[Funland] Khen Tây có mà khen cả ngày

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Ý cụ là cụ giỏi hơn cả Bộ Tế VN :))
Ông càng trích dẫn thì càng thể hiện sự dốt nát của mình. Vitamin D muốn hấp thụ đc thì phải có ánh nắng mặt trời.
Ông inbox địa chỉ để tôi ship cho vào gói muối Iot :))
Khuyến cáo của bộ y tế Việt Nam đâu cụ gửi em xem để thông não phát.
Cái chỗ màu đỏ em nghĩ là cụ hiểu biết có hạn chế thì nên phát biểu ít thôi kẻo trẻ con nó cười cho hehe.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
6,089
Động cơ
444,780 Mã lực
Thế giờ các cụ tính như nào? Thôi nhỉ, học Tây lông làm gì đúng ko ạ? ;))
 

daiyentrang

Xe tải
Biển số
OF-39502
Ngày cấp bằng
29/6/09
Số km
224
Động cơ
463,445 Mã lực
Bọn em còn mang đổi được cả đoàn tầu hỏa cơ mà. Đoàn tầu này sau bị bọn người lớn nó lừa mất rồi
Hí hí, nhắc mới nhớ: Kế hoạch nhỏ thời 8x
Khách sạn Khăn quàng đỏ
Nhà máy nhựa Tiền phong
Đoàn tàu Thiếu niên tiền phong
Giờ đi đâu, về đâu???
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,321 Mã lực
Có đấy cụ. Viện hàn lâm nhi khoa mỹ khuyến cáo tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tiếp xúc với ánh nắng. Sau 06 tháng thì phải có biện pháp bảo vệ. Dân mình ngu muội chỉ nghĩ là tắm nắng cho có Vitamin mà không nghĩ đến các hậu quả tiêu cực khác.
https://www.aap.org/en-us/about-the-aap/aap-press-room/news-features-and-safety-tips/Pages/Sun-Safety-and-Protection.aspx
Link này không đúng. Đây là bản hướng dẫn phòng tránh cháy nắng. Mà đã hướng dẫn tức là đâu có cấm đâu.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,521
Động cơ
426,690 Mã lực
Khuyến cáo của bộ y tế Việt Nam đâu cụ gửi em xem để thông não phát.
Cái chỗ màu đỏ em nghĩ là cụ hiểu biết có hạn chế thì nên phát biểu ít thôi kẻo trẻ con nó cười cho hehe.
Em nghĩ là cụ mới ở bển về, chứ người VN chúng em đã được Bộ Y Tế dạy từ bé là phải có ánh nắng mặt trời thì mới hấp thụ được Vitamin D. Còn cụ cảm thấy ăn được Bộ Tế thì cứ làm mấy bài báo phản biện, mấy công trình nghiên cứu. Nghiên cứu thực sự chứ không phải ngồi cào phím đưa ra mấy đường link nhá. Nếu được công nhận thì cho cụ lên làm tưởng thú :))
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,154
Động cơ
577,410 Mã lực
Em lạy :)). Đúng 12h trưa mà phơi, đến người lớn còn chịu ko nổi nữa là trẻ sơ sinh. Bó tay BS Việt nam :)).
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,321 Mã lực
Cụ nên trích dẫn link trực tiếp của whọ, bộ y tế, hoặc bệnh viện khẳng định không tắm nắng. Chứ link quảng cáo dạng này không có nhiều giá trị
Bài cụ đưa không phải nghiên cứu cụ nhá. Bài kiểu đấy thì cụ cập nhật lại thông tin cho nó mới kẻo mang tiếng ộp phờ.

Cộng đồng mạng dậy sóng với khuyến cáo mới về tắm nắng đúng cách cho trẻ
Bác sĩ Hùng Ngô, Thanh Sang, Anh Nguyễn đều khẳng định, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều đều không có tác dụng tổng hợp vitamin D.


Loạt bác sĩ uy tín lên tiếng về thời gian tắm nắng đúng cho trẻ

Thời tiết ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đang bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm của mùa hè. Chỉ số tia UV ở các khu vực luôn được cảnh báo vượt ngưỡng an toàn, thậm chí ở một số nơi, chỉ số này đạt mức 12 – mức cực kỳ nguy hiểm.

