vùng cao của anh Trần Đăng Tuấn. Lại có cả mì tôm trứng cho cả anh em chọn lựa. Việc mang trứng lên núi, sau nghĩ lại, đúng là không nên, tuy có thể làm món trứng rán hay nấu với mì tôm đều tiện, nhưng rất khó bảo quản, dù đã mang nguyên cả vỉ. Anh em A Mịch nấu thêm một nồi cơm,để mang đi cho bữa trưa.



Ăn xong lại còn được thưởng thức món cà phê bát. Sir Alex thể hiện tình đồng đội gắn bó keo sơn, pha xong lại còn khuấy đều mới đưa cho chú T. Chắc để tạ lỗi vì tối qua ngáy hơi hăng làm chú em mất ngủ. Nhân chuyện cà phê, em lại nhớ chuyện ngày xưa, hồi còn đói kém thông tin, các "lảo sư" mỗi lần lên lớp đều tranh thủ cung cấp tin tức thời sự và định hướng tư tưởng cho đám học trò nhà quê vắt mũi chưa sạch. Lúc ấy Công đoàn Đoàn Kết mới ra đời chống lại Chính phủ Ba Lan XHCN. Chỉ một thời gian ngắn, nhân dân đã hăng hái đi theo, đông đến hàng triệu người. Chính phủ cầm quyền sợ "mất nước" đến nơi, bèn ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt giam các lãnh tụ CĐĐK, thiết quân luật, đưa một ông tướng quân đội lên cầm quyền. Các thầy cô giáo, không biết do được học tập chính trị hay do tấm lòng yêu CNXH nồng nàn, lên lớp bảo bọn em rằng, sở dĩ Ba Lan loạn là do dân chúng bị tiêm nhiễm thói quen tư sản, đòi phải được cung cấp cà phê sáng. Các em đừng bao giờ học đòi thói hưởng thụ vật chất tầm thường của bọn tư sản ấy nhé! Chúng ta phải kiên quyêt giữ vững lý tưởng ... trong sạch, cao quý.
Cũng hồi ấy, học môn Địa lý, khi nhắc tới vị trí Ba Lan hoàn toàn nằm lọt giữa các nước XHCN anh em, cô giáo của em bảo đấy là lợi thế vô cùng to lớn. Nước Ba Lan XHCN vững như bàn thạch, có thể gối cao đầu mà ngủ, không phải lo gì nữa. Ai ngờ, sự sụp đổ của cả phe XHCN Đông Âu mấy năm sau lại được bắt đầu từ “bàn thạch” Ba Lan.



Trước khi lên đường, mọi rác rưởi, vật dụng không cần thiết được anh em cho hết vào bếp. Nhiều đoàn đã nghỉ lại căn lán này trong các chuyến đi trước. Nhiều chai, lọ túi nylon, quần áo rách nát, đế giầy hỏng... vứt rải rác xung quanh, mấy anh em gom vào đốt hết. Có một chai nhựa, trong chứa ít chất lỏng, chắc của cụ nào đêm sợ ma, khi cho vào bếp lửa bị xì, toàn mùi amoniac :D! May không vương vào quần áo.
Sợ tàn lửa bay quanh bén vào lá khô, củi mục gây cháy rừng, nên đốt xong em lấy vòi nước cho chảy thẳng vào bếp lửa.
Năm anh em giàn hàng ngang trước căn lán, chụp kiểu ảnh gửi lời chào vĩnh quyết, xong quay lưng bước đi.
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng "lều" nắng, lá rơi đầy".

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top