- Biển số
- OF-24533
- Ngày cấp bằng
- 21/11/08
- Số km
- 27,461
- Động cơ
- 728,089 Mã lực
Chúc mừng bác được ở chỗ tốt.Chắc các cụ không biết, phần lớn các cơ quan tiêu tiền thuế là các đơn vị sợ nghiệp công lập, họ có ăn hại hay không thì tùy các cụ phán xét, em chỉ nói thế này thôi.
Trong chi ngân sách, quốc gia chi khoảng đâu như 75% cho chi thường xuyên, còn lại chi đầu tư phát triển và trả nợ. Riêng tỉnh em QUảng Ninh thần thánh, chi thường xuyên chỉ chiếm 45%, còn 55% chi đầu tư phát triển, cầu đường sân bay bến cảng ở đó ra, kinh chửa
Trong chi thường xuyên, thì chi nuôi sống trả lương và xăng xe giấy mực cho khối công chức, tức là chính quyền và đoàn thể, chỉ chiếm có 14% của tổng chi thường xuyên thôi. Năng nhất là chi cho giáo dục, đâu như khoảng 45%, là tiền trả lương thầy cô, trang sắm bàn ghế, sửa sang trường sở (xây mới thì tính vào đầu tư phát triển rồi, sửa sang thôi nhưng cũng tốn lắm). Thứ nhì là sự nghiệp y tế khoảng 16-17%, là tiền trả lương thầy thuốc, mua sắm duy trì hoạt động ngành y từ bộ đến thôn bản. Còn lại là hầm bà làng sự nghiệp nông nghiệp (chăm sóc bảo vệ thực vật...), thông tin (truyền hình phát thanh), văn hóa (thư viện bảo tàng công viên, tuồng chèo cải lương...), sự nghiệp khoa học (các viện nghiên cứu), sự nghiệp tư pháp (công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý cho người nghèo trẻ em)... nhiều lắm. Trong đó rất nhiều đơn vị đã tự chủ 100% từ lâu, như các viện quy hoạch thiết kế, đo vẽ bản đồ, phòng công chứng, bảo tàng Quảng Ninh blabla, tức là không tiêu tiền ngân sách nữa, tự nuôi nhau, Nhà nước có việc cần thì trả tiền đặt hàng họ làm cho...
Đặc điểm chung của sự nghiệp công lập là nó không làm quản lý Nhà nước, mà nó cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho dân. Nó gần với phúc lợi, công ích, chăm sóc nhân dân, hơn là gần với quan chức này nọ... Dễ hiểu thế này, đó trường học bệnh viện công lập đó, công viên đó, các cụ muốn nhiều hay muốn ít, nó nhiều lên thì tốt hay không tốt? Công kích nó kiểu vơ đũa cả nắm là nhầm đối tượng đấy, xã hội nào cũng có mục tiêu tiến đến phúc lợi, nhẽ phải bao cấp hết cả dậy học chữa bệnh xem hát, chẳng qua ta chưa đủ giầu nên còn bắt nhiều đơn vị tự chủ, nhiều mảng dân vẫn phải nộp tiền tí chút, có mà đủ vào mắt, ngân sách chi phần lớn đấy ạ.
Thế nên ngồi đấy mà công kích cắt giảm, mai chuyển hết con ra trường tư mà học, chuyển hết người nhà lên Bệnh viện Mai Hương mà chữa, có cắt là cắt chỗ nào vô lý thôi...
Tỉnh ngủ đi bọn nghiện chửi ạ
Nhân đây, đề nghị bác cử cậu CEO Bảo tàng lên đây giùm, tui cho nó điều hành cái Bảo tàng lộn ngược ở Hà Lội, coi có "đã tự chủ 100% từ lâu, ... blabla, tức là không tiêu tiền ngân sách nữa, tự nuôi nhau" được không.
Sự nghiệp khoa học thì ở trên này phát triển rực rỡ từ trước Quảng Ninh rồi.
Đề tài toàn tầm cỡ khu vực và Châu Á, như "Mối quan hệ biện chứng giữa Chủ tịch phường và nhân dân ở Myanmar" hoặc tương tự.
Riêng về Giáo dục, tôi thừa nhận là Hà Nội càng ngày càng có nhiều trường được Tự chủ tài chính - tức là giảm chi thường xuyên từ Ngân sách.
Và lý do của việc đó, hiển nhiên, là Ngân sách nhà nước không thể kham được nữa.