Câu chuyện “có nên cho trẻ tắm nắng” và “tắm nắng đúng cách” trong thời tiết nóng như đổ lửa này cũng được các mẹ đặc biệt quan tâm. Nhất là khi rất nhiều bác sĩ nổi tiếng lên tiếng khuyến cáo về thời gian tắm nắng đúng cho trẻ trái với quan niệm phổ biến mà các bố mẹ Việt đang hiểu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (BV Nhi đồng TP HCM), thời gian tắm nắng đúng là từ 10h trưa đến 3h chiều. Lý do là bởi trong khoảng thời gian này, UVB (tia duy nhất có khả năng kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D) mới tới được Trái đất.

Đồng quan điểm, bác sĩ Hùng Ngô (BV Bạch Mai, Hà Nội) cũng cho rằng thời gian phơi nắng hiệu quả nhất là từ 10h sáng đến 3h chiều, tốt nhất là 12h trưa vì lúc này bức xạ tia UVB cao nhất.

Cũng liên quan đến vấn đề phơi nắng, bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh) thông tin, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tổng hợp vitamin D gần đây đã được thay đổi và không còn khuyến khích. Nguyên nhân là do da của trẻ mỏng nên rất nhạy cảm với các tác động của tia UV trong khi thời điểm tắm nắng phù hợp nhất lại trùng với thời điểm có nhiều tia UV nhất.


Khuyến cáo về thời gian tắm nắng được các bác sĩ chia sẻ trên trang cá nhân

Thông tin này ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa bởi quan niệm chỉ nên cho trẻ phơi nắng trước 8h sáng dường như đã “ăn sâu trong tiềm thức”, trở thành sai lầm phổ biến.

Nhiều mẹ Việt bất ngờ vì từ trước tới nay vẫn được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn tắm nắng càng sớm càng tốt hoặc chỉ phơi nắng sau 5h chiều. Sự trái chiều khiến không ít người hồ nghi và băn khoăn. Vậy, vì sao các bác sĩ lại đưa ra khuyến cáo này?

Sự thật về tia cực tím

Theo công bố từ các nhà khoa học trên thế giới, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Thông tin này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

Theo lý giải của bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan (Nguyên trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115, người từng có nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D), trong ánh nắng mặt trời chỉ có UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố 7-dehydrocholesterol vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D.

Tia này có bước sóng khá ngắn (290-320nm), trước 9h sáng hay sau 4h chiều bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, khi tia nắng chiếu thẳng góc với mặt đất (vào giữa trưa), tia UVB hoạt động mạnh nhất.


Các tia UV, bước sóng và thời gian hoạt động

Tia UVA tồn tại mọi lúc khi có ánh nắng mặt trời, có bước sóng dài nhất, có thể xuyên qua da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da.

Theo tổ chức Skin Cancer Foundation, ánh nắng mặt trời khi tác động lên da sẽ tích lũy dần theo năm tháng và sự chống chọi của da đối với tia cực tím sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, bố mẹ nên bảo vệ trẻ đúng cách khi còn nhỏ để tránh các bệnh khởi phát sau này.

Khuyến cáo mới nhất từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ chỉ ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi làn da lúc này rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tia UV. Nhiều nước trên thế giới khuyên người dân không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tắm nắng.

Làm thế nào để trẻ nhận đủ vitamin D?

Vitamin D thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vi chất này giúp canxi hấp thụ vào máu, chuyển hóa vào xương, giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh. Bác sĩ Sang nói nôm na, nếu xay nát 10 con cua hay cả kg tôm cho con ăn nhưng thiếu vitamin D thì canxi đó sẽ theo đường ruột ra ngoài cơ thể mà không hấp thu được.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mọi trẻ dù bú mẹ hoàn toàn hay không hoàn toàn đều cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày từ khi sinh ra đến 1 tuổi để phòng ngừa còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn cần liều cao hơn.


Khả năng tác động của các loại tia UV đến da

Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để trẻ nhận đủ vitamin D cần thiết khi thời điểm tắm nắng đúng lại rơi vào khoảng thời gian nguy hiểm tới sức khỏe nhất?

Đầu tháng 2/2019 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thông báo, nhóm trẻ dưới 5 tuổi nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi tia UV khi phơi nắng và hành vi ăn uống chưa đầy đủ nên khó nhận đủ vitamin D từ thực phẩm, điều đó khiến nhóm trẻ này rất dễ thiếu hụt vitamin D. Các bằng chứng cho thấy, việc bổ sung vitamin D từ chế phẩm bổ sung là cách hiệu quả và an toàn nhất.

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm vitamin D3 khá phong phú, chủ yếu là dạng nhỏ giọt. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng Ngô, dạng này bất tiện vì phải đong đếm từng giọt pha vào sữa hoặc nước cho trẻ uống và không tránh khỏi tình trạng lỡ tay quá liều. Sử dụng sản phẩm dạng xịt như Dimao Vitamin D3 400 IU vừa hiệu quả, vừa tiện dùng lại ít gặp sai lầm.

Bác sĩ Anh Nguyễn dẫn nghiên cứu của TS. Todd (ĐH Ulster, Anh) cho biết, dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 400 IU làm gia tăng khả năng hấp thụ vitamin D vì khoang miệng chứa vô số mao mạch nên vitamin D qua mao mạch miệng vào vòng tuần hoàn chung mà không chịu tác động bởi dịch tiêu hóa.


Bổ sung vitamin D3 dạng xịt Dimao được đánh giá là cách đơn giản và hiệu quả

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều mẹ Việt sử dụng sản phẩm này lại tỏ ra thích thú không chỉ vì sự tiện dụng, chuẩn liều mà điều đặc biệt là các bé đều rất hợp tác bổ sung nhờ hương dâu vị xylitol tự nhiên dịu ngọt, xua tan nỗi “ám ảnh” khi sử dụng vitamin D3 như một số loại khác.
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Link này không đúng. Đây là bản hướng dẫn phòng tránh cháy nắng. Mà đã hướng dẫn tức là đâu có cấm đâu.
Cụ không hiểu thế nào là khuyến cáo à? Làm gì có ai cấm cụ mang con ra phơi nắng. Người ta chỉ khuyến cáo không nên cho trẻ em tiếp xúc với ánh nắng vì có thể gây bỏng trong ngắn hạn và ung thư da về lâu dài còn cụ không nghe thì tùy có sao đâu.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,321 Mã lực
Tạm thời tìm thấy link này của Viện nghiên cứu ung thư Úc. Mà nghiên cứu ung thư thì chắc không bias
https://wiki.cancer.org.au/policy/Position_statement_-_Sun_protection_and_infants_(0-12_months)
Vẫn khẳng định rằng không tiếp xúc với ánh nắng có thể dẫn đến thiếu vitamin D. Tất nhiên vẫn cần kem chống nắng và quần áo chống lại các tia có hại
A lack of UV exposure can lead to low vitamin D levels. Vitamin D is produced when the skin is exposed to UV radiation and is necessary for the development and maintenance of healthy bones and muscles.

There is no evidence to indicate Australian children are low in vitamin D and most babies and children will get enough vitamin D from their daily exposure. Babies with darker skin types may produce less vitamin D[11]. Vitamin D deficiency can also be a problem in chronically ill, or institutionalised children[12] and in babies of vitamin D deficient mothers[13]. However, because Vitamin D is only produced for the first few minutes of sun exposure each day[14], extended and deliberate sun exposure without any form of sun protection is not recommended, even for those diagnosed with vitamin D deficiency.

If you are concerned about a baby’s vitamin D levels, it is best to speak with a doctor.
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Em nghĩ là cụ mới ở bển về, chứ người VN chúng em đã được Bộ Y Tế dạy từ bé là phải có ánh nắng mặt trời thì mới hấp thụ được Vitamin D. Còn cụ cảm thấy ăn được Bộ Tế thì cứ làm mấy bài báo phản biện, mấy công trình nghiên cứu. Nghiên cứu thực sự chứ không phải ngồi cào phím đưa ra mấy đường link nhá. Nếu được công nhận thì cho cụ lên làm tưởng thú :))
Cụ tuyên truyền về khuyến cáo của bộ y tế nhưng thực tế là cụ chẳng đưa ra được cái khuyến cáo nào cả thì làm sao em tin nổi? Cụ cứ đưa 1 cái công văn có mộc đỏ của bộ y tế khuyến cáo và hướng dẫn tắm nắng trẻ sơ sinh cho em xem là em im mồm ngay. Cụ cứ chém gió suông nhạt nhẽo lắm.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,321 Mã lực
Cụ không hiểu thế nào là khuyến cáo à? Làm gì có ai cấm cụ mang con ra phơi nắng. Người ta chỉ khuyến cáo không nên cho trẻ em tiếp xúc với ánh nắng vì có thể gây bỏng trong ngắn hạn và ung thư da về lâu dài còn cụ không nghe thì tùy có sao đâu.
Phơi nắng không điều nghĩa với ung thư da hay cháy nắng. Trong quang phổ ánh sáng có 1 loạt tia bức xạ với bước sóng cực ngắn gây hại như UVB, UVC...
Nhưng phần quang phổ còn lại bao gồm hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy an toàn cho người. Đây là dải ánh sáng cần thiết tạo ra vitamin D. Như vậy chỉ cần có các biện pháp an toàn như phơi nắng trong khoảng thời gian trước 7 h sáng, che chắn vùng da nhạy cảm và sử dụng kem chống nắng hoàn toàn không gây vấn đề gì về sức khỏe
 

ohmen123

Xe hơi
Biển số
OF-487745
Ngày cấp bằng
9/2/17
Số km
122
Động cơ
192,379 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
còn phải tùy nữa cụ ạ, mình mà cho phơi thế này chắc thành da trâu....à nhầm da nâu hết :))
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Tạm thời tìm thấy link này của Viện nghiên cứu ung thư Úc. Mà nghiên cứu ung thư thì chắc không bias
https://wiki.cancer.org.au/policy/Position_statement_-_Sun_protection_and_infants_(0-12_months)
Vẫn khẳng định rằng không tiếp xúc với ánh nắng có thể dẫn đến thiếu vitamin D. Tất nhiên vẫn cần kem chống nắng và quần áo chống lại các tia có hại
A lack of UV exposure can lead to low vitamin D levels. Vitamin D is produced when the skin is exposed to UV radiation and is necessary for the development and maintenance of healthy bones and muscles.

There is no evidence to indicate Australian children are low in vitamin D and most babies and children will get enough vitamin D from their daily exposure. Babies with darker skin types may produce less vitamin D[11]. Vitamin D deficiency can also be a problem in chronically ill, or institutionalised children[12] and in babies of vitamin D deficient mothers[13]. However, because Vitamin D is only produced for the first few minutes of sun exposure each day[14], extended and deliberate sun exposure without any form of sun protection is not recommended, even for those diagnosed with vitamin D deficiency.

If you are concerned about a baby’s vitamin D levels, it is best to speak with a doctor.
Không tiếp xúc hoàn toàn thì có thể thiếu vitamin D rồi. Chỗ đỏ đã nêu rõ chỉ cần vài phút mỗi ngày là đủ nghĩa là hoạt động bình thường hàng ngày là đủ lượng UV để sản sinh ra vitamin D nên việc dành thời gian cố định 20p/ngày để tắm nắng là không cần thiết.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,207
Động cơ
872,563 Mã lực
Thích khoa học, có khoa học (toàn Mẽo cả):
"Vitamin D is the sunshine vitamin that has been produced on this earth for more than 500 million years. During exposure to sunlight 7-dehydrocholesterol in the skin absorbs UV B radiation and is converted to previtamin D3 which in turn isomerizes into vitamin D3. Previtamin D3 and vitamin D3 also absorb UV B radiation and are converted into a variety of photoproducts"
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3897598/
"A UV lamp that emits ultraviolet radiation similar to sunlight and thus produces vitamin D3 in the skin"
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2846322/
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,521
Động cơ
426,690 Mã lực
Cụ tuyên truyền về khuyến cáo của bộ y tế nhưng thực tế là cụ chẳng đưa ra được cái khuyến cáo nào cả thì làm sao em tin nổi? Cụ cứ đưa 1 cái công văn có mộc đỏ của bộ y tế khuyến cáo và hướng dẫn tắm nắng trẻ sơ sinh cho em xem là em im mồm ngay. Cụ cứ chém gió suông nhạt nhẽo lắm.
Gúc phát ra đầy, đọc đi cụ :))
  • Sớm cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Tắm nắng đúng cách.

4.3. Hướng dẫn cộng đồng tắm nắng đúng cách

Tắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng.

  • Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng (hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều). Giải thích cho bà mẹ hiểu sự cần thiết của hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau
  • đẻ, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.
http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/thieu-vitamin-d-o-tre-em.html
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Phơi nắng không điều nghĩa với ung thư da hay cháy nắng. Trong quang phổ ánh sáng có 1 loạt tia bức xạ với bước sóng cực ngắn gây hại như UVB, UVC...
Nhưng phần quang phổ còn lại bao gồm hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy an toàn cho người. Đây là dải ánh sáng cần thiết tạo ra vitamin D. Như vậy chỉ cần có các biện pháp an toàn như phơi nắng trong khoảng thời gian trước 7 h sáng, che chắn vùng da nhạy cảm và sử dụng kem chống nắng hoàn toàn không gây vấn đề gì về sức khỏe
Thông tin của cụ sai hoàn toàn nhé. Cụ cứ tuyên truyền thông tin sai lệch thế nên dân cư mạng mới bị chê là thiếu i ốt.

1. Các tia trong ánh nắng mặt trời
Tia UV (tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời được chia làm ba loại là tia UVA, tia UVB và tia UVC.

Tia UVC là tia cực tím độc hại nhất, có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng tia UVC lại không tiếp xúc với bề mặt Trái Đất vì đã được tầng ozone hấp thụ lại. Do đó, trong số các tia chiếu xuống mặt đất không có tia UVC.

Tia UVA là loại tia tồn tại nhiều nhất trong ánh nắng chiếu xuống bề mặt Trái Đất (chiếm tới 95%). Thậm chí ngay cả khi ánh nắng mắt trời đã yếu dần, mây mù che phủ hay trời mưa thì tia UVA vẫn tồn tại. Tia UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng. Tia UVA hoàn toàn không có khả năng tổng hợp vitamin A, thậm chí còn xuyên qua lớp hạ bì, làm tổn thương tế bào đáy của da, là nguyên nhân gây sạm da, lão hóa da, ung thư da.

Tia UVB là tia duy nhất có khả năng kích thích sản sinh vitamin D. Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA và bị tầng ozone hấp thụ lại một phần. Thời gian tia UVB xuyên qua được tầng ozone nhiều nhất trong ngày là từ 9h sáng đến 4 giờ chiều. Tuy nhiên, lúc này ánh nắng gay gắt có thể làm tổn thương da. Tia UVB tuy có khả năng tổng hợp vitamin D nhưng nếu tiếp xúc với tia UVB mạnh cũng có những tác hại nhất định. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo thời gian phù hợp nhất để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều.
 

dibo

Xe buýt
Biển số
OF-379
Ngày cấp bằng
17/6/06
Số km
794
Động cơ
586,217 Mã lực
Cụ tuyên truyền về khuyến cáo của bộ y tế nhưng thực tế là cụ chẳng đưa ra được cái khuyến cáo nào cả thì làm sao em tin nổi? Cụ cứ đưa 1 cái công văn có mộc đỏ của bộ y tế khuyến cáo và hướng dẫn tắm nắng trẻ sơ sinh cho em xem là em im mồm ngay. Cụ cứ chém gió suông nhạt nhẽo lắm.
Bác gửi như thế mà người ta không chịu thì theo mình nên thôi đi, kệ cái niềm tin tắm nắng của họ.


TẮM NẮNG NGỪA CÒI XƯƠNG – HUYỀN THOẠI TẮM NẮNG SÁNG

Hôm qua đưa bài phơi nắng trị vàng da, có vài ý kiến cho rằng phơi nắng tốt nên nói gì đi nữa thì cũng phơi. Chuyện đó là chuyện khác, là chuyện Vitamin D và ánh nắng mặt trời. Chuyện này hơi dài chứ không ngắn như chuyện kia.

VITAMIN D

Vitamin D là loại vitamin hoà tan trong mỡ vô cùng quan trọng đối với cơ thể và có 2 loại chính:
Vitamin D2 (ergocalciferol): từ thức ăn, và chỉ có một số ít thức ăn giàu vit D mà thôi, cung cấp khoảng 10% nhu cầu cơ thể
Vitamin D3 (cholecalciferol): tổng hợp ở da từ tiền chất Vit D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời, cung cấp 90% cho nhu cầu cơ thể.

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu Canxi và Phosphate từ ruột và làm vững chắc xương, nếu thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể phải lấy ngược Canxi từ xương để sử dụng, khiến xương yếu mềm đi, biến dạng gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thành ra uống Canxi mà thiếu vitamin D cũng như không uống mà thôi.

Vitamin D còn có vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn, bệnh mạch vành, tăng cường hệ miễn dịch.

Một người cần 400-1000 UI vitamin D mỗi ngày

Thiếu Vitamin D là một vấn đề lớn của y tế ngày nay, do chế độ ăn thiếu vit D, do thiếu ánh nắng mặt trời, do dùng nhiều kem chống nắng mà tỷ lệ thiếu Vitamin D cao thấy sợ. Số liệu báo cáo khoảng 1/3 người trẻ 18-29 tuổi thiếu Vit D.

Bạn có con béo phì, gần như chắc chắn nó thiếu Vit D, tôi thử 10 đứa thì hết cỡ 8-9 đứa có mức Vit D thấp.

Người sống ở xa xích đạo từ vĩ tuyến 37 trở lên, người da sậm màu, béo phì, người già (chất béo dưới da giảm), phụ nữ có thai là những người có nguy cơ thiếu Vit D
Ở Mỹ, từ San Francisco hay Philadelphia trở lên có nguy cơ thiếu Vit D rất cao.

NGUỒN VITAMIN D

Lượng Vitamin D từ thức ăn rất ít, chỉ có một số thức ăn giàu Vitamin D như cá biển, tức là phải ăn chúng với số lượng nhiều mới đủ vitamin D. Một cái lòng đỏ trứng có khoảng 20 IU vit D, ăn 20 cái mới đủ 400 IU.
Sữa mẹ chỉ có từ 25-79 IU/L, có nghĩa là uống chừng 10 lít sữa mẹ mỗi ngày mới có được 400 IU, uống nổi không?
Sữa công thức được tăng cường Vitamin D 350-400 IU/L, tức là uống cỡ 1 lít mỗi ngày mới đủ lượng Vit D
Thực ra phần lớn Vit D được tổng hợp từ da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

CHUYỆN PHƠI NẮNG

Nói thiệt tui viết tới đây là đang mỉm cười, bà con cứ nghe người ta kêu sáng ra phơi nắng 30 phút là con không còi xương, là đủ Vit D, ngây thơ thấy sợ.

Để tui nói cho nghe.

Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy được có hai loại tia cưc tím (UV) là UVA (320-400nm) và UVB (290-320nm), còn UVC thì tầng ozone đã hấp thu hết không tới lượt mình.

Từ lâu UVB (và nghi ngờ có cả UVA trong các nghiên cứu gần đây) đã được chứng minh là thủ phạm gây 1,5 triệu ca ung thư da và gần 8000 cái chết mỗi năm trên nước Mỹ

UVA còn là thủ phạm gây lão hoá da, nhăn nheo. Mấy người dãi nắng dầm sương da nhăn, đồi mồi già trước tuổi là do thằng này. UVA là kẻ thù của chị em phụ nữ.

Tác dụng của UVA và UVB lên da là tác dụng cộng dồn, tức là mỗi lần tiếp xúc nó ảnh hưởng một chút rồi cộng lại từ từ, càng nhiều thì càng sớm ung thư da, nhăn da.

UV còn gây các bệnh về mắt, trong đó có đuc thuỷ tinh thể.

Tới chuyện phơi nắng, để tạo vit D, cần phải có UVB, UVA thì không có tác dụng tạo Vit D.
UVA có bước sóng cao hơn, xuyên thấu hơn nên có thể xuyên qua tầng ozone tới chúng ta suốt ngày từ lúc mặt trời mọc tới lúc lặn
UVB có bước sóng thấp hơn, chỉ tới được trái đất khi mặt trời lên cao và tạo được góc 50 độ với nơi chúng ta đang đứng, tức là từ 10AM-3PM, tức là giờ nắng dã man nhất, đỉnh điểm UBV là giữa trưa.

Tắm nắng tạo vitamin D là phải tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa.

Bóng râm hay mây nhiều làm giảm 50% tác dụng, mặc quần áo thì làm giảm gần như hoàn toàn (có một bạn khoe đem con phơi nắng mặc quần áo, mắc cười thiệt). Ô nhiễm không khí cũng làm giam hiệu quả tắm nắng

Kem chống nắng làm giảm 80-90%

Da càng sậm màu thì hiệu quả càng kém (do vậy bệnh còi xương gặp nhiều ở trẻ em da đen)

UVB không xuyên qua kiếng nên phơi trong nhà là tầm bậy.

Tức là tắm nắng để kiếm Vit D là phải cởi áo (quần) hay ít nhất mặc áo ngắn tay, đem ra giữa trời nắng lúc gần trưa, xong để nằm đó 15-30 phút liên tục thì mới tạo đủ 1000 IU mỗi ngày, hihi, đứa nhỏ biết nói là nó chửi thề liền đó nha. Bạn nào thích thì cứ làm, tôi thì thấy nắng trưa là ngán rồi.
Cái này gọi là được vạ thì má cũng sưng.

Tới đây tui lại nói là mỗi sáng sớm đem con ra đường phơi nắng là làm chuyện ruồi bu, không những không có được miếng Vit D nào từ UVB mà còn tặng cho con một đống UVA để dành đó gây ung thư da và lão hoá da sau này. Chưa kể là cho con hít một đống không khí ô nhiễm, bạn nào đọc bài tự kỷ của tôi thì biết là không khí ô nhiễm là yếu tố gây tự kỷ.

Hiện nay vì nguy cơ tổn thương da, AAP khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hay bú sữa công thức dưới 1 lit/ngày uống Vit D 400 IU/ngày

Nếu không thích uống thì đi phơi nắng ĐÚNG CÁCH

Tuỳ bạn chọn lựa vậy

Tôi thì mỗi tuần uống một viên 5000 IU Vit D cho nó dễ nhớ.

Xong vụ phơi nắng nha.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,321 Mã lực
Cụ tuyên truyền về khuyến cáo của bộ y tế nhưng thực tế là cụ chẳng đưa ra được cái khuyến cáo nào cả thì làm sao em tin nổi? Cụ cứ đưa 1 cái công văn có mộc đỏ của bộ y tế khuyến cáo và hướng dẫn tắm nắng trẻ sơ sinh cho em xem là em im mồm ngay. Cụ cứ chém gió suông nhạt nhẽo lắm.
Tôi tìm thấy câu trả lời cho cụ rồi đấy. Bộ y tế nhé
http://mch.moh.gov.vn/pages/news/17239/Bi-quyet-tang-chieu-cao-toi-da-o-tuoi-day-thi.html

mch.moh.gov.vn
Bí quyết tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì
6-7 minutes

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất trong suốt quá trình trưởng thành của mỗi người. Ăn uống, tập luyện đúng cách sẽ giúp bạn sở hữu chiều cao vượt trội đáng ngưỡng mộ.

Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10-12cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng và ý thức tập luyện thể lực tốt. Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến hấp thu canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương. Khi đã hết dậy thì (sau 18 tuổi), chiều cao của các em sẽ tăng rất chậm và hầu như chỉ cao thêm được chừng 1-2cm (các em trai có thể cao đến 22-25 tuổi, các em gái có thể cao đến 20-22 tuổi). Nếu bỏ qua giai đoạn dậy thì thì tức là các em đã lãng phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại.

bi-quyet-tang-chieu-cao-toi-da-o-tuoi-day-thi-1

Tăng cường tập luyện giúp các em tuổi dậy thì bứt phá về chiều cao.
Tăng cường rèn luyện thể lực

Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được. Các bạn trẻ nên tăng cường vận động ngoài trời. Tắm nắng mỗi ngày 20 phút sẽ khiến diện tích da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tăng tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Vitamin D còn là chất cần thiết cho xương phát triển. Thiếu vitamin D sẽ giảm hấp thu canxi gây còi xương, chậm lớn ở trẻ đang phát triển. Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ. Mỗi ngày nên dành 30 phút đến 1 tiếng để luyện tập mỗi ngày. Các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo dãn các chi và mô tế bào trong cơ thể. Yoga là một phương pháp cải thiện chiều cao cho nam nữ. Trong các bài tập yoga có một số tư thế giúp kéo dài hệ xương khớp. Nếu bạn là người sôi nổi, thích vận động theo nhóm, bóng rổ sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Khi chơi bóng rổ, bạn sẽ bật cao và nhảy vươn người thường xuyên. Cơ thể không còn bị sức hút của trái đất giữ lại nữa, các đĩa đệm giữa các khớp xương sẽ giãn nở, giúp gia tăng chiều cao hiệu quả. Các môn khác như: bơi lội, quần vợt, bóng đá, cầu lông... sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cải thiện chiều cao.
Cải thiện chất lượng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đúng đắn không chỉ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển về thể chất, mà còn chi phối lớn tới sự tăng trưởng chiều cao. Giai đoạn dậy thì, không những chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất mà còn cần tăng cường một số nhóm thực phẩm thiết yếu, có lợi cho phát triển chiều cao.

Bổ sung đạm vào chế độ dinh dưỡng: Chất đạm (protein) là nền tảng giúp phát triển xương, cơ và sụn, từ đó, chiều cao cũng được cải thiện. Lượng đạm cần thiết mỗi ngày sẽ khác nhau ở giới tính và thay đổi theo độ tuổi của bạn: Nữ giới, trong độ tuổi từ 9-18: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 9-13: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 14-18: 185g. Thực phẩm chứa chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và hạt. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng nhanh chóng và đầy đủ hơn. Lượng dưỡng chất này đảm bảo cho hormon tăng trưởng được bài tiết tốt hơn, kích thích cơ thể phát triển nhanh và đạt được một chiều cao lý tưởng.

Bổ sung kẽm cho cơ thể: Sự thiếu hụt kẽm có thể làm chậm sự phát triển. Trong khi việc bổ sung kẽm không trực tiếp làm bạn cao thêm, nó lại giúp bạn tránh được việc quá trình phát triển chấm dứt sớm. Điều này sẽ giúp bạn đạt được chiều cao tối đa mà cơ thể có thể phát triển một cách dễ dàng hơn. Kẽm còn là khoáng chất rất cần cho sự tăng trưởng và cho hệ sinh dục trong độ tuổi dậy thì. Lượng kẽm cần phải cung cấp cho độ tuổi từ 9-13 là 8mg/ngày, từ 14 - 18 tuổi là 11mg mỗi ngày. Những thực phẩm giàu kẽm gồm: hải sản (đặc biệt các loại hải sản có vỏ cứng), thịt cừu, rau dền (rau bina).

Bổ sung canxi: canxi là một dưỡng chất rất cần thiết để phát triển xương và xương luôn chắc khỏe. Phần lớn canxi được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và trong độ tuổi dậy thì, chúng ta nên nạp vào cơ thể khoảng 700ml sữa mỗi ngày (xấp xỉ 1.300mg canxi) hoặc lượng tương đương các thực phẩm từ sữa khác. Có thể thay thế các sản phẩm từ sữa bằng các loại thực phẩm khác, bao gồm: cá hộp, rau xanh, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì.

Uống đủ nước: Nước có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc cơ thể đồng thời tham gia các hoạt động khác của xương khớp. Các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại. Cần tránh xa đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng. Hút thuốc lá và uống rượu bia ở thời điểm cơ thể chưa trưởng thành làm ngừng quá trình phát triển tự nhiên, khiến cơ thể bị thiếu chất.

Không bỏ bữa sáng: Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất luôn là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia về dinh dưỡng. Một bữa sáng lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ sự trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng nhiều và hiệu quả hơn. Điều này sẽ tác động lớn đến khả năng tăng trưởng về chiều cao.
Ngủ đủ và đúng giờ

Thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Hơn nữa buổi trưa nên ngủ khoảng 15-30 phút cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Bởi vì nếu ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho các em một giấc ngủ sâu. Các hormon tăng trưởng được sản sinh trong lúc cơ thể đang ngủ. Thời gian và chất lượng của giấc ngủ càng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormon hơn, làm quá trình tăng trưởng phát triển tốt hơn.
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Gúc phát ra đầy, đọc đi cụ :))
  • Sớm cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Tắm nắng đúng cách.

4.3. Hướng dẫn cộng đồng tắm nắng đúng cách

Tắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng.

  • Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng (hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều). Giải thích cho bà mẹ hiểu sự cần thiết của hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau
  • đẻ, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.
http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/thieu-vitamin-d-o-tre-em.html
Đã bảo thông tin này cũ rồi cần phải cập nhật cơ mà cụ. Khuyến cáo này trái ngược với khuyến cáo của WHO nhé. Không nên cứ bám lấy những kiến thức cổ lỗ sĩ để gây hại cho bản thân và gia đình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top